Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Dungphuquoc

Photographer XNC
#1
Tôi bất ngờ đọc được truyện ngắn này trên net, một triết lý sâu sắc. Suy cho cùng, hãy giữ cho tâm hồn thanh thản, đừng coi vật chất, tiền tài ,địa vị ...là đích cuối cùng mình phải đạt tới. Tất cả rồi sẽ mất hết khi mình từ giã cõi đời này. Lúc đó sẽ chẳng còn lý tưởng, nguyên lý, chũ nghĩa... dù người đó, lúc sống cố thề bồi, nguyện suốt đời phấn đấu và trung thành. Quan trọng là người sống có thực hiện điều đó không ? Vậy thì... đúng như ý nghĩa của câu truyện ngắn này. Sống hãy làm người tử tế, quan tâm đến mọi người, một người có ích cho xã hội.
Đơn giản thế, nghĩ ra không dễ!
----------------------------------------------
Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, ông tự hào về người vợ thứ ba, ông tìm đến người vợ thứ hai như một người bạn tâm tình nhưng hầu như chẳng bao giờ chú ý đến người vợ thứ nhất…
Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.
Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.
Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.
“Không đâu” – Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.
Người vợ thứ ba vốn là niềm tự hào của ta, rồi cũng sẽ bước đi theo người khác, bỏ mặc ta mà thôi
Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.
“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.
Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.
Người vợ thứ hai – người bạn tâm tình thân thiết thủy chung của ta cũng chỉ khóc khi ta chết, đưa ta ra đến mộ rồi quay đầu
Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.
Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống… là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời
Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

• Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

• Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

• Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

• Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.
Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.
 

khungkhichuot

Thành viên mới
#2
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Nghệ thuật sống

Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn. Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.

Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”

Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.

Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.

Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”

Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.

Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.

Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.

Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.

Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.

Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty. Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”

Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.”

Viên giám đốc: “Cảm tưởng của anh ra sao?”

Chàng thanh niên: “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”

Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”

Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.

Các bạn ạ. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.


Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.

Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.

Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?

Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.

Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống
(Sưu tầm)​
 

nguyetts

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Xin chao gd XNC , xin loi toi dung laptop cua con , no ko co dau .Toi sap lam ba ngoai thanh thu it ranh de gop mat , xin chuc gd ta vui khoe .
Toi doc bai nay thay hay nen sao lai anh chi em cung doc nhe , xin cam on .
THIÊN THẦN TRONG BỘ QUÂN PHỤC


In 1949, my father had just returned home from the war. On every American highway you could see the soldiers in uniform hitchhiking home to their families, as was the custom at that time in America.

Năm 1949, từ chiến trường cha tôi trở về nhà. Trên khắp nẻo đường nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính trong bộ quân phục đang đón xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình, đấy là chuyện quen thuộc lúc bấy giờ ở Mỹ.

Sadly, the thrill of his reunion with his family was soon overshadowed. My grandmother became very ill and had to be hospitalized. It was her kidneys, and the doctors told my father that she needed a blood transfusion immediately or she would not live through the night.

The problem was that Grandmother's blood type was AB- , a very rare type even today, but even harder to get then because there were no blood banks or air flights to ship blood.

Thật đau buồn, niềm vui về đoàn tụ với gia đình của cha tôi đã mau tàn lụi. Bà nội tôi bị bệnh rất nặng phải vào bệnh viện. Thận của bà có vấn đề. Bác sĩ nói với cha tôi là bà phải được truyền máu ngay tức khắc, nếu không bà sẽ không qua khỏi đêm nay.

Vấn đề ở chỗ, máu của bà tôi thuộc nhóm AB- , một loại máu mà ngày nay vẫn còn hiếm hoi chứ đừng nói gì thời ấy, cái thời chưa có các kho lưu trử máu hay các chuyến bay phục vụ vận chuyển máu.

All the family members were typed, but not one member was a match. So the doctors gave the family no hope; my grandmother was dying.

Tất cả người trong gia đình đều đã làm xét nghiệm, nhưng không một ai có nhóm máu giống bà. Bác sĩ đã cho gia đình biết là không còn gì hy vọng, bà nội đang hấp hối.

My father left the hospital in tears to gather up all the family members, so that everyone would get a chance to tell Grandmother good-bye. As my father was driving down the highway, he passed a soldier in uniform hitchhiking home to his family.

Deep in grief, my father had no inclination at that moment to do a good deed. Yet it was almost as if something outside himself pulled him to a stop, and he waited as the stranger climbed into the car.

Cha tôi rời bệnh viện với nước mắt đoanh tròng, ông đi đón mọi người trong gia đình đến để giã biệt bà. Khi đang đi trên xa lộ, cha tôi gặp một người lính trong bộ quân phục vẫy đón xin đi nhờ xe.

Đang nặng trĩu nỗi đau, cha tôi chẳng còn phút giây nào mà cặm cụi lo chuyện giúp người. Nhưng, dường như có một sức mạnh nào đó đã khiến ông dừng xe lại, chờ người lạ mặt bước lên xe.

My father was too upset to even ask the soldier his name, but the soldier noticed my father's tears right away and inquired about them. Through his tears, my father told this stranger that his mother was lying in a hospital dying because the doctors had been unable to locate her blood type, AB- , and if they did not locate her blood type before nightfall, she would surely die.

Cha tôi tâm trạng đang rối loạn cũng chẳng hỏi xem người lính đó tên là gì, nhưng người lính đã nhìn thấy những giọt nước mắt của ông đang rơi và gạ hỏi chuyện. Qua dòng nước mắt, cha tôi kể cho người đàn ông xa lạ nghe chuyện mẹ mình đang nằm chờ chết trong bệnh viện vì bác sĩ không thể nào tìm có được máu loại như bà, nhóm máu AB- , và nếu họ không tìm được trước đêm nay, chắc chắn bà sẽ chết.

It got very quiet in the car. Then this unidentified soldier extended his hand out to my father, palm up. Resting in the palm of his hand were the dog tags from around his neck. The blood type on the tags was AB-. The soldier told my father to turn the car around and get him to the hospital.

Trong xe như chợt chùng xuống. Rồi người lính không quen biết chìa tay cho cha tôi, lòng bàn tay xòe ra. Nằm gọn trong lòng bàn tay ông là cái thẻ bài ông vừa tháo trên cổ xuống. Nhóm máu ghi trên thẻ bài là nhóm máu AB- . Người lính nọ bảo cha tôi quay xe lại đưa ông ta đến bệnh viện.

My grandmother lived until 1996, 47 years later, and to this day no one in the family knows this soldier's name. But my father has often wondered, was he a soldier or an angel in uniform?

Bà nội tôi sống cho đến năm 1996, sau ngày đó tới 47 năm, nhưng cho đến tận bây giờ, cả gia đình tôi không một ai biết tên của người lính. Cha tôi vẫn thường tự hỏi, có phải người đàn ông đó là một quân nhân hay là một thiên thần trong trang phục người lính?

Author unknown
Nguyên tác An Angel In Uniform
Trâm Anh sưu tầm, lược dịch
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#4
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Hi! Bác Dungphuquoc đọc truyện ngắn về "Bốn bà vợ", suy ngẩm thật là sâu sắc vô cùng...!:6::6::6:

Xin được góp vui với Topic nầy ít dòng.

Lắm mối tối nằm không....!

Một vợ nằm giường lèo
Hai vợ nằm chèo queo
Ba vợ nằm chuồng heo
Bốn vợ ra sopha mà nằm....!
:24::24::24:

Thân chào, Chúc sức khoẻ cả nhà diễn đàn XNC!
 

vuthangsi

Ban điều hành
#5
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Hi! Bác Dungphuquoc đọc truyện ngắn về "Bốn bà vợ", suy ngẩm thật là sâu sắc vô cùng...!:6::6::6:

Xin được góp vui với Topic nầy ít dòng.

Lắm mối tối nằm không....!

Một vợ nằm giường lèo
Hai vợ nằm chèo queo
Ba vợ nằm chuồng heo
Bốn vợ ra sopha mà nằm....!
:24::24::24:

Thân chào, Chúc sức khoẻ cả nhà diễn đàn XNC!
Một vợ nằm giường lèo. - giường lèo là giường gì ?model nó như thế nào ?.
Hai vợ nằm chèo queo. - nằm chèo queo là nằm ra làm sao?
Ba vợ nằm chuồng heo . - sao mà ba vợ phải nằm chuồng heo?
Bốn vợ ra sopha nằm . - nằm sopha mà có bốn bà vợ hầu hạ bên cạnh ,cơm bưng , nước rót ,lau mặt ,đấm bóp .vậy cũng được chứ ta.:24::24::24:
 

tamtuong

Trưởng Ban Ăn Chơi XNC
#6
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Hi bác Dũng.

E hèm...

Những người phụ nữ có tính cách như bà vợ thứ nhất đã...tuyệt chủng trước khủng long hết rồi, còn đâu?

Thôi, tỉnh mộng đi cha nội! :24:
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#7
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Một vợ nằm giường lèo. - giường lèo là giường gì ?model nó như thế nào ?.
Hai vợ nằm chèo queo. - nằm chèo queo là nằm ra làm sao?
Ba vợ nằm chuồng heo . - sao mà ba vợ phải nằm chuồng heo?
Bốn vợ ra sopha nằm . - nằm sopha mà có bốn bà vợ hầu hạ bên cạnh ,cơm bưng , nước rót ,lau mặt ,đấm bóp .vậy cũng được chứ ta.:24::24::24:
Hi! Vậy theo Bác thì sao? chọn ưu tiên nào? Hay chọn cả bốn...?:24: Hehehe.
Chúc vui!
 

vuthangsi

Ban điều hành
#8
Ðề: Truyện ngắn: Bốn bà vợ

Hi! Vậy theo Bác thì sao? chọn ưu tiên nào? Hay chọn cả bốn...?:24: Hehehe.
Chúc vui!
Đang đợi bác DUNGPHUQUOC và bác ZIZ trả lời trước .
Ví bác DUNGPHUQUOC là người bày ra cái vụ này nên phải trả lời đầu tiên .
Kế tiếp là bác ZIZ trả lời . vì bác rất có kinh nghiệm trong mấy cái vụ này .
Sau cùng mới tới tui .
Tội gì mà trả lời trước ,lở bị hớ sao .:24::24::24: