Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

#1
Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Bài viết này nhằm giải đáp thắc mắc cho những di dân tới Mỹ sau ngày 22-08-1996 về quyền lợi và phúc lợi của liên bang, cũng như tiểu bang dành cho họ. Vì bài này rất dài, bao gồm quy định riêng của mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ, và để tiện cho ban điều hành Vietditru đưa vào thư viện, nếu bạn nào có thắc mắc thêm, xin đặt câu hỏi ở diễn đàn thích hợp .

Có một số từ Anh ngữ không tiện chuyển dịch, vì vậy tôi xin mạn phép giải thích những từ này trước:

- Amerasian Immigrants: Theo bộ luật của sở di trú Hoa Kỳ định nghĩa chỉ những người Việt Nam sinh từ Jan. 1, 1962 tới Jan. 1, 1976 có cha/mẹ là công dân Mỹ, người phối ngẫu và con cái của những người này. Người Việt thường gọi là "Con lai". Xin đừng hiểu lầm là người Mỹ gốc Á Châu.

- PRUCOL - Permanent Residence Under Color of law - Những người cư trú "không hợp pháp", "không giấy tờ hợp pháp" mà sở di trú biết, nhưng không trục xuất. Cha/mẹ, vợ/chồng qua thăm rồi ở lại luôn chờ làm giấy bảo lãnh, kết hôn thật/giả bị nghi ngờ chờ diều tra. Mỗi tiểu bang mỗi khác, tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này.

- CHIP - Children's Health Insurance Program - Chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho trẻ em. Điều hành bởi Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ (United States Department of Health and Human Services hay viết tắt là HHS)

- SCHIP - State Children's Health Insurance Program - là hậu thân của CHIP.

- TANF - Temporary Assistance for Needy Families - Chương trình trợ giúp tạm thời cho những gia đình nghèo. (Hậu thân của chương trinh AFDC - Trợ giúp cho những gia đình có con nhỏ.)

- Qualified Immigrants - Kiều dân hợp lệ (Theo chuyển dịch của Bộ An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ - U.S Department of Social Security)

- "Qualified Immigrants" on/after August 22, 1996 - Những người di dân tới Mỹ sau ngay 22-08-1996 - Người bảo trợ PHẢI ký giấy bảo đảm tài chính và chịu trách nhiệm cho đến khi người được bảo trợ đi làm được 40 tam cá nguyệt (quarter), hoặc trở thành công dân Mỹ. Tôi sẽ giải thích chi tiết trong bài viết, những di dân nào được liệt vào "Qualified Immigrants".

- HUD Public Housing & Section 8 - Chương trình hổ trợ/ cấp nhà ở cho những gia đình có lợi tức thấp.

- Social Security - An sinh xã hội:
*** SSI - Supplemental Security Income - Phụ cấp lợi tức an sinh cho các vị cao niên, người lớn hay trẻ em tàn tật/ mù loà. Sẽ giải thích chi tiết trong bài viết.***

- Working credits - Tín chỉ làm việc.

- Emergency Medicaid - Trợ giúp y tế khẩn cấp.
- Full-Scope Medicaid - Trợ giúp y yế toàn phần.

- Medicare - Bảo hiểm y tế đồng tài trợ bởi tiểu bang và liên bang.

- Medicare "Free premium A" Hospitalization - Bảo hiểm y tế miễn phí phần A - nhập viện.

- Premium "Buy-in" Medicare - Có tiểu bang gọi là "basic health" là phần bảo hiểm sức khoẻ dành cho những người có lợi tức thấp, hay không đủ khả năng mua bảo hiểm bình thường.

- "Not Qualified Immigrants" - Kiều dân không hợp lệ gồm: Di dân không giấy tờ (những người đang chờ trục xuất (?), ngoại kiều không di dân, kiều dân thuộc PRUCOL.

- Federal means-tested public benefits - The Travel.State.Gov
•Food stamps •Supplemental Security Income (SSI) •Medicaid •Temporary Assistance for Needy Families (TANF) •State Child Health Insurance Program (CHIP). Tuy nhiên nhiều tiểu bang và HHS thì liệt kê: TANF, Medicaid, and SSI thuộc "Federal means-tested public benefits"

- Five years waiting period - Theo đạo luật PRWORA (Personal Responsibility and Work Opportunity Reconciliation Act of 1996), thì sau năm năm thường trú nhân được phép xin các trợ cấp của chính phủ liên bang. tuy nhiên có cơ quan tình theo 5 năm, có cơ quan tính theo 40 quarter working credits.

- Deeming - Có nghĩa là lợi tức và nguồn thu nhập của người bảo trợ và phối ngẫu được tính là lợi tức của người được bảo trợ trong việc duyệt xét đơn xin bảo lãnh. Đơn giản là người bảo trợ ký giấy bảo trợ chịu trách nhiệm về người được bảo trợ cho đến khi họ trở thành công dân Mỹ hoặc tích luỹ được 40 tín chỉ làm việc.

- IRS - Internal Revenue Services - Sở thuế Mỹ
- Tax payer - Người đóng thuế
- Income - Lợi tức hay thu nhập hàng năm
- Taxable income - Lợi tức tính thuế sau khi khấu trừ các thứ.
- Earn Income Credit - Phụ cấp tiền của IRS cho những chủ hộ có trẻ vị thành niên.
- Student credit - Trợ giúp giáo dục của IRS danh cho những người vừa làm vừa học.
- Saver's credit - phụ cấp của IRS dành cho những người có quỹ hưu trí.

I – Working credits - Tín chỉ làm việc

Thông thường quý vị có làm việc và có đóng thuế An Sinh Xã Hội (ASXH) thì mới có tín chỉ làm việc. Theo cách tính của sở ASXH một người làm các công việc bình thường, sẽ được 1 tín chỉ cho $1,120/ 1 quarter tối đa là 4 tín chỉ cho 1 năm. Tuy nhiên những người làm việc tại gia thì nhận được 1 tín chỉ cho mỗi $1,700/ 1 quarter và tối đa là 4 tín chỉ. Nghĩa là người làm những công việc bình thường chỉ cần kiếm được $4,480/1 năm và đóng thuế ASXH thì sẽ được 4 tín chỉ/ 1 năm, trong khi người làm việc nhà phải kiếm $6,800/1 năm mới được 4 tín chỉ. (Người làm việc nhà chuyên nghiệp (house keeper/maid) sẽ được xem là làm công việc bình thường). Sở ASXH sẽ dựa theo tín chỉ làm việc để xét đơn xin tiền SSI.

Ví dụ: Khi quí vị mới tới Mỹ định cư, trong thời gian đi học thêm tiếng Anh, hay một nghề nào đó thân nhân hay người bảo lãnh (chủ nhân) có thể thuê bạn làm công việc nhà hoặc chăm sóc con cháu. Giả sử người chủ trả $6,800/ 1 năm và phải đóng thêm $510.68 (Social Security Tax & Medicaid Tax) và quí vị cũng đóng $510.68. Tổng cộng là $1,021.36. Người chủ sẽ được khấu trừ 100% số tiền họ chi ra trong tổng lợi tức của họ như vậy mức thuế của họ sẽ thấp hơn. Ngược lại người nhận tiền với số thu nhập $6,800/ 1 năm, họ sẽ được trợ cấp thêm khi khai thuế cuối năm (working credit = $400/ độc thân, $800/ chủ hộ/ gia đình và earn income credit khác). Số tiền mà quí vị "Lấy thuế về" có thể lên tới $10,000 tuỳ theo trường hợp của mỗi người.

(Giả sử: Gia đình bạn (gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con dưới 19 tuổi) được cha/mẹ/anh/chi/em bảo lãnh. Thời gian đầu tới Mỹ đương nhiên là ở tạm với người bảo trợ (có trường hợp ở chung lâu dài) phụ giúp việc nhà hay chăm sóc con cái người bảo trợ là chuyện thường tình. Nhưng nếu người bảo trợ trả cho bạn $600/1 tháng cho mỗi người vợ/chồng bạn (? BẠN HÃY TỰ HIỂU) và BẮT BUỘC phải đóng $2162.88 tiền thuế . Như vậy đối với người bảo trợ và quí vị sẽ có điều lợi/hại gì? Xin xem bảng ước tính dưới đây:

- Nhân viên/người được bảo trợ . . . . . . Chủ nhân/người bảo trợ.
* Lợi tức . . . . . . . $14,400/năm . . . . . $50,000/ năm (giả sử)
* Thuế đóng . . . . ($1,081.44) . . . . . .. ($1,081.44)
* Chi phí . . . . . . . $0.00 . . . . . . . . . . . ($14,400)

Khi khai thuế phần quí vị
*Taxable income . .$0.00
* Earn income credit = $5036
* Child tax credit . . .= $2000
* Work credits . . . . .= $800
* Student credit . . . .= $2,000 max/ family (Tuỳ theo từng trường hợp)
* Saver's credit . . . . = $2000 max or 50% tiết kiệm hưu trí (IRA/ Roth IRA).

Như vậy quí vị có thể lấy thuế về TRÊN $10,000 USD đồng thời vợ chồng bạn mỗi người được 4 tín chỉ làm việc (100% là thật). Riêng phần người bảo trợ tôi không đi sâu thêm vì họ là người đóng thuế nhiều năm, khi nhìn con số họ sẽ hiểu ra điều lợi ngay.
 

thienminh

Thành viên mới
#2
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Cảm ơn anh Vha08.
Bài viết này rất thiết thực cho việc chuẩn bị cuộc sống tại usa.
Chúc anh luôn mạnh khoẻ & hạnh phúc
 

cuti

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Kính gới anh Vha08,


"Như vậy quí vị có thể lấy thuế về TRÊN $10,000 USD đồng thời vợ chồng bạn mỗi người được 4 tín chỉ làm việc (100% là thật). Riêng phần người bảo trợ tôi không đi sâu thêm vì họ là người đóng thuế nhiều năm, khi nhìn con số họ sẽ hiểu ra điều lợi ngay"

Em chưa hiểu ý của anh câu này lắm? Vậy có nghĩa là gia đình em( vợ/chồng và 2 đứa con) sau 1 năm làm việc cho ông anh của em là người bảo lãnh gia đình em (có làm thật hay không thì có trời biết) rồi cuối năm gia đình em được chính phủ Mỹ "trả thêm" hơn 10,000$ và gia đình em có quyền xài số tiền này như thế nào tùy ý(ngay cả đi las Vegas đánh bài?!?) Hả anh?

Cutí cám ơn anh nhiều.
 
#4
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Bài này tôi viết lâu rồi, và đăng trên diễn đàn VDT. Tôi chỉ mới bày được 1 kế cho mọi người lấy tiền chính phủ một cách hợp pháp, đã gây nhiều tranh cãi, nên tôi không viết nữa. Sẵn hướng dẫn cho 1 thành viên XNC có con nhỏ, nên tôi đăng lại.

Các bạn khi mới tới Mỹ, đương nhiên sẽ ở chung với người bảo trợ một thời gian. Phụ giúp dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, cắt cỏ là chuyện mà các bạn phải làm. Thay vì làm việc theo bổn phận, các bạn có thể được người bảo trợ thuê làm house keeper (quản gia), hay babysit (giữ con cho người bảo trợ). Người bảo trợ trả lương cho các bạn như thế nào là sự thoả thuận giữa đôi bên, và mức lương phải ở mức tối thiểu theo ấn định của tiểu bang (Minimum wage).

(Con nhỏ cháu tôi, nó thuê người mỗi tuần tới nhà lau chùi dọn dẹp, một lần người này tới nhà làm khoảng 6 - 9 giờ, và nó trả $150 một lần. Công việc này gọi là house cleaning. Nó gởi 2 đứa con tới nhà giữ trẻ mỗi ngày từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều (cuối tuần tính thêm tiền), một tháng là $1400 cho 2 đứa, cuối tuần muốn đi quậy thì phải gởi con cho babysit, một giờ là $15 tiền. Cắt cỏ 1 tuần 2 lần, mỗi lần là $40 tiền.

Những người có thu nhập cao, nên họ có khả năng trả những khoản tiền này. Những người có thu nhập thấp làm sao chi nổi, bởi vậy các bạn muốn làm chuyện này phải tính cho nó hợp lý.)


Phụ cấp của chính phủ liên bang dành cho những gia đình có con nhỏ nhiều ít là tuỳ theo thu nhập của gia đình đó và thay đổi chút ít theo mỗi năm.
Năm 2010 Earned Income Credit



Phụ cấp tối đa cho người đóng thuế

- EIC = $5066
- Worker's credit = $800
- Child tax credit = $1000/ người
http://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p596.pdf

Không phải ai cũng có thể lấy về trên $10,000, số tiền phụ cấp nhiều hay ít là tuỳ theo trường hợp của mỗi người. Số tiền phụ cấp nhiều nhất từ xưa đến giờ tôi lấy được cho một gia đình người bạn là $16,472 (Năm 2008, gia đình 7 người, có 2 đứa học đại học và thu nhập là $22,000)

Các bạn tham gia XNC, đã đọc các bài tôi viết, có lẽ cũng hiểu một phần cá tính của tôi. Những gì tôi biết, tôi chia sẻ cùng các bạn. Các bạn tin hay không đối với tôi không thành vấn đề, nhưng tôi không tranh luận với ai. Chỉ cần những gì tôi viết, giúp được một người trong tất cả các bạn là tôi vui rồi.
 

cuti

Thành viên tích cực
#5
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Ok, em hiểu ý anh rồi, cái anh đưa ra là theo luật chung của Mỹ là như thế mọi người ai cũng có quyền thụ hưởng những gì theo luật cho phép nhưng cũng từng trường hợp của từng gia đình cụ thể, em có thắc mắc như vầy mong anh chi giúp :

Em nghe nói bên đó trẻ em đi học(dưới 18 tuổi) không phải đóng học phí, nhưng nghe anh nói cháu của anh gởi 2 đứa nhỏ đi nhà trẻ hết 1,400$/tháng là sao hả anh? Có phải mấy nhóc con của cháu anh đi học trường đặc biệt không? và chính sách trẻ em đi học miễn phí có phân biệt giữa di dân, thường trú dân, hay công dân Mỹ không anh? Vì chẳng qua em cũng có 2 đúa con nhỏ, 4 tuổi và 8 tuổi chắc 1 hay 2 năm nữa cũng sẽ đi nên mới hỏi anh cho rõ thêm thôi ạ.

Em cám ơn anh nhiều ạ.
 
#6
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Nhà giữ trẻ (Babysit), là nơi chăm sóc, coi chừng con cái cho những người bận đi làm hay chuyện gì. Ví dụ: Em đi làm từ 5 giờ sáng, mà con cái em 8 giờ nó mới đi học, thì trước khi đi làm em phải gởi nó tới nhà trẻ, để họ cho nó ăn sáng và dẫn nó ra xe bus, hay dẫn nó tới trường. Hoặc em đi làm về trễ thì phải nhờ nhà trẻ đón con cho em. Hoặc con em đứa 4 tuổi, chưa tới tuổi đi học thì gởi nhà trẻ nguyên ngày.

Ở Mỹ, tuỳ theo luật của tiểu bang, trẻ em dưới 12 tuổi phải có người coi chừng và chịu trách nhiệm về đứa trẻ đó. Ví du em muốn đi quậy, party hay dancing, thì con cái em phải có người coi chừng, người này gọi là babysitter, hoặc em có thể gởi nó tới nhà giữ trẻ.

Tất cả trẻ em dưới 18 tuổi được học các trường công lập miễn phí, KHÔNG PHÂN BIỆT TÌNH TRẠNG CƯ TRÚ. Nghĩa là cư dân ở lậu, con cái họ dưới 18 vẫn được đối xử như cư dân Mỹ.
 
P

Phu Huynh

Guest
#7
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Excellent!!!

5*

:D

Cảm ơn bác Vha08 nhiều!
 

cuti

Thành viên tích cực
#8
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Nhà giữ trẻ (Babysit), là nơi chăm sóc, coi chừng con cái cho những người bận đi làm hay chuyện gì. Ví dụ: Em đi làm từ 5 giờ sáng, mà con cái em 8 giờ nó mới đi học, thì trước khi đi làm em phải gởi nó tới nhà trẻ, để họ cho nó ăn sáng và dẫn nó ra xe bus, hay dẫn nó tới trường. Hoặc em đi làm về trễ thì phải nhờ nhà trẻ đón con cho em. Hoặc con em đứa 4 tuổi, chưa tới tuổi đi học thì gởi nhà trẻ nguyên ngày.

Ở Mỹ, tuỳ theo luật của tiểu bang, trẻ em dưới 12 tuổi phải có người coi chừng và chịu trách nhiệm về đứa trẻ đó. Ví du em muốn đi quậy, party hay dancing, thì con cái em phải có người coi chừng, người này gọi là babysitter, hoặc em có thể gởi nó tới nhà giữ trẻ.

Tất cả trẻ em dưới 18 tuổi được học các trường công lập miễn phí, KHÔNG PHÂN BIỆT TÌNH TRẠNG CƯ TRÚ. Nghĩa là cư dân ở lậu, con cái họ dưới 18 vẫn được đối xử như cư dân Mỹ.
Cám ơn anh nhiều em đã rõ. bên đó có con nhỏ thì cũng mệt thật! nếu không nghỉ làm ở nhà chăm con thì bao nhiêu chuyện phải lo chứ không đơn giản.
 
#9
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

II - Chương trình chích ngừa miễn phí cho trẻ em dưới 19 tuổi.

Trên đời có nhiều chuyện không công bằng. Tôi là cư dân của tiểu bang Washington State gần 9 năm trời, bị bác sĩ dụ chích ngừa phải trả hơn $500 tiền co-pay. Mặc dù bảo hiểm của tôi đã trả hơn $1500. Mấy tuần trước tôi dẫn một chú nhóoc du học sinh tới chích ngừa, nó lại được miễn phí chỉ trả $10 cho một mũi, phần còn lại do chính phủ tiểu bang Washington trả, chỉ vì nó chưa tới 19 tuổi. :24::24:
King County Health Department

Theo đạo luật PRWORA (Personal Responsibility and Work Opportunity Reconciliation Act of 1996), các bạn đang/đã bảo lãnh thân nhân, thường biết đến cái gọi là "Federal means-tested public benefits" thì người được bảo trợ không được hưởng một quyền lợi y tế nào hết. Tiểu bang nào khác tôi không biết, chứ ở cái tiểu bang mưa triền miên này, thì các gia đình nào có con nhỏ, và không có bảo hiểm hay thu nhập dưới 200% Mức nghèo tính theo liên bang sẽ có bảo hiểm sức khoẻ miễn phí cho con cái dưới 19 tuổi. Hoặc sẽ đủ tiêu chuẩn để xin bảo hiểm sức khoẻ theo chương trình gọi là "Basic Health" (Cách đây mấy năm, tôi có giúp 1 người xin, và Tôi nhớ không lầm là đóng $150/ tháng).

Ngoài basic health ra, còn có chương trình trả bệnh phí cho những trường hợp khẩn cấp dành cho người mới tới gọi là "Alien Emergency Medical Program", Người Việt ở Washington State hay gọi là DSHS

Department of Social and Health Services

Khoảng gần 2 năm, có một con bé du học sinh, theo một người bạn tới nhà tôi nhậu, nó là du học sinh trốn ở lại Mỹ vì không có tiền trả tiền học, vài tháng sau nó bị đụng xe gãy chân, bảo hiểm không có, tiền cũng không có, tôi giúp nó điền đơn xin thử AEM (Alien Emergency Medical Program). Chỉ điền cầu may thôi, không chắc là sẽ được. Có lẽ con bé đó may mắn, được DSHS trả hết tiền bệnh viện và tiền thuốc.

Thành viên XNC, cũng có một người xin được cho vợ (là người được bảo lãnh), còn chồng có quốc tịch Mỹ, nó lại không cho. Thế mới ác.

(Không xin thử, làm sao biết mình không được.)

III - SCHIP - State Child Health Insurance Program
 

tieuchi

Thành viên mới
#10
Ðề: Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Cho cháu hỏi về cách khai thuế vì đây là lần đầu gia đình cháu khai thuế:

-Gia đình cháu có 4 người (ba, mẹ, cháu 23t, và em trai 12t). Khi cháu điền đơn Financial aid thì cháu khai "independent", ở phòng thuê $250/tháng. Cháu có việc part-time khoảng $250-400/tháng (ko giống nhau).
Vậy khi cháu khai thuế, cháu sẽ khai như thế nào? riêng lẻ hay là chung với ba mẹ cháu? (cháu 1 bảng riêng và ba mẹ cháu riêng)

- Khi khai tờ thuế của ba mẹ thì có điền tên cháu vô hay là ko?
ba mẹ cháu làm khoảng $40.000/năm.

-Cháu có thể khai thuế ở chỗ thư viện hay ko? vì cháu thấy họ khai cho mình free. Cháu ở Olympia thì chỗ khai thuế của ng Việt ở đâu là gần nhất?

-Cháu cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đi khai thuế?
Cháu cảm ơn mọi người!