Dự Luật cãi cách di trú toàn diện của Hoa kỳ?

vietnam1964

Thành viên tích cực
#1
Dân nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ giảm bớt
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy số di dân bất hợp pháp sing sống tại Hoa Kỳ đã hạ đáng kể lần đầu tiên từ 2 thập niên nay. Trung tâm Pew Hispanic trụ sở tại Washington trong một phúc trình cho biết năm ngoái có khoảng 11 triệu 100 ngàn dân nhập cư bất hợp pháp sinh sống tại Hoa Kỳ. Con số này giảm 8% so với con số lên cao nhất là 12 triệu vào năm 2007. Giới phân tích thấy rằng luồng sóng di dân bất hợp pháp đổ vào Hoa Kỳ giảm đi gần 2/3 trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, so với khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm 2005. Nhóm phân tích này nêu lên một số yếu tố như việc chính phủ Hoa Kỳ tăng cường thực thi luật di trú và kinh tế suy thoái có thể là những lý do làm giảm bớt luồng sóng di dân bất hợp pháp.Cuộc nghiên cứu, căn cứ trên các dữ liệu của Văn Phòng Kiểm Kê Dân Số, thấy rằng con số đến từ các quốc gia châu Mỹ Latin giảm nhiều nhất, ngoài Mexico.
Luật di trú Arizona tác động tới người nhập cư
Một luật di trú mới, được ấn định sẽ có hiệu lực từ ngày thứ Năm ở bang Arizona miền tây Hoa Kỳ, đã bắt đầu ảnh hưởng tới các cộng đồng ở đây.Những người nhập cư bất hợp pháp ở Phoenix, thủ phủ bang này, đã rời khỏi thành phố trước khi luật mới, trong đó qui định nhập cư bất hợp pháp là một hình thức tội phạm, chính thức có hiệu lực.Một số doanh nghiệp chuyên phục vụ cộng đồng người nhập cư, phần lớn nói tiếng Tây Ban Nha, cho hay doanh thu giảm mạnh khiến họ sẽ buộc phải đóng cửa.Nhiều người nhập cư bất hợp pháp ở Arizona cho biết họ sẽ rời khỏi bang này – hoặc là vì doanh nghiệp của họ đang mất khách hàng, hoặc bởi họ không còn cảm thấy được chào đón ở đây.Luật này yêu cầu cảnh sát, trong khi thực thi các luật lệ khác, sẽ kiểm tra tình trạng cư trú của một người nếu thấy khả nghi là người đó đang ở Mỹ một cách bất hợp pháp.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã đề nghị tòa án liên bang ngăn chặn bang Arizona không thực thi luật này và nói rằng việc thực thi luật di trú là trách nhiệm của liên bang. Tòa án hiện vẫn chưa đưa ra phán quyết về vụ việc.
Ðạo luật di trú của bang Arizona bị đưa ra trước Tối cao pháp viện
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ sẵn sàng đưa đạo luật di trú gây nhiều tranh cãi của bang Arizona ở miền tây ra trước Tối cao pháp viện.Một thẩm phán liên bang hôm nay cũng nghe điều trần của các luật sư của chính phủ tiểu bang này về vụ kiện liên bang, tranh luận về vấn đề thực thi luật di trú là trách nhiệm của liên bang và tiểu bang Arizona đã vi phạm thẩm quyền này.Đạo luật di trú của Arizona sẽ có hiệu lực từ tháng này. Luật này yêu cầu cảnh sát trong khi thi hành các luật lệ khác, phải xem xét tình trạng di trú của đối tượng xem có lý do chính đáng để nghi là người đó là một di dân bất hợp pháp hay không. Arizona cũng trở thành tiểu bang đầu tiên coi việc di trú bất hợp pháp là một tội phạm, và thêm vào các biện pháp trừng phạt riêng của bang ngoài việc áp dụng các biện pháp của liên bang.Tổng thống Barack Obama đã gọi đạo luật này của Arizona là sai lạc, và các tổ chức dân quyền nói rằng đạo luật vừa kể có thể dẫn đến trình trạng kỳ thị chủng tộc. Mexico cũng phản đối đạo luật mới này của Arizona
Chính phủ Mỹ nộp hồ sơ chống lại luật di trú bang Arizona
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp hồ sơ kiện tính hợp hiến của luật di trú mới gây nhiều tranh cãi của bang Arizona.Hồ sơ kiện được nộp cho tòa án liên bang ở Arizona ngày hôm qua, tranh tụng rằng việc thực thi luật di trú là một nhiệm vụ của liên bang, và luật di trú mới của Arizona đã xâm phạm thẩm quyền đó.Luật di trú của bang Arizona sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng này yêu cầu cảnh sát xét tình trạng di trú một người nếu có cơ sở nghi ngờ người đó đang hiện diện bất hợp pháp trên đất Mỹ. Arizona cũng sẽ trở thành bang đầu tiên có luật quy định di dân bất hợp pháp là hành động phạm pháp cấp tiểu bang, và đưa thêm quy định thực thi và xử phạt riêng, ngoài quy định của luật liên bang.Vụ kháng án này đã được trông chờ nhiều tuần qua. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi luật di trú của Arizona là "sai lệch." Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền nói rằng luật này có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử dựa vào chủng tộc. Mexico cũng phản đối luật mới này.Các nhà lập pháp Arizona đã thông qua luật di trú này trong một nỗ lực ngăn chận làn sóng hàng ngàn người di dân bất hợp pháp vượt biên giới từ Mexico đổ vào bang này môãi tháng. Các giới chức Arizona cho biết làn sóng di dân này dẫn đến tình trạng tội phạm tăng mạnh, trong đó có buôn lậu ma túy và bắt cóc bạo động.
Luật Di Trú mới của Arizona: Một số điều khoản chính bị chận lại
Một thẩm phán Mỹ đã chận đứng các điều khoản gây tranh cãi nhiều nhất trong luật di trú của bang Arizona, một ngày trước khi đạo luật mới này có hiệu lực.Hôm thứ Tư, một thẩm phán Liên Bang đã chận đứng điều khoản đòi cảnh sát kiểm tra tình trạng di trú của bất kỳ ai bị họ chặn lại về một vi phạm nào đó, và bị tình nghi đang có mặt bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.Nữ thẩm phán Susan Bolton còn tạm ngưng áp dụng 1 điều khoản theo đó người nhập cư lúc nào cũng phải mang theo giấy tờ tùy thân, và một biện pháp khác cấm người nhập cư không có giấy tờ được đi tìm việc làm tại những nơi công cộng. Bà Jan Brewer, thống đốc bang Arizona đã ký đạo luật di trú mới hồi tháng 4, bà cho biết sẽ kháng án phán quyết của Thẩm phán Bolton.Thống đốc Brewer nói phán quyết hôm thứ Tư của thẩm phán Bolton chỉ là một “vật chướng ngại trên đường đi” và tuyên bố các giới chức Arizona sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến các luật sư của mình về vấn đề này.Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ca ngợi phán quyết của Thẩm phán Susan Bolton, nói rằng đây là một phán quyết đúng đắn.
Mexico hoan nghênh phán quyết của thẩm phán Mỹ về luật di trú Arizona
Mexico đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của một thẩm phán Mỹ, chặn đứng một số điều khoản chủ yếu của luật di trú bang Arizona, trước khi đạo luật này có hiệu lực.Bộ trưởng Ngoại giao Mexico, bà Patricia Espinosa, đã ra một thông cáo hôm thứ Tư, mô tả quyết định của vị thẩm phán liên bang Mỹ là một bước đi đúng hướng. Chính phủ Mexico cho biết đã chuẩn bị tiến hành một số biện pháp để bảo vệ công dân của họ tại bang Arizona.Cùng ngày thứ Tư, hàng chục người tụ họp bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Mexico City, đã reo hò khi phán quyết của thẩm phán Susan Bolton được loan báo.Mexico lâu nay vẫn chỉ trích luật di trú của Arizona, luật này đã trở thành một điểm tranh chấp trong mối bang giao giữa Mexico và Hoa Kỳ.Tổng thống Mexico Felipe Calderon nêu lên vấn đề này hồi tháng 5, khi ông gặp Tổng thống Barack Obama tại tòa Bạch Ốc để thảo luận về vấn đề di trú và tình hình bạo động liên quan đến các hoạt động ma túy dọc theo biên giới 2 nước.Chính phủ của Tổng thống Calderon trước đây đã cảnh báo dân Mexico là họ có thể phải đối phó với với một môi trường chính trị thù nghịch nếu họ đến bang Arizona. Tuy nhiên, ông cho biết ông và Tổng thống Obama sẽ làm việc với nhau về các vấn đề di trú.Về phía Mỹ, Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ cần áp dụng một lối tiếp cận “toàn diện” về vấn đề di trú, bao gồm các biện pháp tăng cường an ninh dọc theo biên giới, đối phó với các doanh nghiệp mướn người nhập cư bất hợp pháp, và cải cách chính sách di trú. Theo ông, hàng rào được dựng lên tại biên giới và các cuộc tuần tiễu không mà thôi sẽ không giải quyết được vấn đề. Theo ông, Washington cần tạo ra lối thoát để giúp khoảng 11 triệu người đang sinh sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, thỏa đáng các điều kiện để trở thành công dân Mỹ.
Hoa Kỳ triển khai binh sĩ dọc biên giới giáp với Mexico
Binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Hoa Kỳ sẽ bắt đầu triển khai dọc theo biên giới giáp với Mexico vào đầu tháng 8.1,200 binh sĩ sẽ được triển khai trong vòng một năm để hỗ trợ cho nhân viên biên phòng trong nỗ lực ngăn chận di dân bất hợp pháp và ma túy vào Mỹ và vũ khí vào Mexico.Các binh sĩ này sẽ trang bị vũ khí nhưng người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Quốc gia cho biết họ chỉ dùng vũ khí để tự vệ. Số binh sĩ này sẽ trú đóng dọc theo biên giới tại các tiểu bang Arizona, Texas, California và New Mexico.Ông Alan Bersin, Cục trưởng Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới, thuộc Bộ An ninh Nội địa, cho biết bạo động trong vùng biên giới Hoa Kỳ-Mexico đã leo thang trong những năm gần đây vì chiến dịch chống lại các băng đảng buôn lậu ma túy mà chính phủ Mexico tiến hành trong 3 năm qua.Ông Bersin nói rằng biên giới hiện nay an toàn hơn lúc nào hết, nhưng ông thừa nhận là còn cần nhiều việc phải làm.
Ghi thêm : Đây có vẽ là cái cớ để xúc tiến dự Luật cãi cách di trú toàn diện của Hoa kỳ, tuy nhiên cũng không phải dể dàng thông qua, khi trở thành luật các diện di dân sẽ thay đổi đáng kể,số hồ sơ nộp sau ngày 15 tháng 12 năm 2009 sẽ không được giãi quyết, tuy nhiên các hồ sơ trước đó sẽ giãi quyết nhanh hơn, vì số Visa còn tồn động chưa cấp hết cho các diện đoàn tụ gia đình còn khoãng 500.000 đến 600.000 Visa, còn hiện nay chúng ta qua Hoa kỳ theo chương trình Di dân có trật tự gọi tắt là IOM, nếu Hoa kỳ chấm dứt chương trình này lại vi phạm Hiệp định đã ký kết Tổ chức IOM, Hoa kỳ là 1 thành viên và Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này, Hiện nay trên thế giới có 22 nước là thành viên của Tổ chức IOM này, sắp đến bầu cử bổ sung quốc hội Liên Bang… vì vậy chúng ta chờ xem, chưa có Dự luật nào gây tranh cãi nhiều và phức tạp như Dự Luật cãi cách di trú toàn diện của Hoa kỳ.
:43::100::13: