Phương pháp tính tuổi dựa trên đạo luật cspa

Status
Không mở trả lời sau này.

nguyen

Thành viên kinh nghiệm
#1
Sau đây là cách tính tuổi theo Đạo luật CSPA dựa theo Mục 3 (đương đơn chính diện F2A và những đương đơn đi kèm trong tất cả các diện bảo lãnh ưu tiên gia đình và bảo lãnh ưu tiên việc làm):

1. Ngày sanh:

2. Ngày nộp đơn (hay ngày ưu tiên):

3. Ngày đơn được chấp thuận:

4. Thời gian đơn bảo lãnh trì hoãn (#3 trừ #2):

5. Thời điểm hồ sơ đến lượt được giải quyết: Muốn biết hồ sơ đến lượt được giải quyết hay chưa, bạn phải theo dõi lịch cấp visa của National Visa Center ở trang Web http://travel.state.gov/visa/frvi/bulletin/bulletin_4558.html. Ngày ghi trong ô bên cạnh các diện bảo lãnh là ngày khóa sổ. Chỉ những hồ sơ có ngày ưu tiên hay ngày nộp đơn trước ngày khóa sổ mới đến lượt được giải quyết.

6. Thời điểm visa đáo hạn (Trễ nhất giữa #3 và #5): Giữa ngày đơn được chấp thuận và ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết, ngày nào trễ nhất thì bạn lấy ngày đó. Thỉnh thoảng, có những hồ sơ được chấp thuận sau ngày lịch cấp visa thông báo hồ sơ đến lượt được giải quyết. Do đó tôi dùng cụm từ “Thời điểm visa đáo hạn” để phân biệt với “Thời điểm hồ sơ đến lượt được giải quyết”.

7. Tuổi của đương đơn ở thời điểm visa đáo hạn (#6 trừ #1):

8. Tuổi CSPA: Tuổi của đương đơn ở thời điểm visa đáo hạn trừ thời gian đơn bảo lãnh trì hoãn (#7 trừ #4):

Nếu dưới 21 tuổi CSPA, đương đơn chính trong diện F2A sẽ được di dân diện F2A và những đương đơn đi kèm sẽ được đi theo gia đình.

LƯU Ý: Đương đơn chỉ được áp dụng #8 nếu hội đủ hai điều kiện sau đây:

1. Đương đơn nộp mẫu DS-230 trong vòng một năm kể từ thời điểm visa đáo hạn; và

2. Một trong hai trường hợp sau đây:

(a) ngày 6 tháng 8 năm 2002, đơn bảo lãnh chưa được chấp thuận, hay

(b) đơn bảo lãnh được chấp thuận trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, nhưng đương đơn quá tuổi sau ngày đó hoặc đã quá tuổi trước ngày đó nhưng trước khi quá tuổi đã nộp đơn xin visa di dân nhưng bị từ chối chiếu theo điều 221(g).


Nguồn: Hùng Việt Blog
 
Status
Không mở trả lời sau này.