Đức mẹ đi tu 15 năm!

cuti

Thành viên tích cực
#1
Beatrice , một thiếu nữ còn trẻ và rất xinh dẹp. Chị được ơn kêu gọi và gia nhập dòng nữ tu Pondro, Tây Ban Nha. Khi vào dòng chị được MẸ bề trên rất yêu mến vì chị rất hiền lành và đạo hạnh, chu toàn mọi việc được giao phó. Chỉ 1 thời gian sau chị được giao trách nhiệm trông coi nhà thờ, trang trí nhà thờ, hoa nến, rước khách vào thăm viếng nhà thờ. Những lúc rảnh rỗi chị thường quỳ ở dưới chân tượng Đức Mẹ và lần hạt đọc kinh cầu nguyện với Đức Mẹ. Hôm ấy nhà thờ có hội, thiện nam và nữ đến dự rất đông, trong số đó có 1 chàng trai hào hoa phong nhã cứ chăm chăm nhìn nữ tu Beatrice, mường tượng như chàng đã gặp chị ở đâu, rồi tan lễ chàng nấn ná lại gợi chuyện hỏi thăm chị. Hai bên gặp nhau 1, 2 lần, rồi chị bị cơn cám dỗ nặng nề không sao chống trả nổi và chị quyết định cùng chàng trai bỏ trốn khỏi nhà dòng để xây dựng gia đình riêng, trước khi ra đi chị cởi bỏ áo dòng, chìa khóa và chuỗi hạt Mân Côi mà chị dùng đọc kinh cầu nguyện hàng ngày và nói “ Xin mẹ tha thứ tội lỗi cho con. Con không thể ở lại và con phải ra đi…”



Sau 15 năm sống theo đàng tội lỗi, thỏa mãn xác thịt với người tình, nhưng với thời gian trôi qua sắc đẹp của chị càng phai tàn, chàng thanh niên ruồng rẫy và bỏ rơi chị, chị cảm thấy đau khổ và bị mắc nhiều bệnh nan y không phương cứu chữa. Lúc này chị mới cảm thấy đau xót ê chề, trước đây 15 năm, cuộc sống hạnh phúc, tâm hồn an vui, nhớ lại không khí êm đềm trong nhà dòng, chiều chiều dưới chân Đức Mẹ chị cùng các sơ khác đọc kinh cầu nguyện… nhưng bây giờ không con nữa!... chị hối tiếc dĩ vãng nguyền rủa hiện tại và mất niềm tin vào tương lai. Rôi tình cờ 1 ngày nọ chị gặp người cung cấp thực phẩm cho nhà dòng Pondro chị đánh bạo hỏi người này “ anh có biết dì phước Beatrice không?”, anh này trả lời “ biết chứ, dì là 1 thánh sống! và hiện nay là Mẹ bề trên của tu viện này mà!”. Hết sức ngạc nhiên, Beatrice không hiểu chuyện gì xảy ra, người ta có lầm lẫn không? Chị quyết định ăn mặc sang trọng và giả làm khách ở xa đến thăm nhà dòng, chị đến xin gặp các sơ và hỏi thăm từng người sự việc xày ra. Được mọi người cho biết sơ Beatrice vẫn còn đó, bỡ ngỡ chị vội chạy vào nhà thờ và thấy Đức Mẹ hiện ra nói “ Con đã bỏ Mẹ 15 năm, nhưng Mẹ không bao giờ bỏ con, để giữ tiếng cho con Mẹ đã thay con trông coi nhà thờ suốt 15 năm qua, không ai biết việc này bây giờ Mẹ trả lại áo dòng và chìa khóa nhà thờ cho con, mong con tiếp tục nhiệm vụ như xưa. “nói đoạn Đức Mẹ biến mất. Beatrice vào tu trở lại 1 cách hết sức tự nhiên và Thánh Thiện. Trước khi qua đời chị đã kể lại đầu đuôi sự việc này cho mọi người nghe và kết thúc “ Đức Mẹ đã cứu tôi vì đôi đọc kinh mân côi kính Mẹ hàng ngày”.

Câu chuyện quả khó tin nhưng hoàn toàn có thật vì đã có hơn 10 thầy ở dòng Pondro xác nhận : thầy Rho,thầy Raymond và thầy Piquet… dựa vào quyền lực của chuỗi mân côi thì việc gì Đức Mẹ cũng làm được để bào vệ uy tín cho con cái của Mẹ.

@các anh chị em thân mến,

Chúng ta nhớ rằng khi các thầy trên dám xác nhận thì chuyện này chắc chắn là có thật vì luật trong giáo hội công giáo cấm “làm chứng dối” cho dù là làm chứng dối để đề cao đạo giáo của mình

Loài người chúng ta bản chất là yếu đuối và hay ngã lòng tin, chỉ khi nào gặp hoạn nạn, tai ương thì mới nhớ đến Mẹ, đến Chúa con khi chúng ta đang thênh thang trên con đường danh vọng, thành công, sung sướng hạnh phúc thì chẳng bao giờ nghĩ đến Mẹ đến Chúa cả! Đó thật sự là 1 lối sống xấu, lòng Mẹ Maria bao dung là VÔ CÙNG, Mẹ đã hiểu quá rõ bản chất của loài người là yếu đuối và dễ ngã lòng, trong cuộc sống chúng ta phản bội lại Mẹ hết lần này đến lần khác nhưng cuối cùng Mẹ vẫn bao dung thu nhận lại những đứa con lạc lối này! Chắc chắn trên đời này chỉ có 1 mình Mẹ Maria làm được việc này mà thối!
 

cuti

Thành viên tích cực
#2
Tiến sĩ Raymond Moody, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra tổng kết về cảm giác một giây trước khi chết của con người, sau khi nghiên cứu trên 150 trường hợp sống lại sau chết lâm sàng.

http://baodatviet.vn/Home/doisong/Nhung-cam-giac-ky-la-mot-giay-truoc-khi-chet/20121/188172.datviet


Chết chưa phải là hết, rất ít người tìn điều này nhưng 100% ai cũng phải tin khi chết thì những gì thuộc về của cải vật chất là không mang đi được.
 

cuti

Thành viên tích cực
#3
Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.

Năm ấy đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.

Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.

Cha Vianey là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người tặng là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:

- Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?

Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?

- Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng.

Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ. (Sách Tháng Đức Bà, Hiện Tại xuất bản, 1969, trang 10).



Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa vàng của niềm tin, hoa Hồng của kinh Kính mừng lắm lắm.

Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: "Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng".

Thánh Bênado diễn tả văn vẻ hơn:

"Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ".


Lm. ĐoànQuang, CMC

-------------------------------------------------------------------------

Đọc xong truyện tích này Cuti tôi rất mong anh chị em Công Giáo trong diễn đàn cùng hiệp thông với tôi và bạn phanlan dâng lên Mẹ thật nhiều kinh Kính Mừng mỗi ngày để cầu nguyện cho các anh em khác và cho gia đình mình.

http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?p=91076#post91076
 

cuti

Thành viên tích cực
#4
Ðề: Thế giới bên kia sau cái chết là có thật

Những cảm giác kỳ lạ một giây trước khi chết
Cập nhật lúc :12:08 PM, 16/01/2012
Tiến sĩ Raymond Moody, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Mỹ đã đưa ra tổng kết về cảm giác một giây trước khi chết của con người, sau khi nghiên cứu trên 150 trường hợp sống lại sau chết lâm sàng.
>> Thực chất của hiện tượng 'hồn lìa khỏi xác'

Theo tổng kết của tiến sĩ Moody, những người chết lâm sàng có 14 cảm giác sau đây.

1. Nghe thấy “lời cáo chung” dành cho mình




Vào một giây trước khi chết, họ thường nghe rõ bác sĩ hoặc những người đang có mặt xác nhận cái chết của mình. Thậm chí, họ cảm thấy sự yếu ớt về sinh lý đã lên tới đỉnh điểm.

2. Tận hưởng cảm giác thoải mái chưa từng có

Khi trải nghiệm trạng thái cận tử, nhiều người thường có cảm giác bình an, nhẹ nhõm. Ban đầu, họ sẽ đau đớn, nhưng khoảnh khắc này nhanh chóng tắt lịm, thay vào đó là trạng thái thoải mái cực độ như lơ lửng giữa khoảng không.

3. Nghe thấy những âm thanh kỳ lạ

Trong thời điểm cận tử, người bệnh nghe thấy những âm thanh kỳ lạ thoảng qua bên tai. Một phụ nữ nhớ lại, cô nghe thấy giai điệu du dương như khúc nhạc và điều đó thật diệu kỳ.

4. Bị kéo vào không gian tối đen

Có người tiết lộ rằng, tại thời điểm cận tử, họ có cảm giác bị kéo vào khoảng không gian tối đen. Khi đó, họ bắt đầu cảm nhận được không gian ấy như một khối trụ không có không khí, là điểm quá độ với một bên là thế giới hiện tại và nửa còn lại là thế giới khác.

5. Nhìn thấy phần xác của mình




Nhiều người lại phát hiện mình thoát khỏi cơ thể hiện tại, đứng quan sát phần xác của mình. Một nạn nhân suýt chết đuối nhớ lại, anh ta đã thoát khỏi xác thịt, đứng giữa không gian, nhẹ nhàng như một chiếc lông vũ.

6. Không ai nghe thấy bạn đang nói gì

Trong thời điểm cận tử, họ thường cố gắng thông báo cho mọi người về tình trạng của mình, nhưng không ai nghe thấy họ đang nói gì. Một phụ nữ cho biết, cô đã cố nói, nhưng mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.

7. Không ngừng xuất, nhập khỏi thể xác mình




Vào thời điểm hồn lìa khỏi xác, con người thường mất ý thức về thời gian. Có người nhớ lại, lúc đó, anh ta luôn ở trong trạng thái liên hồi xuất, nhập khỏi xác thịt mình.

8. Các giác quan nhạy cảm chưa từng có

Với nhiều người, thị giác, thính giác lúc này đều tỏ ra nhạy cảm gấp bội so với trước đây. Một người đàn ông cho biết, một giây trước khi tắt thở, ông ta nhìn mọi thứ tinh tường hơn bao giờ hết.

9. Cảm giác cô đơn cực độ

Trong thời điểm cận tử, con người cũng thường có cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập mạnh mẽ. Một người chết lâm sàng nhớ lại, dù cố gắng thế nào, ông cũng không thể giao lưu với mọi người: “’Tôi cảm thấy vô cùng cô đơn vào lúc ấy”.

10. Xuất hiện người luôn ở bên lúc lâm chung

Một số đối tượng tham gia nghiên cứu lại cho biết, họ nhìn thấy có người xuất hiện vào thời điểm hấp hối. Người đó sẽ làm nhiệm vụ giúp đỡ họ tới thế giới bên kia một cách nhẹ nhàng, hoặc nói lời cáo chung với họ.

11. Xuất hiện ánh sáng vào thời khắc cuối cùng




Nhiều người từng chết lâm sàng đều có chung cảm nhận nhìn thấy ánh sáng vào thời điểm cuối cùng của sự sống.

12. Hồi tưởng về cuộc đời

Không ít người hồi tưởng lại toàn bộ cuộc đời trước khi chết. Họ sẽ dùng khoảng thời gian ngắn ngủi để điểm lại những sự kiện nổi bật, đáng nhớ với mình theo chiều thuận của thời gian.

13. Bị ngăn trở bởi “giới hạn”

Một số người thì nhìn thấy một thứ được gọi là “biên duyên” hoặc “giới hạn”, ngăn trở họ tiến tới một vùng đất nào đó. Theo mô tả của những người này, “giới hạn” ở đây có thể là một vũng nước, một đám khói, một cánh cửa, một hàng rào hoặc một sợi dây.

14. Sự sống trở về

Nếu may mắn được cứu sống, những người từng trải qua cảm giác cận tử sẽ cảm nhận rõ ràng về sự hồi sinh của cuộc sống. Càng chìm sâu vào trạng thái cận tử, bước đầu, con người ta sẽ loại trừ khả năng nhập vào thân xác mình, đặc biệt là với những ai nhìn thấy ánh sáng, nhưng sau đó họ sẽ thực sự quay trở về với hiện tại.
 

cuti

Thành viên tích cực
#5
Đây là câu chuyện thật về một người đã từng bị chứng sưng khớp xương (rheumatoid arthritis) nặng đến nỗi phải ngồi xe lăn.
"Tôi phải dùng thuốc cortisone nhiều đến độ thuốc không còn hiệu nghiệm. Cơn đau dai dẳng. Như một hậu quả của thuốc cortisone, tôi mất trí nhớ. Tôi khóc vì đau, Bác sĩ nói không còn hy vọng gì nữa..."
"Tôi cảm thấy khô khan về phương diện tinh thần. Ngay cả tự hỏi rằng tôi có tin vào Chúa Giêsu không!"
Đó là trường hợp của nữ tu Briege McKenna thuộc dòng thánh Clara ở vùng Tampa, Florida .
Một hôm Sơ "đánh liều" tìm đến dự một buổi tĩnh tâm ở Orlando , Florida , nói về sức mạnh của cầu nguyện và sức mạnh của Thánh Linh. Sơ bắt đầu cảm thấy tin tưởng, ước mong có vị linh mục cầu nguyện cho mình để mong được ơn này nọ và mong đuợc đỡ đau phần nào. Nhưng tuyệt nhiên Sơ không nghĩ rằng mình có thể được chữa khỏi bệnh.
Sơ kể lại: "Thiên Chúa chừng như đọc đuợc ý nghĩ của tôi, nên Ngài đã nói với tôi: "Đừng nhìn vị linh mục, hãy nhìn Thầy."
Lúc đó lời cầu nguyện duy nhất tôi là "Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con."
Vào lúc đó, tôi cảm thấy có một bàn tay chạm đến đầu tôi, và tôi nghĩ đó là bàn tay của một vị linh mục đặt tay cầu nguyện cho tôi. Tôi mở mắt ra thì không thấy ai cả, nhưng có một sức mạnh luân chuyển trong người tôi. Thật khó mà diễn tả cái cảm giác ấy, nhưng tôi có thể nói như thế này: Tôi cảm thấy như một trái chuối bị lột vỏ.
Tôi nhìn vào thân thể mình, những ngón tay tôi vẫn còn cứng, nhưng không bị cong queo như chân tôi. Ở hai khuỷu tay tôi có những vết thương bây giờ đã biến mất và những ngón tay bắt đầu mềm mại, và tôi có thể nhìn thấy chân tôi, trong dép săng-đan, không còn cong queo nữa.
Tôi nhảy lên và la lớn: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ở đây!"
Từ ngày đó tôi không còn bị sưng khớp xương và hoàn toàn không đau đớn nữa. Đó là một việc chữa lành kỳ lạ, nhưng sâu xa trong tâm hồn tôi có một sự thay đổi vĩ đại. Qua sự đổi mới linh thiêng, tôi cảm nghiệm được sự chữa lành của Thánh Linh. Tôi có một cái nhìn mới mẻ về giáo hội, như thể tôi nhìn Mình Thánh và bí tích giải tội qua một lăng kính mới."
Thế là Sr. Briege McKenna đã được ơn Chúa chữa khỏi và sai đi chữa lành nhiều thứ bệnh, kể cả bệnh ung thư, đặc biệt qua niềm tin vào Thánh Thể Chúa. Sơ vẫn thường xuyên đi giảng nhiều nơi, nhất là những đại hội về Thánh Linh, và đã từng giảng cho ngay cả các giám mục và linh mục qua các buổi tĩnh tâm, mà tôi có dịp tham dự vào năm 1997 và 2008 tại New Orleans.

Đề tài chính vẫn là: Phép lạ qua mỗi Thánh Lễ. Tất cả những trường hợp được chữa khỏi cách lạ lùng này được Sơ ghi lại trong một cuốn "Phép Lạ Vẫn Xảy Ra". (Miracles Do Happen). Đây là bốn trường hợp điển hình:


CHUYỆN LẠ 1: Xảy ra ở Nam Mỹ


Vị linh mục dùng một cái bàn cũ kỹ để làm bàn thờ trong một Thánh Lễ ngoài trời với rất đông người nghèo tham dự. Một bé trai được khiêng tới, toàn thân bị phỏng nặng đau đớn. Bệnh quá nặng mà chẳng có bác sĩ hay thuốc men gì ở đây cả!
Đức tin của vị linh mục này rất mạnh, có sức truyền sang mọi người. Ngài bảo đặt em bé dưới bàn thờ và tiếp tục dâng Lễ với tất cả lòng sốt sắng, từng cử chỉ tác động đều ý thức và có hồn. Lúc truyền phép Mình Thánh, mọi người đều quì trên đất để tôn thờ Chúa. Nét mặt của họ đều nói lên rằng họ thật sự thấy Chúa Giêsu đến và vỗ về họ: Hãy đến với Thầy, tất cả những ai nhọc nhằn. Thầy sẽ ban cho các con sự sống và đức tin.
Và Sơ McKenna ghi nhận: "Sâu xa trong tâm hồn, đây là lúc tôi nhận thức: "Lạy Chúa Giêsu, đây đúng là Chúa rồi. Dưới hình bánh và rượu, chỉ có Chúa mới nghĩ ra cách đó để gần gũi với dân của Ngài."
Sau Lễ, tôi đến xem em bé được đặt dưới bàn thờ thì không thấy nữa. Tôi hỏi người bồng nó tới: "Em đâu rồi?" Bà vừa nói vừa chỉ tay vào đám trẻ con đang chơi gần đó: Nó kia kìa.
Tôi nhìn và thấy em đã lành lặn, không còn một vết tích gì trên cơ thể. Tôi thảng thốt kêu lên: Chuyện gì đã xẩy ra cho em vậy? Bà nhìn tôi và nói: "Sơ muốn nói gì? Việc gì đã xẩy ra sao? Đức Chúa Giêsu không ngự đến sao?"

CHUYỆN LẠ 2: Tin chắc phép lạ xảy ra
Cùng ngày đó, vào đầu Thánh Lễ, tôi cũng thấy một em bé mặt bị méo mó một cách khủng khiếp. Sau lễ mẹ em bế em đến với tôi: "Sơ ơi, hãy nhìn con tôi này." Mặt em đã lành lặn.
Quả thực đức tin của đám dân này mạnh quá. Họ tìm đến với Chúa như người đàn bà trong Phúc Âm bị bệnh lọan huyết lâu ngày mà không sao chữa khỏi. Bà ta cũng chen vào đám đông vì ai ai cũng muốn đến gần Chúa Giêsu để chạm đến Ngài. Nhưng điều khác biệt là người đàn bà này chỉ có một điều trong đầu: nếu chạm được đến Ngài, mình sẽ khỏi bệnh.
Bà ta đã chạm được vào Ngài. Chúa Giêsu thấy có một sức mạnh toát ra khỏi Ngài thì quay lại hỏi: "Ai đã chạm đến Thầy?"
Các tông đồ hỏi lại: "Thầy nói gì? Mọi người đều xô lấn đến Thầy!" Nhưng Chúa Giêsu biết có ai đó không chỉ chạm đến Ngài, nhưng với tâm tình chờ đợi, với một điều kiện mà tất cả phải có khi đến với Chúa Giêsu, đó là đức tin. Rồi Chúa Giêsu nhìn vào một người đàn bà đang đi ra khỏi đám đông mà nói: "Đức tin của con đã chữa con."
Nhiều người khi đọc đoạn Tin Vui này cũng ao ước: "Giá tôi cũng được chạm đến Chúa Giêsu, gặp được Ngài thì tuyệt biết bao. Phải chi tôi được sống cùng thời với Ngài để có thể đến chạm được tới Ngài như người đàn bà kia." Vậy ra Chúa Giêsu trong Thánh Thể không phải là Chúa Giêsu thật sao?!
Đám dân ở Nam Mỹ kia chỉ khác nhiều người là thấy Chúa Giêsu thực. Họ không đến với Thánh Lễ để chỉ để xem linh mục cử hành hay nhận xét những gì linh mục giảng có gì mới lạ hấp dẫn không. Họ đến để gặp gỡ Chúa Giêsu của họ, chính Chúa đang đến đó với mọi quyền năng, và đang nói với họ. Họ khao khát đến nghe Người nói, và họ đến để dự phần với chính Chúa Giêsu trong một nghi thức tiến dâng lên Cha của Người. Họ trở nên một phần của lễ vật này. Và Sơ McKenna đã phát biểu:
"Tôi rời vùng rừng núi đó với một sự hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về Thánh Lễ. Đó không phải chỉ là việc đem người ta đến Thánh Lễ để tỏ lòng cung kính và nói với Chúa Giêsu rằng họ yêu Ngài. Điều đó rất tốt, nhưng thánh lễ là những gì Chúa Giêsu có thể và muốn làm cho tất cả chúng ta, cho toàn thế giới. Không phải là Chúa Giêsu cần chúng ta đến dự Thánh Lễ, nhưng chúng ta cần Ngài."

CHUYỆN LẠ 3: Được chữa khỏi ung thư

Đây là chuyện lạ về một linh mục trẻ bị ung thư cổ họng đã hết đường chữa. Linh mục này điện thoại xin Sơ McKenna cầu nguyện thì Sơ trả lời: "Thưa Cha, con có thể cầu nguyện với cha ngay bây giờ trên điện thoại, và con sẽ làm như thế. Nhưng sáng nay, Cha không gặp Chúa Giêsu sao? Cha không gặp Ngài hằng ngày sao? Mỗi ngày khi cha dâng Lễ, khi cha cầm Mình Thánh, khi Cha rước Chúa tức là Cha đã gặp gỡ Chúa. Người đàn bà trong Phúc Âm chỉ chạm đến vạt áo Chúa Giêsu, nhưng cha đã chạm đến chính Chúa Giêsu và đón Ngài vào trong thân thể mình. Cha có nhận thức rằng chính Chúa Giêsu thật sự đi qua cổ họng của cha không? Không ai tốt hơn để chạy tìm đến cho bằng Chúa Giêsu. Cha hãy khấn xin Ngài chữa lành cho cha."
Tôi nghe ngài khóc qua điện thoại. Ngài luôn miệng nói với tôi: "Cám ơn sơ, cám ơn sơ."
Ba tuần sau vị linh mục điện thoại cho sơ cho biết không phải đi giải phẩu nữa, các bác sĩ thấy rằng bệnh ung thư đã khỏi và bây giờ ngài có một thanh quản mới.

CHUYỆN LẠ 4: Ở Sydney bên Úc.

Một người đàn bà bị cái bướu ở bụng rất đau đớn và bị ung thư ruột đã đến lúc hết hy vọng, và bà rất sợ chết, nên tìm đến sơ McKenna. Sơ nói với bà ta:
"Hãy đến gặp Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Tôi không thể nói với bất cứ ai rằng họ sẽ được khỏi như họ mong muốn, nhưng Chúa Giêsu sẽ ban cho bà sức mạnh để đối phó với bất cứ gì xẩy ra trong đời. Nếu Ngài muốn đem bà qua cánh cửa sự chết, Ngài sẽ cho bà ơn sủng để đi qua cánh cửa đó mà không sợ hãi gì. Nếu Ngài muốn bà sống, Ngài sẽ ban ơn cho bà."
Tối hôm đó khi sơ McKenna đang cầu nguyện thì bà chạy đến: "Sơ ơi, phép lạ đã xẩy ra. Phép lạ đã xẩy ra!"
Bà ta nói: "Hãy coi tôi đây. Tôi đi dự lễ như Sơ nói. Khi lên rước Lễ, tôi tự nhủ: Chỉ vài phút nữa mình sẽ gặp được Chúa Giêsu, mình sẽ ôm Ngài trong tay và xin Ngài giúp đỡ."
Khi rước lễ, bà nói thầm: "Con biết Chúa đang ngự ở đây. Hôm nay Chúa sẽ ngự trong lòng con, xin cho con khỏi sợ hãi. Xin chữa con nếu Chúa muốn, nhưng xin Chúa hãy làm một điều gì đó cho con." Và bà ta nói tiếp: "Ngay khi tôi đưa Mình Thánh lên miệng và nuốt, tôi cảm thấy có một cái gì nóng ran trong cổ họng xuống tới bao tử. Tôi nhìn xuống bụng và cái bướu đã biến mất."

TIN VUI TÔI ĐƯỢC CHỮA KHỎI MÙ

Người ta vẫn gọi Sơ McKenna là Bà Sơ Làm Phép Lạ. Thực ra Sơ McKenna không làm phép lạ như sơ vẫn thường nhắc đi nhắc lại, mà là chính Chúa làm. Sơ chỉ giúp người ta mở mắt thấy và gặp được Chúa tác động với tất cả quyền năng như Chúa đang có mặt tại Do Thái xưa. Chính đức tin thấy được như vậy là cốt lõi của phép lạ. Thấy chính Ngài đang loan báo Tin Vui, đang "nói với dân chúng về Nước Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa," và làm phép lạ nuôi sống cả năm ngàn người với năm đồng bánh và hai con cá trong mỗi Thánh Lễ.
Bí mật của phép lạ vẫn xảy ra là ở tại con mắt, khi vào nhà thờ tôi là một người mù chẳng thấy gì mà nay bỗng được mở ra nhìn thấy được Chúa đang hiện ra đó, như có lần Sơ McKenna đã nhảy lên và hô lớn: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ở đây."
"Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy. Và Người cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ, và tất cả đều uống chén này. Người bảo họ: "Đây là Máu Thầy, máu giao ước, đổ ra vì muôn dân." (Mc 14:22-24)
Trước khi được ơn cảm nhận Chúa, Sơ McKenna cũng đã từng cảm thấy khô khan, con mắt mù tối chẳng thấy được như vậy như Sơ tâm sự:
"Tôi không cảm thấy tin tưởng vào sức mạnh của Phúc Âm, tôi không tin rằng Chúa Giêsu sẽ chữa tôi lành bệnh. Tôi tin rằng nếu tôi đi Lộ Đức hay nơi nào khác thì sẽ được khỏi bệnh, nhưng tôi không tin rằng phép lạ có thể xẩy ra trong đời sống bình thường."
" Hồn tôi khao khát Thiên Chúa hằng sống, nhưng tôi không thực sự biết Ngài. Chính sự khao khát muốn biết Chúa rõ hơn mà lần đầu tiên tôi đến với một nhóm cầu nguyện... Tôi bị thu hút vì thấy người ta cầu nguyện với Chúa Giêsu như thể Ngài đang hiện diện ở đó... Thiên Chúa đã dùng sự đói khát tinh thần để kéo tôi đến với Ngài. Tôi thường tự nhủ: "Phải có cái gì hơn nữa đối với người Công giáo chứ."
" Tôi rất dễ "đọc kinh cầu nguyện" như một bổn phận. Nhưng tôi không thấy niềm vui khi nói chuyện với Chúa, hay hăng hái muốn làm chứng nhân cho sức mạnh của Chúa."

PHÚT ĐÓN NHẬN PHÉP LẠ

Đúng thế, mỗi lần đi dự Lễ là một chứng kiến phép lạ Chúa ra tay chữa lành. Chả lẽ tôi mù đến nỗi đi lễ mà chả thấy gì, hay chỉ thấy nhàm chán với những gò bó phải đi! Chúa vẫn có đó mà người thì thấy được người thì không. Trước kia Sơ McKenna cũng bị mù mà nay được thấy.
Bên Mỹ có một bài hát rất phổ thông và đã đánh động biết bao con tim là bài Amazing Grace (Hồng Ân Tuyệt Vời). Bài này do John Newton sáng tác từ thẳm sâu ân sủng sau thời gian nhầy nhụa trong nghề buôn nô lệ, ghi lại một cuộc đổi đời: Tôi đã mù mà nay nhìn thấy được (I was blind but now I see).
(Xin nghe nhạc và Slideshow bài Amazing Grace trong mục Dũng Lạc Slideshow)
Vậy muốn đón nhận được phép lạ chữa khỏi bệnh thì giờ đây con chỉ xin Chúa một điều thôi, như người mù ở Giêricô: "Lạy Chúa, xin cho con được trông thấy" đặc biệt trông thấy được Chúa trong Thánh Thể với trọn tình thương và quyền năng của Chúa.
Và con sẽ nhảy lên la lớn như Sr. McKenna: "Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ở đây!"


Lm. Trần Cao Tường

__._,_.___











--
Delete ReplyReply ForwardSpamMovePrint Actions NextPrevious
 

cuti

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Phép lạ vẫn xảy ra

Lạy Chúa,

Mỗi lần rước mình máu thánh Chúa, con hiểu rằng Chúa đã ngự vào lòng con, Chúa sẽ thanh tẩy tội lỗi của con, Chúa sẽ ban phước lành cho thân xác yếu hèn của con, Chúa sẽ ban cho con ơn lành, Chúa sẽ cho con ơn được sáng mắt không mù tối nữa, thân xác con được thánh hóa nhờ có ơn được Chúa ngự đến. Lạy Chúa con xin phó thác thân xác này, linh hồn này cho Ngài, Ngài muốn con như thế nào thì con vẫn xin vâng cho dù đó là bệnh tật, là bất hạnh con cũng xin vâng. A men.

Con xin tín thác nơi Người.

Cuti
 

cuti

Thành viên tích cực
#7
Các thánh là một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ (Kh 7:9), các ngài đang được diện kiến Thánh Nhan Thiên Chúa và đang được cùng với Đức Maria và với các thiên thần hát khen, ngợi ca và tận hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng.
Các thánh là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên (Kh 7:14). Các ngài là những người đã từng có những kinh nghiệm của yếu đuối, sa ngã, và tội lỗi … nhưng họ đã ăn năn, quyết tâm hối cải, tin tưởng vào sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa, đã đứng lên và trung thành đi theo Chúa cho đến cùng.
Các thánh là những người đã cố gắng sống và tuân giữ bản HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI mà Chúa Giêsu đã đưa ra trên núi khi xưa (Mt 5:1-12).
Các ngài là những người có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, đã từng trải qua những nỗi sầu khổ và đã khát khao nên người công chính: Thánh Anthony Viện Phụ, Benedict, Cecilia, Maria Goretti, Martin De Porret, Monica, Gioan Thánh Giá, Têrêsa Avila…
Các ngài là những người đã biết xót thương người khác, có tâm hồn trong sạch và là những người nỗ lực kiến tạo và xây dựng hoà bình: Thánh Martin De Tour, Damien Cùi, Ignatius, John Vienanay, Dominic Savior, Maria Magareta, Faustina…
Các ngài là những người bị bách hại vì sống công chính, đã bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa, bị sỉ nhục và chịu chết vì danh Chúa Giêsu Kitô: Các thánh Tông Đồ, Cosma, Damiano, các thánh Tử Đạo Việt Nam, Đại Hàn, Trung Hoa, Philippine …


Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại có thêm ngày lễ mừng Kính Các Thánh Nam Nữ? Theo thiển ý của tôi, sở dĩ có ngày lễ mừng kính Các Thánh Nam Nữ là bởi vì:

Mẹ Giáo Hội muốn nhắc nhở cho con cái biết rằng có một sự hiệp thông rất mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội: Giáo Hội Lữ Hành, Giáo Hội Đền Bù & Giáo Hội Chiến Thắng. Nói cách khác, có một mối liên hệ thiêng liêng hỗ tương giữa những người còn đang sống ở trên dương thế này với những linh hồn đang chịu thanh luyện trong Luyện Tội và với các thánh đang hưởng vinh phúc trên Thiên Đàng (GLTYGHCG # 195 & Lumen Gentium # 49)
Trong danh sách những vị được Giáo Hội phong hiển thánh con số đã lên tới hơn mười ngàn vị, mà mỗi một năm chỉ có 365 ngày, cho nên không thể nào mừng kính tất cả các thánh từng ngày trong suốt năm được.



Và còn có rất nhiều các vị thánh tử đạo ở khắp mọi nơi trên thế giới, bên Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Hàn Quốc … chưa được Giáo Hội ghi tên vào sổ bộ các Thánh, cho nên mừng tất cả các thánh vào ngày 1/11 là trọn nghĩa trọn tình nhất.

Bạn thân mến, mừng kính lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng mình cần phải làm gì để cho ngày lễ này mang lại nhiều ý nghĩa đây? Tôi nghĩ, trước tiên tôi và bạn phải có niềm ao ước mãnh liệt rằng, sau này tôi cũng sẽ được cùng với các thánh nam nữ chung hưởng hạnh phúc trên Thiên Quốc. Và kế đến, tôi xin bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất là bạn và tôi phải cẩn trọng trong việc cầu nguyện, và trong những việc sùng kính Đức Mẹ và các thánh. Tại sao phải cẩn trọng? Là bởi vì đã có nhiều người hiểu lầm là người Công Giáo tôn thờ Đức Mẹ và các thánh


Khi cầu nguyện, bạn và tôi phải nhớ là chúng mình phải cầu nguyện VỚI CHÚA, chứ không phải là cầu với Đức Mẹ hay với các thánh. Bất cứ khi nào cầu nguyện với Chúa, dù là nơi công cộng hay riêng tư, thì bạn hãy mở đầu, hoặc là kết thúc lời cầu nguyện của bạn, đại khái như thế này: “… nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, (hoặc của thánh quan thầy, Giuse, Đaminh, Phanxicô ….) xin Chúa ban cho chúng con ơn bình an, khoẻ mạnh, thánh thiện, khiêm nhường …”
Trên bàn thờ của gia đình, bạn hãy đặt tượng chịu nạn, hoặc ảnh của Chúa Giêsu ở trên nơi cao nhất, rồi ở dưới mới là ảnh của Đức Mẹ hay của các thánh. Đức Mẹ và các thánh không có buồn khi được xếp bên dưới ảnh tượng của Chúa Giêsu đâu! Đừng có lo!

Thứ hai, hãy mua cho con cái và cho chính bạn những cuốn phim DVD, hoặc những cuốn truyện nói cuộc đời của các thánh, nhất là vị thánh quan thầy của mình, và những vị quan thầy của con cái. Qua những cuốn phim, qua những cuốn sách kể về cuộc đời các ngài, bạn và tôi mới biết được những khó khăn, thử thách, cám dỗ và gian khổ mà các ngài đã phải chịu đựng và đã phải chiến đấu để vượt qua… nhờ đó bản thân mình, và con cái mình mới cố gắng noi gương, học hỏi đức hy sinh, chịu đựng, và mới cảm thấy gần gũi để xin các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng mình.


Thứ ba, là vấn đề chọn tên thánh cho con cháu. Người Công Giáo có thói quen chọn một vị thánh quan thầy trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội & bí tích Thêm Sức. Vì thế cho nên trước khi chọn tên một vị thánh cho con cháu, bạn hãy chịu khó đọc và tìm hiểu cho kỹ về tiểu sử, về cuộc đời cũng như về sự nghiệp của vị thánh ấy. Và bạn phải nhớ cho thật kỹ! Marilyn Monroe, Jenifer Lopez, Michael Jackson, Tom Cruise, Catherine Zeta-Jones … không ai trong số họ là THÁNH cả! Đừng có lấy những tên này để đặt cho con cho cháu, sau này khi lớn lên, chúng nó bắt chước lối sống và kiểu cách của những nhân vật này thì … phiền lắm đấy!


Ước chi mỗi người trong chúng ta luôn luôn sống như các thánh nam nữ, biết chỗi dậy khi bị sa ngã và biết quyết tâm, cậy dựa vào ơn của Chúa cũng như vào sự trợ lực của các bí tích, đặc biệt là bí tích Giải Tội & bí tích Thánh Thể, để nhờ vậy chúng mình mới có đủ sức để chống trả lại những thế lực và những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt.


Nếu tôi và bạn noi gương các thánh nam nữ, can đảm đứng lên sau khi sa ngã, cậy trông và tin tưởng vào lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, và trung thành với Ngài cho đến cùng, thì chắc chắn là trong ngày sau hết, chúng mình sẽ được tận hưởng thánh nhan của Thiên Chúa, và sẽ được cùng với các ngài chung hưởng phúc, vui vẻ đời đời chẳng cùng. Amen!

Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
 

cuti

Thành viên tích cực
#8
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng Năm C

Phúc Âm: Lc 21, 25-28, 34-36
"Giờ cứu rỗi các con đã gần đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.


Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.
Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Ðó là lời Chúa.


Hướng Về Ngày Chúa Ðến
(Giêrêmia 33,14-16; 1Thessalonica 3,12-42; Luca 21,25-28.34-36)


Suy Niệm:
Hôm nay bắt đầu mùa phụng vụ. Chẳng có nhiều thay đổi bề ngoài để bảo chúng ta biết phụng vụ bắt đầu một mùa mới. Chỉ có lễ phục trong mùa này dùng màu tím; và trong các thánh lễ Chúa nhật mùa Vọng, không đọc hoặc hát kinh Vinh Danh. Ngoài ra chỉ còn các bài đọc Kinh Thánh có nội dung và chủ đề đặc biệt. Những thay đổi ít ỏi ấy chắc chắn không đủ sức tạo nên một cảm giác, một ấn tượng mới mẻ gì. Chúng ta không thấy mình đã rơi vào, hay đã được đưa vào một mùa mới, như khi đi vào mùa đông hoặc mùa hạ. Các mùa thời tiết thiên nhiên có tính cách áp đặt và bó buộc; đang khi các mùa của năm phụng vụ hoàn toàn chỉ có tính cách tinh thần. Chúng ta phải có tinh thần muốn đón nhận sắp đặt của phụng vụ thì mới thấy có mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thương niên của năm Phụng vụ. Mỗi mùa sẽ làm sống lại một giai đoạn chính yếu trong lịch sử ơn cứu độ, từ ngày đầu hết cho đến ngày cuối cùng. Chúng ta được chiêm ngưỡng trong chu kỳ một năm, mọi hành vi chính yếu của Thiên Chúa cứu độ, từ khi hứa ban Ðấng Cứu Thế cho đến khi Ðấng này hoàn tất kế hoạch mầu nhiệm. Và như vậy để chúng ta quí mến và tham gia chương trình của Chúa nhiều hơn.
Riêng về nội dung và tinh thần của mùa Vọng, chúng ta có thể tìm thấy trong chính các bài đọc Thánh Kinh của Chúa nhật hôm nay. Bài Tin Mừng quan trọng hơn cả, nên nói đến ý nghĩa mùa Vọng một cách trực tiếp: đây là mùa hướng lòng chúng ta về Ngày Chúa đến, không phải trong xác thịt yếu đuối nữa, nhưng trong vinh quang bất diệt. Và như vậy, tuy hướng về tương lai, nhưng chúng ta phải căn cứ vào kinh nghiệm quá khứ mà chờ đợi. Chúng ta sẽ biết cách dọn đường Chúa đến khi nghĩ lại cách thức Chúa đã đến. Lễ Chúa Giáng sinh vì thế trở nên đích điểm gần cho mùa Vọng của chúng ta trước khi thật sự đi tới ngày Chúa đến. Và cũng vì vậy mà bài sách Giêrêmia đã được chọn để khơi lên niềm trông đợi; đang khi bài thư Phaolô chỉ dẫn một cách cụ thể hơn những thái độ sống đạo chân thực trong mùa Vọng.
Chúng ta hãy theo thứ tự trên đây để xem lại các bài Kinh Thánh.

1. Mùa Vọng Hướng Về Ngày Chúa Ðến

Bài Tin Mừng Luca đưa chúng ta về thời thế mạt. Tác giả đã theo truyền thống Khải huyền mô tả thời ấy như giờ cáo chung của vũ trụ hiện nay có nhiều điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. Dưới biển nước gầm sóng vỗ. Người ta có cảm giác cơ cấu trời đất lung lạc, lay chuyển. Ai nấy thất kinh lo sợ, chẳng biết những gì sẽ xảy ra... Chính lúc ấy, Con người sẽ đến trong đám mây, với quyền năng và vinh quang cao cả.
Tác giả Luca chỉ chú trọng đến sự kiện cuối cùng này. Chúng ta đừng quan tâm nhiều lắm đến những nét tả ở trên. Tác giả chỉ lấy lại những hình ảnh văn chương đã có sẵn. Không tất nhiên mọi sự sẽ xảy ra như vậy. Ðó chỉ là nền trời dựng lên cho việc Con Người hiện đến. Chính việc này mới chính yếu. Luca biết như vậy, nhưng cũng chẳng biết tả thế nào. Ông mượn lại lời sách Ðanien (7,13). Nhà tiên tri nằm chiêm bao. Thoạt tiên ông thấy bốn con vật từ biển đi lên phá phách dữ tợn. Rồi ông thấy một Con Người (tức là một người) hiện đến trong mây (dấu chỉ có thần tính) được trao quyền thống trị trời đất các dân tộc.
Những lời tiên tri này rất thích hợp để nói về ngày Chúa Kitô trở lại. Ngài chẳng phải là Con Người sao? Ngài có bản tính nhân loại; đồng thời cũng có bản tính thần linh. Hình ảnh một Con Người đến trong mây rất thích đáng để nói lên cả hai bản tính ấy nơi Ðức Giêsu Kitô. Nhưng như vậy nó chưa đủ diễn tả việc Ngài trở lại. Thế nên tác giả Luca còn phải thêm vào hình ảnh kia những lời chú thích cần thiết... Người viết: "Con Người đến trong đám mây, với quyền năng và vinh quang cao cả". Những lời chú này chỉ được dùng để nói về Ðức Giêsu Kitô sau ngày Phục Sinh. Và như vậy, tác giả Luca muốn nói với chúng ta hôm nay rằng: sau này Ðức Giêsu Kitô sẽ trở lại, không như lần trước, lúc Ngài giáng sinh làm người nữa đâu. Lúc ấy chúng ta đã thấy Ngài trong thân thể một Hài Nhi, tinh sạch đấy nhưng yếu ớt và bé bỏng. Không, sau này Ngài đến trong quyền năng và vinh quang. Như một vị Hoàng đế ư? Hoặc như một vị Thầm phán? Chắc chắn cao cả hơn nhiều.
Ðó là niềm tin của Luca, của các Tông đồ, của Hội Thánh chúng ta. Niềm tin ấy, hôm nay Phụng vụ tuyên xưng khi khai mạc mùa Vọng. Phụng vụ muốn rằng trong mùa này, chúng ta suy nghĩ về ngày Chúa đến, không phải đến trong thân thể một Hài nhi, như ngày xưa nữa, nhưng đến trong quyền năng và vinh quang cao cả để chấm dứt lịch sử đổi thay, lành dữ lẫn lộn này để khai mạc triều đại thiên quốc thánh thiện và bất diệt. Phụng vụ vọng ngày đó chứ không vọng ngày lễ Giáng sinh. Và chúng ta được kêu gọi suy nghĩ về ngày Chúa sẽ trở lại trong vinh quang chứ không phải chờ đón kỷ niệm ngày Chúa sinh ra làm người.
Tác giả Luca hẳn biết rằng có nhiều suy nghĩ không cần thiết về ngày Chúa lại đến. Thế nên người rất dè dặt trong các nét tả. Ngược lại, người chú trọng đến thái độ chúng ta phải có cho ngày trọng đại ấy. Theo Người, ngày ấy sẽ kinh khủng cho thiên hạ; nhưng đối với các tín hữu, đó là ngày cứu độ. Người bảo chúng ta hãy vươn người lên và ngẩng đầu lên vì Ðấng cứu chúng ta đang đến. Có thể nào những người tin Chúa Giêsu Kitô cứu thế lại sợ hãi việc Người trở lại?
Phải chăng chỉ có những kẻ đã bỏ niềm tin, hoặc không còn sống theo niềm tin ấy? Do đó, tác giả Luca khuyên ai nấy hãy sẵn sàng, đừng để ngày ấy đến chụp lấy mình như một cái lưới. Những kẻ chè chén say sưa và lo lắng sự đời chắc chắn sẽ bị bắt chợt không kịp sửa soạn. Còn những ai tỉnh thức và cầu nguyện làm sao có thể bị bắt gặp là bất xứng cho ngày Chúa đến?
Thật ra, giáo huấn của Hội Thánh về việc Chúa trở lại rất trong sáng và đơn sơ. Hội Thánh bảo chúng ta phải tin và sẵn sàng, tức là phải trông đợi. Cuộc đời Kitô hữu vì thế phải là mùa Vọng triền miên. Chúng ta không thể mãi mãi sống trong tâm trạng này, nếu không có những đà nhún để thỉnh thoảng thêm sinh lực cho niềm tin. Ðó là lý do và vai trò của lễ Giáng sinh được coi như điểm gần và trước mắt của mùa Vọng. Chúng ta hãy nhớ bài sách Giêrêmia để nói về ý nghĩa ngày lễ này.

2. Chúa Sẽ Ðến Như Ngài Ðã Ðến

Dĩ nhiên Giêrêmia đã không ngờ được có ngày Chúa sẽ đản sinh. Bài sách của ông hôm nay chỉ loan báo một niềm tin. Niềm tin này đã có từ lâu đời, khởi sự từ ngày Ðavít muốn xây cho Chúa một ngôi nhà để làm điện thờ cho xứng đáng. Nhưng Chúa đã sai tiên tri Nathan đến nói với Ðavít: không phải Ðavít sẽ xây nhà cho Chúa mà là chính Chúa sẽ cho Ðavít có nhà đến muôn đời (2S 7,5.11). Chúa chơi chữ với Ðavít. Ðavít muốn xây nhà cho Chúa nhưng Chúa không cần nhà ở. Ngược lại chính Chúa sẽ ban cho nhà Ðavít được tồn tại, tức là duy trì triều đại của dòng họ Ðavít.
Lời tiên tri Nathan lập tức đã trở thành niềm tin được gieo sâu vào lòng con cái Israen. Mỗi khi thế nước suy vi, người ta lại phập phồng nghĩ đến lời hứa. Người ta trông đợi gốc Giêsê - tức là dòng tộc Ðavít - sẽ đâm chồi mới, vua mới đem hòa bình hạnh phúc lại cho dân. Nhưng đã bao lần mong đợi hụt. Nhiều người đâm nghi nan Lời Hứa. Vào thời Giêrêmia - thời của lưu đày và sau lưu đày - người ta càng nản chí hơn nữa. Các vua Israen, kể cả những vị xuất thân từ dòng tộc Ðavít, đều đã tỏ ra không đáng tin cậy. Lời Chúa hứa về một người Con Ðavít có còn đáng quan tâm nữa không?
Như mọi tiên tri khác, và như mọi người đạo đức còn tin tưởng vào Lời Hứa, Giêrêmia khẳng định rằng: sẽ có ngày Chúa cho ứng nghiệm lời tốt lành Người đã phán về nhà Israen và nhà Giuđa. Bây giờ họ là hai nhà Nam Bắc khác nhau và đều điêu đứng khổ sở. Nhưng trong những ngày ấy, Chúa sẽ cho nhà Ðavít đâm ra chồi mới. Vị vua mới này sẽ không như các vị vua trước. Ngài sẽ đầy đức nghĩa và sẽ cho thi hành công minh đức nghĩa trong cả xứ đã thống nhất làm một. Giuđa sẽ được độ trì, Giêrusalem sẽ được an cư. Và như vậy Giêrusalem với Giuđa sẽ đóng vai trò quan trọng và tiêu biểu cho cả xứ. Nhất là Giêrusalem sẽ được gọi là "Giavê đức nghĩa của chúng tôi".
Lời sấm của Giêrêmia mang nhiều điển nghĩa Thánh Kinh. Nó quảng diễn và xác định lời tiên tri của Nathan. Nó cho người ta thấy vị Con Vua Ðavít sẽ là một hoàng đế đầy đức nghĩa, tức là đầy lòng công chính thánh thiện. Ngài sẽ cho thi hành công chính thánh thiện trong khắp xứ. Và Giêrusalem, đế đô của Ngài, tượng trưng cho tất cả dân Ngài sẽ được mang chính tên của Ngài là Thiên Chúa công chính và thánh thiện.
Chúng ta thấy Giêrusalem đã không chỉ quảng diễn lời tiên tri Nathan. Ông đã thêm những những ý kiến mới, những lời tiên tri mới thực sự. Những lời này đầy thánh thiện và không thể áp dụng cho một vị vua nào trong hoàng tộc Ðavít. Chúng chỉ hợp với Ðức Giêsu Kitô là Con Vua Ðavít thật, nhưng trước hết Ngài là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa. Chúnh Ngài là Ðấng công chính thánh thiện. Ngài đã cho thi hành công chính thánh thiện ở mọi nơi, nơi các tín hữu được công chính hóa nhờ ơn Ngài. Và Giêrusalem thánh thiện chính là Hội Thánh của Ngài mà chúng ta phải gọi là Hội Thánh của Thiên Chúa...
Như vậy Giêrêmia đã tiên báo về việc Chúa Giêsu ra đời trong dòng Ðavít. Ông đã nói về ngày lễ Chúa Giêsu Giáng sinh. Phụng vụ hôm nay đọc bài sách của ông để nói với chúng ta rằng: ngày Chúa Giáng sinh mà Giêrêmia đã nói tới chỉ là tiền đề và tiền ảnh của ngày Chúa sẽ trở lại. Chúng ta phải coi ngày lễ Chúa đã đến như là đảm bảo chắc chắn cho ngày Chúa sẽ đến. Hơn nữa như Ngài đã đến trong công chính thánh thiện và để thi hành công chính thánh thiện, thì chúng ta cũng phải trở nên công chính thánh thiện để chờ đợi ngày Chúa trở lại. Ðó cũng là ý của bài thơ Phaolô, hôm nay.

3. Hãy Thánh Thiện Trong Ngày Chúa Ðến

Giáo dân Thessalonica nghĩ nhiều đến ngày Chúa lại đến. Họ tưởng Người đã gần đến rồi. Như vậy làm ăn, xây dựng cuộc sống ở đời này làm gì nữa? Sự chểnh mảng công việc trần thế này không những không làm gia tăng sự thánh thiện; ngược lại nó đã là cớ sinh ra nhiều tội lỗi, không kể tội ích kỷ, chẳng nghĩ gì đến những người chưa biết Chúa và không chờ đợi ngày Người lại đến. Phaolô phải viết thư dạy dỗ.
Ðoạn trích hôm nay chưa đi vào chi tiết cụ thể Phaolô xin Chúa cho con chiên của Người được thêm lòng mến đối với nhau và đối với hết mọi người, như họ đã thấy ở nơi Người. Người đối với họ làm sao thì họ đã biết và Người đối với mọi người khác làm sao thì họ cũng đã thấy; vì không phải Người chỉ nhiệt tình đối với họ, nhưng đối với mọi người và đối với cả thế giới. Lòng mến của Người khiến Người bôn ba và chịu khổ không ngừng để cho mọi người được ơn Chúa cứu độ. Con chiên của Người, phải bắt chước Người. Trong khi trông đợi ngày Chúa trở lại, người ta không được ung dung nhàn rỗi; nhưng phải nỗ lực xây dựng cho kịp thời Chúa viếng thăm. Chỉ có như thế người ta mới có thể vô phương trách cứ trong sự thánh thiện trước mặt Thiên Chúa và vào thời quang lâm của Chúa chúng ta.
Lời khuyên tổng quát ấy thiết tưởng đã đủ. Nhưng Phaolô như người cha nhân ái còn muốn chỉ dẫn tỉ mỉ hơn. Người sẽ nói đến những thái độ cụ thể. Tuy nhiên tất cả sẽ chỉ là suy diễn từ chính thái độ và giáo huấn của các tông đồ mà con chiên của Người đã biết. Họ chỉ cần cứ sống như vậy và tiến thêm.
Chúng ta cám ơn thánh tông đồ đã nói với chúng ta những điều ấy. Nếu trong mùa Vọng ngày Chúa đến tức là trong suốt cuộc đời đi về với Chúa, chúng ta luôn bắt chước các Tông đồ, có lòng nhiệt tình đối với hết mọi người và muốn cho đời sống đạo đức luôn tiến thêm, thì chắc chắn sự công chính thánh thiện mà Chúa Kitô đã mang vào thế gian sẽ không ngớt lan rộng và tất cả sẽ vô phương trách cứ vào thời quang lâm của Người. Tinh thần mùa Vọng, vì thế, đầy tính cách truyền giáo và tiến bộ. Chúng ta phải cầu xin được thêm lòng mến như lời thánh Phaolô nói để có động lực giúp sống sẵn sàng và cầu nguyện không ngừng.
Lòng mến ấy, giờ đây chúng ta hãy thắp lên nhờ việc tham dự thánh lễ. Việc Chúa đến với chúng ta nơi bàn thờ không những nhắc nhở lại việc Người đã Giáng sinh vì chúng ta, mà còn hướng đến việc Người sẽ trở lại trong vinh quang. Nhớ lại công ơn Người đã làm cho chúng ta trong thời gian Người tại thế, chúng ta hãy sốt sắng cảm mến rước lấy Người nơi bí tích Thánh Thể, để với sự sống của Người, chúng ta nhiệt tình hướng về ngày Người trở lại. Người đã đến với chúng ta nơi xác thịt con người, Người muốn đến với chúng ta nơi Thánh Thể; Người sẽ đến với chúng ta trong vinh quang. Ðó là ba lần Chúa đến với mỗi người. Cả ba đều quan trọng, nhưng chủ quan thì lần thứ hai quan trọng hơn vì lẽ nó đón nhận lần thứ nhất và chuẩn bị lần thứ ba. Do đó, chúng ta hiểu hơn về vai trò của Thánh lễ trong đời sống và đặc biệt trong mùa Vọng. Chúng ta sẽ tham dự thánh lễ này sốt sắng và chúng ta quyết tâm sẽ dự lễ các Chúa nhật mùa Vọng sốt sắng hơn mọi khi.
 

cuti

Thành viên tích cực
#9
VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI CHO HẾT MỌI NGƯỜI
LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - Lc 1, 25-38

Tại sao mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội? Tôi mừng một đặc ân chỉ dành riêng cho một mình Mẹ? Hay để chúc mừng một trường hợp biệt lệ có một không hai mà Thiên Chúa đã thực hiện cho riêng một mình Mẹ? Hay để làm vui lòng Mẹ, và nhờ đó tôi sẽ được Mẹ thương ban cho nhiều ân huệ khác nữa? Lễ Mẹ Vô Nhiễm có liên quan gì tới tôi? Mục đích có phải là để khích lệ tôi sống trong sạch, thánh thiện hơn không?... Những câu hỏi tương tự như thể đã lởn vởn trong đầu tôi từ lâu lắm rồi, nhưng chỉ không tiện công khai nói ra thôi. Thú thực, tôi vẫn né tránh đi tìm được một giải đáp thỏa đáng vì sợ đụng chạm tới một tín điều.
Thế nhưng âm thầm tôi vẫn tin rằng tín điều Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội phải là một điều gì liên quan rất chặt chẽ tới niềm tin của mình. Trong câu chào của Sứ thần: “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà!” tôi vẫn thấy có một cái gì đó chạm tới chính bản thân mình, và tới từng người một. Phải, Đức Maria đâu phải là người duy nhất đầy ân sủng, vì Thiên Chúa đã ban ân sủng cách sung mãn cho hết thảy mọi người. Đức Chúa đâu chỉ duy nhất ở cùng Đức Maria, vì ngài “ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Trong thư gửi giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô khảng định nhiều lần một tư tưởng rất căn bản: “Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng đồi dào và cho trở nên công chính, thì được sống và được thống trị” (Rm 5, 17, và toàn chương 5). Như vậy, giữa một bên là Ađam phạm tội để mọi người bị nhiễm tội tổ tông, và bên kia là đức Giêsu Kitô cứu chuộc để mọi người được trở nên công chính, ta phải làm nổi bật (highlight) bên nào? Theo Phaolô thì vế thứ hai phải được nhấn mạnh hơn, vì nó “lớn lao hơn biết mấy”. Không những cần làm nổi bật Giêsu Cứu Chúa hơn là tổ tông Ađam lỗi phạm, mà còn cần phải đề cao “ân sủng … còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người” hơn là trên “muôn người phải chết”. Thật vậy, theo Phao-lô, “sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa” (Rm 5, 15).

Dưới nhãn quan đó, tôi sẽ chiêm ngắm Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội như thế nào? Nếu chủ yếu nhìn lên Mẹ như một trường hợp được đặc ân miễn trừ khỏi vế thứ nhất ‘mọi người mắc tội nguyên tổ’, thì dù rất cao đẹp, những vẫn là rất đơn độc nghèo nàn, theo lối nhìn thuần nhân loại. Còn nếu dùng con mắt Tin Mừng nhận ra đây là trường hợp điển hình (prototype chứ không phải unique) của ‘muôn người được trở nên công chính nhờ ân sủng’, thì mới thật sự là khám phá ra được ‘cái lớn lao’ mà Phaolô muốn nhắc nhở. Nếu tâm trí chỉ tập trung vào Maria như người nữ con cháu Eva, độc đáo vì không bị vướng mắc tội nguyên tổ, để rồi nhạt nhòa hình ảnh một Giêsu - Adam mới hoàn lại sự sống, sự công chính cho muôn người cách rất căn cơ và mạnh mẽ, thì đúng là ta đã chọn lấy cái yếu hơn cái mạnh, cái nhỏ mọn hơn cái lớn lao, cái tiểu tiết hơn cái tổng thể. Trong Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, tôi tìm thấy có cả hình ảnh một Maria Maddala sám hối, một tên cướp bị án phạt đóng đinh kêu cầu được Chúa xót thương; có cả hình ảnh của tôi khi quì gối ăn năn sám hối, của hết thảy mọi người trong cuộc sống ngụp lặn nơi dương thế… và nói chung của toàn thể nhân loại tội lỗi. Vô Nhiễm Nguyên Tôi không mang một nội dung loại trừ (exclusive: chỉ Maria thôi chứ không một ai khác), mà phải mang tính bao hàm (inclusive: Maria và mọi tín hữu, trong đó có cả tôi nữa). Vô Nhiễm Nguyên Tội phải nói được cho tôi rằng: ‘Mừng vui lên, hỡi người được đầy ân sủng, Đức Chúa xót thương và cứu độ luôn ở với bạn!’.

Mẹ Vô Nhiễm phải là đại lễ của tôi và của mọi người, vì Maria không phải là người duy nhất trên trần gian đã gắn kết cuộc đời mình cách bền chặt với Giêsu Kitô, mà cả tôi và mọi Kitô hữu cũng đã được gắn kết qua bí tích Thánh Tẩy đã lãnh nhận. Vô Nhiễm không chỉ mang nội dung tiêu cực ‘không vướng mắc tội nguyên tổ’ mà chứa đựng một mục tiêu tích cực hơn nhiều: ‘gắn kết bền chặt hơn nữa với ơn cứu độ nhân ái’ mà Đức Ki-tô Giê-su đã thực hiện (xem kinh tiền tụng lễ Mẹ Vô Nhiễm)

Lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cho con được cùng Mẹ không ngừng cất lời ca tụng Đức Chúa xót thương và cứu độ như Mẹ đã từng cất lên trong bài Magnificat. Nếu trinh trong/vô nhiễm đối với Mẹ trước hết là không ngừng rộng mở cõi lòng đón lấy ân sủng hải hà của Thiên Chúa, thì xin cho con cũng được bắt chước Mẹ không ngừng đón nhận và gắn kết bền chặt với lòng thương xót cứu độ đó trong suốt cuộc sống Kitô hữu, cho dầu rất yếu hèn và tội lỗi của con. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB


Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm C
Phúc Âm: Lc 3, 1-6
"Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ðời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.
Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.
CON ĐƯỜNG NỘI TÂM
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Bài Tin Mừng mở đầu thật long trọng khi nêu tên tất cả những vị lãnh đạo cao cấp thời đó. Từ Tibêriô, hoàng đế của đế quốc La mã, quyền uy phủ trên toàn thế giới thời ấy, đến Philatô, tổng trấn, đại diện cho hoàng đế cai trị nước Do Thái. Từ Hêrôđê, dù là bù nhìn, cai trị miền Bắc, đến em ông cai trị miền Nam. Từ Anna đến Caipha cùng trong gia đình làm thượng tế nắm giữ quyền đạo Do Thái. Tên tuổi những vị lãnh đạo cao cấp đầy quyền uy nói lên thực trạng của đất nước Do Thái thời đó: bị nô lệ. Chính vì thế, hơn bao giờ hết người Do Thái mong chờ Đấng Cứu Thế đến giải thoát dân Người. Chúa đã đến, không phải bằng con đường phô trương nhưng bằng con đường nội tâm. Thánh Gioan Baotixita hôm nay khi kêu gọi mở đường cũng nhắm đến con đường nội tâm. Chỉ những ai đi đường nội tâm mới gặp được Chúa. Qua lời rao giảng của Thánh Gioan Tiền Hô, đường nội tâm có những đặc điểm sau:
Đường nội tâm đi trong cô tịch. Thật lạ lùng. Một chương trình cứu thế lớn lao như thế mà Chúa chẳng ngỏ lời với các vị lãnh đạo cao cấp uy quyền, nhưng lại ngỏ với Thánh Gioan Baotixita. Một chương trình lớn lao như thế không khởi đầu từ thủ đô đất nuớc nhưng lại phát xuất từ vùng hoang địa xa xôi. Thực ra Chúa vẫn ngỏ lời với nhân loại. Nhưng tiếng Chúa nói âm thầm, sâu thẳm. Các vị lãnh đạo cao cấp sống trong ồn ào của đô thị phồn hoa, bị tiếng thét gào của đam mê, dục vọng, quyền lực lấn át, nên không nghe được tiếng Chúa. Thánh Gioan Baotixita nghe được tiếng Chúa nhờ đi vào con đường cô tịch. Sống ẩn thân nơi hoang địa. Chuyên chăm cầu nguyện trong tu viện. Bỏ ngoài tai tất cả những tiếng ồn ao thế tục. Chỉ khao khát lắng nghe Lời Chúa. Nên đã gặp được Chúa và được biết chương trình cứu độ của Chúa.
Đường nội tâm đi trong đi trong khiêm nhường. Chúa là Đấng vô cùng khiêm nhường. Chỉ những ai khiêm nhường mới gặp được Chúa. Các vị lãnh đạo uy quyền nói trên rất tự mãn. Tự mãn vì quyền uy bao trùm khắp mặt đất. Tự mãn vì dinh thự đền đài nguy nga. Tự mãn vì quần áo lụa sang trọng. Tự mãn vì yến tiệc linh đình. Thánh Gioan Baotixita thật khiêm nhường. Khiêm nhường trong đời sống âm thầm nơi hoang địa. Khiêm nhường trong tu viện đơn sơ. Khiêm nhường trong thực phẩm tự nhiên rất đạm bạc: chỉ ăn châu chấu và mật ong rừng. Khiêm nhường trong trang phục giản dị bằng da thú, chỉ có mục đích che thân. Khiêm nhường xưng mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa. Nhờ thế đã gặp được Chúa, được Chúa tuyển chọn trở thành người mở đường cho Chúa.
Đường nội tâm đi trong chiến đấu. Không phải chiến đấu với người khác. Nhưng chiến đấu với chính mình. Cuộc chiến đấu được Thánh Gioan Tiền Hô dùng lời tiên tri Isaia diễn tả trong việc sửa chữa con đường. Con đường là tâm hồn. Sửa chữa con đường vật chất tuy khó mà dễ. Sửa chữa con đường tâm hồn khó biết bao. Tâm hồn có những núi đồi kiêu ngạo tự mãn. Để sửa chữa phải bát núi đồi xuống. Phải cắt đi một phần tâm hồn không phải dễ dàng. Tâm hồn có những khúc quanh co, để uốn nắn lại phải vạt bớt chỗ quanh co. Gọt dũa tâm hồn đau đớn lắm. Từ bỏ mình là một cuộc chiến khốc liệt. Thắng được mình khó hơn thắng vạn quân.
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên thiếu chiều sâu nội tâm. Hôm nay ta hãy nghe lời Thánh Gioan Tiền Hô dạy, biết ăn năn sám hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch tội lỗi. Biết đổi mới tâm hồn bằng cuộc sống đi vào nội tâm. Tìm những giờ phút thanh vắng cô tịch để lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm nhường để nên giống Chúa. Muốn được như thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến ở đầu đường. Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn lồi lõm quanh co. Khi nào ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh co trong tâm hồn, ta sẽ được thấy Chúa.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Đường nội tâm có những đặc điểm nào? Cô tịch, khiêm nhường và chiến đấu, đặc điểm nào cần thiết nhất cho đời sống bạn hiện nay?
2. Thánh Gioan Tiền Hô có sống những lời Ngài rao giảng không?
3. Con đường nội tâm của bạn còn phải sửa chữa ở những đoạn nào? Có dễ không? Tại sao?
ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
 

cuti

Thành viên tích cực
#10
Ðề: LỄ DỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - Lc 1, 25-38

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội - 08 tháng 12
THỨ BA, 07 THÁNG 12 2010 11:31 BBT TGP HN ~ Số lượt xem: 2502
Email In

marie--reine-du-monde-4_copy

I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ VÔ NHIỄM THAI

Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội từ thuở đầu thai, nói tắt là "Đức Mẹ vô nhiễm thai". "Thai" nói đầy đủ là "thụ thai" (conception). Thụ thai phân biệt ra thụ thai chủ động (active conception) là việc người mẹ hoài thai đứa con, và thụ thai thụ động (passive conception) là việc người con được thụ thai. Do đó, khi nói đến Immaculate Conception là không phải nói đến Thánh Anna thụ thai Đức Trinh Nữ Maria, hay là Đức Trinh Nữ Maria thụ thai Chúa Giêsu, nhưng là nói đến Đức Trinh Nữ Maria "được thụ thai, hay là được dựng thai, hoặc là đầu thai" trong lòng Thánh Anna. Cũng có khi người ta chỉ nói "Đức Mẹ Vô nhiễm" thì hiểu là "Đức Mẹ Vô nhiễm từ thuở đầu thai" hay là "Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm" hoặc là "Đức Mẹ Vô nhiễm thai".

Vấn đề "Đức Mẹ Vô nhiễm thai" thoạt tiên là một hạt giống được giấu ẩn trong kho mạc khải Thánh kinh và Thánh truyền, rồi trải qua niềm tin của Giáo hội biến thành Nụ Tín lý. Nhưng Nụ Tín lý trải qua nhiều chông gai, nhiều sương tuyết lạnh lùng, nhờ sự diễn giải của các Thánh Giáo phụ, các nhà thần học và sự phán quyết của Thẩm quyền Giáo hội mới nở tươi thành Tín điều.

Xét về phương diện tiến triển, Tín điều "Đức Mẹ Vô nhiễm thai" đã trải qua một tiến trình rất phức tạp, nhưng được giản lược qua 3 giai đoạn: giai đoạn trầm lặng, giai đoạn tranh luận, và giai đoạn xác nhận.

A. Giai đoạn trầm lặng từ thế kỷ I đến thế kỷ XI

Thánh kinh chỉ có kiểu nói mặc nhiên ẩn tàng về vấn đề Vô nhiễm, nên trong những thế kỷ đầu, Giáo hội chưa khám phá ra. Tuy nhiên, từ thời các Thánh Tông đồ qua thời các Thánh Giáo phụ trong những thế kỷ đầu, một ít tia sáng "Vô nhiễm" đã loé lên, nhưng chỉ trong phạm vi cá nhân. Năm 416 Công đồng Carthage và Công đồng Mileviô ở Bắc Phi lên án Pelagiô và Coelestiô chối tội nguyên tổ, mà không đề cập gì đến trường hợp của Đức Mẹ. Năm 431 Công đồng Êphêsô ở Tiểu Á cùng với Thánh Cyrillô Alexanđria luận phi bè rối Nestoriô, để tuyên tín Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Từ đó, lòng sùng kính Đức Mẹ dâng lên cao và tràn lan ra xa rộng. Giáo hội cũng chỉ xác nhận sự trinh trong tuyệt đối của Mẹ. Khi người ta bàn luận về vấn đề tội lỗi, Thánh Augustinô không muốn liên tưởng đến Đức Mẹ. Tư tưởng tiêu cực này đã nên như qui luật cho các Giáo phụ thời đó. Bên Đông phương, người ta nồng nhiệt sùng kính phúc vinh quang Mẹ Thiên Chúa, mà không xác định rõ. Đến thế kỷ VII, bốn vị Giáo hoàng: Đức Honoriô I, Đức Thánh Martinô I, Đức Thánh Agathô, và Đức Thánh Lêô II làm loé lên một vài tia sáng nhưng vẫn ở trong phạm vi hạn hẹp.

B. Giai đoạn tranh luận từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV

Thế kỷ XII, nhà thần học Eadmer sử gia của Thánh Anselmô tại Canturbury (Anh) viết cuốn "Yếu luận về sự đầu thai thánh thiện của Đức Maria" để minh xác ý nghĩa đặc ân làm nền tảng cho Tín lý Vô nhiễm. Eadmer lý luận sâu sắc về việc Mẹ được đặc ân Vô nhiễm với ba lời có tính cách Cách ngôn: Potuit, Decuit, Fecit, nghĩa là Thiên Chúa có thể làm; nếu Người muốn thì Người đã làm. Cũng thời đó, văn sĩ Osbertô Clare đầu tiên vận động truyền bá giáo thuyết này. Đông phương đã mừng lễ Mẹ đầu thai từ thế kỷ VII, nhưng Tây phương mừng lễ này thế kỷ XII. Dẫu thế, một bức màn đen vẫn trùm phủ vấn đề Vô nhiễm, đến nỗi bốn vị Thánh tiến sĩ Bênađô, Albertô, Bônaventura, Tôma, và hai nhà thần học nổi danh Rupertô và Alexanđrô Halès cho rằng Đức Mẹ cũng mắc luật lưu truyền nguyên tội như mọi người dòng dõi Ađam. Thánh Tôma chỉ nói Đức Maria được thánh hoá trong lòng mẹ. Về sau, các ngài mới bỏ tư kiến để thuận theo sự phán quyết của các Đức Giáo hoàng và niềm tin của Giáo hội.

Hai luồng tư tưởng nghịch và thuận vấn đề Vô nhiễm lan tràn sâu rộng gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái Tôma và Scôtô tại Avignon (Pháp) năm 1325. Phe thuận là trường phái Scôtô có luận cứ vững mạnh, nên được Đức Gioan XXII tán thành, và được Đại học Paris yểm trợ. Năm 1346 tại phân khoa Thần học Đại học này, không ai được đậu cử nhân, tiến sĩ, nếu không tuyên thệ phải ủng hộ giáo thuyết Vô nhiễm. Sau này hai Đại học Cologne và Mayence noi gương Đại học Paris cũng có qui chế như thế. Còn một cuộc tranh luận khác không kém gay go về vấn đề Vô nhiễm. Phe chống gây ảnh hưởng sâu rộng nhất là miền Bắc Ý, nhưng sau cũng thuận theo, nhờ thái độ cương quyết của Đức Sixtô IV.

C. Giai đoạn xác nhận từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX

Năm 1377 cuộc Đức Mẹ mạc khải với Thánh Brigitta được Đức Grêgôriô XI thẩm tra và xác nhận là chân thật. Đức Mẹ nói với Thánh Brigitta: "Đúng sự thật là Mẹ đầu thai vô nhiễm. Hỡi ái nữ của Mẹ. Con hãy tin và thấy rằng những ai tin và tuyên xưng Mẹ đã được gìn giữ khỏi vết nhơ tội tổ là họ nghĩ đúng. Ai nghĩ ngược lại là sai, nhất là họ nghĩ càn giỡ". Năm 1431, Công đồng Basel (Thụy sĩ), công bố một sắc lệnh như sau: "Chúng tôi xác định và tuyên ngôn rằng Đức Trinh Nữ Maria, do đặc ân Thiên Chúa giữ gìn, không bao giờ nhiễm lây vết nhơ nguyên tội, nhưng luôn luôn thánh thiện và vô nhiễm".

Đức Sixtô IV là vị Giáo hoàng đầu tiên minh nhiên xác định vấn đề Vô nhiễm bằng cách ban hành mười sáu Hiến chế về Mẹ Maria Vô nhiễm. Trong số đó, mười hai Hiến chế ban ân xá, bốn Hiến chế thiết lập và củng cố lễ Mẹ Vô nhiễm trong khắp Giáo hội.

Năm 1545, Công đồng Trentô do Đức Phaolô III triệu tập, công bố sắc lệnh có ba khoản nói về Mẹ Vô nhiễm:

1. Đức Maria được miễn trừ khỏi luật chung của Nguyên tội.

2. Đức Maria được gọi là Vô nhiễm. Ý nghĩa danh từ này phải được xác định là khỏi mọi vết nhơ, mà vết nhơ là Nguyên tội. Do đó, gọi Mẹ là Vô nhiễm vì Mẹ đầu thai vô nhiễm nguyên tội.

3. Các Hiến chế của Đức Sixtô IV phải được tôn trọng.

Năm 1567 Đức Thánh Piô V ban hành ba văn kiện về Mẹ Vô nhiễm. Văn kiện thứ nhất luận phi những lầm lạc của Baius cho rằng tin Đức Mẹ vô nhiễm thai là rối đạo.

Đức Clêmentê VIII ca ngợi, khích lệ và cho phát hành cuốn giáo lý do Thánh Bellarminô soạn, trong đó có câu:

H. Đầy ơn phúc nghĩa là gì?

T. Đức Mẹ đầy ơn phúc, vì Người không hề mang vết nhơ tội lỗi, dù là Nguyên tội hay hiện tội, tội trọng hay tội hèn.

Đức Grêgôriô XV ban hành sắc lệnh có một điều đáng chú ý:

Những ai phủ nhận Đức Mẹ Vô nhiễm phải tuyệt đối im lặng, vì sinh gương mù và chia rẽ giữa Giáo hội. Mẹ Maria đầu thai mà mắc tội là điều xúc phạm đến niềm tin của tín hữu. Tuy nhiên, được giữ tư kiến cho mình, vì vấn đề chưa được chính thức xác định.

Đức Alexanđrô VII là vị Giáo hoàng quan trọng thứ nhì sau Đức Piô IX trong việc định tín Mẹ Vô nhiễm. Trọng sắc "Sollicitudo Omnium Ecclesianum" của ngài có ba điều quan trọng:

1. Niềm tin Mẹ Maria Vô nhiễm là quan điểm đạo đức (Pia sententia).

2. Sự đầu thai nói về Mẹ Maria có nghĩa là Vô nhiễm.

3. Ngài giải thích các sắc lệnh của các vị tiền nhiệm xác nhận Mẹ Vô nhiễm.

Năm 1830, Đức Mẹ hiện ra ban cho Thánh Catarina Labouré tại Paris lời nguyện vắn tắt: "Lạy Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi chạy đến cùng Mẹ".

Đức Grêgôriô XVI, vị tiền nhiệm của Đức Piô IX, đã dọn đường rất gần để tiến tới việc định tín. Ngài ban phép cho 133 giáo phận và hội dòng thêm vào kinh cầu Đức Bà câu: "Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông, cầu cho chúng con". Sau này Đức Piô IX mới ấn định câu này trong kinh cầu Đức Bà cho khắp Giáo hội. Lòng sùng kính Mẹ Vô nhiễm đặc biệt của ngài ảnh hưởng sâu rộng trong Giáo hội. Từ năm 1840 đến 1844 có 86 đơn thỉnh nguyện xin định tín của các Hồng y, Giám mục nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, và Trung Hoa, và năm 1849 thêm các đơn thỉnh nguyện của Công đồng Baltimore, Hoa kỳ.

Đức Piô IX đã được Thiên Chúa tuyển chọn để định tín Mẹ Vô nhiễm thai, nên lịch sử gọi ngài là Giáo hoàng của Mẹ Vô nhiễm. Từ năm 1846 đến 1849 có thêm 130 đơn thỉnh nguyện, nên ngài quyết tâm tiến hành:

Ngày 1-6-1848 ngài triệu tập Hội đồng Tư vấn gồm các nhà thần học nổi danh, với sứ mệnh thẩm xét vấn đề. Hội đồng Tư vấn biểu quyết tâu xin định tín.

Ngày 22-12-1848 một Hội đồng Tiền chuẩn bị gồm tám Hồng y và năm cố vấn họp tại Naples dưới quyền chủ toạ của Đức Hồng y Lambruschini. Hội đồng tâu xin Đức Thánh Cha gửi một thông điệp cho các Giám mục xin cầu nguyện và hỏi ý kiến.

Ngày 2-2-1849 Đức Thánh Cha liền ban hành Thông điệp "Ubi Primum". Ngài nhận được 603 thư hồi âm tâu xin định tín hoặc xin tùy sự quyết định của Đức Thánh Cha. Với đủ yếu tố trong tay, Đức Piô IX họp Cơ mật viện gồm các Hồng y để quyết định lần cuối cùng và ngài viết Thông điệp "Ineffabilis Deus".

D. Tuyên tín

Ngày 8-12-1854, tại đại đền Thánh Phêrô, trước mặt 54 Hồng y, 42 Tổng Giám mục, 92 Giám mục, 300 các viên chức sắc gồm cả ngoại giao đoàn, cùng với chừng 50,000 linh mục, tu sĩ, và giáo dân từ nhiều quốc gia, Đức Piô IX trịnh trọng tuyên bố thông điệp bất hủ "Ineffabilis Deus", và với một giọng cương quyết oai nghiêm, ngài tuyên tín: "Do uy quyền của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và của riêng Ta, Ta xác nhận, tuyên ngôn và định tín rằng: Rất Thánh Trinh Nữ Maria từ phút đầu thai đã được gìn giữ Vô nhiễm khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, do đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân thế. Tín lý này đã được Thiên Chúa mạc khải. Do vậy, tất cả mọi tín hữu phải tin kiên vững".

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, tức thì bài thánh ca "Te Deum" cùng với âm nhạc và tiếng chuông đại đền thánh Phêrô vang lên trầm hùng, biểu lộ niềm phấn khởi hân hoan từ ngàn vạn con tim dào dạt sung sướng trước bước vinh quang của Mẹ Vô nhiễm. Đồng thời, bên ngoài, từng loạt đại bác tại lâu đài Thiên thần nổ vang trời, nhịp với chuông tất cả các đền thờ thành Rôma đổ hồi ngân vang reo mừng Mẹ. Các lâu đài, dinh thự và tất cả các tư gia đều kéo cờ tưng bừng, và đêm đến thì trưng đèn rực sáng để ghi dấu một biến cố vinh quang cho Mẹ Vô nhiễm và vẻ vang cho toàn thể Giáo hội.

Sau bốn năm, năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với Thánh Bernađetta tại Lộ Đức nước Pháp. Mẹ xưng mình "Ta là Đấng Vô nhiễm thai" để xác nhận điều tuyên tín của Đức Piô IX.

Năm 1846 công đồng giáo tỉnh Baltimore cung hiến Giáo hội Hoa Kỳ cho Đức Mẹ Vô nhiễm. Và đền thánh Mẹ Vô nhiễm bổn mạng toàn quốc đã được xây cất tại Washington, D.C. Tại Việt Nam, từ năm 1855 đến năm 1862 dưới triều vua Tự Đức, việc cấm đạo khủng khiếp ác liệt hơn hết. Riêng giáo phận Bùi Chu và Hải Phòng đã có trên 2,000 người chết vì đạo. Bởi vậy, các thừa sai Tây Ban Nha tại Giáo phận Bùi Chu khấn dâng giáo phận cho Đức Mẹ Vô nhiễm và khấn hứa Đức Mẹ ban ơn bình an, giáo phận sẽ dâng kính Đức Mẹ một đền thờ rộng lớn. Quả thật đến năm 1888, phong trào cấm đạo chấm dứt. Nhưng mãi đến năm 1916 Giáo phận Bùi Chu mới khởi công kiến thiết đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm đồ sộ nguy nga kiểu Gothic bậc nhất Đông Dương tại Phú Nhai gần Bùi Chu, tới năm 1923 mới khánh thành, năm 1929 bị bão đổ, và năm 1933 được trùng tu uy hùng cho tới ngày nay.

Trải qua nhiều khó khăn sau bao thế kỷ, và nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Linh qua Thánh kinh và Thánh truyền, Giáo hội đã đính thêm viên bích ngọc "Vô nhiễm" sáng chói trên vương miện Thiên Mẫu của Mẹ Maria. Chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa và Giáo hội, cách riêng Đức Sixtô IV và Đức Piô IX. Với hết tình ngoan thảo, chúng ta hãy hoan hỉ ca mừng chúc tụng Mẹ Vô nhiễm, đặc biệt trong dịp lễ tôn vinh Người.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Đông phương đã mừng lễ Mẹ Vô nhiễm từ thế kỷ VII. Bên Tây phương, Osbertô Clare, một văn sĩ và thi sĩ người Anh, tiên phong vận động mừng lễ Mẹ Vô nhiễm tại Anh hồi thế kỷ XII. Từ Anh lễ này lan nhanh sang Normandie và toàn nước Pháp rồi sang Ý. Năm 1215 các giáo phận nước Pháp được Đức Innocentê III ban phép đầu tiên mừng lễ Mẹ đầu thai. Quãng năm 1241 hay 1242, vì lý do chính trị do Vua Philippe II nước Pháp, Đức Bonifaciô VIII dời giáo triều xuống thành Anagni là nguyên quán của ngài và mừng lễ Mẹ đầu thai tại nhà thờ chính toà. Năm 1263, Đại Công hội Dòng Phanxicô tại Pise (Ý) ấn định mừng lễ này trong toàn dòng. Đến đời Đức Clêmentê V, vì ảnh hưởng của Vua Philippe II, ngài đặt giáo đô tại Avignon (Pháp). Cả giáo triều mừng lễ Mẹ đầu thai ngày mồng 8 tháng 12 tại nhà thờ Dòng Carmelô. Từ đây, hằng năm giáo triều mừng lễ Mẹ đầu thai và tiếp tục khi trở về Rôma, các Đức Giáo hoàng cũng đích thân tham dự. Năm 1385, sử gia Bellemer và mấy năm sau sử gia Francis Martin còn thấy Đức Giáo hoàng, các Hồng y, Giám mục mừng lễ Mẹ đầu thai tại nguyện đường trong điện Vaticanô.

Thời đó lễ Mẹ đầu thai chỉ có ý nghĩa suông là Đức Mẹ đầu thai thánh thiện trong lòng Bà Thánh Anna. Vấn đề Vô nhiễm chưa được đưa ra khảo sát, và Toà thánh cũng chưa xét đến điểm tín lý.

Năm 1325 tại Avignon, Đức Gioan XXII chứng giám cuộc tranh luận sôi nổi giữa các linh mục Dòng Phanxicô và Dòng Đaminh về vấn đề Vô nhiễm. Chung cuộc, ngài tuyên bố luận cứ bên Phanxicô đáo lý hơn và có ưu thế hơn, nên ngài truyền dạy mừng lễ Mẹ đầu thai rất trọng thể tại nguyện đường của ngài, nhưng ngài không xác định vấn đề Vô nhiễm. Công đầu tiên thiết lập lễ Mẹ Vô nhiễm là Đức Sixtô IV, một tu sĩ Phanxicô. Năm 1476, ngài dạy Lêonardô Nogarolis soạn kinh lễ với tuần tám. Ngày 27-2-1477, ngài ban hành Trọng sắc "Cum prae-celsa" long trọng thiết lập lễ Đức Mẹ Vô nhiễm. Ngày 4-10-1480, Đức Thánh Cha ban hành Đoản sắc "Libenter" chuẩn nhận Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm do cha Bernadino de Bustis, OFM, soạn thảo.

Năm 1482 và 1483 nổi lên những phản ứng tại miền Lombardy, Bắc Ý, tuyên truyền rằng tin và chủ trương Đức Mẹ Vô nhiễm thai là rối đạo, Đức Sixtô IV ban hành thêm hai Tiền và Hậu đoản sắc "Grave nimis" để chặn đứng luồng tư tưởng lầm lạc đó.

Đức Lêô X tán thành và xác nhận những văn kiện của Đức Sixtô IV. Với Trọng sắc "Sacrosanctae", ngài truyền dạy nước Balan mừng lễ Mẹ đầu thai như ở Rôma, và ban phép Giáo hội Tây Ban Nha tổ chức lễ Mẹ Vô nhiễm nửa đêm ngày 8 tháng 12. Đức Thánh Piô V truyền dạy toàn thể Giáo hội mừng lễ Mẹ đầu thai. Giờ kinh ngày lễ thì lấy giờ kinh lễ Sinh nhật Mẹ, và đặt chữ "Đầu thai" thay chữ "Sinh nhật". Riêng Dòng Phanxicô được dùng giờ kinh Bài lễ của Nogarolis đời Đức Sixtô IV.

Các Đức Giáo hoàng Sixtô V, Grêgôriô XV, Clêmentê IX, Bênêđictô XIV, Clêmentê XIII, Clêmentê XIV, Piô VI, và Đức Piô VII ban phép mừng lễ Mẹ Vô nhiễm cho từng quốc gia, từng giáo phận, từng dòng tu. Riêng Đức Grêgôriô XVI trong vòng mười năm ban phép cho 211 giáo phận và dòng tu mừng lễ Mẹ Vô nhiễm, và thêm danh từ "Vô nhiễm" vào kinh Tiền tụng lễ Mẹ đầu thai. Đức Clêmentê XI, với trọng sắc "Commissioni nobis" năm 1708 truyền dạy lễ Mẹ Vô nhiễm là lễ buộc trong khắp Giáo hội.

Đức Piô IX, ngày 30-9-1847, ngài ký sắc lệnh của Thánh bộ Lễ nghi ban phép đọc Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm cho chính ngày lễ và cả tuần tám, bắt đầu cho giáo phận Rôma và hai năm sau cho toàn thể Giáo hội. Năm 1863 là sau chín năm định tín Mẹ Vô nhiễm, ngài qui định Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm "Gaudens Gaudebo - Tôi sẽ hớn hở vui mừng" như ta thấy ngày nay.

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

Giáo hội đã tuyên tín Mẹ Maria đầu thai vô nhiễm và long trọng mừng lễ Mẹ Vô nhiễm để cảm tạ Chúa Ba Ngôi rất thánh đã tiền định tuyển chọn Mẹ với một đặc ân lạ lùng, chuẩn bị cho phẩm chức và sứ mạng của Mẹ, đồng thời để ngợi khen chúc tụng Mẹ cao sang hơn mọi bậc thần thánh và toàn thể loài người.

Giáo hội long trọng mừng lễ Mẹ Vô nhiễm với năm lý do thần học theo Thánh Tôma:

1. Nếu lúc nào đó mắc tội, Mẹ Maria không xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa, vì "cha mẹ là sự hãnh diện của con" (xem Cn 17:6). Do đó, nếu Mẹ mắc nguyên tội, ánh vinh quang của Chúa bị lu mờ trước mặt các thần thánh.

2. Giữa Chúa Giêsu và Mẹ có một mối liên hệ chặt chẽ. Chúa và Mẹ cùng một vinh quang, nên Mẹ cần phải sạch mọi tội lỗi, nhất là nguyên tội.

3. "Cha đã cho con việc xử án" (Ga 5:22). Nếu Mẹ Maria sa phạm tội lỗi hoặc nguyên tội, thì theo đức Công bằng, Chúa phải xử án luận phạt Mẹ. Nhưng có lẽ nào Chúa để Mẹ sa phạm để đoán phạt Người!

4. Thánh Phaolô gọi thân xác chúng ta vì ô nhiễm nguyên tội là thân xác tội lỗi (Rm 6:6). Nếu Mẹ mắc nguyên tội, thân xác Mẹ sẽ là thân xác tội lỗi, thì làm sao xứng với thân xác Chúa Giêsu ngôi hiệp với bản tính Thiên Chúa?

5. Vẻ đẹp của Mẹ "mười phân vẹn mười" luôn luôn và mãi mãi đẹp. Mẹ đẹp từ lúc đầu thai và luôn mãi đẹp. Trước khi sinh ra, sau khi sinh ra, không một tuổi nào, không một lúc nào trong đời Mẹ, mà Mẹ không luôn luôn hoàn toàn đẹp đẽ.

IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ

Bài đọc I: Sáng thế 3:9-15, 20

Đoạn văn này ám chỉ Mẹ Maria là Tân Evà. Các Thánh Giáo phụ từ Thánh Giustinô nhìn thấy trong thánh truyện Truyền tin sự phản ngược quá trình tội lỗi trong vườn địa đường. Bà Evà là mẹ chúng sinh, vì nghe mưu chước con Rắn hoả ngục đã lỗi phạm giới răn Thiên Chúa ăn trái cấm và trao cho ông Ađam cùng ăn. Tội phạm này đã làm cho ông bà phải khiếp sợ, xấu hổ, và nhận chìm toàn thể loài người xuống hố đoạ trầm. Trái lại, Đức Trinh Nữ Maria là Tân Evà cũng là Mẹ chúng sinh vì nghe theo Thiên sứ, xin vâng lời Thiên Chúa dấn thân vào sứ mạng Đồng công cùng với Chúa Cứu Thế cứu thoát loài người khỏi hố đoạ trầm mà được thăng tiến vinh phúc. Như vậy bà Evà đã bị con Rắn đánh thảm bại, thì Tân Evà đã đạp nát đầu Rắn, chiến thắng nó một cách vẻ vang, mà cuộc chiến thắng đầu tiên là được đặc ân Vô nhiễm.

Bài đọc II: Êphêsô 1:3-6, 11-12

Đầu thư này trình bày thánh lệnh muôn đời của Thiên Chúa là mầu nhiệm đã được giấu kín qua các thời đại, rồi được tỏ ra trong Chúa Kitô. Đức Gioan Phaolô II áp dụng tư tưởng này vào Mẹ Maria: "Mầu nhiệm Mẹ Maria chỉ được tỏ rõ trong mầu nhiệm Chúa Kitô" (RM, 4). Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ từ muôn thuở để Mẹ nên thánh thiện và vô tì tích trước mặt Người. Cùng với Đức Gioan Phaolô II, chúng ta có thể thấy rằng ơn thánh đã làm cho toàn thể con người Mẹ Maria nên cao cả xinh đẹp phi thường (RM, 11).

Phúc âm: Luca 1:26-38

Bài Phúc âm này được tuyên đọc ngày lễ Mẹ Vô nhiễm, vì lời thiên sứ "kính chào Bà đầy ơn phước" tỏ ra rằng Đức Trinh Nữ Maria được dư tràn ơn phúc do đặc ân Vô nhiễm như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích: đầy ơn phúc nghĩa là Vô nhiễm (18-12-84). Lời thiên sứ quả quyết "Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ" chứng tỏ Trinh Nữ được đẹp lòng Thiên Chúa, được Thiên Chúa tuyển chọn vào một chức phẩm siêu việt và một sứ mạng cao cả. Trước một ơn thánh cao dầy do lòng Chúa yêu thương và trước một viễn tượng huy hoàng rực rỡ như thế, Trinh Nữ Maria càng hạ mình sâu thẳm, càng trung kiên với đức Đồng trinh, càng được đẹp lòng Thiên Chúa. Do vậy, Thiên Chúa đã thực hiện nơi Người mầu nhiệm Nhập thể Cứu chuộc.

L.m. Phêrô, CMC

Nguồn:gpnt.net
 

hthaith

Thành viên tích cực
#11
Ðề: LỄ DỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - Lc 1, 25-38

Christmas season, bác Cuti cho ké vài bài hát về Christmas nhen. Thanks

Oh Holy Night By Celine Dion
[video=youtube_share;kBVUVTj0Big]http://youtu.be/kBVUVTj0Big[/video]

Silent Night By Kenny G
[video=youtube_share;HJ2mku_DTz8]http://youtu.be/HJ2mku_DTz8[/video]

Hark! The herald the angle song by Boney M
[video=youtube;Xde54wwncSM]http://www.youtube.com/watch?v=Xde54wwncSM&feature=share&list=PL846CC964FDC65AD6[/video]

Ave Maria - Celine Dion
[video=youtube_share;nVAVA4hxwHo]http://youtu.be/nVAVA4hxwHo[/video]
 

cuti

Thành viên tích cực
#13
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đức_Mẹ_Fatima

Hôm nay 13/05/2013 là kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima ở Bồ Đào Nha, hiện sư kiện này vẫn còn để lại nhiều hoài nghi là có thật là Đức Mẹ có hiện ra hay không nhưng có 4 sự kiện lịch sử sau thì không ai có thể phủ nhận :

1/ Chiến tranh thế giới lần 1 vào năm 1914-1917 đã sớm kết thúc như Mẹ đã hứa.

2/ Francisco và Jacinta Marto bị chết sớm trong đợt dịch cúm Tây ban nha, Francisco chết năm 1919, Jacinta chết năm 1920 như Mẹ đã báo trước cho 2 em.

3/ Sự kiện mặt trời nhảy múa là có thật và suy luận là do bị “ảo giác” là không thuyết phục vì ảo giác chỉ có thể xày ra với 1 người hoặc 1 nhóm người chứ không thể xảy ra cùng lúc với 30,000 người được với nhiều góc nhìn khác nhau.

4/ Trong lần xuất hiện này Mẹ đã hứa “hãy giao nước Nga vào tay Mẹ để Mẹ quan phòng”. Đế chế Liên Xô đã sụp đổ 1 cách ngoạn mục và không hề đổ 1 giọt máu nào vào năm 1989-1990.


Các anh chị em chúng ta hãy cùng nhau siêng năng lần chuỗi Mân Côi để suy tôn trái tim vẹn toàn của Đức Mẹ anh chị em nhé.
 

cuti

Thành viên tích cực
#14
Đụng đến áo (03.2.2015 – Thứ Ba Tuần 4 Thường niên)
Ngày đăng: 02/02/2015 | Số lần xem: 331 |

Lời Chúa: Mc 5, 21-43

21 Đức Giê-su xuống thuyền, trở lại sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ.22 Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người,23 và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống.”24 Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người.

25 Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm,26 bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản, mà vẫn tiền mất tật mang, lại còn thêm nặng là khác.27 Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo của Người.28 Vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu.”29 Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh.30 Ngay lúc đó, Đức Giê-su thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo tôi? “31 Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: Ai đã sờ vào tôi? “32 Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó.33 Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người.34 Người nói với bà ta: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.”

35 Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa? “36 Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.”37 Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an.38 Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giê-su thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ.39 Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy! “40 Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi với Người, vào nơi nó đang nằm.41 Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi! “42 Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ.43 Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.

Suy niệm:

Giữa đám đông chen lấn chung quanh Ðức Giêsu,
có những người đụng vào áo Ngài.
Nhưng chỉ có một cái đụng cố ý,
đụng lén như sợ bị bắt quả tang.
Ðó là cái đụng của một người phụ nữ,
mười hai năm mắc bệnh băng huyết,
mười hai năm tìm thầy chạy thuốc mà không khỏi,
mười hai năm bị coi là ô nhơ:
không được đụng đến người khác,
không được tham dự nghi lễ ở Ðền thờ.

Người phụ nữ đụng vào áo Ðức Giêsu
bằng tay và bằng lòng tin,
một lòng tin đơn sơ mà mạnh mẽ.
“Dầu tôi chỉ đụng vào áo Ngài, tôi sẽ được khỏi.”
Cái đụng của lòng tin đã cứu bà khỏi bệnh.

Trong đời sống Kitô hữu,
chúng ta đã nhiều lần đụng vào Chúa.
Ðụng đến Lời Ngài, đụng đến Mình Máu Thánh Ngài.
Ðụng bằng tay, bằng miệng, bằng rung động của trái tim.
Có những lần đụng chạm hời hợt vì thói quen,
không để lại một âm vang nào,
không đem lại một biến đổi nào trong cuộc sống.
Nhưng cũng có lần, như người phụ nữ,
ta run rẩy đụng vào Ngài, dù biết mình ô nhơ tội lỗi.
Hay nói đúng hơn,
vì biết mình ô nhơ tội lỗi mà ta cả dám đụng vào Ngài.
Ðụng vào Ðấng Thánh để được nên trong sạch.

Chúng ta cần đụng đến Ðức Giêsu mỗi ngày
và chúng ta cũng cần được Ngài đụng đến.
Ông trưởng hội đường xin Ngài đặt tay trên con mình.
Ngài đã cầm tay cô bé để kéo cô ra khỏi cái chết.
Như con gái của ông trưởng hội đường,
chúng ta cần được Chúa cầm tay và bảo: “Hãy trỗi dậy.”
Trỗi dậy khỏi bệnh tật và cái chết.
Trỗi dậy và đi lại, ăn uống như người bình thường.
Trỗi dậy và sống vui tươi, tự do như con cái Thiên Chúa.

Hai phép lạ xảy ra nhờ có lòng tin.
Ðức Giêsu xác nhận lòng tin vững vàng của người phụ nữ:
“Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con” (c.34).
Ngài nâng đỡ lòng tin đang chao đảo của Giarô:
“Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (c.36).
Cần có lòng tin khi đụng chạm Chúa Giêsu.
Cần nhạy cảm để nhận ra cái đụng nhẹ của Ngài.
Khi đụng vào Thân Mình Ngài nơi bí tích Thánh Thể,
ta được mời gọi đụng đến nỗi khổ của anh em,
là những chi thể của Nhiệm Thể Ngài.
Khi đụng đến Lời Chúa nơi những trang Tin Mừng,
ta được mời gọi chạm đến Lời Chúa nơi mọi biến cố.
Chỉ cần để Chúa đụng đến bạn một lần thôi,
đời bạn sẽ hoàn toàn đổi mới.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nazareth đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.

Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,

Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.

Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.

Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.



Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.