HƯỚNG DẪN XNC Tín Dụng Phần 2 – Tín Dụng Doanh Nghiệp

#1
Tín Dụng Phần 2 – Tín Dụng Doanh Nghiệp

I – Lời ngỏ

Một lần nữa, mục đích tôi tham gia diễn đàn www.xuatnhapcanh.com là để chia sẻ những gì tôi biết sau bao nhiêu năm sống ở Mỹ. Tôi tuy biết nhiều, nhưng không có nghĩa là tôi biết hết. Trong diễn đàn này nhiều người tài giỏi hơn tôi, hay có ai đó có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ hơn tôi về một vấn đề gì, cho nên tất cả ý kiến đóng góp có tính cách xây dựng cho bài viết đựoc đầy đủ và chính xác hơn, sẽ được hoàn toàn đón nhận. Những ý kiến thiếu nghiêm túc sẽ bị xoá và không cần phải giải thích lý do.

Tín dụng doanh nghiệp, không phải chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp ở Mỹ, mà nó được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các doanh gia đang làm ăn ở Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp của ngừoi Việt sẽ thành lập ở Mỹ và các doanh gia tương lai của Việt Nam ở hải ngoại.

II – Tín dụng doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp Việt Nam có thói quen mua hàng và thanh toán các hoá đơn bằng tiền mặt. Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, phương pháp không xài tín dụng sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị nhiều khó khăn và hạn chế về vấn đề tài chính như vốn hoạt động hay không đủ tiền mua nguyên liệu, như vậy sẽ làm chậm sự phát triển của công ty. Các doanh nghiệp ở các nứoc phát triển, ngựoc lại họ huy động vốn bằng tín dụng, mua bán bằng tín dụng và thanh toán hoá đơn cũng bằng tín dụng. Tài sản và tiền mặt của họ được thể hiện trên bản báo cáo tài chính hàng năm.

Cũng như cá nhân, tất cả các doanh nghiệp ở Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài có giao thương với Mỹ, mỗi doanh nghiệp sẽ có một hồ sơ tín dụng, sau 1 thời gian hoạt động. Các ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ dựa trên điểm tín dụng của công ty này sẽ cấp hay từ chối tín dụng cho đối tác. Hồ sơ tín dụng đựoc lưu trữ bởi công ty Dun & Bradstreet.

1 – Dun & Bradstreet là gì? (DUNS)

Là công ty lưu trữ, phân tích, đánh giá tín dụng có uy tín nhất ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các nhhà đầu tư, các ngân hàng, các doanh nghiệp và kể cả các cơ quan chính phủ sẽ xem hồ sơ tín dụng do Dun & Bradstreet cung cấp để xem mức độ đáng tin cậy hay rủi ro khi làm ăn với đối tác dựa trên điểm tín dụng.

Dun & Bradstreet thường đựoc biết qua số DUNS (Data Universal Numbering System) gồm 9 số 12-345-6789, số này tự động cấp cho 1 doanh nghiệp có hoạt động ở Mỹ và nhiều quốc gia khác sau 1 thời gian hoạt động hay do doanh nghiệp đối tác báo cáo với Dun & Bradstreet. Doanh nghiệp nào muốn có số DUNS liền thì đóng tiền để mở hồ sơ với DUNS, không muốn trả tiền thì đăng ký với DUNS miễn phí, 30 ngày sau họ sẽ gởi số DUNS về, nhưng điểm tín dụng chỉ có sau khi có mua bán giao dịch với ít nhất 6-8 doanh nghiệp cho NET30 (Cho phép thanh toán hoá đơn trong 30 ngày)

2 – Điểm tín dụng doanh nghiệp (Paydex Score)

Điểm tín dụng doanh nghiệp từ 0 – 100. DUNS dùng công thức gọi là “Paydex” để xếp hạng và cho điểm mỗi công ty. Những công ty nào có điểm từ 75 trở lên đựoc xem là công ty làm ăn có uy tín, và đối tác có thể tin tửơng giao thương hay cấp tín dụng. DUNS tính điểm dựa theo thời gian mỗi doanh nghiệp thanh toán hoá đơn, trả trễ hay quên trả, tài sản, nợ nần và đồng thời cũng dựa theo thông tin phản hồi của các doanh nghiệp khác.

100 – Trả tiền trước khi đối tác ra hoá đơn
090 – Trả tiền trong thời gian đối tác khuyến mãi hay giảm giá
080 – Thanh toán hoá đơn khi đáo hạn
070 – Trả 15 ngày trễ theo hoá đơn/hợp đồng
060 – Trả 22 ngày trễ theo hoá đơn/hợp đồng
050 – 30 ngày trễ
040 – 60 ngày trễ
030 – 90 ngày trễ
020 – Trễ hơn 90 ngày
UN – Không có hay chưa có điểm tín dụng doanh nghiệp

Điểm bị trừ thì là tín dụng xấu.

*** Gần 40 năm sinh sống ở Mỹ, nhiều doanh nghiệp do người Việt làm chủ có mặt ở hầu hết các thành phố lớn nhỏ, tuy nhiên, đa số vẫn còn giới hạn trong vòng doanh nghiệp cá thể hay gia đình gọi là doanh nghiệp nhỏ (Small business). Khi phải huy động vốn để phát triển thì đa số không thể mượn ngân hàng, thậm chí hơn 95% đơn mựon tiền theo chương trình “Small Business Loan – SBA” bị từ chối. Phần nhiều phải vay mượn từ người thân hoặc dùng tín dụng cá nhân để bảo đảm, nếu chẳng may làm ăn thất bại không có tiền trả nợ cho người thân, hay tín dung cá nhân bị ảnh hường, cho nên có thể nói “Một lần thất bại, khó mà trở mình làm lại”.

Người Mỹ có hiểu biết thì khác. Khi thành lập doanh nghiệp mới, họ sẽ huy động vốn từ các công ty hay nhà đầu tư, bỏ vốn ra, và họ sẽ xử dụng triệt để các dịch vụ tài trợ của ngân hàng và chính phủ, bởi vậy nếu có thất bại, cá nhân họ không có hề hấn gì.

Các bạn sắp qua Mỹ định cư, và các doanh gia ở Việt Nam, có ý định sẽ làm kinh doanh ở Mỹ, xin hãy nghiên cứu kỹ bài viết này. Đương nhiên ai cũng biết kinh doanh là có rủi ro, nhưng nếu không ảnh hưởng tới cá nhân mình thì không có gì tuyệt vời bằng. Trong quá khứ, có rất nhiều ngừơi nói với tôi câu này:”Chúng tôi chỉ xài tiền tươi, không chơi với ngân hàng”. Tất cả những người này, khi thất bại 1 lần là biến mất luôn.

Ngân hàng dùng tiền của người khác cho các bạn mượn để kiếm lời, như vậy các bạn mượn tiền của ngân hàng để kiếm lời. nếu chẳng may buôn bán thất bại, thì “Xin lỗi ngân hàng, công ty chúng tôi phá sản, không trả nợ cho quí ngân hàng được.” Theo tôi không có gì là sai trái hay cắn rức lương tâm. Vấn đề quan trọng nhất của bài viết này là: Làm sao để ngân hàng hay những nhà đầu tư, tin doanh nghiệp các bạn và cho các bạn mượn tiền? ***


III – Thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty ở Mỹ rất là đơn giản, không có những yêu cầu khó khăn như ở Việt Nam. Trứoc khi điền đơn xin giấy phép kinh doanh, các bạn nên chọn công ty của các bạn sẽ kinh doanh theo loại nào. Ở Mỹ có những lọai hình, cơ cấu tổ chức kinh doanh như sau:
  • Sole Ownership hay Sole Proprietorship – doanh nghiệp cá thể. Chủ doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về công ty.
  • Partnership – Doanh nghiệp Hợp doanh. (Tất cả ngừơi hợp doanh đồng chịu trách mhiệm về công ty)
  • Corporation/Incorporation – Công ty cổ phần. (Không có cá nhân nào chịu trách nhiệm)
  • S Corporation – Công ty cổ phần hạn chế (Không quá 100 cổ phần) (Không có cá nhân nào chịu trách nhiệm)
  • Limited Liability Company (LLC) – Công ty trách nhiệm hữu hạn (Chỉ có người quản trị công ty chịu trách nhiệm)

1 – Đặt cơ sở kinh doanh/ thuê mặt bằng

A – Những doanh nghiệp cần thuê mặt bằng để kinh doanh. Tôi không nói tới vần đề này
B – Những loại kinh doanh không cần thuê mặt bằng:
Những bạn nào kinh doanh mà không cần thuê mặt bằng thì nều dùng địa chỉ nhà thì chính phủ vẫn cho phép đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh (Home business), nhưng muốn tạo tín dung cho doanh nghiệp thì không thể dùng địa chỉ nơi cư trú đựoc, và cũng không thể dùng hộp thư (P.O Box). Ở Mỹ có những công ty chuyên cho mướn địa chỉ và phòng họp, với giá từ $100 USD, và tên công ty của các bạn sẽ có trong bảng “Directory”. Nếu trả tiền dịch vụ, họ cung cấp luôn thư ký trả lời phone cho các bạn

2 – Đặt tên cho công ty/doanh nghiệp.

Để tránh đặt trùng tên với người khác, khi các bạn chọn được tên cho doanh nghiệp của mình rồi nếu là doanh nghiệp cá thể và hợp doanh thì tới thành phố nơi bạn sẽ đặt cơ sở/ mặt bằng kinh doanh, vào bộ phận “Business License”, thường thì thành phố sẽ kiểm tra tên doanh nghiệp dùm các bạn, nếu không có làm dùm thì sẽ có máy tính kế bên vào phần “Fictious Busniess Name Search” nếu không thấy có tên nào trùng thì điền đơn xin giấy phép kinh doanh.

Nếu bạn chọn thành lập loại hình kinh doanh của LLC hay Corporation thì trứoc tiên các bạn cần tới phòng đăng ký của tiểu bang gọi là “Secretary of State” bộ phận Corporation Register. Sau khi đang ký xong, tiểu bang sẽ cho các bạn giấy chứng nhận đăng ký gọi là “ Article of Formation” hay có những tên gọi khác tuỳ theo tiểu bang, thủ tục và lệ phí cũng tuỳ theo luật của tiểu bang. Nói chung rất là đơn giản. Không cần phải nhờ tới luật sư làm gì cho tốn tiền.

Sau khi tiểu bang cấp “Article of Formation” rồi thì các bạn tới văn phòng đăng ký kinh doanh của tiểu bang để xin giấy phép kinh doanh (Business Licence) ở chỗ này sẽ cấp cho mỗi công ty một mã số kinh doanh. Và cũng chỗ này các bạn sẽ xin “Re-seller Permit” giấy phép mua hàng để bán lại cho người tiêu dùng không phải trả thuế bán hàng (Sale Tax). Tiểu bang Washington thì gọi là “State of Washington – Business Licensing Service” – California State Board of Equalization.

3 – Xin Số EIN (Employer Identification Number)

Số EIN dùng để khai báo với sở thuế liên bang như: Đóng thuế lợi tức cuối năm của công ty, thuế nhân viên, v.v.

4 – Mở tài khoản ngân hàng

Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp: Article of Formation (LLC & corporation), business license, EIN (nếu chưa làm thì ngân hàng làm dùm cho các bạn luôn), thông tin của ngừoi có quyền ký các chi phiếu

5 – Xin số DUNS
https://iupdate.dnb.com/iUpdate/companylookup.htm

IV – Tạo tín dụng doanh nghiệp

Khi mới thành lập doanh nghiệp, các bạn sẽ cần đủ thứ, từ văn phòng phẩm, tới dụng cụ hay máy móc cho doanh nghiệp mình. Điều các bạn CẦN PHẢI nhớ là: mở tài khoản với công ty cung cấp, cho dù là tài khoản tiền mặt (Cash account): Costco, Office Depot, Fedex/Kinkos, restaurant equipment supply, nail supply (Phần nhiều các tiệm nail supply không có số DUNS), v.v. Công việc này sẽ mất thời gian 1 chút, nhưng các điều lợi sau này thì các bạn sẽ không ngờ đựơc.

Dùng tín dụng cá nhân để bảo đảm khi xin thẻ đổ xăng cho công ty, hay những thẻ tín dụng nào mà không cần credit line (Hạn mức tín dụng) quá $1000 USD. Hoặc những gì mà các bạn mua và dự định sẽ trả hết bằng tiền mặt.

Với 2 phương cách khởi đầu ở trên, chỉ cần sau 6 tháng điểm tín dụng doanh nghiệp của các bạn sẽ có và sẽ trên 90 điểm. Nhưng vì doanh nghiệp còn quá mới, cho nên sau khi đóng thuế 1 lần và sau 1 năm hoạt động, các bạn có thể hiên ngang xin thẻ tín dụng, hay vay vốn hoạt động ngắn hạn. Những chủ tiệm nail sau 2 năm kinh doanh có thể vay vốn ngân hàng mở thêm tiệm mới, hoặc những cơ sở sản xuất có thể dùng đơn đặt hàng mà vay tiền mua nguyên liệu. Các công ty ở Việt Nam, có chi nhánh ở Mỹ có thể dùng công ty chi nhánh vay tiền ở ngân hàng Mỹ.

Tao tín dụng cho doanh nghiệp đòi hỏi thời gian và không thể xin tín dụng hàng loạt ngay đựơc. Làm như vây ngân hàng hay đối tác sẽ nghi ngờ và có thể không dám cấp tín dụng cho các bạn

V – Tín dụng doanh nghiệp có những điều lợi/hại gì cho cá nhân và doanh nghiệp?
Lợi
  1. – Thỉnh thoảng mời bạn bè hay ngừoi thân đi ăn uống và có thể dùng tài khoản của công ty trả
  2. – Tuỳ theo loại hình kinh doanh, có thể dùng tín dụng công ty để mua xe mới, và khấu trừ thuế cuối năm
  3. – Tuỳ theo mức kinh doanh của các bạn, công ty đối tác cuối năm sẽ hoàn trả lại một số tiền nào đó cho riêng cá nhân các bạn. Số tiền này gọi là “Kickback” ngoài số tiền gởi trả hợp pháp “Rebates hay Incentives). Ngừoi cháu rể tôi làm về mái nhà, đã theo cách tôi hướng dẫn, trung bình 1 năm công ty cung cấp vật liệu cho lại nó khoảng $50,000 - $100,000 trên số mua khoảng $1,5 - $2 triêu USD. Một người bạn làm ở hàng thịt trong chợ Việt Nam ở Mỹ, đựoc các công ty cung cấp thịt kickback từ vài trăm tới vài ngàn đô mỗi 3 tháng, không cần phải dấu chủ.
  4. Vay vốn khuếch trương

Hại

  1. Tín dụng doanh nghiệp cá thể và hợp doanh bị xấu thì tín dụng cá nhân cũng bị xấu theo
  2. Không phân biệt rõ ràng, phần nào là chi phí của cá nhân, phần nào sở thuế cho phép khấu trừ vào doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị chính phủ kiểm toán (Audit)

Chúc các bạn thành công


 
Chỉnh sửa cuối:
#2
Hỏi & Đáp về Tín Dụng Doanh Nghiệp

1 - Mượn tiền ngân hàng nói thì nghe dễ, nhưng tới xin mượn họ đâu có cho?

- Đối với những doanh nghiệp cá thể hay hợp doanh, ngân hàng sẽ đòi người chủ có tín dụng cá nhân tốt đứng ra bảo đảm, và tuỳ theo ngân hàng số tiền cho vay từ $2500 - $50,000 dựa theo tín dụng và thu nhập của người chủ.

- Số tiền lớn hơn, ngân hàng sẽ đòi bản kế hoạch kinh doanh (Business Plan). Bản kế hoạch này phải hợp lý và có khả thi, đồng thời ngân hàng cũng đòi bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp ít nhất là 2 năm. Cho dù các bạn khai lỗ, nhưng công ty của các bạn có tiềm năng, kế hoạch rõ ràng thì ngân hàng vẫn có thể cho mượn.

- Đối với công ty cổ phần và TNHH, ngân hàng sẽ đòi giấy thuế 2 - 3 năm tuỳ ngân hàng, hay ít nhất là hoá đơn đặt hàng của đối tác.