Điểm tin 24h

langvuon

khoai nướng
#1
Người Sài thành vui xuân sớm
(Báo Dân trí) - Dù còn 4 ngày nữa mới Tết Dương lịch 2011, nhưng người dân Sài Gòn đã cùng nhau tham gia lễ hội Đón chào năm mới 2011. Rất nhiều hoạt động vui xuân diễn ra mang đậm tính chất dân gian và giao lưu văn hóa các nước.



Lễ hội năm nay diễn ra từ 26/12/2010 đến 2/1/2011 tại Công viên 23/9 và khu vực quận 1. Tại đây người dân Sài thành cùng nhau thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, tìm hiểu sự phát triển sau một năm của thành phố. Đặc biệt là tham gia các trò chơi mang đậm tính chất dân gian như bắt vịt; nhặt các loại hạt như đậu đen, đậu đỏ; đi cà kheo, vượt cầu khỉ…

Ngoài ra trong dịp này Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM cũng chính thức tổ chức Lễ hội món ngon các nước 2010 cũng gây nhiều thích thú đối với người dân địa phương.

Trong đó, ngoài việc thưởng thức các món ngon của 24 nước, lễ hội còn đem lại nhiều hoạt động hữu ích như học cách chế biến món mì xào, kim chi và tìm hiểu văn hóa ẩm thực Hàn quốc; biểu diễn Bartender; kỷ lục bánh xèo ngon và lớn nhất Việt Nam; Hội thi Điêu khắc củ quả - Trang trí mô hình; bình chọn món ngon các nước…

Ngoài ra, một số quốc gia như Đức, Nga, Hàn Quốc… còn đem những vũ điệu truyền thống của dân tộc mình đến biểu diễn. Riêng Việt Nam tổ chức đêm nhạc “Dân ca ba miền” và “Ẩm thực muôn màu” để quảng bá hình ảnh cũng như tiềm năng du lịch của Việt Nam đến bạn bè, du khách.

Các em nhỏ và phụ huynh người nước ngoài rất thích trò nhặt hạt đậu

Không chỉ vui chơi, ăn uống tại Công viên 23/9, dọc các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… thuộc trung tâm quận 1 cũng thu hút khá đông người đến tham quan và chụp ảnh kỷ niệm. Năm nay không chỉ tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi được treo đèn, đường Nguyễn Huệ cũng được trang trí thành Phố tỏa sáng.

Đặc biệt, Tết Dương lịch 2011, TPHCM sẽ bắn pháo hoa tại hai điểm tầm thấp, là Khu vực xưởng đóng tàu Caric (phường Thủ Thiêm, quận 2) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11) lúc 00 giờ 00 đến 00 giờ 15 ngày 01/01/2011.

Riêng dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, có năm điểm bắn tầm cao là Khu vực xưởng đóng tàu Caric (phường Thủ Thiêm, quận 2); Dự án xây dựng Trung tâm Hành chính quận 7 (phường Tân Phú, quận 7); Dự án Công viên Văn hóa Gò Vấp (quận Gò Vấp); Khu Tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn); Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi). Và hai điểm tầm thấp, gồm: Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (quận 9); Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11).

Một số hình ảnh vui xuân sớm tại TPHCM:


Háo hức xin chữ của các ông đồ trẻ


Nhảy sạp



Thi bắt vịt


Thi nhảy bao bố



Giữ thăng bằng vượt cầu khỉ



Bịt mắt đánh kẻng.
 

langvuon

khoai nướng
#2
Ðề: Điểm tin 24h

Hãi hùng mứt Tết thủ công

Mứt sản xuất trên nền nhà hoặc trong những con hẻm chật chội, dơ bẩn...

Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt Tết thủ công trên địa bàn TPHCM lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Và vẫn là “chuyện cũ” nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.


Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 - TPHCM.
Ảnh: LONG GIANG


Chuột, ruồi và hóa chất...

Ngày 17-12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 - TPHCM). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.

Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên “bu” lại như sẵn sàng “bạo động”...

Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường...

Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy...

Quản lý còn... chờ

Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc... đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: “Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu “gia công” cho họ nữa là”...

Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng...

TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng...

Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này...


Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh.
Ảnh: HỒNG THÚY


Phòng Thanh tra Sở Y tế TPHCM thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân...

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt Tết dạng thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn “nước rút” để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ.

Mứt xá Trung Quốc về nhiều​

Theo Chi cục QLTT TPHCM, các loại trái cây khô được nhập theo dạng hàng xá với số lượng lớn đang tràn về thị trường TPHCM. Nguồn hàng này có chất lượng rất kém, thậm chí nổi nấm mốc, bốc mùi hôi. Một số cơ sở trong nước nhập về đóng gói để bán ra các chợ cũng như bỏ mối đi các tỉnh. Dạng mứt thành phẩm thuộc hàng xá nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc cũng về khá nhiều. Qua kiểm tra cho thấy nhiều loại không bảo đảm chất lượng, thậm chí có bao mứt đã bị chuyển màu mốc xanh.
Theo Người Lao Động
 

langvuon

khoai nướng
#3
Ðề: Điểm tin 24h

Giao thừa 2011 bắt đầu “gõ cửa” thế giới
(Dân trí) - Thế giới bắt đầu bước sang năm mới 2011, với lễ đón giao thừa đang được tiến hành ở một số thành phố lớn vinh dự được năm mới “đi qua” đầu tiên.

Auckland là một trong những nơi đầu tiên đón chào năm mới.

Hàng ngàn người đã đổ xuống đường phố ở New Zealand, nước lớn đầu tiên được đi qua thời khắc của năm cũ và đón năm 2011.

Người Australia cũng đón chào sự kiện ở Sydney, với màn trình diễn pháo hoa được coi là lớn nhất và hiện đại nhất thế giới.

Khoảng 1,5 triệu người đã mang chăn mềm, lều bạt cắm trại dọc Vịnh Sydney từ trước đó hơn 12 tiếng để được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa "ngốn" mất 7 tấn pháo.

“Chúng tôi biết các bữa tiệc năm mới ở quê nhà lớn như thế nào, nhưng Sydney lại có bữa tiệc lớn hơn, tuyệt vời hơn bất kỳ nơi nào”, Marcio Motta, một du khách 26 tuổi đến từ Brazil cho biết.


Pháo hoa cũng được dự định bắn ở châu Âu, trong khi dự kiến 1 triệu người chen chân ở New York để tham gia lễ thả bóng ở Quảng trường Thời đại vào giữa đêm.

Trong khi đó, năm nay là năm đầu tiên thủ đô Hà Nội, Việt Nam chính thức tổ chức lễ đón năm mới. Trong những năm trước, giới chức trách chủ yếu tập trung vào Tết âm lịch truyền thống.



Người dân trên khắp thế giới bắt đầu tổ chức lễ đón giao thừa.


Người New Zealand được chiêm ngưỡng màn pháo hoa tuyệt đẹp được bắn từ Tháp Sky cao 328m tại Auckland, một trong những thành phố lớn đầu tiên được đón giao thừa.






Thành phố Sdyney, Australia đánh dấu thời khắc năm 2010 đi qua bằng màn bắn pháo hoa truyền thống trên những địa điểm nổi tiếng, trong đó có nhà hát Con sò.
Tại Nhật Bản, các thầy tu dòng Shino tới ngôi đền Meiji tại Tokyo để thực hiện những nghi lễ năm mới.


Phan Anh

Tổng hợp
 

langvuon

khoai nướng
#4
Ðề: Điểm tin 24h

Gần 7.000 cặp uyên ương cưới nhau ngày 1/1/2011

(VTC News) – Truyền thông Đài Loan đưa tin, ngày hôm nay 1/1/2011 đã có tổng cộng khoảng 7.000 cặp uyên ương ở tất cả các lứa tuổi khác nhau đã quyết định làm lễ đính hôn nhân ngày đầu tiên của năm mới 2011 này.

Theo quan niệm của người Đài Loan, ngày 1/1/2011 là ngày đẹp, ấn tượng, có ý nghĩa nhất trong cả năm nên rất nhiều đôi trai gái yêu nhau đã lựa chọn ngày này để làm lễ gắn kết trọn đời.


Gần 7.000 cặp uyên ương đăng ký kết hôn ở Đài Loan ngày 1/1/2011.
Truyền thông của Đài Loan cho biết, tỷ lệ có nhiều người kết hôn trong ngày 1/1/2011 đã đạt con số kỷ lục nhiều người kết hôn nhất trong 1 ngày trong suốt 20 năm qua ở đảo này.

Biết trước được nhu cầu thiết thực này, các cơ quan đăng ký hôn thú của nhà chức trách đã mở của làm việc cả trong những ngày nghỉ lễ tết dương lịch để phục vụ người dân.

Tổng cộng đã có 6.800 cặp uyên ương đăng ký cưới nhau vào ngày hôm nay. Ngày 1/1/2011 cũng được xem là ngày đầu tiên của 100 năm theo lịch của người Đài Loan.

Bộ nội vụ Đài Loan cho biết dân chúng thường hay lựa chọn những ngày mang tính biểu tượng của năm để cưới nhau. Con số 100 tượng trưng cho sự tràn đầy hạnh phúc theo văn hóa người Trung Quốc.

Năm ngoái, tại Đài Loan cũng đã có khoảng 6.000 cặp uyên ương cưới nhau vào ngày 9/9. Sở dĩ nhiều người chọn ngày này vì 9/9/2009 có cách phát âm khiến người ta tin rằng hạnh phúc của họ sẽ tồn tại vĩnh cửu.

Lê Dũng (theo AFP)
 

langvuon

khoai nướng
#5
Ðề: Điểm tin 24h

Giao thừa được trông đợi nhất thế giới tại Mỹ

Khoảng một triệu người đã tham dự lễ đón năm mới hoành tráng trên quảng trường Thời đại ở thành phố New York, Mỹ với nghi lễ thả quả cầu pha lê và hoa giấy sặc sỡ.

Với sự giúp đỡ của thị trưởng Michael Bloomberg, quả cầu pha lê lấp lánh bắt đầu hành trình từ độ cao hơn 20 mét xuống mặt đất lúc 11h59 phút đêm giao thừa, trong tiếng reo hò và đếm ngược của đám đông trên quảng trường.


Hơn một tấn hoa giấy đủ màu, trên các mảnh giấy ghi ước nguyện của mọi người bằng 25 thứ tiếng, đã được thả xuống quảng trường. Đây là một truyền thống đã kéo dài 3 năm nay.

Với khối lượng 5,4 tấn và đường kính khoảng 3,7 mét, quả cầu được tạo nên bởi 2.668 tấm kính và được thắp sáng nhờ 32.256 bóng đèn LED. Bằng cách trộn các loại ánh sáng đỏ, lam, lục và trắng, hệ thống chiếu sáng của quả cầu có thể tạo nên 16 triệu màu và sắc độ, cùng hàng tỷ hình ảnh.


Hoa giấy bay trên quảng trường thời đại. Ảnh: AP
Quảng trường Thời đại luôn là một trong những nơi diễn ra lễ hội đón năm mới lớn nhất thế giới kể từ năm 1904. Quả cầu truyền thống lần đầu tiên được đưa ra thả vào năm 1907. Khi đó nó làm bằng thép và gỗ, được thắp sáng nhờ 100 bóng đèn.
 

Yenbui54

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Điểm tin 24h

Chúc mừng Ban Điêù Hành qua một năm mới nhiều tin vui và cho các ACE có cơ hội tìm đến căn nhà mơ ước của mình ,rắc rối giấy tờ sẽ được giải quyết ổn thoả.Happy Newyear 2011.