Cho Cháu 1 vài lời khuyên

k.|intnight

Thành viên mới
#1
chào các cô chú !
Mong Các cô chú giúp đỡ cho cháu 1 số thắc mắc .
Năm nay cháu 15 tuổi ( sinh 1/2/1995)
Cháu có vài câu hỏi và ý kiến của các cô chú :
1. Cháu có người dì nói sẽ bảo lãnh cho nhà cháu sau vài tháng nữa khi dì cháu có quốc tịch U.S ( hay thẻ xanh gì cháu ko rành )nhưng khi nghiên cứu trên mạng thì cháu thấy là chỉ bảo lãnh đc anh chị em và con của anh chị em ( mà phải dưới 21 tuổi )thế tính ra 10 năm sau cháu mới đi vậy có phải cháu đã vượt quá giới hạn 21 tuổi ko , hay dưới 21 tuổi đó là lúc làm hồ sơ
2. Cháu nghe nói khi đi , mỗi người chỉ đc mang theo số tiền là 7000$ ,hiện thì cha cháu đã 55 tuổi và mẹ cháu 43 tuổi , khi qua đó nếu không có một số vốn thì các cô bác cho cháu 1 ý kiến về Nghề nghiệp cho Cha mẹ cháu khi qua bên đó .,,,Có nên tích lũy trước 1 số tiền ở VN để chuyển qua hay không ạ .
3. Cháu nghe nói bằng cấp ở VN không đc công nhận bên U.S ...nhưng vậy thì cháu sợ khi qua bên đó 25 tuổi mà cháu mới học đại học thì cháu đã già rồi , chưa tính tới chuyện trình độ AV của cháu nũa ( tất nhiên cháu sẽ cố gắng học hỏi trước nhưng cũng phải có 1 thời gian ở bên U.S thì cháu mới có thể thông thạo đc 1 tý ) Tóm lại : vậy nếu cháu học Bác Sĩ tại Việt Nam .Qua bên đó có cách nào để đc công nhận và học tiếp lên Thạc Sĩ không ạ ..Hoặc nếu như những nghề này quá khó đối với cháu và cháu học không nổi . Các cô chú có thể cho cháu 1 công việc nào có thể làm tốt không ạ , ( Cháu không nói là cháu học giỏi nhưng cháu nghĩ trình độ cháu cũng không kém và cháu ko hề lười biếng )Mong các Cô Chú giúp đỡ cho cháu ...

Cảm Ơn Các Cô Chú
 

anhduy1985

Thành viên mới
#2
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

chào các cô chú !
Mong Các cô chú giúp đỡ cho cháu 1 số thắc mắc .
Năm nay cháu 15 tuổi ( sinh 1/2/1995)
Cháu có vài câu hỏi và ý kiến của các cô chú :
1. Cháu có người dì nói sẽ bảo lãnh cho nhà cháu sau vài tháng nữa khi dì cháu có quốc tịch U.S ( hay thẻ xanh gì cháu ko rành )nhưng khi nghiên cứu trên mạng thì cháu thấy là chỉ bảo lãnh đc anh chị em và con của anh chị em ( mà phải dưới 21 tuổi )thế tính ra 10 năm sau cháu mới đi vậy có phải cháu đã vượt quá giới hạn 21 tuổi ko , hay dưới 21 tuổi đó là lúc làm hồ sơ

Chú nghĩ cháu nên ở lại VN đi,10 năm nữa là ba mẹ cháu đã già hết rồi,hết khả năg lao động rồi.Nếu cháu cố gắng thì sẽ có 1 công việc ổn định ở VN rồi cần j` khổ cực vậy............ vs lại cháu nhắm cháu đợi đc 10 năm nữa k?? mòn mỏi lắm,nhà chú 9 năm rồi,sắp đi PV rồi..........zui qá :):):)
 

k.|intnight

Thành viên mới
#3
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

gởi Chú anhduy1985 !!

Cảm ơn chú , Ở Việt Nam thì cháu nghĩ nhà cháu cũng không kém ,cũng có xe hơi để đi ....nói chung cũng sống đủ ...Nếu tính chú thì sau này cháu cũng cỡ độ tuổi như chú cháu sẽ đi ..pa và mẹ cháu dù biết thế nhưng ba mẹ cháu muốn thử 1 cuộc sống mới ...ba mẹ cháu nói muốn đi làm thêm những công việc lặt vặt ....Cháu sẽ cố gắng học để cho cha mẹ cháu an nhàn tuổi già ....Chú thấy vậy chứ thoáng cái là tới à ..Đâu phải là cháu phải chờ hoài đâu ..cuộc đời cháu còn nhìu lắm ..Cháu tính sẽ học Bác sĩ ..qua đó Thi test và học tiếp lên THạc sĩ
 

mo_uoc_chi_la_mo_uoc

Thành viên mới
#4
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

xin chao ban
tui cung hoan canh voi ban nam nay toi 20,cô tui bao lanh cho cha tui nam 2005 nhung ma tui da chờ mõi cổ roi khong biet den khi nao co hoi am tui chuan bi tot nghiep dai hoc o VN roi neu chờ nhu vay nua thi lieu tui co duoc di khong? hy vọng có ai dọc dược xin cho tui loi khuyen nen tiep tuc chờ hay ra truong 1,2 nam sau do tui lap ra đình:100::confused:
 

k.|intnight

Thành viên mới
#5
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Ráng đi bạn ơi , Tôi thấy bạn nên lập nghiệp trước . vài năm nữa thôi mà .Bạn có thể học hành rồi làm việc tới nơi tới chốn ..làm vài năm ..bạn có thể về VN để kiếm 1 cô vợ ..Qua đó 2v/c cùng làm việc ..
 

The_Gunners1995

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

chào các cô chú !
Mong Các cô chú giúp đỡ cho cháu 1 số thắc mắc .
Năm nay cháu 15 tuổi ( sinh 1/2/1995)
Cháu có vài câu hỏi và ý kiến của các cô chú :

Chào bạn,nhà bạn giờ mới đc bão lãnh thì đợi 8 9 năm lâu qá nhỉ ??
Theo dõi topic của bạn mình thấy 3 mẹ bạn lớn tuổi rùi màk vẫn thích đi làm nhỉ ??
Cho mình cái yh!! để trao đổi xíu nhĩ
 

Jomilk

Thành viên mới
#7
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

chào các cô chú !
Mong Các cô chú giúp đỡ cho cháu 1 số thắc mắc .
Năm nay cháu 15 tuổi ( sinh 1/2/1995)
Cháu có vài câu hỏi và ý kiến của các cô chú :
1. Cháu có người dì nói sẽ bảo lãnh cho nhà cháu sau vài tháng nữa khi dì cháu có quốc tịch U.S ( hay thẻ xanh gì cháu ko rành )nhưng khi nghiên cứu trên mạng thì cháu thấy là chỉ bảo lãnh đc anh chị em và con của anh chị em ( mà phải dưới 21 tuổi )thế tính ra 10 năm sau cháu mới đi vậy có phải cháu đã vượt quá giới hạn 21 tuổi ko , hay dưới 21 tuổi đó là lúc làm hồ sơ
2. Cháu nghe nói khi đi , mỗi người chỉ đc mang theo số tiền là 7000$ ,hiện thì cha cháu đã 55 tuổi và mẹ cháu 43 tuổi , khi qua đó nếu không có một số vốn thì các cô bác cho cháu 1 ý kiến về Nghề nghiệp cho Cha mẹ cháu khi qua bên đó .,,,Có nên tích lũy trước 1 số tiền ở VN để chuyển qua hay không ạ .
3. Cháu nghe nói bằng cấp ở VN không đc công nhận bên U.S ...nhưng vậy thì cháu sợ khi qua bên đó 25 tuổi mà cháu mới học đại học thì cháu đã già rồi , chưa tính tới chuyện trình độ AV của cháu nũa ( tất nhiên cháu sẽ cố gắng học hỏi trước nhưng cũng phải có 1 thời gian ở bên U.S thì cháu mới có thể thông thạo đc 1 tý ) Tóm lại : vậy nếu cháu học Bác Sĩ tại Việt Nam .Qua bên đó có cách nào để đc công nhận và học tiếp lên Thạc Sĩ không ạ ..Hoặc nếu như những nghề này quá khó đối với cháu và cháu học không nổi . Các cô chú có thể cho cháu 1 công việc nào có thể làm tốt không ạ , ( Cháu không nói là cháu học giỏi nhưng cháu nghĩ trình độ cháu cũng không kém và cháu ko hề lười biếng )Mong các Cô Chú giúp đỡ cho cháu ...

Cảm Ơn Các Cô Chú
bạn cũng cho mình yh nữa nhé , mình cũng sắp đi nè :) ba mẹ mình qua trước 3 năm rồi , mình h 17t đang chờ phỏng vấn :)
 

Trần Minh Giàu

Thành viên mới
#8
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Chào cháu (xin lỗi đã gọi như vậy)
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
Cháu và gia đình phải xác định mục đích của mình. Mục đích khi qua Mỹ, cháu chỉ là 1 thành viên trong gia đình, còn những người khác thì sao? cha mẹ cháu có thích đi hay không?
Mỗi vấn đề luôn có hai mặt của nó, với ba má cháu thì đi là không thích hợp, nhưng với cháu nếu đi được thì thời gian còn dài. Cháu có nhiều cơ hội để phát triển. Để đạt được mục đích đôi khi ta phải hy sinh một cái gì đó. Để thành tài ta phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, không có cái gì là nhẹ nhàng cả mà phải có sự nỗ lực của bản thân và nhiều yếu tố khác nữa. Người Mỹ có câu nói nầy cháu nên suy nghĩ : "Late is better than no chance to be late". Bác không rành tiếng Anh nhưng tạm hiểu "Trễ còn hơn không có cơ hội để mà trễ". Trên diễn đàn này cũng có câu "Không bao giờ là muộn cả". Theo thuyết nhà Phật. Sự kết thúc hôm nay chính là sự khởi đầu cho kiếp sau. Chúc cháu suy nghĩ.
Còn công việc để sinh sống. Thiết nghĩ nếu ở VN mà lười biếng thì cũng không sống nổi. Miển sao mình chịu khó vươn lên kiếm sống thì ở đâu cũng không ngại, chỉ ngại mình làm biếng mà thôi.
Không có nghề nghiệp xấu mà chỉ có con người xấu mà thôi, anh chị công nhân hốt rác vẫn tốt, vẫn sống đàng hòang, qua đó nếu mình không làm kỹ sư, bác sĩ thì mình làm công nhân có sao đâu?
Nếu cháu qua đó bác tin chắc đời con của cháu sẽ ngon lành.
 

Yenbui54

Thành viên tích cực
#9
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Những bằng cấp đa số đều không được chấp nhận tại Mỹ ,cháu có học và ra trường ở VN là Bác Sĩ ,họ sẽ bắt cháu học lại từ đầu ,có những người VN là Bác sĩ ,khi sang đây chấp nhận đi học để trở thành Y tá .Từ đó họ bắt đầu vươn lên để trở thành Bác sĩ .
Còn việc ba má cháu cũng muốn sang Mỹ ,khi sang đây họ đã 65 tuổi ,nghĩa là tuổi về hưu của nước Mỹ ,tôi không dám nói chắc nếu dì của cháu là Triệu Phú của nước Mỹ thì khi làm giấy I 864 , phái đoàn PV họ sẽ cho đi .Còn như không thì thua .Bởi vì sao ? họ cho rẳng người đươc đi sẽ là gánh nặng cho người bảo lãnh ,người được bảo lãnh sẽ không đi làm để tao ra những tiên nghi tối thiểu cho đời sống cho chính họ.Đây cũng là điều căn bản mà nhiều người ở VN không hiểu .Tại sao tôi không được đi ,tại sao lại bắt phải làm mẫu I 864 ,I864a.v.v..
Các ACE có biết tại sao mà hồ sơ F4 lại giải quyết nhanh thế hay không ?Thông thường F4 là nhanh nhất cũng phài 12 năm ,không tin các ACE cứ hỏi những hồ sơ đươc giải quyết cách nay 3 năm thì biết .Tất cả các hồ sơ bảo lãnh F4 trên toàn thế giới ,họ đã không tiếp tuc bảo lãnh nữa ,chỉ riêng có nước VN và Trung Quốc không rút hồ sơ ,cho nên VN lại đươc hưởng cái may mắn này (lời Nam Lộc)là rút xuống còn 9,10 năm .Như thế đây là điểm son cho VN ,không bỏ anh em .Bàn hơi xa xin stop .
 

k.|intnight

Thành viên mới
#10
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Dạ xin cũng nói thật ,,,
Cha mẹ cháu đều muốn qua chứ không phải cháu và Cha mẹ cháu cũng cố gắng ....Hiện ở VN giờ ba cháu là 1 BS ...
Ba cháu nói nếu qua thì ba và mẹ đi làm những việc như cắt cỏ hay tỉa cây gì cũng đc ...
Cháu thì sẽ ráng học . Nếu như vậy thì Các cô chú có thể cho cháu 1 nghề nghiệp rất hợp nếu cháu qua đã 25 tuổi ạ
Yahoo của cháu đây ạ
Ym! : ditim_giacmotinhyeu2000@yahoo.com
 

Yenbui54

Thành viên tích cực
#11
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Bảo lãnh chính đi (mẹ).Bảo lãnh phụ ở lại (Ba).Mang cháu sang ,Mẹ ở lại hay về thì tuỳ .Cháu ở lại lo tương lai Ok .
 

k.|intnight

Thành viên mới
#12
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Bảo lãnh chính đi (mẹ).Bảo lãnh phụ ở lại (Ba).Mang cháu sang ,Mẹ ở lại hay về thì tuỳ .Cháu ở lại lo tương lai Ok .
Là sao chú có thể Nói rõ đc không ...Tại vì Cha lẫn mẹ cháu đều muốn qua đó thử 1 cuộc sống trong 1 xã hội văn minh và hiện đại
 

k.|intnight

Thành viên mới
#13
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Cháu cũng biết nếu như ở VN thì nhà cháu cũng thuộc loại khá giả .Cha cháu thì hưởng nhàn tuổi thọ nhưng Cha , mẹ cháu vẫn muốn qua. các chú có biết một nghề nào cho ba , mẹ cháu ở bển làm được không ,Dù sao Cháu cũng phải ở bên cha mẹ để giúp đỡ nhau qua lại nữa .......Theo chú có nên tích lũy 1 số tiền trước để qua Mỹ đỡ đc một thời gian không chú ạ ........
Nếu như chú nói là cha mẹ cháu chỉ qua 1 thời gian ngắn và sẽ trở về VN, còn cháu thì sẽ ở lại tiếp tục học phải không ạ .
Cha cháu nói : " nước nào cũng vậy thôi , muốn học được thì cũng Toán , lý , hóa ,av .con ráng học đc thì sẽ đc thôi , không khó khăn như con nghĩ và cũng không dễ dàng để đạt được nếu không siêng năng .
...Cháu vẫn mong cha mẹ có thể ở bên đó với cháu nữa
 

k.|intnight

Thành viên mới
#14
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Dạ ...Phần Bảo hiểm là sao vậy chú .
À , cháu nghe nói Mỗi người khi đi qua chỉ mang theo 7000$ .và số tiền còn lại làm sao có thể lấy qua đc ạ .
nhà cháu thì trước giờ thì sống tiết kiệm nhưng vẫn mua đồ tốt gọi là đáng để mua chứ không có làm gì phung phí cả .
 

k.|intnight

Thành viên mới
#15
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Dạ ...
Nếu qua đó nhà cháu có khoảng 1tỷ mấy có thể cầm cự được không chú ...
Vì phải mua xe cho anh cháu làm ăn ( nói sơ : anh cháu năm nay 21 tuổi nhưng là 1 ng ko ra gì cả , không chịu học , toàn là học dở dang nhưng cha cháu cũng phải mua để cho anh cháu làm ăn và cho nhà đi lại . cha nói không lẽ lại để cho anh cháu ở không vậy suốt đời sao ) Lúc đi thì anh cháu sẽ ở lại .
À nếu qua đó chú nghĩ Ba, mẹ cháu sẽ làm đc công việc gì ạ ..
VÀ tiền bảo hiểm người cao tuổi là 1 tháng khoảng đc bao nhiu
 

k.|intnight

Thành viên mới
#16
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Vậy à ...........
Hjxxx coi bộ khó đây ..còn mẹ cháu khoảng 52 tuổi có làm được công việc gì không ạ ..
nếu tính ra VN thì khoảng 35.000$ à ...hoặc nếu như ko mua xe sẽ có số tiền lớn hơn ......
Nhưng thôi ,chuyện gì tới sẽ tới , bây giờ cháu chuyên tâm vào việc học trước
 

Yenbui54

Thành viên tích cực
#17
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Cảm ơn Phuthohoa đã diễn đạt đúng ý mình ,thưởng cho một chai Ken nhé .
 

whitecat

Thành viên tích cực
#18
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Chào k.|intnight,
Chị có vài ý kiến chia sẻ với em nhé:

1. Giống như các ACE trong diễn đàn đã góp ý với em, trước tiên em & gia đình phải xác định rõ có đi hay không, khi đã xác định rồi thì không nên thay đổi. Vì nếu xác định đi thì dì em sẽ bảo lãnh, em & gia đình phải chờ trong 9 -10 năm, khi hồ sơ đến lượt được giải quyết thì phải đóng tiền (chưa kể 9 -10 năm nữa số tiền làm thủ tục có thể cao hơn bây giờ), phải tốn thời gian, .... nếu lúc đó mà đổi ý không đi nữa thì uổng phí vô ích lắm.

Ngược lại, nếu quyết định không đi thì dì em không bảo lãnh, nhưng sau đó lại đổi ý là đi thì thời gian sẽ kéo dài thêm chứ không phải 9 - 10 năm đâu. (không biết sau này thời gian bảo lãnh cho diện của em có rút ngắn nữa thì may quá, chỉ sợ nó lại dài thêm thì chờ đợi mỏi mòn)

2. Nếu đã xác định đi thì nên tìm hiểu chính xác hiện giờ dì em đã vô quốc tịch hay chỉ có thẻ xanh vì yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo lãnh.

Gia đình chị khi đi cũng giống như trường hợp của em. Bố mẹ chị đi khi đã 61t. Đi cùng 1 em trai của chị 21t. Bố mẹ chị đi là vì con, vì tương lai của con sau này. Bố chị ở VN cũng là bác sỹ, tuổi này đi rất khó kiếm được việc làm, thứ 2 là vì tâm lý, hơn 30 năm làm bs, quen với công việc mà người ta thường nói là việc liên quan đến đầu óc, nghiên cứu ... Nhưng cuối cùng bố chị cũng tìm được việc làm trong phòng lab của 1 university. Lương tuy thấp nhưng phù hợp & quan trọng là gần gũi với công việc bác sỹ truớc đây. Làm được 3 năm thì cũng nghỉ vì lý do sức khoẻ & đến tuổi hưu rồi. Mẹ chị thì xin việc trong công ty may mặc khâu cắt chỉ & xếp size quần áo cũng được khoảng 8 năm. Bây giờ cũng hưu rồi.

Em có ý định học bác sỹ là rất tốt, rất mong em sẽ thành công, bác sỹ là nghề đắt giá không chỉ ở VN, ở mỹ lại càng đắt giá hơn. Ngược lại học thì cũng cực, tốn tiền & tốn thời gian không kém. Học bs ở VN cực nhưng dù sao cũng là tiếng VN, học bs bên mỹ không chỉ phải học giỏi mà english cũng phải giỏi, đây là cái khó đối với người VN mình. Người nhà chị có 2 em trai học bs, 1 người bắt đầu từ 21t, 1 người bắt đầu từ 26t. Học miệt mài, nhưng khi ra trường lãnh lương .... thú thật là rất xứng đáng. Đúng ra người nhà chị có 5 người học bác sỹ nhưng 3 người phải bỏ nửa chừng chuyển qua học dược sỹ & nha sỹ. Lý do là bs khó quá & tốn thời gian quá => Vậy mới thấy là để thành 1 bs thì phải quyết tâm & nỗ lực rất nhiều, nếu được thì e nên học TOEFL ibt, hoặc IELTS & thi xem khả năng english của mình thế nào.

Vài ý kiến chia sẻ với em, chúc em & gia đình nhiều may mắn.
 

k.|intnight

Thành viên mới
#19
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Em chân thành cảm ơn chị !
Và gia đình em đã quyết định , gia đình sẽ đi qua bển và không có 1 yếu tố ảnh hưởng .,.,Chỉ hơi khó 1 cái ,mẹ em hơi kém tiếng anh ,ba em thì hiện giờ có thể tạm giao tiếp với người nước ngoài nhưng sợ mẹ em hơi khó mà tiếp thu tiếg anh cao .....
Việc chọn BS có thể cũng quá liều lĩnh đối với em nhưng em không chắc sẽ đạt đc không .em cần những lời khuyên và sự chọn lựa đúng ....Để chọn một ngành chính xác ....Vậy em nên theo ngành nào
 

Trần Minh Giàu

Thành viên mới
#20
Ðề: Cho Cháu 1 vài lời khuyên

Chào diễn đàn
Tôi thấy có bài viết này trên báo VNexpress, tôi nghĩ nó trùng hợp với chủ đề này xin diễn đàn xem thử :
(Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu
Nếu tôi là đứa con của ông bố, bà mẹ đã bỏ tất cả sang đây, chịu bao nhiêu nhọc nhằn để cho tôi được ăn học ở Mỹ, thì tôi sẽ không ngồi đây ủ rũ, phân vân, hay hối hận, mà sẽ càng quyết tâm học và đỡ đần bố mẹ tôi. Chỉ có một con đường thôi, đó là tiếp tục đi tới.
Xin chào quý báo và các độc giả gần xa!
Xin tự giới thiệu tôi năm nay 24 tuổi, sang Mỹ định cư được hơn ba năm theo diện kết hôn. Thời gian gần đây tôi có theo dõi diễn đàn bàn về cuộc sống người Việt ở Mỹ và tôi cũng muốn trình bày một số suy nghĩ của mình. Tôi xin mạn phép tự cho mình là một thanh niên trẻ (24 tuổi), còn nguyên gốc vì ở Mỹ chưa lâu, chưa bị Mỹ hóa.

Điều trước tiên tôi muốn nói đó là mọi sự so sánh đều rất khập khiễng. Chúng ta không thể đem mức sống của một quốc gia giàu mạnh hàng đầu thế giới là Mỹ ra so với một nước còn bị coi là nước thế giới thứ ba như ta. Nếu bạn muốn hít một bầu không khí trong lành hơn, muốn gắp miếng đồ ăn cho vào miệng mà không phải suy nghĩ liệu mình có đang nuốt thứ hóa chất độc hại nào vào bụng không, thì đến Mỹ bạn sẽ được toại nguyện. Đó là tôi chỉ nói đến hai thứ nhu cầu tối thiểu nhất của con người là: ăn và thở. (Dĩ nhiên người bên này còn làm to chuyện hơn về ba cái vụ ăn uống, ví dụ như là e ngại thực phẩm biến đổi gen, cổ súy dùng hàng organic - là những thực phẩm trong quá trình nuôi trồng không dùng phân hóa học, không biến đổi gen, không hoóc môn…).

Nhưng thôi, như tôi đã nói, chúng ta chẳng thể so sánh đời sống vật chất của ta với Mỹ được. Tôi muốn nói nhiều hơn về những khía cạnh khác của cuộc sống nơi đây.

Mỗi người chúng ta sang đây ai cũng có mục tiêu riêng của mình, theo cá nhân tôi (chứ đối với người khác thì tôi không biết), đạt được những mục tiêu đó là đã thấy thỏa mãn, hạnh phúc. Ví dụ, chồng tôi ở Mỹ vì anh kiếm được tiền ở Mỹ, vì anh không hòa nhập được với văn hóa làm ăn ở Việt Nam. Còn tôi sang Mỹ vì cần được ở bên cạnh chồng, muốn được thụ hưởng nền giáo dục của Mỹ, và tôi muốn con mình được chăm sóc với những điều kiện y tế tốt. Dĩ nhiên, hạnh phúc bao giờ cũng có cái giá của nó. Nếu như ở Việt Nam sinh con có ông, có bà, có người giúp việc phụ giúp thì ở đây, tất cả mọi thứ chúng tôi phải tự lo lấy. Rồi tôi đã có gia đình, có con nhỏ, mà vẫn muốn học thì tôi phải thức khuya hơn, phải dậy sớm hơn, phải gồng lên hơn... Nhưng tôi hiểu tại sao phải như thế và tôi chấp nhận.

Đối với các ông bố, bà mẹ bỏ hết tất cả, bỏ tài sản, địa vị... ở Việt Nam sang đây làm lại từ đầu bằng những công việc mà họ cho rằng là “thấp hèn trong xã hội” chỉ với một lý do là “vì tương lai của con”, thì xin hỏi họ còn than thở gì nữa? Con của họ đã được đi học ở Mỹ với học phí của một công dân Mỹ, không ít trong số đó còn xin được trợ cấp chính phủ, mượn nợ để học... Chẳng phải họ đã đạt được điều mình muốn đó sao? Đừng vì tự ái, vì cái tôi của mình quá lớn mà cứ tủi hổ vì công việc của mình. Mình cần phải biết người, biết ta khi ngoại ngữ không có, kiến thức giới hạn, thì chúng ta làm những gì tốt nhất với khả năng của mình thôi. Công việc nào cũng là công việc, và chê bai, xếp hạng công việc chính là sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Nói đến kỳ thị, tôi thấy có rất nhiều bài cho rằng ở Mỹ kỳ thị chủng tộc rất lớn. Tôi thì nghĩ rằng sự kỳ thị nói chung là bản chất của con người, nó tồn tại khắp nơi chứ chẳng riêng gì Mỹ, nó không đúng và loài người luôn muốn loại trừ (ví dụ: bằng pháp luật). Chúng ta, ngay cả khi ở trong nước, có là kỳ thị không khi dùng những từ ngữ như “dân Bắc”, “dân Nam”... Nhiều khi chúng ta quá vô tư để có thể nhận ra rằng chính mình cũng đang kỳ thị người khác.

Ở nước Mỹ, cho dù thực tế mỗi người suy nghĩ thế nào, vấn đề phân biệt đối xử luôn được đặt nặng. Những vụ kiện về phân biệt màu da, phân biệt chủng tộc, phân biệt kỹ năng, phân biệt đủ thứ (nói chung là discrimination) vẫn diễn ra ầm ầm mỗi ngày. Có bài viết rằng nếu người bản xứ và người châu Á/Việt Nam cùng nộp đơn xin việc thì họ sẽ nhận người bản xứ. Nhưng mà ở Việt Nam, câu chuyện sinh viên tỉnh lẻ tốt nghiệp đại học đi xin việc cũng "trầy da tróc vẩy" vì không có cái hộ khẩu (chứ chẳng phải vì khác màu da), cũng chẳng hiếm. Mà hơn nữa, các công ty bên này (đặc biệt là những công ty lớn) rất sợ dính vào các vụ kiện về phân biệt đối xử.

Tôi không viết bài này để ca ngợi nước Mỹ, nhưng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn khác hơn về xứ cờ hoa. Không có xã hội nào là hoàn hảo, cũng chẳng có chính phủ nào là hoàn hảo, bởi vì con người chúng ta sinh ra đâu có hoàn hảo. Đúng, cuộc sống ở đây rất khắc nghiệt, nó khiến con người ta phải luôn đi tới, luôn gồng mình lên mà “chiến đấu”. Nhưng vì sao vậy? Là bởi vì người ta muốn có nhà, có xe, có đủ thứ, và họ mua hầu hết theo cách trả góp. Nếu thu nhập ổn định thì không sao, nhưng chỉ cần có chút trục trặc, ví dụ bị cắt giảm lương chẳng hạn, thì mọi thứ chạy trật đường ray hết. Đó là cái giá phải trả cho nhu cầu sắm nhiều hơn khả năng chi trả.

Nhưng ít ra, ở Mỹ, con người ta luôn có cơ hội để làm lại. Anh đổ nợ, anh khai phá sản và 7 đến 10 năm sau đó, anh thành “cù bất cù bơ”, chẳng ai dám cho anh mượn tiền, thuê nhà, rồi sau 10 năm “trừng phạt” anh, người ta xóa bỏ hết những vết tích xấu trên hồ sơ tín dụng của anh (credit report) và cho anh làm lại từ đầu. Vậy trong 7-10 năm đó anh làm gì? Anh phải tiếp tục “chiến đấu” để mà sống sót chứ sao. Nó là cái giá anh phải trả vì đã xù nợ người ta.

Thật lòng mà nói, tôi chưa bao giờ dám chê bai nước Mỹ. Hãy nhìn những gì Mỹ đã làm cho người nhập cư. Hàng năm họ mở cửa cho không biết bao nhiêu người vào Mỹ, để rồi không ít trong số đó trở thành gánh nặng của xã hội, không ít người xin trợ cấp chính phủ (khi bản thân họ chưa đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng). Rồi có biết bao nhiêu người cố sống cố chết giấu cái bụng bầu 6-7 tháng sang đây với cái visa du lịch chỉ để sinh con ở đây cho nó mang quốc tịch Mỹ? (Hỡi ôi cái luật Mỹ nó là vậy!)

Việc nuôi dạy con cái lại là một chủ đề lớn hơn. Con tôi chỉ mới hơn 2 tuổi, nên tôi cũng chẳng dám chắc chắn điều gì. Nhưng tôi nghĩ, để nuôi dạy con nên người đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ cha mẹ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩ là không thể, ngay cả việc dạy cho con nói, viết được tiếng Việt. Tôi thấy có rất nhiều người Việt bên này dùng tiếng Anh khi giao tiếp với con họ mặc dù chúng còn rất nhỏ (trong khi họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt), tôi cũng không hiểu vì sao?

Nếu tôi là đứa con của ông bố, bà mẹ đã bỏ tất cả sang đây, chịu bao nhiêu nhọc nhằn để cho tôi được ăn học ở Mỹ thì tôi sẽ không ngồi đây ủ rũ, phân vân, tủi thân, hay hối hận mà sẽ càng quyết tâm học và đỡ đần bố mẹ tôi (bằng vài công việc làm thêm). Chỉ có một con đường thôi, đó là tiếp tục đi tới. Tất cả là để cho một tương lai khởi sắc hơn, để tôi có thể là điểm tựa vững chắc nếu sau này gia đình tôi có quyết định trở về Việt Nam sinh sống.

Thế hệ 8x như tôi, đặc biệt là lứa lớn lên ở Việt Nam, luôn hướng về quê hương. Nhưng tôi cho rằng không cứ phải ở Việt Nam thì mới giúp được đất nước. Mỗi người tùy vào hoàn cảnh của mình có thể đóng góp cho quê hương bằng nhiều cách khác nhau. Tôi thì muốn lĩnh hội thật nhiều những kiến thức của các nước giàu mạnh để tương lai tôi mong trở về và truyền đạt nó cho những đàn em, đàn con cháu của mình ở trong nước.

Tôi viết bài này cũng mong động viên những người Việt ở xa quê đang có cuộc sống chật vật hãy cố gắng lên, và hãy đùm bọc nhau để đi tới cái đích của mình. Tôi rất cảm thông với họ khi có ai đó nói rằng “sao không về Việt Nam đi, có ai bắt phải ở lại Mỹ đâu!”. Có mấy ai đủ can đảm quay về và đối diện với những thị phi, những cái nhìn soi mói, với cái mác “kẻ thất bại”? Tôi biết, không phải cứ ra đi thì nhất định phải thành công, nhưng đủ bản lĩnh để vượt qua được cái miệng thế gian thì không phải ai cũng làm được.)

Quincy Nguyen