[Hồ sơ F3] Hồ sơ F3 - HIEN

  • Thread starter HIEN
  • Ngày gửi
Status
Không mở trả lời sau này.
H

HIEN

Guest
#1
Hồ sơ của em là tháng 5/01
Bên mỹ thì ông em đã đóng tiền phỏng vấn hết gòi, nhưng đột nhiên ông em mất vậy em có thể đi mỹ được k?
Hum qua em mới nhận đc giấy hẹn phỏng vấn vào tháng 6 này
Mấy anh chị cho em lời khuyên với
Em có nên thông báo là ông đã mất k? hay là im lặng
Em đã nhận đc giấy phỏng vấn gòi vậy em có bi trục trặc gì nữa k?
em cám ơn rất nhìu
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#2
Ðề: Giúp dùm

_Trường hợp này khó wa, thường ng bảo lãnh mất là coi như tiu. Nhưng trường hợp này là đã có giấy phỏng vấn. Thôi thì bạn cứ lo giấy tờ phỏng vấn cái đã, cứ vờ như ko biết ông bạn đã chết.
_ Ở đây là ý kiến mình, bạn tham khảo thôi nha: Theo đúng thì nói, phỏng vấn diện định cư là để xác nhận mối quan hệ đúng cả về tình và lý và việc bạn di cư là để đoàn tụ với người đã bảo lãnh bạn. Nên nếu ng bảo lãnh bạn mất cũng tức là hết, việc phỏng vấn cũng như di cư xem như vô nghĩa. Bạn nên tham khảo ý kiến luật sư hay người thân khác của bạn bên Mỹ xem sao. God bless you!
 

Liệu

Cựu Ban điều hành
#3
Ðề: Giúp dùm

Hồ sơ của em là tháng 5/01
Bên mỹ thì ông em đã đóng tiền phỏng vấn hết gòi, nhưng đột nhiên ông em mất vậy em có thể đi mỹ được k?
Hum qua em mới nhận đc giấy hẹn phỏng vấn vào tháng 6 này
Mấy anh chị cho em lời khuyên với
Em có nên thông báo là ông đã mất k? hay là im lặng
Em đã nhận đc giấy phỏng vấn gòi vậy em có bi trục trặc gì nữa k?
em cám ơn rất nhìu
Chào bạn, xin chia buồn cùng bạn và gia đình về việc Ông của Bạn đã qua đời trước khi bạn và GĐ nhận được VISA và bay sang US.

Theo Lieuvh được biết, nếu người bảo lãnh qua đời thì ngay lập tức HS sẽ bị hủy bỏ và có thông tin là nếu những người được bảo lãnh, dù đã qua bên US rồi, mà cơ quan di trú của US phát hiện người bảo lãnh đã mất, họ cũng sẽ trục xuất về lại VN.
Đây là thông tin mà lieuvh đã đọc ở các trang web có liên quan đến xuất nhập cảnh. Do đó, tốt nhất là bạn nên thông báo cho LSQ SG về sự cố này đồng thời bạn phải liên lạc ngay với người nhà bên đó, kiếm người thay thế người ông đã mất, bằng cách: Phục hồi đơn I-130 khi người bảo lãnh qua đời. Nếu được USCIS chấp nhận thì HS sẽ được tiếp tục mà không phải nộp đơn bảo lãnh mới.

Bạn nên nói sự thật cho LSQ SG về trường hợp này và nói với họ, đang làm thủ tục phục hồi I-130 thay thế người bảo lãnh. Hy vọng LSQ SG chấp thuận và giải quyết HS của bạn.

Chúc bạn mọi sự tốt lành.

Đây là bài viết của Anh Hùng Việt, bạn tham khảo nha:
Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ kết hôn ít nhất là hai năm ở thời điểm người bảo lãnh qua đời và không ly thân trên mặt pháp lý. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp với điều kiện họ đã kết hôn được hai năm và chưa ly thân về mặt pháp lý trước khi người hôn phối công dân Hoa Kỳ qua đời. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Trong các trường hợp khác, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng khi người bảo lãnh qua đời, đơn I-130 đã được chấp thuận sẽ bị tự động hủy bỏ chiếu theo luật. Điều luật này đã được cải thiện qua việc USCIS có một qui định cho phép phục hồi đơn I-130 vì những lý do nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu với việc Đạo luật Illegal Immigration and Immigrant Responsibility Act (IIRAIRA) được thông qua năm 1996 bắt buộc người bảo lãnh diện gia đình nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Trước đó, người bảo lãnh hoàn toàn không bị buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, sau Đạo luật IIRAIRA, USCIS cho rằng luật đó bác bỏ qui định cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Lý luận của USCIS như sau: (1) Người bảo lãnh buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh diện gia đình để người được bảo lãnh được hưởng qui chế thường trú nhân. (2) Người bảo lãnh qua đời không thể nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, (3) việc phục hồi đơn I-130 là chuyện không thể làm vì người được bảo lãnh sẽ không được hưởng qui chế thường trú nhân do thiếu mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Vấn đề này đã được giải quyết thông qua luật năm 2002 cho phép người bảo trợ thay thế nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh nếu người bảo trợ chính qua đời và nếu Attorney General (tạm dịch là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Người bảo trợ thay thế phải là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người bảo hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Chiếu theo những qui định của điều 8 C.F.R & 205.1(a)(3)(i)(C)(2), đơn bảo lãnh I-130 sẽ bị thu hồi một cách tự động khi người bảo lãnh mất, ngoại trừ khi “USCIS quyết định, không nên thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh theo ý muốn của họ vì lý do nhân đạo dưới ánh sáng của những sự việc của một hồ sơ cá biệt. USCIS chỉ quyết định như vậy khi người được bảo lãnh chính làm đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh và chứng minh được rằng người có một trong những quan hệ nêu ở trên với người bảo lãnh chính muốn và có thể lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo điều 8 C.F.R part 213a với tư cách là người bảo trợ thay thế.

Chiếu theo điều INA & 213A(f)(5)(B), từ “Sponsor” bao gồm một cá nhân là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh, hội đủ điều kiện của đoạn (1) (khác với đoạn phụ (D)), và lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh đối với người được bảo lãnh.

Có bảy nhà bình luận gia đề nghị cho phép người đồng bảo trợ nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, và nếu người được bảo lãnh xin được bỏ qua việc thu hồi đơn bảo lãnh chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C). Tuy nhiên, không có người nào có thẩm quyền chấp thuận đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Xin hãy xem các vụ kiện Abboud c. INS, 140 F.3d 843 (9th Circ. 1998); Dodig c. INS, 9 F,3d 1418 (9th Cir. 1993); Matter of Varela, 13 I. & N. Dec. 453 (BIA 1970). Nếu người bảo lãnh mất trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì đơn bảo lãnh không còn cơ sở nào để được chấp thuận.

Tình trạng pháp lý khác đi khi người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận. Điều 205 của Đạo luật về di trú (INA) cho phép thu hồi lại đơn bảo lãnh được chấp thuận “vì lý do đủ và chính đáng”. Điều lệ có liên hệ, điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C), qui định rằng việc người bảo lãnh qua đời sẽ tự động hủy bỏ việc chấp thuận đơn bảo lãnh diện gia đình. Tuy nhiên, điều lệ đó cho phép sự chấp thuận tồn tại nếu USCIS quyết định theo ý của họ rằng vì những lý do nhân đạo, việc thu hồi lại sẽ không thích hợp.

Phục hồi lại sự chấp thuận đơn bảo lãnh không bỏ qua việc đòi hỏi giấy cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA). Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3 năm 2002, Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, 116 Stat. 74, được ban hành. Đạo luật 107-150 bổ sung Điều 213A(f)(5) của Đạo luật về di trú (INA) để cho phép một người có quan hệ họ hàng ký giấy bảo trợ tài chánh nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận nếu USCIS cho rằng việc phục hồi đơn bảo lãnh không thích hợp. Điều lệ cuối cùng này sáp nhập những điều khoản của Điều 213(A)(f)(5)(B), như bổ sung bởi Đạo luật 107-150. Người bảo trợ thay thế có thể là công dân hay thường trú nhân hợp pháp. Người bảo trợ thay thế phải ít nhất 18 tuổi và phải cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu USCIS đồng ý cho phép giữ lại đơn bảo lãnh được chấp thuận, người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổ), con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh.

Mặc dù đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sẽ tự động bị hủy bỏ chiếu theo Điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C) khi người bảo lãnh qua đời, có những trường hợp viện chưởng lý (Attorney General) có thể quyết định theo ý mình không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận. Thẩm quyền được tự do làm theo ý mình đó được ủy quyền cho giám đốc của các văn phòng di trú (District Director hay Service Center Director).

Lúc trước, điều kiện về giấy cam kết bảo trợ tài chánh ở Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA) làm cho việc phục hồi nhân đạo trở thành một điểm có thể bàn vì không có người bảo trợ để ký giấy cam kết bảo trợ tài chánh. Quốc Hội đã sửa chữa vấn đề đó bằng cách thông qua Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, cho phép dùng người bảo trợ thay thế. Bây giờ, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, nhưng trước khi người được bảo lãnh điều chỉnh tình trạng hay di dân đến Mỹ, người được bảo lãnh có thể dùng người bảo trợ thay thế trên giấy cam kết bảo trợ tài chánh.

Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130. Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉn tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).

Trong lúc không có điều lệ hay tiền lệ nào khác về cách thức áp dụng thẩm quyền được tự do quyết định, nhân viên và giám đốc USCIS phải nhận thức rằng ý định của thẩm quyền đó là để dùng trong những trường hợp mà sự thu hồi trái hẳn với công lý (thí dụ như trong trường hợp của một thành viên gia đình – trong số nhiều người – không thể di dân được vì người bảo lãnh qua đời). Điều lệ có ý nghĩa rõ rệt rằng quyết định áp dụng ý muốn theo ý mình, và không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận, là sự ngoại lệ chứ không phải là luật lệ. Ngoài ra, sự tự do làm theo ý muốn của mình không thể sử dụng trong những trường hợp có sự ngờ vực về quan hệ thành thật (ngay cả khi những sự ngờ vực đó không đủ để từ chối đơn bảo lãnh lúc ban đầu). Sau cùng, người giám đốc phải xét kết quả chủ yếu của quyết định thu hồi hay không.

Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng một đơn bảo lãnh bị thu hồi chiếu theo Điều 8 C.F.R. 205.1(a)(3) cần sự cứu xét của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), viết tắt là DHS, người nhân viên lãnh sự đó sẽ soạn một giác thư yêu cầu cứu xét và chuyển cho DHS kèm theo đơn bảo lãnh. Khi thẩm định đơn xin phục hồi, DHS xét những yếu tố sau đây:

1. Gia đình phân tán.

2. Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

3.Người được bảo lãnh già yếu.

4. Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.

5. Người được bảo lãnh không có nhà để về.

6. DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ quá mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.

7. Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.

Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng lý do nhân đạo không đủ để yêu cầu DHS cứu xét, nhưng người được bảo lãnh hỏi về vấn đề này, người nhân viên lãnh sự sẽ chỉ dẫn người được bảo trợ liên hệ với văn phòng DHS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#4
Ðề: Giúp dùm

Nếu anh lieuvh đã nói vậy thì bây giờ bạn hãy kiếm 1 luật sư giỏi bên Mỹ, và nhờ người có mối quan hệ thân thiết nhất ở bên Mỹ (mối quan hệ càng thân thiết thì cơ quan di trú càng dễ chấp nhận hơn) thay thế cho ông bạn rồi báo ngay với LSQ VN càng sớm càng tốt. Luật sư ở Mỹ sẽ có bước tiếp theo cho bạn. Ở tình trạng này thì bạn phải chi tiền cho luật sư mới có giải pháp dc ^^!
Chúc bạn may mắn,
 

map1209

Thành viên mới
#5
Ðề: Giúp dùm

nếu như em đổi nggười bảo lãnh thì sẽ mất bao lâu em đã 19t gòi
Bà nội em thi đã lớn tuổi qua mỹ đa được 15năm nhưng chưa có quốc tịch chú em cũng qua được 15năm và đã có quốc tịch
Bên luật sư bên mỹ của em thì kiu là im lặng
Còn chiện đi phỏng vấn người ta yêu cấu phải có giấy luong hưu mới nhất nhưng nội em đã mất sau tết vậy em k cầm bản lương theo được k? hay là lấy bản lương cũ lúc nội em chưa mất thì sao
 

map1209

Thành viên mới
#6
Ðề: Giúp dùm

nếu như em đổi nggười bảo lãnh thì sẽ mất bao lâu em đã 19t gòi
Bà nội em thi đã lớn tuổi qua mỹ đa được 15năm nhưng chưa có quốc tịch chú em cũng qua được 15năm và đã có quốc tịch
Bên luật sư bên mỹ của em thì kiu là im lặng
Còn chiện đi phỏng vấn người ta yêu cấu phải có giấy luong hưu mới nhất nhưng nội em đã mất sau tết vậy em k cầm bản lương theo được k? hay là lấy bản lương cũ lúc nội em chưa mất thì sao
àh bên luật sư bên em thì kiu là đã đóng tiền phỏng vấn là xong xuôi gòi nó sẽ k kiu đến bên người bảo lãnh nữa đâu
Ai co wen luật sư nào giúp được việc này thì chỉ em với
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#7
Ðề: Giúp dùm

bạn cứ theo luật sư mà làm đi nha. Im lặng. Cứ vờ là chưa biết về việc nội bạn đã mất. Nếu LSQ phát hiện thì cứ bảo ko biết. Rồi vừa từ LSQ ra là phải báo tức tốc cho bên Mỹ là hỏng rồi, chuyển hồ sơ qua cho chú thay thế bảo lãnh. Mình ko rành vụ bảo lãnh thay thế sẽ là bao lâu, nếu mà trót lọt thì 1 năm. Còn nếu ko dc, làm lại từ đầu thì có thể là 8-10 năm.
Bạn cứ cầm hờ bản lương cũ theo, tại vì xấp hồ sơ nhiều lắm. Cứ giấu ở đâu đấy, chừng nào ng ta kiu lấy ra thì lấy ra.
 

tuongvan

Đội trưởng CSPA
#8
Ðề: Giúp dùm

nếu như em đổi nggười bảo lãnh thì sẽ mất bao lâu em đã 19t gòi
Bà nội em thi đã lớn tuổi qua mỹ đa được 15năm nhưng chưa có quốc tịch chú em cũng qua được 15năm và đã có quốc tịch
Bên luật sư bên mỹ của em thì kiu là im lặng
Còn chiện đi phỏng vấn người ta yêu cấu phải có giấy luong hưu mới nhất nhưng nội em đã mất sau tết vậy em k cầm bản lương theo được k? hay là lấy bản lương cũ lúc nội em chưa mất thì sao
Chào bạn.
Mình nghĩ bạn nên đọc kỹ lại câu trả lời của chú Lieuvh, chú ấy trả lời rất rõ ràng rồi. Đã có trường hợp người được bảo lãnh qua tới được Mỹ mà bị trục xuất về lại VN nên mình nghĩ bạn và gia đình nên suy nghĩ cẩn thận. Bởi nếu bị phát hiện, sau này gia đình bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xin phục hồi lại đơn bảo lãnh.
Thân ái.
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#9
Ðề: Giúp dùm

bạn cứ theo luật sư mà làm đi nha. Im lặng. Cứ vờ là chưa biết về việc nội bạn đã mất. Nếu LSQ phát hiện thì cứ bảo ko biết. Rồi vừa từ LSQ ra là phải báo tức tốc cho bên Mỹ là hỏng rồi, chuyển hồ sơ qua cho chú thay thế bảo lãnh. Mình ko rành vụ bảo lãnh thay thế sẽ là bao lâu, nếu mà trót lọt thì 1 năm. Còn nếu ko dc, làm lại từ đầu thì có thể là 8-10 năm.
Bạn cứ cầm hờ bản lương cũ theo, tại vì xấp hồ sơ nhiều lắm. Cứ giấu ở đâu đấy, chừng nào ng ta kiu lấy ra thì lấy ra.
Bạn kid4love không nên tư vấn cho bạn MAP làm như vậy nhé. Bạn tự nhận là không rành mà còn kêu người ta làm như vậy, bạn biết hậu quả như thế nào không? Nếu phát hiện có sự gian dối, gia đình của MAP sẽ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Hoa Kỳ đấy.

Theo tôi tốt nhất là gia đình của MAP bên đó nên nhờ luật sư thông báo sự việc này cho NVC và chuyển hồ sơ bảo lãnh qua cho người chú đứng tên. Như vậy sẽ thành diện F4 và hồ sơ sẽ tới lượt PV vào năm sau. Thà là chậm lại 1 chút mà gia đình còn cơ hội đi, còn không hồ sơ sẽ bị hủy hoặc khi đi PV nhân viên LSQ phát hiện sự gian dối thì gia đình MAP sẽ bị cấm vào nước Mỹ vĩnh viễn. Luật sư của gia đình bạn đã thể hiện sự thiếu trách nhiệm với hồ sơ bảo lãnh gia đình bạn cũng như sự thiếu tôn trọng pháp luật nước Mỹ khi tư vấn cho gia đình bạn gian dối như vậy.

Việc bạn năm nay chỉ mới 19 tuổi thì cũng chưa có gì phải lo lắng lắm đâu vì phải quá 21 tuổi tính theo luật CSPA thì mới bị ở lại. Bạn nên nói cho bố mẹ và người thân bên Mỹ biết ngay lúc này để tiến hành đổi tên người bảo lãnh. Chúc may mắn.
 

map1209

Thành viên mới
#10
Ðề: Giúp dùm

năm vừa gòi thì cô và bác em đã đi phỏng vấn như em
Nhưng người ta chỉ coi sơ wa hồ sơ và hỏi có 3 câu là đi năm nào ? Cải tạo năm nào? và học dh ở đâu thôi
Cô em cũng cầm giấy bản lương cũ theo chứ k phải giấy mới nhất
hum qua bên nhà em có gọi hỏi luật sư thì họ kiu k quan trọng
họ bảo cứ bỏ hết vào túi cho người phỏng vấn họ sẽ tự kiểm tra
mình chỉ đưa ra những thứ cm mình là con của người bảo lãnh thôi ( hình ảnh thư từ....)
Bộ hồ sơ này là của cô em đi 09/2008 sau đó đưa cho bác em bac em cung di 9/2009 Và bây giờ truyền lại cho ba em
luật sư thì kiu cứ đi phỏng vấn đi. bỡi vì em là con nên cũng rất khó nc này với người lớn em khuyên nhưng k ai nghe vì họ chỉ tin vào luật sư bên đó. vì luật sư này đã giúp cho cô và bác em đi
 

tuongvan

Đội trưởng CSPA
#11
Ðề: Giúp dùm

năm vừa gòi thì cô và bác em đã đi phỏng vấn như em
Nhưng người ta chỉ coi sơ wa hồ sơ và hỏi có 3 câu là đi năm nào ? Cải tạo năm nào? và học dh ở đâu thôi
Cô em cũng cầm giấy bản lương cũ theo chứ k phải giấy mới nhất
hum qua bên nhà em có gọi hỏi luật sư thì họ kiu k quan trọng
họ bảo cứ bỏ hết vào túi cho người phỏng vấn họ sẽ tự kiểm tra
mình chỉ đưa ra những thứ cm mình là con của người bảo lãnh thôi ( hình ảnh thư từ....)
Bộ hồ sơ này là của cô em đi 09/2008 sau đó đưa cho bác em bac em cung di 9/2009 Và bây giờ truyền lại cho ba em
luật sư thì kiu cứ đi phỏng vấn đi. bỡi vì em là con nên cũng rất khó nc này với người lớn em khuyên nhưng k ai nghe vì họ chỉ tin vào luật sư bên đó. vì luật sư này đã giúp cho cô và bác em đi
Nếu gia đình bạn đã có quyết định thì mình cũng rất tiếc là hok thể giúp gì thêm được cho bạn. Chúc bạn và gia đình vui.
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#12
Ðề: Giúp dùm

Chào bạn MAP
Tôi nghĩ việc tư vấn cho trường hợp của bạn nên kết thúc tại đây. Diễn đàn sẽ không hướng dẫn và cũng không để thành viên nào hướng dẫn bạn gian dối trong việc chuẩn bị hồ sơ. Những gì cần nói chúng tôi đã nói. Chỉ xin nhắc gia đình bạn lần chót, cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định.
p/s : Nếu có bằng chứng, gia đình bạn bên Mỹ thậm chí có thể kiện VPLS về việc xúi giục gia đình bạn vi phạm luật di trú của nước Mỹ.
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#13
Ðề: Giúp dùm

@thanhnv: tại mình nghĩ đã là luật sư bảo thì chắc là ok ^^! với lại đi Mỹ là một giấc mơ đẹp, nhưng nó chỉ đẹp khi thực hiện ngay. Chứ cứ để giấc mơ đó ám ảnh trong một thời gian dài thì sẽ gây hậu quả rất lớn về mặt tinh thần: học hành lằng nhằng, việc làm cũng lằng nhằng, vì cái tư tưởng luôn ám ảnh trong đầu rằng Mỹ mới là lý tưởng, là vùng đất hứa của mình, còn VN hiện tại chỉ là tạm thời thôi. Ai dám bảo có người rước trong thời gian chờ đợi mà lại ko có suy nghĩ ấy, nếu ko có thì cũng sẽ ko có diễn đàn này. Vậy nếu như kéo dài thêm khoảng thời gian ấy liệu có đáng ko?
Ý mình ở đây là thà là 1. đi ngay bây giờ, 2. là ko đi cũng dc, xác định là ở VN chứ ko phải là 3. chờ đợi thêm khoảng thời gian dài mà ko biết có đi dc ko nữa, uổng mất tuổi trăng tròn (19-2x) là lứa tuổi đẹp, có rất nhiều cái hay đẹp cần tận hưởng chứ ko phải cứ ngồi mong đợi sẽ đẹp hơn ở lứa tuổi 3x khi bước chân qua Mỹ, mà chưa chắc là đợi thêm khoảng thời gian đó là 100% có thể đi dc.
Vì thế, mình thấy theo ý kiến gia đình bạn là tốt nhất. Dĩ nhiên quyết định cuối cùng tùy bạn thôi.
P/s: Nếu đi dc thì vào làm topic cho ae dzui ^^!
 

dungquangnguyen

Thành viên kinh nghiệm
#14
Ðề: Giúp dùm

Chào bạn kid4l0ve
Mọi người đến với diễn đàn XNC để tìm hiểu thông tin và đưa ra những câu hỏi để mong tìm được sự hướng dẫn , tư vấn của diễn đàn , mọi người từ ban điều hành xuống tới các thành viên khi tham gia hướng dẫn trợ giúp cho người khác đều dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm kết hợp với tìm tòi những thông tin hữu ích nhất để hướng dẫn trợ giúp cho những ai cần đến sự trợ giúp của diễn đàn công việc đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tư duy trong ngôn từ . Tuy là một diễn đàn cũng giống như những diễn đàn khác nhưng ở diễn đàn XNC này ko cho phép chúng ta hướng dẫn tư vấn theo cảm tính cá nhân, vì mọi việc phải tuân thủ theo luật về di trú , cũng biết rằng chúng ta đến với diễn đàn bằng tấm lòng ko vụ lợi nhưng cũng ko vì thế mà chúng ta muốn nói sao thì nói gây hoang mang cho ngưới khác bằng những nhận định rất thiếu cơ sở của mình . Cùng chung một tấm lòng nên tôi cũng như bạn đều chung mục đích xây dựng diễn đàn XNC ngày càng phát triển, là điểm đến cho tất cả mọi người khi có thắc mắc về tiến trình di dân của mình . Bạn kid4l0ve
có đồng ý với mình ko nào ? Chúc bạn sức khoẻ và thành công !
Sorry bạn map1209 vì đã post bài trong topic của bạn .
 
Chỉnh sửa cuối:

map1209

Thành viên mới
#15
Ðề: Giúp dùm

Bà nội của mình đã đậu quốc tịch gòi và gia đình mình đã yêu cầu chuyển hồ sơ qua cho bà nội gòi
Mình cám ơn vì các bạn đã khuyên Và mình cũng k mún fai suy nghĩ nhìu nữa rất là mệt mỏi gòi. Bạn bè mình cũng khuyên là chiện của ng lớn mình cũng k có tư cách dính vào.
giờ mình chỉ cầu nguyện để mình có thể đi trc 21 tuổi đê k bị rớt ở lai đây thôi vì gia đình đã đi hết k còn ai ở vn nữa
Cám ơn các bạn nhìu
Khi nào có tin vui mình sẽ thông báo cho các bạn
Nếu dc thi có thể đóng bài này cũng dc
 
Status
Không mở trả lời sau này.