Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

quachminhnhat

Thành viên tích cực
#1
Nếu tính cho chính xác thì tui chỉ mới ở Mỹ này có 5 năm, 5 tháng, lẻ 5 ngày, đâu đã đủ lâu để dám nói là mình nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống ở đây… Và, cũng khai báo cho thành thật thì hồi mới qua tui cũng đã từng chới với, hụt hẫng đủ thứ chuyện. Hoang mang, thất vọng, bế tắc … đến mức chỉ muốn quay về VN cho lẹ. Thậm chí, đã có thời gian tui điên cuồng làm việc và dành dụm, chỉ chờ đủ tiền mua cái vé máy bay và chút ít lận lưng để bay về… Thời điểm đó, tui từng rất, rất, rất tiếc là đã không ai nói trước cho mình biết cuộc sống mới này có quá nhiều điều ngoài sức tưởng tượng như vậy. Trước khi đi, tui chỉ biết tự nhủ với mình là đi đâu thì cũng phải làm mới sống được, bắt đầu lại từ đầu ở xứ người phải chịu khó mới trụ được. Tui cũng có chuẩn bị một số giấy tờ này nọ sẵn, hy vọng có thể dùng để xin học, xin việc sau này. Nhưng mà thực tế thì khắc nghiệt hơn tôi tưởng tượng quá nhiều. Sốc, sốc nặng … May mà rồi tất cả cũng đã qua.

Cho đến bây giờ thì tui cũng chưa làm được gì to tát, thậm chí chỉ mới đạt được mỗi 2 cái gạch đầu dòng đầu tiên trong số những “mục tiêu phấn đấu” cho “kế hoạch 5 năm lần thứ nhứt” của mình… Thiệt tình tui hổng dám nói là mình đã thành công, cũng hổng dám nhận mình đã “tràn trề kinh nghiệm” … Cái “bonus track” này, tui chỉ mạo muội kể cho các bạn nghe vài điều tui đã từng làm cho riêng mình, và thấy nó cũng có ích. Kinh nghiệm riêng của tui, có thể không thích hợp lắm cho các bạn, nhưng nếu bạn có thể thêm chút mắm muối để áp dụng cho mình, và cũng được việc cho bạn, thì tui cũng vui lắm thay…

A. Đăng ký học

o Trước khi rời Việt Nam :

§ Lên trường đại học cũ xin cấp bảng điểm chính thức

§ Lấy toàn bộ bằng cấp (từ bằng trung học trở lên) + bảng điểm đi ra phòng công chứng dịch và công chứng. Mỗi thứ ít nhất 3 bản.

§ Đem toàn bộ theo khi đi qua Mỹ

o Sau khi có SS# & thẻ xanh

§ Lên trang nhà của Federal Studen Aid lập account để xin/mượn tiền chính phủ (http://www.fafsa.ed.gov/): Account này mình cứ việc tạo sẵn, để họ cấp PIN rồi cất kỹ, để đó. Khi nào chọn được trường học thì hoàn chỉnh hồ sơ sau. (Hồi tui xin cái này, chính phủ cho Grant không nhiều, nhưng cũng có chút đỉnh, còn lại thì cũng dựa theo đây mà được xét student loan)

§ Khi tạo account trên FAFSA, bạn để ý danh sách các trường đại học, cao đẳng được liệt kê trong đó. Trường có tên trong đây thì sẽ có mã số, bạn dùng để điền hoàn chỉnh hồ sơ. Bạn chọn 1 số trường trong thành phố của mình đang ở rồi vô website của họ, nghiên cứu kỹ coi họ yêu cầu gì đối với sinh viên mới.

o Khi chọn trường

§ Mỗi khi muốn đăng ký theo học trường nào, trước tiên là quay trở vô web site của FAFSA để coi trường này có trong danh sách của họ không. Nếu có thì mình xin/mượn tiền mới dễ.

§ Ngoài ra, bạn cần tìm kỹ trên homepage của từng trường để coi trường đó có được accredited hay không. (Thường là trong mục “Accreditation” của phần “About us…”). Trường có accredited hay không, có ảnh hưởng khá nhiều tới hồ sơ việc làm sau này của bạn, nên cần phải chú ý kỹ.

§ Nếu đó là trường college, bạn nên coi coi trường đó có thể transfer điểm lên university nào. Tốt hơn hết là bạn tìm luôn tên trường university mình muốn học, rồi coi cái university đó có chấp nhận transcript của college kia không. Coi cho kỹ, để tránh việc mình học đã đời rồi chuyển điểm lên university không được, vừa phí tiền, vừa phí thời gian.

* Khi nói chuyện với nhân viên chiêu sinh của trường, bạn có thể đề nghị họ cho đánh giá bằng cấp và bảng điểm từ VN của mình. Vì rất có thể bằng cấp & bảng điểm của bạn được chấp nhận phần nào ở Mỹ. Được vậy, bạn tiết kiệm được 1 khoảng thời gian và tiền bạc đáng kể!

o Học online:

§ Đây là lựa chọn duy nhất cho những người như tui! (Phải đi làm fulltime, lại có con nhỏ, không gởi được ai để học cuối tuần hay học buổi chiều tối). Bất lợi lớn nhất của việc học online là học phí rất cao, vì dù bạn có là thường trú nhân hay công dân Mỹ thì cũng phải trả tiền như international student thôi!

§ Nếu bạn nào ở VN, chuẩn bị đi Mỹ, mà nhắm có điều kiện tài chính và đủ vốn tiếng Anh, thì cũng có thể mày mò đăng ký học online ngay từ khi còn ở VN (vì có qua Mỹ thì học phí cũng vậy mà). Học ở VN, bạn sẽ có lợi thế là … rảnh rỗi hơn ở Mỹ (không phải lo con nhỏ, lo cơm nước chẳng hạn). Vì thời gian học online rất ngắn (13 tháng để lấy AA, thêm 13 tháng nữa lấy BA) nên nếu bạn học xong hoặc gần xong trước khi đi thì khi qua tới Mỹ, bạn đã có sẵn cái bằng “Made in USA ” làm vốn rồi. Đỡ mất thời gian lắm bạn ơi!

§ Website này cung cấp tên những trường online được accredited http://www.elearners.com/colleges/?tsource=it&tid=68147

B. Xin việc làm

o Trước khi rời Việt Nam:

§ Xin sẵn của công ty cũ 1 cái thư giới thiệu (Letter of Reference) về bạn (Attention : To whom it may concern)

§ Xin sẵn của boss trực tiếp 1 cái tương tự (Có nhiều boss thì xin luôn vài cái cũng tốt)

§ Tất cả những cái letter of reference này không cần nói chi tiết về những nhiệm vụ cụ thể bạn đã làm ở công ty cũ (Vì thật ra, chưa chắc qua tới Mỹ bạn sẽ làm được công việc giống như việc bạn đã làm ở VN). Cần nhất là nói tích cực về đạo đức làm việc của bạn (work ethic) và những thành quả, đóng góp của bạn đối với công ty.

§ Các bạn đã từng làm văn phòng ở VN thì nhớ luyện kỹ năng xài Word và Excel nhuần nhuyễn. Chú ý các thao tác chỉnh trang, chèn bảng biểu, công thức vv… càng nhiều ứng dụng nhỏ, phím tắt, mẹo vặt … càng tốt!

o Job search

§ Khi đã sẵn sàng tìm việc, bạn lên internet, vô 1 số trang tìm việc làm như Yahoo Hotjobs, Monster, Careerbuilder, Jobing vv… để tìm thử.

§ Bạn gõ từ khóa có liên quan tới công việc mình muốn làm, zip code vùng mình sống, sẽ tìm được hàng loạt những tin tuyển dụng có liên quan tới job này trong vùng. Bằng động tác này, bạn sẽ tìm được cả các công ty đang trực tiếp tuyển người, lẫn những công ty trung gian

§ Nếu tìm thấy thông báo tuyển dụng nào thích hợp với mình (trình độ chuyên môn, kinh nghiệm vv..), bạn nên dựa vô phần “job requirement” của thông bào để soạn / chỉnh sửa resume và cover letter của mình cho phù hợp. Không nên dùng chỉ 1 cái resume và 1 cover letter cho tất cả các hồ sơ mình nộp. Mỗi công ty, mỗi job sẽ có đặc thù riêng, yêu cầu riêng. Hồ sơ của mình càng theo sát yêu cầu của họ thì họ càng để ý tới. Bạn nhớ kèm trong hồ sơ những cái Letter of Reference đã đem sẵn từ VN qua. Bạn có thể tự gửi hồ sơ xin việc, nhưng hãy nhớ là rất khó có cơ hội xin được việc. Đôi khi họ phỏng vấn nhưng cũng ít nhận. Thậm chí, nếu nhận mình làm, họ cũng “ép giá” hết mức có thể được. (Hồi đó, có 1 công ty nhận tui làm kế toán khi tui chưa có bằng kế toán của Mỹ, mà họ chỉ chấp nhận trả $9.00/giờ trong 6 tháng đầu. Tui không đồng ý làm, họ kỳ kèo, cũng chỉ lên tới $12.00/giờ mà thôi. Trong khi, với job làm kế toán, mức dành cho SV mới ra trường, tệ lắm cũng từ $20.00/giờ trở lên!). Nếu bạn có người quen giúp đỡ thì có thể dễ dàng hơn. Còn nếu không quen biết, không nhờ vả gì được ai, cách tốt nhất, theo tui, là đăng ký qua công ty trung gian.

o Đăng ký qua trung gian: Khi dò tìm trên các trang web tuyển dụng, bạn sẽ thấy những công ty tuyển nhiều vị trí, nhiều chức danh cho một số nghề nghiệp liên quan. Đó chính là các công ty trung gian tuyển dụng (staffing agent). Với những công ty uy tín thì họ hoạt động theo nguyên tắc “lấy tiền của người tuyển dụng” chứ không lấy tiền của người đi tìm việc. Giả sử như khi đăng ký với họ, bạn nói bạn sẽ chấp nhận làm việc với mức lương $15.00/giờ thì họ sẽ giới thiệu bạn đi phỏng vấn cho những vị trí mà bạn sẽ được nhận lương $15.00/giờ. Tiền hoa hồng sẽ do công ty của bạn trả cho họ. Nhiều người nghĩ rằng đi qua trung gian như vầy là thiệt thòi. Thật ra, bạn vẫn nhận được tiền lương đúng như yêu cầu của mình. Mà họ thì giúp bạn tìm việc rất nhanh! Tui đi qua trung gian 2 lần, đều thấy rất thoải mái, và hiệu quả

§ Sau khi tìm hiểu kỹ website của công ty trung gian, bạn register online với họ để tạo 1 account. (Bạn phải có sẵn 1 cái resume & cover letter để upload trong database của họ)

§ Bạn tìm 1 job có vẻ thích hợp với mình nhất, apply online. Chú ý coi tên người đang phụ trách job đó là gì.

§ Sau khi apply online, có thể chờ 1 ngày, bạn gọi điện thoại trực tiếp cho người phụ trách job đó, hỏi coi họ đã nhận được application của bạn chưa, và nhờ họ sắp xếp dùm bạn 1 ngày hẹn để bạn lên làm computer skill tests và phỏng vấn trực tiếp luôn. Nhớ chủ động gọi điện, đừng ngồi chờ họ gọi cho mình.

§ Ngày đến làm test, bạn bình tĩnh, tự tin làm thật tốt phần compyter skill tests. Nên đăng ký làm ít nhất là cả Word & Excel, nếu được Powerpoint, Access nữa thì tuyệt. Kết quả làm test của bạn sẽ quyết định việc họ sẽ giới thiệu bạn đi phỏng vấn với khách hàng.

§ Sau khi bạn làm test, phần lớn là họ sẽ phỏng vấn bạn ngay. Trong khi phỏng vấn với nhân viên công ty trung gian, bạn nên chân thành. Nói rõ mình đã làm gì ở VN, mình có thể làm việc như thế nào, chấp nhận được mức lương tối thiểu là bao nhiêu. Biết rõ về khả năng và mong muốn của bạn, họ sẽ tìm được cho bạn vị trí thích hợp nhất

§ Khách hàng của các công ty trung gian này thường thiên về 2 loại: công ty nhỏ xíu, hoặc đại công ty! Cả hai đều không muốn phí thời gian sàng lọc từng bộ hồ sơ xin việc, nên cậy qua công ty trung gian để tìm ứng viên tốt cho mình phỏng vấn khâu cuối. Buổi đi đi làm, bạn cũng đừng quá bận tâm tới chuyện công ty mình làm là công ty nhỏ hay công ty lớn. Quan trọng là bạn có chỗ làm việc yên ổn, được 1 vài năm, để ghi vô resume. Sau này, có muốn tự xin việc, bạn cũng tự xin được dễ hơn.

§ Trên nguyên tắc, khi bạn làm việc qua công ty trung gian thì trong thời gian chưa được ký HD trực tiếp với công ty chính, bạn sẽ phải báo cáo giờ làm qua công ty trung gian, và lãnh lương từ công ty trung gian luôn. Công ty trung gian sẽ trả lương cho bạn theo đúng mức lương đã hứa với bạn lúc đầu. Họ sẽ ăn hoa hồng của công ty chính từ số giờ mà bạn làm. Theo như tui biết, thì số tiền hoa hồng này có thể lên tới 40~60% tiền lương của bạn! (Ví dụ như bạn lãnh thực lương là $16.00/giờ thì công ty chính phải trả cho công ty trung gian đến $25.00/giờ! Tiền hoa hồng trong trường hợp này là $9.00/giờ! (Đến 56% lương của bạn). Nếu thông qua công ty trung gian mà bạn được nhận làm cho 1 công ty nhỏ xíu thì rất nhiều khả năng là sau vài tuần, họ sẽ “dụ” bạn làm trực tiếp cho họ, không thông qua công ty trung gian nữa. (Dĩ nhiên, họ sẽ lên lương cho bạn, nhưng chỉ lên chút xíu cho có thôi, chứ không bao giờ họ trả cao bằng số tiền phải tra qua công ty trung gian đâu! )Việc này là tùy ở bạn thôi. Nhưng chắc chắn công ty trung gian sẽ đeo bám, gây khó dễ cho bạn trong 1 thời gian dài.

o Tham gia hội chợ việc làm: Tui cũng từng tham gia 1 vài hội chợ như vầy, nhưng không tìm được việc cho mình. Tuy nhiên, tui thấy đây cũng là 1 kênh tìm việc khá hiệu quả cho các công việc sales representatives và health care workers. Bạn cũng lên internet tìm “job fair”, sẽ thấy nhiều thông tin hữu ích nếu thích làm việc trong các ngành có tham gia job fair.

C. Gây dựng điểm tín dụng (Build up credit score): Mắc nợ không phải là 1 chuyện tốt. Nhưng ở Mỹ, không nợ nần gì có khi cũng chẳng hay! Vì nếu bạn không hề nợ gì của ai, bạn sẽ không có “credit score”. Mà không có credit score thì khó lòng được chấp thuận mua trả góp nhà cửa, xe cộ sau này … Vì vậy, dù nên tránh mang nợ, bạn cũng cần làm 1 số bước để có credit score tốt cho mình.

o Mở tài khoản riêng: Dù bạn thích xài tiền mặt, hoặc đã có tài khoản chung với chồng/vợ hoặc với gia đình, bạn cũng nên mở 1 tài khoản riêng của mình. Nếu cả nhà xài chung 1 tài khoản khác rồi, thì bạn có thể dùng tài khoản riêng này như 1 tài khoản tiết kiệm cũng được. Có tài khoản riêng, bạn cũng sẽ có 1 cái thẻ ATM để tiện thanh toán khi đi shopping.

o Apply credit card: Khi mới qua Mỹ thì bạn chẳng làm gì apply credit card được đâu. Nhưng sau 1 thời gian xài ATM khi thanh toán chỗ này chỗ khác, bạn sẽ nhận được những cái thư mời apply credit card. Khi đi mua hàng trong các chợ Mỹ, họ cũng sẽ mời bạn mở thẻ. Dĩ nhiên, với người mới toanh, thì số dư nợ họ cho phép cũng ít thôi, có khi chỉ vài trăm, cao lắm chỉ chừng $1,000.00 Bạn đừng ngại, cứ chọn những cái thẻ thông dụng nhất (Visa or Master thôi, đừng mở American Express & Discovery vì 2 thẻ này có phí giao dịch cao lắm, nhiều cửa hàng không chấp nhận cho bạn thanh toán đâu) mà apply. Có 1 – 2 cái credit card “lận lưng” rồi, bạn sẽ có điều kiện build up credit score cho mình.

o Mua hàng bằng credit card: Dĩ nhiên, đã có credit card thì bạn nên thanh toán bằng credit card. Chỉ có điều, bạn nên nghiên cứu kỹ quy cách hoạt động của credit card nói chung, và từng cái thẻ nói riêng để có thể tạo được credit score tốt, mà không mắc nợ nần …

o Thanh toán và kiểm soát chi tiêu qua credit card:

§ Trước tiên là bạn cần chú ý những chi tiết sau trên cái statement đầu tiên mà thẻ gửi về cho bạn:

· Statement date: Giả sử bạn thấy ghi là Nov 28, 2009 thì có nghĩa là mọi giao dịch trước và trong ngày 28/11 đã được liệt kê trong cái bill lần này. Đôi khi, giao dịch ngay ngày 28/11 cũng không kịp thể hiện trong bill tháng đó. Trong trường hợp như vậy, giao dịch đó sẽ được tính trong bill tháng sau.

· Due Date: Nếu bill ghi là Dec 20, 2009 thì nghĩa là bạn phải thanh toán bill này trước ngày 20/12 . Nếu thanh toán online, bạn chỉ cần trả trước 4 – 5 ngày, nhưng nếu ký check, bạn nên gửi check đi trước 8-10 ngày cho an toàn. Nếu bạn trả chậm hơn ngày due date, bạn sẽ vừa bị phạt trả chậm, vừa bị ảnh hưởng tới credit score.

· Amount due: Đây là tổng số tiền bạn đã giao dịch trong tháng và số còn tồn từ những tháng trước (nếu có)

· Minimum due: Nếu số amount due của bạn chỉ là vài trăm thì số minimum due thường chỉ chừng $10.00. Còn nếu amount due nhiều hơn, thường thì số minimum due chỉ chừng 3% tổng số. Đối với các công ty chủ thẻ, bạn chỉ cần trả đủ số minimum due này là được rồi. Nhưng bạn phải nhớ, nếu bạn chỉ trả minimum due, toàn bộ số dư còn lại sẽ được tính lời. Tháng này qua tháng khác, lãi mẹ đẻ lãi con … chẳng mấy chốc, bạn có thể bỗng thấy cái amount due đã nằm đâu đó chót vót trên ngọn tre…

§ Để tận dụng chức năng “cho mượn tiền ngắn hạn” của thẻ tín dụng, bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán toàn bộ chi phí trong tháng, trước ngày “statement date”. Xài thẻ, bạn có thể hệ thống lại được là cả tháng rồi mình đã chi bao nhiêu, có vượt budget hay không vv…

§ Tuy nhiên, đã xài thẻ thì bạn phải hết sức cẩn thận, nắm chắc là mình nên tiêu xài bao nhiêu bằng thẻ này, để đảm bảo cuối tháng, khi bill về, bạn thanh toán dứt điểm. Nên theo dõi từng giao dịch. Nếu thấy mình đã chi hết mức có thể thanh toán thì ráng “nhịn” shopping. Đừng “vô tư” cà thẻ, rồi cuối tháng chỉ trả minimum due! Sẽ không ai làm gì bạn đâu! Nhưng nếu cứ làm vậy, bạn sẽ bị sa lầy lúc nào không biết. Đến lúc giật mình nhận ra số dư nợ của mình đã quá cao thì muộn rồi đó bạn!

§ Đôi khi, trong 1 vài trường hợp khẩn cấp, bạn thật sự cần phải chi nhiều hơn mức có thể thanh toán. Gặp trường hợp như vậy, khi thanh toán, bạn cứ ký check trả mức tối đa mà mình có thể trả trong tháng đó, chừa số còn lại cho tháng sau. Nhưng đã như vậy thì bạn phải kiểm sóat sao cho tháng sau mình hạn chế sử dụng thẻ này, bảo đảm mình có thể thanh toán hết số amount due sớm chừng nào tốt chừng nấy

§ Nếu bạn cứ xài credit card và kiểm soát chi tiêu, thanh toán đúng hạn như vậy trong 1 thời gian dài, credit score của bạn tự động được build up, và thậm chí tăng cao. Khi bạn thấy có quá chừng offer letter từ các công ty credit card gửi về thì bạn cũng hiểu là mình đã nằm trong “danh sách khách hàng tiềm năng” của họ. Bạn đã có credit score.

§ Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể nhận những thư mời mở thẻ tín dụng với tiền lời 0.00% cho giao dịch mua hàng và chuyển số dư (gọi là transfer balance) trong 1 năm. Nếu bạn có 2-3 cái thẻ khác với mức amount due đã hơi hơi cao, không thể trả dứt trong 1 tháng thì bạn có thể “để mắt” tới loại thư mời này. Loại thư này có nghĩa là nếu bạn chuyển toàn bộ số dư nợ trong 2-3 cái thẻ hiện có qua thẻ mới này thì họ sẽ trả dứt nợ “dùm” bạn với số dư đó. Dĩ nhiên, giờ bạn chỉ còn nợ mỗi 1 cái thẻ với tổng số dư bằng số dư 2-3 cái thẻ cũ cộng lại, thêm 3% phí chuyển nợ. Cái lợi của việc chuyển nợ này là bạn có thể thanh toán dần toàn bộ số nợ này trong vòng 1 năm (hoặc 10 tháng, tùy thẻ) mà không phải chịu tiền lời. Đây là 1 cách để bạn “thanh lý” nợ với phần trăm lời cao. Nhưng cẩn thận! Bạn chỉ nên chọn cách này khi bạn đang có công việc ổn định, và chắc chắn có thể thanh toán được toàn bộ số dư nợ trong thời hạn cho phép! Bởi vì nếu không thanh toán kịp, thì cuối cùng, toàn bộ tiền lời của cả năm sẽ lại được cộng dồn hết vô thẻ của bạn …

§ Chú ý quan trọng:

· Không bao giờ xài vượt mức credit limit của thẻ. Thẻ mới mở thường chỉ cho số dư chừng vài trăm. Nếu bạn thanh toán tốt, dần dần họ tăng credit limit của bạn lên. Nhưng bạn phải nhớ, không bao giờ xài quá mức họ cho bạn.

· Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng, ảnh hưởng tới credit score

· Không nên để bất kỳ 1 thẻ nào có số dư nợ vượt quá 2/3 giới hạn dư nợ, điều này cũng ảnh hưởng tới credit score

· Nếu có một số thẻ đều có số dư nợ mà bạn không thể trả hết 1 lượt, nên ưu tiên trả nhiều hơn cho thẻ nào có lãi suất cao hơn

o Mua hàng trả góp: Credit score càng tốt thì về sau bạn càng dễ được chấp thuận cho mua nhà, mua xe, mua giường tủ, bàn ghế, đồ điện tử trả góp …

o Ghi nhớ chung cho việc xài credit card và mua hàng trả góp:

§ Khi bạn đã có vài credit card, và chuẩn bị mua hàng trả góp thì bạn nên xem xét lại thu chi của gia đình trước

§ Cộng toàn bộ “hụi chết”, nghĩa là những loại bill bắt buộc phải trả (nhà, xe, bảo hiểm, điện, nước, gas, điện thoại, internet vv…) với các credit card mình đang xài coi mỗi tháng ít nhất mình phải trả bao nhiêu. Cộng thêm tiền xăng, tiền chợ lặt vặt. Rồi đối chiếu với thu nhập căn bản của cả nhà. Nếu thấy mức chênh lệch giữa số thu và số chi không bao nhiêu thì ráng nhịn bớt chuyện mua hàng trả góp! Cấp thiết phải mua thì hẵng mua, không thì chờ từ từ có tiền … Đừng bao giờ chặc lưỡi “Mỗi tháng trả có mấy chục…” để mua tràn lan mọi thứ tiện nghi “cho có với người ta”, rồi cuối tháng còng lưng trả góp … mà nhiều khi thu vô còn không đủ để chi ra…

Sống ở đâu thì cũng còn có hàng tá chuyện khác phải bận tâm, chứ không phải chỉ những gì tui mới kể ở trên. Nhưng mà thôi, tui chỉ dám “khua môi múa mép” bi nhiêu đó thôi. Bởi đây chính là những “công cụ thiết yếu” mà bản thân tui đã xài, đã áp dụng để tự cứu mình khỏi những chới với, hụt hẫng về tài chính & sự nghiệp mấy năm đầu ở Mỹ. Kinh nghiệm của riêng tui, nên có thể không phù hợp lắm với mọi người … nhưng tui kể ra chỉ để nếu ai đó thấy có thể được thì áp dụng cho bản thân mình, hay cho vợ mình, con mình trong những ngày đầu tới Mỹ.

Mong mỏi duy nhất, lớn nhất khi viết loạt bài này là sau này sẽ không ai phải rơi vào cái thế đứng chơi vơi, hụt hẫng mà chính tui đã lâm vào khi mới qua Mỹ những năm đầu tiên ..., rồi ngồi tiếc nuối "phải chi mình biết được những chuyện này sớm hơn thì mình đã có thể chuẩn bị tốt hơn rồi."

Trích internet
 

nguoiduongthoi

Thành viên mới
#2
Ðề: Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

Xin chào bạn,

Đây là lần đầu tôi va diễn đàn và bài của bạn là bài đầu tiên tôi đọc.
Cám ơn nhiều về sự chia sẽ của bạn vì rất hữu ích cho những người mới đến Hoa Kỳ.

Tôi sẽ định cư tại Mỹ vào năm 2011 theo diện F4 cùng vợ và cậu con trai 3 tuổi (tính đến 2011). Trước giờ ở Việtnam tôi chẳng phải suy nghĩ nhiều về việc làm vì đã có sự ổn định rồi. Tôi đã tốt nghiệp MBA ở Brussel và đã thành lập 2 cty ở Vn được 4 năm. Tôi sản xuất và xuất khẩn nội thất và thủy hải sản qua Mỹ và EU là chính. Tôi có dịp qua Mỹ nhiều lần trong những chuyến công tác nhưng cũng chưa hiểu được nhiều về cách chọn việc /lập nghiệp ở Mỹ. Gia đình tôi cũng có nhiều anh chị em thành đạt ở Mỹ nhưng hoàn cảnh hơi khác và chủ yếu là sống ở Boston nên cũng không thể tư vấn cho tôi về mọi thứ.

tôi dự định sẽ tiếp tục kinh doanh nội thất tại Mỹ nhưng không biết là mình phải hôi nhập thế nào ? Chắc chắn là phải xin một việc làm để học hỏi về môi trường làm việc cũng như có thời gian để thích nghi ở Mỹ trước khi start lại búiness của tôi. Bạn có lời khuyên nào cho tôi về việc chọn công việc cũng như nơi nào phù hợp để tiếp tục kinh doanh nội thất ? (Đa số khách hàng của tôi đều tập trug ở High Point / North Carolina). Theo bạn tôi có nên tranh thủ thêm bằng cấp made in America như bạn đã đề cập ? Cám ơn nhiếu nhe. Thân chào
 

nguoiduongthoi

Thành viên mới
#3
Ðề: Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

Xin chào bạn,

Đây là lần đầu tôi va diễn đàn và bài của bạn là bài đầu tiên tôi đọc.
Cám ơn nhiều về sự chia sẽ của bạn vì rất hữu ích cho những người mới đến Hoa Kỳ.

Tôi sẽ định cư tại Mỹ vào năm 2011 theo diện F4 cùng vợ và cậu con trai 3 tuổi (tính đến 2011). Trước giờ ở Việtnam tôi chẳng phải suy nghĩ nhiều về việc làm vì đã có sự ổn định rồi. Tôi đã tốt nghiệp MBA ở Brussel và đã thành lập 2 cty ở Vn được 4 năm. Tôi sản xuất và xuất khẩn nội thất và thủy hải sản qua Mỹ và EU là chính. Tôi có dịp qua Mỹ nhiều lần trong những chuyến công tác nhưng cũng chưa hiểu được nhiều về cách chọn việc /lập nghiệp ở Mỹ. Gia đình tôi cũng có nhiều anh chị em thành đạt ở Mỹ nhưng hoàn cảnh hơi khác và chủ yếu là sống ở Boston nên cũng không thể tư vấn cho tôi về mọi thứ.

tôi dự định sẽ tiếp tục kinh doanh nội thất tại Mỹ nhưng không biết là mình phải hôi nhập thế nào ? Chắc chắn là phải xin một việc làm để học hỏi về môi trường làm việc cũng như có thời gian để thích nghi ở Mỹ trước khi start lại búiness của tôi. Bạn có lời khuyên nào cho tôi về việc chọn công việc cũng như nơi nào phù hợp để tiếp tục kinh doanh nội thất ? (Đa số khách hàng của tôi đều tập trug ở High Point / North Carolina). Theo bạn tôi có nên tranh thủ thêm bằng cấp made in America như bạn đã đề cập ? Cám ơn nhiếu nhe. Thân chào
 
T

tuanthinh

Guest
#4
Ðề: Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

Xin chào bạn,

Đây là lần đầu tôi va diễn đàn và bài của bạn là bài đầu tiên tôi đọc.
Cám ơn nhiều về sự chia sẽ của bạn vì rất hữu ích cho những người mới đến Hoa Kỳ.

Tôi sẽ định cư tại Mỹ vào năm 2011 theo diện F4 cùng vợ và cậu con trai 3 tuổi (tính đến 2011). Trước giờ ở Việtnam tôi chẳng phải suy nghĩ nhiều về việc làm vì đã có sự ổn định rồi. Tôi đã tốt nghiệp MBA ở Brussel và đã thành lập 2 cty ở Vn được 4 năm. Tôi sản xuất và xuất khẩn nội thất và thủy hải sản qua Mỹ và EU là chính. Tôi có dịp qua Mỹ nhiều lần trong những chuyến công tác nhưng cũng chưa hiểu được nhiều về cách chọn việc /lập nghiệp ở Mỹ. Gia đình tôi cũng có nhiều anh chị em thành đạt ở Mỹ nhưng hoàn cảnh hơi khác và chủ yếu là sống ở Boston nên cũng không thể tư vấn cho tôi về mọi thứ.

tôi dự định sẽ tiếp tục kinh doanh nội thất tại Mỹ nhưng không biết là mình phải hôi nhập thế nào ? Chắc chắn là phải xin một việc làm để học hỏi về môi trường làm việc cũng như có thời gian để thích nghi ở Mỹ trước khi start lại búiness của tôi. Bạn có lời khuyên nào cho tôi về việc chọn công việc cũng như nơi nào phù hợp để tiếp tục kinh doanh nội thất ? (Đa số khách hàng của tôi đều tập trug ở High Point / North Carolina). Theo bạn tôi có nên tranh thủ thêm bằng cấp made in America như bạn đã đề cập ? Cám ơn nhiếu nhe. Thân chào
chào bạn.
tôi cũng kinh doanh Nội thất ở nha trang.VN,nhưng là hàng trong nước và nhập TQ,có xưởng SX,CH,tôi vừa đến Mỹ gần 3 tháng rồi,hiện ở Virginia,cũng không xa nơi bạn ở.khi đi công việc ở VN tôi vẫn kinh doanh bình thường,nhưng qua đây là vì con cái tiếp thu việc học vấn của Mỹ,nói chung các cháu hoà nhập rất OK,nhưng mình thì hơi khó sống chứ chưa nói chuyện kinh doanh ở Mỹ này,trừ khi bạn có tiền triệu (dollar)thì thử xem,sau nữa English của bạn có đủ để giao dich với Mỹ chưa?nên tui cũng đang tính về VN để duy trì công việc lại đây.những tập đoàn kinh doanh nội thất của Mỹ nó to lớn lắp,có hẳn vài cái Bank làm việc ngay tại CH để khách mua hàng TT hay vay nợ,vậy bạn nhắm có khả năng cạnh tranh nỗi không??tiền rent kho xưởng,mặt bằng cửa hàng,lương nhân viên cao hơn nhiều so với VN,nếu muốn KD thì cách tốt nhất qua đây bạn xin làm NV của nó vài năm sẽ biết,chưa chắt nó đã nhận,cũng mới qua nắm được ít tình hỉnh nên góp ý vậy thôi,chứ không có ý ngăn cản,Hi vọng khi qua bạn sẽ nắm tình hình rồi QD sau....chào
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#5
Ðề: Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

Xin chào bạn,

Đây là lần đầu tôi va diễn đàn và bài của bạn là bài đầu tiên tôi đọc.
Cám ơn nhiều về sự chia sẽ của bạn vì rất hữu ích cho những người mới đến Hoa Kỳ.

Tôi sẽ định cư tại Mỹ vào năm 2011 theo diện F4 cùng vợ và cậu con trai 3 tuổi (tính đến 2011). Trước giờ ở Việtnam tôi chẳng phải suy nghĩ nhiều về việc làm vì đã có sự ổn định rồi. Tôi đã tốt nghiệp MBA ở Brussel và đã thành lập 2 cty ở Vn được 4 năm. Tôi sản xuất và xuất khẩn nội thất và thủy hải sản qua Mỹ và EU là chính. Tôi có dịp qua Mỹ nhiều lần trong những chuyến công tác nhưng cũng chưa hiểu được nhiều về cách chọn việc /lập nghiệp ở Mỹ. Gia đình tôi cũng có nhiều anh chị em thành đạt ở Mỹ nhưng hoàn cảnh hơi khác và chủ yếu là sống ở Boston nên cũng không thể tư vấn cho tôi về mọi thứ.

tôi dự định sẽ tiếp tục kinh doanh nội thất tại Mỹ nhưng không biết là mình phải hôi nhập thế nào ? Chắc chắn là phải xin một việc làm để học hỏi về môi trường làm việc cũng như có thời gian để thích nghi ở Mỹ trước khi start lại búiness của tôi. Bạn có lời khuyên nào cho tôi về việc chọn công việc cũng như nơi nào phù hợp để tiếp tục kinh doanh nội thất ? (Đa số khách hàng của tôi đều tập trug ở High Point / North Carolina). Theo bạn tôi có nên tranh thủ thêm bằng cấp made in America như bạn đã đề cập ? Cám ơn nhiếu nhe. Thân chào
Theo em thấy thì anh nên tiếp tục công việc sản xuất ở VN và anh có thể học tập cách kinh doanh ở Mỹ rồi mở rộng thị trường tiêu thụ tại đây, tìm thêm các đối tác tin tưởng ..v..v... Vì theo em thấy thì đa số mặt hàng ở Mỹ đều sản xuất tại các nước nghèo, lương thấp, nguyên liệu rẻ rồi đem về Mỹ tiêu thụ, như vậy mới lợi nhiều, vừa lợi mình, lợi nước nhà, lợi cả cho dân Mỹ :D. Đây là con đường mà em thấy nhiều người chọn và đã thành công ^^!
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#6
Ðề: Định cư Mỹ - Kỳ cuối - Kinh nghiệm

Theo tôi thấy thì bạn nguoiduonthoi vẩn có nhiều cơ hội làm về kinh doanh nội thất tại Mỹ, cũng có những cữa hàng nhỏ bán ở nhiều khu vực, bản thân tôi thì ưa mua ở các cữa hàng nhỏ nầy vì giá cã rẽ hơn các cữa hàng lớn .Ở Houston có nhiều cữa hàng của người VN bàn đồ nội thất với quy mô trung bình và nhỏ, tôi thấy làm ăn cũng OK lắm !
Nếu bạn mở 1 cữa hàng đồ gổ, nội thất thì dĩ nhiên bạn phải có vốn nhưng bạn đừng quá lo, bạn có thể sang lại 1 cữa hàng ( rất nhiều người họ chuyển nghề nên bán cũng không mắc ) và bạn sẽ được các Công Ty kinh doanh bán sĩ cho bạn, họ chỉ cần bạn Deposit 1 số tiền nào đó, sau đó bạn trã gối đầu .
Quan trọng là bạn phải có Credit tốt để người ta bán thiếu cho bạn, điều này cũng không khó lắm, bạn sẽ cần khoãng 2 năm để build credit cho bạn.
Chúc bạn may mắn trong kinh doanh ( mình tin như vậy )