Một vài vùng tại California

Azalea

Thành viên tích cực
#1
Los Angeles

Los Angeles (viết tắt LA, còn được gọi tắt là Los bởi những người Việt ở những vùng lân cận) là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thuộc về Quận Los Angeles. Theo Thống kê dân số năm 2000, thành phố này có 3.694.820 người. Những vùng lân cận thành phố này, còn được gọi là Nam California, gồm có Hạt Los Angeles, Hạt San Bernardino, Hạt Orange, Hạt Riverside và Hạt Ventura, là một trong những nơi đông dân nhất Hoa Kỳ với 16 triệu người.

Thành phố được thành lập vào năm 1781 do những người Tây Ban Nha tại Mexico với tên là El Pueblo de Nuestra Señora Reina de los Ángeles de la Porciúncula ("Thị trấn của Đức bà Nữ hoàng của các thiên thần của sông Porciúncula" trong tiếng Tây Ban Nha, porciúncula nghĩa là "phần nhỏ"). Vào năm 1821 khi Mexico giành độc lập từ Tây Ban Nha, thành phố này thành một phần của nước đó. Sau chiến tranh Mỹ-Mễ, Los Angeles lại rơi vào tay Hoa Kỳ.

Thành phố này được nổi danh là một trung tâm điện ảnh. Rất nhiều minh tinh sống ở thành phố Beverly Hills lân cận và nhiều phim và chương trình truyền hình được thâu tại Hollywood, một phần thành phố này.

Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, số người Mỹ gốc Việt ở Los Angeles là 19.747 người, chiếm 0.5% dân số toàn thành phố.

Lịch sử
Khu vự bờ biển Los Angeles đã được cư dân Tongva (hay Gabrieleños), Chumash, và các bộ tộc của những người Thổ dân châu Mỹ sinh sống từ hàng ngàn năm. Những người châu Âu đâu tiên đến đây năm 1592, dẫn đầu là Juan Cabrillo - một người thám hiểm Bồ Đào Nha đã tuyên bố vùng đất này cho Đế quốc Tây Ban Nha nhưng không ở lại đó. Lần có người châu Âu tiếp xúc khu vực này là 227 năm sau khi Gaspar de Portolà cùng với Franciscan padre Juan Crespi, đã đến khu vực ngày nay là Los Angeles ngày 2 tháng 8 năm 1769.

Năm 1771, Cha Junípero Serra đã cho xây Mission San Gabriel Arcágel gần Whittier Narrows ở gần Thung lũng San Gabriel ngày nay. Ngày 4 tháng 9 năm 1781, một nhóm 52 người định cư từ Tân Tây Ban Nha là hậu duệ người châu Phi đã thiết lập phái đoàn San Gabriel để lập nên khu định cư dọc theo bờ của sông Porciúncula (ngày nay là sông Los Angeles). Những người định cư này có tổ tiên là người Philippines, Ấn Độ và Tây Ban Nha, 2/3 là người lai.

Năm 1777, thống đốc mới của bang California, Felipe de Neve, recommended to the viceroy of New Spain that the site be developed into a pueblo (town). Khu vực này được đặt tên là El Pueblo de Nuestra Señora la Reina de los Ángeles del Río de Porciúncula ("Thị trấn của Đức bà Nữ hoàng của các thiên thần của sông Porciúncula"). Nó vẫn là một thị trấn nhỏ trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 1829 dân số đã tăng lên khoảng 650, khiến nó là cộng đồng dân sự lớn nhất ở California thuộc Tây Ban Nha. Ngày nay, outline của Pueblo vẫn được gìn giữ ở một tượng đài lịch sử quen được gọi là đường Olvera, trước đây là đường Rượu, được đặt tên theo Augustin Olvera.

Tân Tây Ban Nha đã giành được độc lập khỏi Đế quốc Tây Ban Nha năm 1821 và tỉnh vẫn tiếp tục là một phần của Mexico. Sự cai trị của Mexico đã chấm dứt trong Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ, khi người Mỹ giành được quyền kiểm soát từ người Californio sau một loạt các cuộc chiến. Trận chiến San Pascual, Trận chiến Dominguez và sau cùng là Trận chiến Rio San Gabriel năm 1847. Hiệp ước Cahuenga được ký ngày 13 tháng 1 năm 1847, chấm dứt thu địch ở California và sau đó Hiệp ước Guadalupe Hidalgo (1848), chính phủ Mexico đã chính thức nhượng Alta California và các lãnh thổ khác cho Hoa Kỳ. Những người châu Âu và Mỹ đã củng cố sự kiểm soát thành phố sau khi họ di cư đến California trong làn sóng Đổ xô đi tìm vàng California và đảm bảo sự gia nhập sau đó của California vào Hoa Kỳ năm 1850.

Đường sắt đã đến khi Công ty đường sắt Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific Railroad) đã hoàn thành tuyến đường sắt đến Los Angeles năm 1876. Dầu mỏ được phát hiện năm 1892 và đến năm 1923, Los Angeles đã cấp ¼ lượng dầu mỏ thế giới. Một nhân tố góp phần phát triển thành phố là nước. Năm 1913, William Mulholland hoàn thành đường ống dẫn nước đảm bảo cho sự tăng trưởng của thành phố. Năm 1915, Thành phố Los Angeles bắt đầu sáp nhập thêm hàng chục cộng đồng dân cư xung quanh không tự cấp nước cho chính mình được. A largely fictionalized account of the Owens Valley Water War can be found in the 1974 motion picture Chinatown.

Trong thập niên 1920, phim hoạt hình và ngành hàng không đã đổ xô đến Los Angeles đã giúp thành phố phát triển. Thành phố này là nơi đăng cai Thế vận hội mùa Hè năm 1932 chứng kiến sự phát triển của Đồi Baldwin as the original Olympic Village. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự di dân đến của những người lưu vong từ các căng thẳng hậu chiến ở châu Âu, bao gồm những nhà quý tộc như Thomas Mann, Fritz Lang, Bertolt Brecht, Arnold Schoenberg và Lion Feuchtwanger. Thế chiến thứ hai mang đến phát triển và thịnh vượng mới cho thành phố này, dù nhiều người Mỹ gốc Nhật bị chở đến các trại tập trung trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến. Thời kỳ hậu chiến chứng kiến một sự bùng nổ lớn hơn khi sự lan ra của đô thị đã mở rộng đến Thung lũng San Fernando. Những cuộc bạo loạn Watts năm 1965 và “cơn giận” của Trường trung học Chicano cùng với sự tạm đình chỉ Chicano đã cho thấy sự chia rẽ chủng tộc sâu sắc hiện hữu trong thành phố này. Năm 1969, Los Angeles đã là một trong hai “nơi sinh” ra Internet khi sự truyền ARPANET được gửi từ UCLA đến SRI ở Menlo Park. XXIII Olympad đã được Los Angeles đăng cai năm 1984. Thành phố lại được thử thách qua Bạo lọan Los Angeles 1992 và Trận động đất Northridge 1994 và năm 2002 sự cố gắng ly khai của Thung lũng Fernando và Hollywood đã bị thất bại trong cuộc bỏ phiếu. Sự tái phát triển và sự sang trọng hóa đô thị đã diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt là trung tâm.


Địa lý

Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích 498,3 dặm vuông (1.290,6 km²), 469,1 dặm vuông (1.214.9 km²) là diện tích đất và 29,2 dặm vuông (75,7 km²) là diện tích mặt nước, diện tích mặt nước chiếm 5,86%. Khoảng các cực bắc và cực nam là 44 dặm (71 km), khoảng các giữa cực đông-tây là 29 dặm (47 km), và chiều dài của biên giới thành phố là 342 dặm (550 km). Diện tích đất lớn thứ 9 trong các thành phố của Hoa Kỳ lục địa. Điểm cao nhất của Los Angeles là Sister Elsie Peak (5.080 feet) at the far reaches of the northeastern San Fernando Valley, part of Mt. Lukens. Sông Los Angeles là một con sông phần lớn là theo mùa chảy xuyên qua thành phố có thượng nguồn ở Thung lũng San Fernando Valley. Suốt chiều dài của nó hoàn toàn bị kè bằng bê tông. Vùng Los Angeles khá phong phú về các loài thực vật bản địa. Với những bãi biển, đụn cát, vùng đất ngập nước, đồi, núi và sông, khu vực này chứa đựng một số quần cư sinh vật quan trọng. Khu vực rộng nhất là thảm thực vật bụi cây xô thơm ven biển bao bọc các sườn đồi ở chaparral dễ bắt lửa. Các loại cây bản địa bao gồm: California poppy, matilija poppy, toyon, coast live oak, giant wild rye grass, và hàng trăm loại khác. Thật không may, nhiều loài cây bản địa quá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng như hoa hướng dương Los Angeles.

Có nhiều loài hoa lạ và những cây có hoa nở hoa quanh năm với màu sắc huyền ảo.

Địa chất
Los Angeles chịu động đất do gần đứt gãy San Andreas, cũng như các đứt gãy nhỏ hơn San Jacinto và Banning. Trận động đất lớn gần đây nhất là Trận động đất Northridge 1994, có tâm chấn ở phía Bắc Thung lũng San Fernando. Chưa đến hai năm sau sau khi các bạo loạn 1992, Trận động đất Northridge đã là một cú sóc cảm xúc cho dân Nam California và gây thiệt hại vật chất lên đến hàng tỷ dollar Mỹ. Các trận động đất khác ở khu vực Los Angeles bao gồm Trận động đất Whittier Narrows 1987, Trận động đất Sylmar 1971, và Trận động đất Long Beach 1993. Tuy nhiên, phần lớn các trận động đất là khá nhỏ. Nhiều khu vực ở Los Angeles chứng kiến một đến hai trận động đất nhỏ mỗi năm mà không có thiệt hại. Các chấn động nhỏ không cảm thấy được bình thường mà chỉ thông qua máy đo địa chấn thì xảy ra hàng ngày. Nhiều phần của thành phố cũng dễ bị thương tổn bởi sóng thần Thái Bình Dương; các khu vực bến cảng đã bị gây hại bởi các đợt sóng từ Trận động đất Đại Chile năm 1960.

Khí hậu


Cảnh quan thành phố
Thành phố được chia ra nhiều khu dân cư, nhiều trong số đó đã bị sáp nhập bởi thành phố đang mở rộng ra. Cũng có nhiều thành phố độc lập bên trong và xung quanh Los Angeles, nhưng các thành phố này thường được xếp nhóm vào thành phố Los Angeles, do Los Angeles nuốt chửng hoặc nằm bên trong vùng lân cận của nó.

Nói chung, thành phố được chia ra các khu vực sau: Trung tâm L.A., Đông L.A., Nam Los Angeles, Khu vực Cảng, Hollywood, Wilshire, Westside, và San Fernando và các thung lũng Crescenta.
 

Azalea

Thành viên tích cực
#2
Ðề: Một vài vùng tại California

San Francisco

Thành phố và quận San Francisco (Cựu Kim Sơn). Tên "San Francisco" theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Thánh Phanxicô (thành Assisi)". Vào giữa thế kỷ 19, nhiều người Trung Hoa đã nhập cư vào Hoa Kỳ và định cư tại nơi này. Họ nhập cư để tìm vàng hay để làm việc lắp đường rầy xe lửa xuyên qua địa lục. Để miêu tả miền đất hứa này, họ gọi nơi này là Cựu Kim Sơn. Tên này vẫn còn được sử dụng trong tiếng Hoa. Nhiều văn bản tiếng Việt cũ theo đó cũng gọi tên thành phố này bằng tên này.

San Francisco là thành phố đông dân thứ 4 ở tiểu bang California và là thành phố đông dân thứ 14 ở Hoa Kỳ, với dân số ước tính năm 2006 là 744.041 người. San Francisco là thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ 2 ở Mỹ. Thành phố nằm trên mũi của Bán đảo San Francisco, với Thái Bình Dương nằm về phía tây, Vịnh San Francisco nằm về phía đông, và Golden Gate về phía bắc.

Năm 1776, người Tây Ban Nha đã định cư ở khu vực mũi của bán đảo, thiết lập pháo đài tại Golden Gate và hội truyền giáo đặt tên theo Francis của Assisi. Cuộc đổ xô đi tìm vàng California năm 1848 đã đưa thành phố này trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh. Sau khi bị trận động đất và hỏa hoạn năm 1906, San Francisco đã nhanh chóng được xây dựng lại.

San Francisco là một điểm đến du lịch quốc tế phổ biến nổi tiếng có sương mù mùa Hè lạnh lẽo, các đồi nhấp nhô và dốc, một hỗn hợp chiết khúc của kiến trúc Victoria và kiến trúc hiện đại, dân số đồng tính luyến ái, lưỡng tính và xuyên giới tính lớn, và vị trí bán đảo của nó. Các địa điểm nổi bật nổi tiếng có cầu Cổng Vàng, đảo Alcatraz, xe điện cáp, tháp Coit, và Chinatown.

Lịch sử

Các chứng cứ khảo cổ sớm nhất về sự định cư của con người trên lãnh thổ San Francisco ngày nay có niên đại từ năm 3000 trước Công nguyên.Nhóm Yelamu của dân tộc Ohlone đã sinh sống trong nhiều ngôi làng nhỏ khi một nhóm đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, do Don Gaspar de Portolà dẫn đầu đã đến đây vào ngày 2 tháng 11 năm 1769, là phát hiện ra Vịnh San Francisco của người châu Âu có ghi chép đầu tiên. Bảy năm sau, vào ngày 28 tháng 3 năm 1776, người Tây Ban Nha đã thiết lập một pháo đài, tiếp theo đó là một hội truyền giáo, Hội truyền giáo San Francisco de Asís (hội truyền giáo Dolores).

Sau khi độc lập khỏi Tây Ban Nha năm 1821, khu vực này đã trở thành một phần của Mexico. Năm 1835, một người Anh tên là William Richardson đã dựng khu ấp trại ngay vùng kề bên Hội truyền giáo Dolores, gần một khu neo đậu tàu ở vị trí ngày nay là quảng trường Portsmouth. Cùng với hội truyền giáo Francisco de Haro Alcalde, ông đã bố trí một quy hoạch đường phố cho khu định cư được mở rộng và thị trấn có tên là Yerba Buena, đã bắt đầu thu hút dân định cư Mỹ. Thiếu tướng hải quân John D. Sloat đã tuyên bố California thuộc về Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 7 năm 1846, trong thời kỳ chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ, và thuyền trưởng John B. Montgomery đã đến tuyên bố chủ quyền Mỹ đối với Yerba Buena 2 ngày sau. Yerba Buena đã được đổi tên thành San Francisco vào năm sau. Mặc dù có vị trí là hấp dẫn của một cảng và một căn cứ hải quân, San Francisco vẫn là một khu định cư nhỏ với địa lý không hiếu khách.

Cuộc đổ xô đi tìm vàng California đã mang đến một làn sóng lớn những người đi tìm vàng đến đây. Số lượng người tìm vàng đổ dồn đến San Francisco đông hơn đối thủ của nó là Benicia, nâng dân số từ 1.000 năm 1848 lên 25.000 người tháng 12 năm 1849. Sự hứa hẹn giàu có huyền thoại quá mạnh mẽ đến mức các thủy thủ trên các con tàu đến đây đã bỏ tàu và đổ xô đến các mỏ vàng, để lại đằng sau một rừng cột buồm ở khu bến cảng San Francisco. California đã nhanh chóng nhận được tư cách tiểu bang và quân đội Mỹ đã xây Pháo đài Point tại Golden Gate và một pháo đài trên đảo Alcatraz để củng cố vịnh San Francisco. Các vụ phát hiện ra bạc, bao gồm Comstock Lode năm 1859, đã làm tăng thêm sự tăng dân số. Với từng đoàn người tìm vàng bạc đổ vào thành phố, tình trạng vô chính phủ là phổ biến và khu vực bờ biển Barbary của thị xã đã nhận được tai tiếng là một thiên đường cho tội phạm, mại dâm và cờ bạc.

Các chủ doanh nghiệp đã tận dụng sự giàu có được cơn sốt đổ xô đi tìm vàng này tạo ra. Những người trúng lớn đầu tiên là thuộc ngành ngân hàng, với sự thành lập Wells Fargo vào năm 1852, và ngành đường sắt, khi các ông trùm tư bản thuộc Big Four, do Leland Stanford dẫn đầu, đã bắt tay nhau xây tuyến đường sắt đầu tiên xuyên lục địa. Sự phát triển của cảng San Francisco đã thiết lập vị trí của thành phố là một trung tâm mậu dịch. Để cung cấp cho nhu cầu và thị hiếu của dân số tăng nhanh, Levi Strauss đã mở một doanh nghiệp kinh doanh hàng khô và Domingo Ghirardelli đã bắt đầu sản xuất sô cô la ở đây. Dân lao động nhập cư đã tạo ra một thành phố có văn hóa đa ngôn ngữ, với những người công nhân đường sắt người Hán thành lập một khu Phố Tàu. Các xe điện cáp đã đưa những người dân San Francisco lên đến phố Clay năm 1873. Hàng lọat ngôi nhà theo phong cách Victoria đã bắt đầu hình thành và các nhà lãnh đạo dân sự đã vận động việc tạo ra một công viên rộng rãi và đã lên kế hoạch cho công viên Golden Gate. Người San Francisco đã xây dựng các trường học, nhà thờ, nhà hát và tất cả các công trình mang dấu hiệu của một cuộc sống dân sự. Presidio đã phát triển thành khu kho quân sự Mỹ quan trọng nhất bên bờ Thái Bình Dương. Đến đầu thế kỷ 20, San Francisco đã là một thành phố lớn có phong cách hoa mỹ, các khách sạn to lớn và các khu nhà phô trương trên Nob Hill, và là một nơi có nền nghệ thuật phát đạt.

Vào lúc 5h12 sáng ngày 18 tháng 4 năm 1906, một động đất đã xảy ra tại San Francisco và vùng Bắc California. Khi các tòa nhà sụp đổ do địa chấn, các đường ống dẫn khí đốt bị gãy và bắt lửa gây hỏa hoạn khắp thành phó và thiêu rụi thành phố này trong nhiều ngày. Với lượng lượng nước còn lại của các ống chính không vận hành được, Đội cứu hỏa pháo binh Presidio đã cố chế ngự ngọn lửa bằng cách dùng thuốc nổ phá hủy các lô nhà để tạo ra khoảng không ngăn lửa lan ra. Hơn ¾ thành phố bị biến thành đống đổ nát, bao gồm phần lớn phần lõi trung tâm thành phố. Các ghi chép lúc đó báo cáo rằng có 498 người thiệt mạng dù con số ngày nay cho thấy con số thiệt mạng phải là hàng ngàn. Hơn ½ dân số thành phố bị lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Những người tị nạn đã tạm cư ở các ngôi làng bằng lều ở Công viên Cổng Vàng, khu Presidio, bên bãi biển và những nơi khác. Nhiều người đã chuyển hẳn sang khu vực Vịnh Đông.

Công tác tái thiết đã được thực hiện nhanh chónh trên quy mô lớn. Rejecting calls to completely remake the street grid, San Franciscans opted for speed. Bank of Italy của Amadeo Giannini, sau này trở thành Bank of America, đã cấp các khoản vay cho nhiều người bị thiệt hại trong trận động đất này. Các khu nhà Nob Hill bị phá hủy đã trở thành các khách sạn lớn. Tòa thị chính lại nổi lên trong phong cách Beaux Arts và thành phố này đã kỷ niệm sự hồi sinh của mình tại cuộc Triển lãm Panama-Thái Bình Dương năm 1915.

Trong các năm tiếp theo, thành phố đã củng cố vị trí của mình như là một thủ đô tài chính; sau sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929, không một ngân hàng nào đóng trụ sở ở San Francisco đổ bể. Trên thực tế, ngay trong thời kỳ đỉnh điểm của của cuộc Đại suy thoái thì San Francisco lại đồng thời xây dựng hai công trình dân dụng lớn là Cầu qua vịnh San Francisco-Oakland và Cầu Cổng Vàng, và hoàn thành lần lượt vào năm 1936 và 1937. Cũng trong giai đoạn này, đảo Alcatraz, một trại giam quân sự trước đó đã trở thaàn một nhà tù an ninh tối đa liên bang, giam giữ những tù nhân khét tiếng như Al Capone. San Francisco sau này đã kỷ niệm vẻ hùng vĩ được tái lập của mình với một Hội chợ Thế giới, Triển lãm quốc tế Cổng Vàng năm 1939–40, thành lập Treasure Island giữa vịnh để làm nơi tổ chức các sự kiện này.

Trong Thế chiến War II, Xưởng đóng tàu hải quân Hunters Point đã trở thành một trung tâm họat động và Fort Mason đã trở thành cảng hàng đầu cho các tàu xuất phát đi chiến trường Thái Bình Dương. Sự bùng nổ công ăn việc làm đã đưa nhiều người, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi từ phía nam đến đây. Sau thế chiến II, nhiều quân nhân trở về từ nước ngoài và nhiều dân thường đến đây làm việc đã quyết định ở lại. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, một hội nghị hòa bình đã được tổ chức tại San Francisco. Năm 1946, Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã được 50 nước ký kết tại đây. Năm 1951, Hội nghị Hòa bình thứ 2 được tổ chức ở đây và đã khai thông bằng Hiệp ước San Francisco. Hiệp ước này được áp dụng vào ngày 28/4/1952 và đã kết thúc giai đọan chiếm đóng (1945-1952 ở Nhật Bản). Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 của Thế kỷ XX đã chuyển đổi nền kinh tế của khu vực này. Việc phát triển công nghệ điện toán ở Silicon valley ở phía Nam thành phố này đã mang lại một hình ảnh năng động của khu vực Vịnh San Francisco của tiểu bang California.

Các dự án quy hoạch đô thị thập niên 1950 và thập niên 1960 đã chứng kiến sự phá hủy rộng rãi nhiều công trình cũ và tái phát triển các khu vực đô thị phía tây và xây nhiều đường cao tốc mới, trong đó chỉ có một số đoạn ngắn đã được xây trước khi bị dừng lại do các cuộc chống đối của người dân. Transamerica Pyramid đã được hoàn tất năm 1972, và thập niên 1980 là sự Manhattan hóa San Francisco đã chứng kiến sự phát triển rầm rộn các tòa nhà cao tầng ở trung tâm. Họat động cảng đã được dời đến Oakland, thành phố bắt đầu mất công ăn việc làm công nghiệp và San Francisco đã chuyển hướng qua ngành du lịch làm mũi nhọn kinh tế của mình. Khu vực ngoại ô đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng và San Francisco đã trải qua một sự thay đổi cơ cấu dân cư, một bộ phận lớn dân da trắng rời bỏ thành phố, thay vào đó là một làn sóng ngày càng tăng nhập cư từ châu Á và Mỹ Latin.


Khí hậu

Đặc trưng khí hậu của San Francisco được thể hiện trong câu nói của nhà văn Mark Twain "Mùa Đông lạnh nhất tôi đã từng trải qua là một mùa Hè ở San Francisco". Thành phố được ưu đãi từ khí hậu giống như vùng Địa Trung Hải, có đặc trưng mùa Đông ẩm ướt và êm dịu, mùa Hè khố và ấm. Do 3 bên được biển bao bọc, khí hậu San Francisco chịu ảnh hưởng mạnh của dòng hải lưu lạnh của Thái Bình Dương có xu hướng ít khác biệt về khí hậu giũa các mùa. Nhiệt độ trung bình mùa Hè ở San Francisco là cao nhất: 70 °F (21 °C) và thấp nhất 20 °F (9 °C), thấp hơn khu vực đất liền gần đấy là Livermore. Về mùa Đông, nhiệt độ cao nhất là 60 °F (15 °C) và thấp nhất không bao giờ đạt nhiệt độ đóng băng. Việc kết hợp nước biển lạnh và cái nóng của Californa lục địa tạo nên sương mù nửa phía Tây thành phố cả ngày trong mùa Hè, ở phía Đông ít sương mù hơn. Một năm có khoảng 160 ngày trời quang, 105 ngày có mây bao phủ.

(còn tiếp)
 

thuykha

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Một vài vùng tại California

sắp tới em ở west covina, ko biết ở đó là thuộc LA hay chỉ lân cận thôi nhỉ
 

hongvinh

Thành viên tích cực
#4
Ðề: Một vài vùng tại California

sắp tới em cũng tới west covina,không biết ở đây có dễ kiếm việc làm cho những ngưới biết ít tiếng anh không,anh chị nào biết cho em chút thông tin với,cảm ơn nhiều.