Tai sao rớt phỏng vấn visa du học

vha08

Support
#1
Rớt phỏng vấn visa du học hay bất kỳ loại thi thưc không di dân nào của Mỹ chỉ có một lý do duy nhất là:

“Section 214(b) of the Immigration and Nationality Act
(b) Every alien (other than a nonimmigrant described in subparagraph (L) or (V) of section 101(a)(15), and other than a nonimmigrant described in any provision of section 101(a)(15)(H)(i) except sub-clause (b1) of such section) shall be presumed to be an immigrant until he establishes to the satisfaction of the consular officer, at the time of application for a visa, and the immigration officers, at the time of application for admission, that he is entitled to a nonimmigrant status under section 101(a)(15). “

Nghĩa là theo điều khoàn 214(b) của luật di trú Hoa kỳ là: Tất cả các đương đơn xin thi thực không di dân vào Mỹ bằng các loại chiếu khán như: visa du học hay du lịch, v.v., đều được xem là có ý định di dân (ở lại Mỹ) cho tới khi viên chức lãnh sự hài lòng, bằng các câu hỏi và trả lời của đương đơn và nhân thấy mục tiêu của đương đơn là thật thi viên chức lãnh sự sẽ chấp thuận câp chiếu khán, ngược lại thì họ sẽ từ chối. Khi bị từ chối thì mỗi đương đơn sẽ nhận được 1 tờ giấy từ chối, trong đó có ghi lý do từ chối. Tờ giấy từ chối visa có nội dung tương tự như dưới đây:

U.S Consular Officer – Ho Chi Minh/ Hanoi – Vietnam

Dear Applicant

This is to inform you that you have been found ineligible for nonimmigrant visa under Section 214(b) of the U.S Immigration and National Act. A denial under Section 214(b) means that you did not meet the requirements of the classification of the nonimmigrant visa for which you applied, or that you were not able to demonstrate that your intended activities in the United States would be consistent with the classification of the nonimmigrant visa for which you applied.

(Lá thư này thông báo cho bạn biết rằng bạn đã không được cấp thị thực không di dân dưới Điều khoản 214(b) của bộ luật di trú và quốc gia. Sự từ chối dưới dưới Điều Khoản 214(b) có nghĩa là bạn đã không hội đủ các điều kiện yêu cầu của loại thi thực không di dân mà bạn đã nộp đơn xin, hoặc bạn đã không thể chứng minh được mục tiêu qua Mỹ phù hợp với loại thị thực mà bạn đã nộp đơn xin.)

While nonimmigrant visa classification each have their own unique requirements, one requirement shared by many of the nonimmigrant visa categories is for the applicant to demonstrate that he/she has a residence in a foreign country which he/she has no intention of abandoning. Applicants usually meet this requirement by demonstrating that they have strong tie overseas that indicate that they will return to a foreign country after a temporary visit to the United States.

(Mỗi loại thị thực không di dân đều có các yêu cầu riêng của nó, và các loại thị thực không di dân có một yêu cầu chung cho đương đơn là anh ta/ cô ấy có một nơi cư trú ổn định nơi quốc gia mà họ đang sinh sống và họ không có ý đinh từ bỏ nơi cư trú này. Các đương đơn thông thường hội đủ yêu cầu này bằng cách chứng minh cho viên chức lãnh sự thấy được họ có một sự ràng buộc chặt chẽ và cũng cho viên chức lãnh sư thấy được là họ sẽ trở về sau khi thăm viếng/du học ở Hoa Kỳ)

Today’s decision cannot be appealed. However, you may reapply at any time. If you decide to reapply, you must submit a new application form and photo, pay the visa application fee again, as applicable, and be interviewed by a consular officer. If you choose to reapply, you should be prepared to provide information that you were not presented in your original application, or to demonstrate that your circumstances have changed since that application.

(Quyết định từ chối cấp thị thực hôm nay của viên chức lãnh sư bạn không đucợ phép khiếu nại. Tuy nhiên bạn có thể xin nộp đơn lại bất cứ lúc nào. Nếu bạn quyết định nộp đơn lại thì bạn phải điền lại mẫu đơn mới, hình mới cũng như đóng phí phỏng vấn lần nữa và bạn sẽ đuợc viên chức lãnh sự phỏng vấn lại. Nếu bạn chọn nộp đơn lại thì bạn nên chuẩn bị cung cấp những thông tin mà bạn đã chưa trình bày trong lần trước, or chứng mình rằng bạn đã có sự thay đổi mới từ lần phỏng vấn trước.)

Sincerely,
Consular Officer (Có thể gọi viên chức lãnh sự là CO)
Nonimmigrant Visa Section

Nhiều người, sau khi phỏng vần rớt thì cho rằng, lãnh sự (CO) này khó, hung thần của học sinh, hay là vì một lý do dị đoan nào đó. Có người còn năn nỉ hay lớn tiếng với CO để mong biệt được tại sao mình rớt phỏng vấn. Có CO dễ tính thì sẽ nói 1 lý do nào đó ví dụ như học bạ bạn không tốt, về cải thiện rồi trở lại lần sau, hoặc tài chính bạn chưa đủ, v.v., hầu hết các CO khác thì sẽ nói như vầy” Buổi phỏng vấn của bạn đã chấm dứt về xem giấy này sẽ biết tại sao bị từ chối.”

Chính xác là bạn bị rớt phỏng vần visa du học là lý do này: “you did not meet the requirements of the classification of the nonimmigrant visa for which you applied, or that you were not able to demonstrate that your intended activities in the United States would be consistent with the classification of the nonimmigrant visa for which you applied.”

Đa số các bạn khi rớt phỏng vấn visa du học thì cho rằng mình rớt vì các lý do sau đây:
  • *** Tài chính không đủ để du học
  • *** Cha mẹ hay chính mình chưa bao giờ du lịch ra nước ngoài
  • *** Học bạ hay bảng điểm quá kém
  • *** Có người thân ở Mỹ hay người thân làm nghề móng tay
  • *** Có bằng đại học rồi tại sao lại học cao đẳng
  • *** Phỏng vấn bằng tiếng Việt nên rớt

    Đôi khi, hồ sơ rất là đẹp, tiếng Anh lưu loát, trả lời rất là hợp lý các câu hỏi của CO, nhưng vẫn rớt, vì cái gọi là ngôn ngữ cử chỉ (Body language) của mình đã để cho CO thấy được như có 1 cái gì đó không thật thà. Và khi CO nghi ngờ thì cho rớt để khỏi mất thời gian.

    Trước khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu lý do tại sao rớt phỏng vấn, các bạn cũng nên tìm hiểu cho thật kỹ, môt bộ hồ sơ du học thì gồm những gì? Một bộ hồ sơ du học thì tùy theo từng loại bằng cấp và tùy theo yêu cầu của mỗi trường. Nếu các bạn nhờ một dịch vụ nào đó, làm hồ sơ cho mình thì cũng phải biết chi tiết các chi phí liên quan tới việc xin học ở Mỹ.
  1. Xin học – xin học thì kèm theo những yêu cầu cơ bản của các trường bên Mỹ
    • Admission application – đơn xin học. Tùy theo mỗi trường đơn xin học có thể điền trực tuyến hay phải điền bằng giấy và gởi hay fax cho trường. Hầu hết al2 có thể điền trực tuyến
    • Application fee – Phí xin học. Tùy trường giao động từ $0 cho tới $250 USD. Các trường community college ở bang Washington là $50 tới $55 USD phí xin học
    • Mailing fee - Phí chuyển phát nhanh. Gởi mail qua FeDex hay DHL giá 1 lá thư khoảng $65 tới $100 tùy theo cân nặng
    • Học bạ và bằng Trung Học Phổ Thông (THPT) tùy trường có trường sẽ đòi bản dịch tiếng Anh, hầu hết các trường community college ở bang Washington chỉ yêu cầu bản copy hoặc email
    • Copy Passport – bản sao hộ chiếu
    • Bank statement – Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng. Thông thường trường sẽ yêu cầu phải có đủ chi phí cho 1 niên học là 9 tháng. Các ngân hàng tính phí giao động từ 1.5 – 2% hay khoảng $150 USD/ 1 tháng cho xác nhận 1 tỷ. Duy trì tài khoản 3 tháng chi phí khoảng $500 USD là hợp lý. Ai mà phụ huynh có sẵn số tiền chi cho 1 niên học thì không cần thiết phải nhờ ngân hàng xác nhận tài khoản và không cần phải trả tiền cho ngân hàng hay dịch vụ.

    Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ xin học và các loại phí thì trường sẽ cấp cho các bạn mầu I-20, để các bạn hoàn tất thủ tục xin phỏng vấn visa. Nếu các bạn nhờ các dịch vụ tư vấn du học làm dùm thì $200 phí xin học bao gồm luôn gởi thư và $500 giấy tài chính để nộp cho trường và sổ tiết kiệm khi đi phỏng vấn là hợp lý. Nhiều hơn thì tùy theo sự thỏa thuận giữa đôi bên.
  2. Thủ tục xin phỏng vần visa
  3. Sau khi nhận đuợc I-20 thì các bạn sẽ phải tự điền mẫu đơn DS160 https://ceac.state.gov/genniv/ Cho dù là các bạn nhờ dịch vụ điền dùm thì cũng phải tự mình vào xem kỹ lại từng chi tiết, để kiểm tra lại cho đúng và khi phỏng vấn thì trả lời đúng với những gì mình đã khai trong mẫu DS160. Chỉ cần trả lời không đúng với DS160 là các bạn sẽ rớt phỏng vấn.
  4. Mỗi lần điền DS160 mới thì sẽ có số mẫu đơn mới tiếng Anh gọi là “Application number” nó bắt đầu bằng AA……. Khi có số AA này rồi thì các bạn in phiếu đóng phí visa ở đây và tới ngân hàng HSBC hay bưu điện Viêt Nam để đóng phí visa http://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-svc-groupappointment.asp Phí visa là $3,66 triệu hay khoảng $160 USD. Ngân hàng HSBC / bưu điện sẽ cho các cạn biên nhận phí visa trên đó có số biên nhận bắt đầu bằng 730xxxxxxxxxxxx các bạn sẽ cần số này để mà hẹn lịch phỏng vấn visa.
  5. Tạo tài khoản để hẹn phỏng vấn visa ở đây https://cgifederal.secure.force.com/?language=Vietnamese&country=Vietnam
  6. Trước khi đi phỏng vấn thì các bạn phải đóng phí SEVIS cho chính phủ Mỹ. Đóng phí SEVIS ở đây https://www.fmjfee.com/i901fee/desktop/students/formSelection.htm Phí SEVIS là $200 USD.

    Tổng số tiền phải chi ở trên là $1060 USD – Nếu các bạn không cần làm giấy tài chính ngân hàng thì $600 USD là hợp lý. Ai mà trả $200 triệu thậm chí $700 triệu VNĐ là đã trả qua nhiều. HÃY NHỚ RẰNG HỒ SƠ GIẤY TỜ, HỘ CHIẾU LÀ CỦA MÌNH KỂ CẢ CÁI I-20 LÀ CỦA MÌNH – tuyệt đối không đưa bản gốc cho bất cứ 1 ai kể cả trường bên Mỹ.


Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề chính TẠI SAO RỚT PHỎNG VẤN

Lý do thứ nhất:

Hồ sơ du học và các mẫu đơn, mình không biết lại ỷ lại vào người khác, cho nên đã trả lời không đúng với những gì mình đã khai trong mẫu đơn DS160. Ví dụ. Trong DS160 có câu hỏi” Intended Course of Study” các bạn trả lời không đúng với ngành mà mình chọn học thì các bạn đã cho CO thấy là các bạn chưa tìm hiểu kỹ càng về giáo dục Mỹ, và như vậy mục tiêu du học của bạn không phải là thật. Ngoài ra trong DS160 còn có câu hỏi này: “Immediate relative và other relative” Thân nhân trực thuộc và thân nhân không trực thuộc. Khi anh/chị/em của cha mẹ các bạn di dân qua Mỹ họ có khai mẫu I-130 trong đó có thể họ đã khai tên cha mẹ các bạn, thì như vậy bạn có thân nhân không trực thuộc vậy tại sao lại chọn “NO”. Cho dù là bạn có thân nhân du học/du lịch trốn ở lại Mỹ thì vẫn có thể lấy được visa, như trường hợp của rất nhiều bạn. Thậm chí cho dù bạn có hồ sơ bảo lãnh vẫn có thể lấy được visa như trường hợp của Tiên, Duy.

Lý do thứ hai

Không hiểu giáo dục Mỹ là lý do rớt nhiều nhất. Bạn muốn qua Mỹ du học , mà không biết mình tại sao chọn du học ngành này ở Mỹ, các trường bên Mỹ như thế nào, v.v., nói tóm lại không có tìm hiểu kỹ càng và lập ra một kế hoạch học tập cụ thể, chỉ rập khuôn theo những câu trả lời hoa ngữ như: Giáo dục Mỹ là đứng đầu, bằng Mỹ là bằng quốc tế. Rớt thật là vô duyên khi mình đã có bằng cử nhân về quản trị kinh doanh rồi lại xin qua Mỹ học “BUSINESS ADMINISTRATION”. Nói tóm lại không hiểu giáo dục Mỹ là lý do chính rớt phỏng vấn. Tại vì tất cả các lý do phụ khác nó đều nằm trong lý do này. Ví dụ như trường hợp về tài chính

Lý do thứ ba

Du học Mỹ thì đương nhiên phải có tiền để trả tiền học trong SUỐT THỜI GIAN học ở Mỹ để hoàn thành bằng cấp mà mình muốn lấy, chứ không phải là chỉ đủ tiền trả cho 1 khóa anh văn hay một niên học, như trường ghi trong I-20. Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng là để chứng minh cho trường thấy được là bạn có đủ tiền chi trả cho 1 niên học, chứ không phải chứng minh cho viên chức lãnh sự Mỹ thấy được là bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng. Ngành và trường các bạn chọn học sẽ cho CO thấy được bạn sẽ học ở Mỹ bao lâu, và số tiền tối thiểu mà các bạn sẽ phải chi cho suốt thời gian học ở Mỹ. Muốn biết chi phí học ở một đại học nào đó thì CO Google 5 giây là ra ngay, và từ câu hỏi:” Cha mẹ bạn làm nghề gì? What your parent do? CO sẽ tự tính thu nhập thông thường của nghề nghiệp này khoảng bao nhiêu, và từ đó tự CO họ sẽ tính ra. Nếu bạn phịa quá đáng thì CO không tin và cho rớt. Chỉ cần CO hỏi 1 câu “Gài Bẫy” bạn sẽ trả theo câu hỏi của CO, cho dù là bạn trả lời YES hay NO đều rớt hết.

Lý do thứ tư

Rớt vì bị CO gài bẫy. Chúng ta thử xem đoạn đối thoại dưới đây CO gài bẫy như thế nào.

CO: Cha mẹ em làm nghề gì?
Me: Thưa CO cha mẹ em kinh doanh và nuôi hải sản
CO: Cha mẹ em có xe ô tô hay không?
Me: Thưa CO có chiếc Toyota camry đời 2015 (hoặc)
Me: Thưa CO không có xe ô tô
CO: Ngoài chiếc ô tô này cha mẹ con xe nào khác không?
Me: Thưa CO có xe tay ga 3 chiếc
CO: Xin lỗi tôi không cấp visa cho em được
Tại sao rớt? Vì kinh doanh hải sản thi phải có xe tải để thu mua hay chở hải sản đi giao cho khách hàng. Mấy chiếc xe tay ga thì 1 lần chở được bao nhiêu. Cho nên rớt vì CO không tin nghề nghiệp của cha mẹ có đủ tiền cho con cái đi du học.

Nói tóm lại cho dù là rớt vì lý do gì, khi các bạn nhận được giấy từ chối thì có nghĩa là bạn chưa thuyết phục được cho viên chức lãnh sự thấy được mục tiêu qua Mỹ của bạn là THẬT chiếu theo điều khoản 214(b) INA.

Vậy phải làm sao để CO tin mục tiêu của mình là thật
  • Chọn đúng NGÀNH HỌC phù hợp với trường hợp của “RIÊNG” mình và cũng phải phù hợp theo nhu cầu cần nhân sự ở Viêt Nam. Một vài ví du chọn sai ngành học như: Cao hơn cử nhân kế toán là MASTER of PROFESSIONAL ACCOUNTING – học xong chương trình này thì có thể thi lấy giấy phép hành nghề kế toán chuyên nghiệp gọi là “Certified Public Accountant” (CPA). Với license CPA, bạn có thể mở công ty hay văn phòng kế toán cho cá nhân hay các công ty kể cả Mỹ và thế giới – NHƯNG nêu học MBA thì bạn chỉ làm quản lý bộ phận kế toán chứ không được phép hành nghề kế toán. Đây là qui định của chính phủ Mỹ, bạn xin visa du học Mỹ thì hãy trình bày mục tiêu và kế hoạch học tập cho người Mỹ hiểu.
  • Chọn đúng TRƯỜNG HỌC phù hợp với trình độ học vấn của mình và thu nhập của cha mẹ, để CO thấy được khả năng học thành tài của mình là khả thi. Cũng ví dụ master of accounting ở trên thì University of Washington – Foster School of Business đứng hạng 2 về master accounting, học phí trọn khóa MS ACCT chỉ khoảng $25,000 USD, nhưng yêu cầu đầu vào rất là khó khăn – ngược lại CWU cũng có đào tạo CPA và học phí khoảng $21000 trọn khóa, nhưng yêu cầu đầu vào thấp hơn, như vậy xác xuất mình được nhận vào học cao hơn – bằng CPA là do tiểu bang Washington cấp thì học ở UW hay CWU có gì khác biệt.


Chúc các bạn có một sự lựa chọn sáng suốt
 

mimidoantrang

Thành viên mới
#2
Tại sao rớt phỏng vấn visa du học

Bác vha08 và mọi người có thể tư vấn cho mình được không? Mình đã bị rớt PV Mỹ 2 lần, cùng lý do là không có khả năng đi học. Mình bị gặp year gần 2 năm nhưng lần 2 đã cố gắng chứng minh khả năng học là thi ielts lên 6.5 vì trc đó chỉ có 6.0. Mình chỉ đi học năm 1 ĐH và được loại khá và sau đó nghỉ từ cuối năm 2014 đến nay. Chỉ học những khóa nhỏ và thời gian hoạt động khác thôi. Nhưng khi vô PV thì bị kêu là sẽ không học nổi bên Mỹ đâu và chỉ vô bảng điểm năm 1.
Con không biết làm sao bây giờ hết, định xin PV lần 3 nhưng không biết nên làm gì để cải thiện hồ sơ nữa.