Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#1
TT - Dù mức lương chỉ 7.500 USD/tháng nhưng Michael Sestak - cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM - đã chi trên 3 triệu USD để mua bất động sản tại Thái Lan…



Michael Sestak - nhân vật chính trong vụ bán visa vào Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM,
và lệnh bắt cùng bản cáo trạng vụ án - Ảnh: H.Huyền Vy.

Đó là một trong nhiều tình tiết trong bản cáo trạng mà PV Tuổi Trẻ tiếp cận được.

Cáo trạng hình sự mà Tuổi Trẻ tiếp cận được cho thấy Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, cùng đường dây của mình nhắm vào những trường hợp “hết đường” xin sang Mỹ để bán visa với giá cao.

Theo hồ sơ cáo trạng do điều tra viên Simon Dinits, thuộc bộ phận mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS), thực hiện trong nhiều tháng và nộp hôm 6-5-2013 tại Tòa án Washington DC, hành vi bán visa và nhận hối lộ của Sestak bắt đầu khoảng tháng 3-2012 đến giữa tháng 9-2012 khi Sestak phải trở về nước để tái ngũ vào lực lượng hải quân.
Sestak và 5 đồng phạm

Năm đồng phạm trong đường dây

Điều tra của DSS phát hiện mạng lưới của Sestak có năm đồng phạm gồm ba người Mỹ và hai người Việt. Cả năm người này đều đang sinh sống ở VN.

Đồng phạm 1: người Mỹ, đang là tổng giám đốc chi nhánh VN của một công ty đa quốc gia.

Đồng phạm 2: người Việt, là vợ của đồng phạm 1.

Đồng phạm 3: người Mỹ, là em của đồng phạm 1 và đang sống ở VN.

Đồng phạm 4: người Mỹ, là bồ của đồng phạm 3.

Đồng phạm 5: người Việt, là họ hàng của đồng phạm 1.

Có hẳn một đường dây làm việc bài bản, trong đó Sestak có năm đồng phạm. Theo cáo trạng, Sestak và đồng phạm số 1 quen nhau và thường xuất hiện tại nhiều sự kiện do Tổng lãnh sự quán Mỹ tổ chức. Cáo trạng cũng cho thấy gia đình đồng phạm 1 có nhiều động thái để cố gây dựng mối quan hệ này để được Sestak giúp cấp visa.

Trong một lần chat trên mạng ngày 1-6-2012, đồng phạm số 3 viết: “Đêm qua chúng tôi đi chơi với tay này làm việc tại tổng lãnh sự quán. Hắn là người cấp visa cho người khác... Hắn là gã vẫn độc thân và muốn tìm cô gái nào đó..., anh tôi biết điều này nên thường đưa hắn ra ngoài và giới thiệu hắn với mọi người... để rồi sau đó hắn có thể giúp anh tôi như... giúp duyệt visa”.

Đồng phạm số 3 còn cho biết anh trai y nhiều lần ra ngoài đi kiếm bạn gái cho Sestak. Thông tin này trùng hợp với chuyện Sestak có nhiều bạn gái người Việt trong giai đoạn làm việc ở VN.

Một điều khiến nhiều người ngạc nhiên là mức giá quá cao để lấy visa sang Mỹ từ đường dây này. Con số Dinits điều tra được là 50.000-70.000 USD cho một visa. Thông tin cho biết Sestak và đường dây thường nhắm đến những người có rất ít khả năng xin được visa và những người có người thân là Việt kiều - các đối tượng sẵn sàng chi tiền để có được visa. Một khi sang được Mỹ, những người này sẽ tìm cách ở lại bằng các biện pháp khác nhau như kết hôn giả.

Trong một lần chat ngày 16-7-2012 với khách hàng, đồng phạm số 3 giới thiệu Sestak là “một luật sư” có thể giúp lấy visa sang Mỹ, kể cả cho những người “không thể lấy được visa... hoặc muốn đi mà không thể nào có cơ hội”. Khi được hỏi về giá, đồng phạm số 3 nói giá là 50.000-70.000 USD, nhưng nói tay “luật sư” có thể chấp nhận giá thấp ở mức 20.000 USD tùy từng vụ.

Những kẻ trong đường dây đã dùng tên giả để giao dịch như một dạng “mật khẩu”. Trong một lần trao đổi bị DSS ghi lại, đồng phạm số 1 còn xác định rõ với đối tác: “Cô phải nói rõ với họ về giá cả để xem họ có đủ tiền hay không... Họ có thể thanh toán ở Mỹ hoặc VN. Và sẽ chỉ làm tới giữa tháng 9 rồi là thôi”. Giữa tháng 9-2012 cũng là thời điểm mà Sestak rời tổng lãnh sự quán ở TP.HCM để về Mỹ tái ngũ vào hải quân.

Bóc đường dây

Hành vi của Sestak bắt đầu bị chú ý. Tháng 7-2012, Tổng lãnh sự quán Mỹ nhận được thư từ một nguồn bí mật cho biết có người đang nhận hối lộ để cấp visa. Lá thư cáo buộc trong thời gian từ ngày 20-5-2012 đến đầu tháng 7-2012, khoảng 50-70 người từ một làng ở VN đã nhận được visa đi Mỹ bằng cách hối lộ này.

Nguồn tin này thậm chí nói có người từng trả 55.000 USD để lấy được visa du lịch đi Mỹ. Lá thư cung cấp cả tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của bảy cá nhân bị cáo buộc mua visa. Từ đây, cuộc điều tra đối với những hành vi sai phạm của Sestak bắt đầu.

Trong lúc điều tra, điều tra viên của DSS đã truy cập hàng chục email khác nhau của Sestak, các đồng phạm và một loạt người thân trong gia đình của các đồng phạm. Thông tin những cuộc chat trên mạng của Sestak và đồng phạm cũng bị truy dấu.

Theo hồ sơ điều tra, bằng việc theo dõi địa chỉ IP, các điều tra viên phát hiện ba địa chỉ IP có vấn đề: địa chỉ IP A được xác định là một số VPN của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. (trụ sở ở California), một địa chỉ IP B của FPT Telecom và một địa chỉ IP C của VNPT. Cả hai địa chỉ IP B và IP C đều ở TP.HCM.

Điều tra viên phát hiện tổng cộng 425 đơn xin visa (cho 419 cá nhân) được thực hiện từ địa chỉ IP A và địa chỉ IP B trong khoảng thời gian từ ngày 8-3 tới 6-9-2012. Sestak đã phỏng vấn 404 trong tổng số 419 người này và cấp visa cho 386 người. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, Sestak tác động để giúp thêm 22 người trong số này có visa.

Sau khi điều tra, điều tra viên phát hiện IP A là của đồng phạm số 3 và số IP này là của Tập đoàn Black Oak Computers Inc. Số liệu từ Black Oak cho biết tài khoản VPN dùng để tiếp cận 408 hồ sơ này là của đồng phạm số 3 với địa chỉ ở Denver, Colorado. Đồng phạm số 3 cũng có địa chỉ ở Denver trong đơn xin cấp hộ chiếu Mỹ năm 2006. Riêng số IP B thì được xác định chính là ở trụ sở văn phòng của đồng phạm số 1, tổng giám đốc văn phòng một công ty đa quốc gia tại TP.HCM. Với địa chỉ IP C, trong thời gian từ tháng 11-2011 tới tháng 9-2012, có tổng cộng 91 đơn xin visa từ số IP C và Sestak đã phỏng vấn, cấp visa cho 85 trong tổng số 91 đơn xin này. Điều tra sau đó phát hiện địa chỉ IP C này là của gia đình bố mẹ đồng phạm số 2 ở một tòa nhà cho thuê tại TP.HCM.

Các điều tra viên đồng thời phát hiện Sestak cấp visa cho ít nhất bảy người từng ghi trong hồ sơ xin visa tên đồng phạm số 1 hoặc ghi tên bố mẹ đồng phạm số 1 làm đầu mối liên lạc ở Mỹ. Điều tra cũng cho thấy Sestak đồng thời cấp visa cho đồng phạm số 2 (vợ của đồng phạm số 1) vào ngày 28-4-2011, ngày 24-10-2011 và ngày 28-8-2012.

Hơn 3 triệu USD mua bất động sản

Qua theo dõi, các điều tra viên phát hiện Sestak mở ít nhất một tài khoản ở Ngân hàng Siam Commercial Bank PLC tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 5-2012. Theo dõi các chuyển khoản, các điều tra viên nhận thấy từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012, tổng số tiền 3.238.991 USD đã được chuyển tới tài khoản cuối này và phần lớn số tiền được chuyển qua Ngân hàng Bank of China ở Bắc Kinh. Ngoài số tiền này, họ còn xác định được ít nhất đã có một khoản 150.000 USD được chuyển vào tài khoản Ngân hàng Wells Fargo của người chị/em gái Sestak ở Yulee, Florida.

Điều tra cũng phát hiện cha của đồng phạm số 2 đã giúp chuyển tiền ra khỏi VN tới Thái Lan và Mỹ. Ngày 28-6-2012, ông ta gửi cho đồng phạm số 2 một email trong đó cho biết khoản tiền chuyển khoản 150.000 USD đã được gửi tới tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái Lan trước đó ba ngày. Có tổng cộng bốn email của ông này gửi cho đồng phạm số 2 nêu chi tiết tổng cộng 600.000 USD đã được gửi cho tài khoản của Sestak ở ngân hàng Thái cùng với 100.000 USD được gửi cho tài khoản Wells Fargo của đồng phạm số 2. Ngoài ra còn có ba email từ một người khác gửi tới đồng phạm số 2, trong đó nêu chi tiết số tiền chuyển khoản khoảng 1,46 triệu USD đã được gửi vào tài khoản của Sestak tại Thái Lan và 200.000 USD tiền chuyển khoản khác được gửi tới Ngân hàng Wells Fargo của đồng phạm số 2.

Điều tra cũng cho biết trước tháng 9-2012, mức lương sau thuế của Sestak cho vị trí làm việc tại tổng lãnh sự quán và vị trí thành viên dự bị của lực lượng hải quân Mỹ xấp xỉ 7.500 USD/tháng.

Tài liệu điều tra cho thấy toàn bộ số tiền được chuyển cho Sestak trong thời gian từ ngày 20-6-2012 tới 11-9-2012 đã được rút ra ngày 11-1-2013. Bằng việc theo dõi các email của Sestak, các điều tra viên biết được trong tháng 6 và 7-2012, Sestak đã mua bốn khu bất động sản ở Phuket với giá trị xấp xỉ 1,231 triệu USD. Tới tháng 12-2012, Sestak lại mua thêm năm khu bất động sản khác ở Bangkok với giá trị tổng cộng 2,103 triệu USD.

Qua thư từ theo dõi, có thể thấy rõ Sestak muốn xử lý nhanh số tiền kiếm được. Trong lá thư ngày 8-12-2012 gửi tới đại diện công ty bất động sản Thái Lan, Sestak đã nói: “Tôi không còn nhiều thời gian, và tôi cần có toàn bộ tiền...rút khỏi tài khoản và đầu tư vào bất động sản... trước ngày 1-1 để không bị dính thuế... Tôi không còn nhiều thời gian và tôi phải hành động nhanh”.

Vào ngày 24-9-2012, Sestak phải nộp bản khai SF-89 về an ninh cho Văn phòng quản lý nhân sự Mỹ ở Washington theo chương trình kiểm tra thông tin của hải quân Mỹ để tiếp tục gia hạn giấy tờ an ninh cho Sestak. Trong tờ khai này, Sestak đã cố tình không khai báo thông tin về tài sản mình thực có. Trong câu hỏi liên quan tới phần tài chính ở nước ngoài, Sestak đã trả lời: không có.

Ngày 19-10-2012, Sestak phải làm việc với hai đặc vụ DSS tại Bộ Ngoại giao Mỹ, liên quan tới việc điều tra một nhân viên tên K. ở Tổng lãnh sự quán Mỹ (nhân viên này bị đuổi cũng vì liên quan tới việc nhập nhằng visa). Trong phỏng vấn, khi được hỏi: “Anh có biết bất cứ người Mỹ nào kiếm được rất nhiều tiền khi anh ở đó, kiểu tiền bất ngờ, vượt quá khoản lương của họ?”, Sestak trả lời: “Tôi không nghĩ được ra ai làm chuyện vậy”. Sestak khẳng định hầu hết nhân viên lãnh sự quán đều nhận được lương tốt, phụ cấp “vất vả”, tiền phiên dịch, nhà cửa miễn phí và phí chênh lệch mức sống và “anh đã như là người giàu nhất ở đó (VN) rồi”.

Có thể mở cuộc điều tra về các đồng phạm

Theo luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM), trong vụ hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ, ngoài Sestak còn liên quan đến một số người khác (có cả người VN) mà cơ quan chức năng Mỹ chưa đề cập hành vi cụ thể của họ và chưa đưa ra quan điểm là họ phạm tội nào trong Bộ luật hình sự Mỹ.

Tuy nhiên, việc họ quảng cáo là có thể lo chạy tiền để được viên chức này cấp visa đi Mỹ, cho dù việc họ nói có làm được hay không thì hành vi của họ vẫn được xem là lừa đảo với vai trò đồng phạm.

Đối với những đồng phạm người VN và Mỹ nói trên, luật áp dụng trong trường hợp này vẫn là luật VN. Theo đó, hành vi của họ đã cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 139 Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Michael T. Sestak.

Về phía cựu nhân viên ngoại giao Mỹ Michael T. Sestak (được miễn trừ ngoại giao) sẽ đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ. Dù phạm tội tại VN nhưng luật Mỹ được áp dụng trong trường hợp này và hành vi phạm tội của ông Sestak được quy định tại chương 75, điều 1546 Bộ luật hình sự Mỹ về tội “gian lận và lạm dụng visa, giấy phép và các giấy tờ khác”.

Theo đó, ông Sestak có thể bị phạt tù lên đến 10-15 năm. Ngoài ra nếu hành vi gian lận cấp visa trái phép này của ông bị phát hiện là đã tạo điều kiện cho tội phạm thì mức hình phạt có thể lên đến 20-25 năm tù.

Luật sư Hà Hải cho rằng các thông tin được báo chí đăng tải đã cho thấy có vụ việc vi phạm pháp luật tại VN, nghiêm trọng ở chỗ có liên quan, có yếu tố nước ngoài và không loại trừ khả năng một số tội phạm người VN đã có thể chạy trốn sự truy cứu của pháp luật VN bằng con đường này. Do đó, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể mở cuộc điều tra riêng về đường dây chạy xin visa của các đồng phạm nói trên mà không cần thiết chờ các tài liệu giấy tờ liên quan hay yêu cầu từ phía nhà chức trách Mỹ. Nếu việc điều tra có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố vụ án và khởi tố bị can là những người liên quan trong đường dây chạy xin visa đi Mỹ này.

Nguồn: THANH TUẤN.
 

Asm

Giám đốc nhà máy pháo
#2
Ðề: Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

ai dzaa , 1 em này thì chắc cả LSQ phải bỏ thời gian cho điều tra, quên cha nó việc up visa cho mềnh òi
 

ziz

Support
#3
Ðề: Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

ai dzaa , 1 em này thì chắc cả LSQ phải bỏ thời gian cho điều tra, quên cha nó việc up visa cho mềnh òi
Hehe, nghe đồn không chỉ riêng em này mà còn liên quan tới tám em nữa trong đó có cả người V mềnh. Quả này các bác cứ gọi là yên tâm mà chờ điều tra thêm HAI NĂM NỮA nhé :21::21:
 

orion_tuan

Thành viên tích cực
#5
Ðề: Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

XIn chúc mừng. Sự thật cũng đc phơi bày
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#6
Ðề: Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM

Vụ bán visa: Một đồng phạm của Michael Sestak bị bắt tại Mỹ


Theo báo Albany Times Union - một tờ báo lớn tại bang New York, nghi can Hong Vo, 27 tuổi, đã bị bắt tại Denver hôm 8-5. Hong Vo, công dân Mỹ gốc Việt, là em gái của một kẻ đồng phạm khác trong đường dây bán thị thực của Sestak. Tờ báo cho biết người đàn ông này là giám đốc một công ty đa quốc gia tại TP.HCM. Một kẻ đồng phạm khác là bạn trai của Hong Vo.
Luật sư của Hong Vo đã đề nghị cho phép thân chủ được tại ngoại. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ bác bỏ đề nghị này do lo ngại nghi can có thể bỏ trốn ra nước ngoài. Theo cáo trạng của tòa án, trong một bức thư điện tử gửi hồi tháng 7-2012, Hong Vo và một người quen đã thảo luận việc chiêu dụ các “khách hàng” sẵn sàng chi khoảng 50.000 USD để được cấp thị thực đến Mỹ.
“Chỉ là thị thực không di dân, nhưng một khi anh đến Mỹ thì có thể lẩn trốn (cưới vợ) hoặc trở lại Việt Nam và dễ dàng xin thị thực mới để đến Mỹ” - Hong Vo viết trong bức thư điện tử. Bộ Ngoại giao Mỹ nghi ngờ Sestak quen biết gia đình Hong Vo hồi năm ngoái. Trong một bức thư điện tử khác, Hong Vo mô tả Sestak là “một mối quen biết rất có giá trị...”.


Nguồn: TTO
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#8
Ðề: Đồng phạm trong vụ bán visa Mỹ cho người Việt bị bắt

VnExpress- Nhà chức trách đã bắt một đồng phạm của Michael Sestak, người bị tố cáo nhận hàng triệu USD để bán visa cho người Việt trong thời gian người này làm việc cho Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Michael Sestak, cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh: Times Union.
Nhật báo Time Union tại bang New York, Mỹ nói rằng cảnh sát đã bắt Hong Vo, một phụ nữ 27 tuổi, tại Thành phố Denver từ ngày 8/5. Hong Vo là em gái của một Giám đốc Công ty đa quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ của tòa án cho thấy Hong Vo chào đời và lớn lên tại bang Colorado, tốt nghiệp Đại học Denver vào năm 2008.

Sandi Rhee, Luật sư của Hong Vo, đã yêu cầu tòa án cho thân chủ nộp tiền để tại ngoại. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ phản đối yêu cầu của luật sư vì lo ngại Hong Vo có thể trốn ra khỏi Mỹ.

Cơ quan công tố đã công bố nội dung thư điện tử mà Hong Vo gửi tới một đồng phạm hồi tháng 7 năm ngoái. Họ đã thảo luận về việc tìm kiếm những khách hàng sẵn sàng trả khoảng 50.000 USD để tới Mỹ.

“Đó chỉ là visa dành cho khách du lịch (không phải visa cư trú), nhưng một khi bạn tới Mỹ, bạn có thể biến mất (kết hôn) hoặc quay trở lại Việt Nam và dễ dàng xin visa thành công trong những lần tiếp theo”, Hong Vo viết.

Nhân viên lãnh sự Michael T. Sestak bị cáo buộc gian lận visa và nhận hối lộ. Vụ việc này liên quan đến nhiều người khác và tiền đi qua nhiều quốc gia. Trong một số vụ việc, các nhà điều tra cho hay, những người Việt chi trả đến 70.000 USD cho mỗi visa nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.

Các đồng phạm của Sestak quảng cáo rằng họ sẽ đòi chi phí sẽ từ 50.000 – 70.000 USD cho mỗi visa, nhưng cũng có khi họ lấy ít hơn. “Họ cũng khuyến khích những người môi giới tăng giá và giữ số tiền chênh lệch”, Simon Dinits, điều tra viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, tiết lộ trong văn bản tòa án.

Sestak nhận tiền bán visa qua tài khoản của một Ngân hàng Trung Quốc, rồi lại chuyển qua tài khoản mà anh ta bí mật mở ở Thái Lan, theo tài liệu của tòa án. Sestak được cho là dùng các món tiền bất chính để mua bất động sản ở Thái.

Sestak làm việc tại Lãnh sự quán từ tháng 8/2010 cho đến tháng 9 năm ngoái, sau đó chuẩn bị phục vụ trong hải quân Mỹ. Vào thời điểm anh ta chuẩn bị rời Lãnh sự quán, cơ quan điều tra bắt đầu nhận được thông tin về các vụ gian lận visa.

Cảnh sát đã bắt Sestak ở phía nam bang California. Lo ngại anh ta trốn, chính quyền Mỹ đã yêu cầu thẩm phán không ban hành mức tiền bảo lãnh mà phải giam giữ Sestak cho đến khi anh ta được chuyển về Washington, nơi công tố viên đệ đơn kiện hình sự từ ngày 6/5.

Chí Linh
 

cuti

Thành viên tích cực
#10
Ðề: Đồng phạm trong vụ bán visa Mỹ cho người Việt bị bắt

Liên quan đến đường dây bán Visa sang Mỹ,nhiều đồng phạm là Việt Kiều đã được xác định.
Xem chi tiết: http://vn.news.yahoo.com/l-n-theo-ng-d-y-b-n-025100382.html
Trời ơi, cô Đào vợ đại gia Bình này tưởng ai hóa ra là hàng xóm của mình, hôm qua thấy trong xóm bàn tán rôm rả tưởng có chuyện gì hóa ra là anh phóng viên này đến xóm định làm 1 phóng sự của đường dây này. Cũng tội nghiệp bố mẹ cô Đào, năm ngoái mới nở mày nở mặt với hàng xóm nhờ con lấy rể VK là đại gia, thấy khoe với hàng xóm nội tiền hoa tươi trang trí cho đám cưới "chỉ" hết có nửa tỉ thôi! Nghe mà thấy choáng váng cả mặt mũi, hoa tươi mà chỉ có 1/2 tỉ thì nguyên cái đám cưới chắc phải mấy chục tỉ? Trong xóm cũng có bà gả con cho VK năm lần bảy lượt đi PV xin visa du lịch thăm con mà bị từ chối ào ào, sau khi gặp nhạc mẫu của chàng rể quý đại gia này thì visa có liền! Nghe anh nhà báo nói nhà nước đang truy lùng 2 vợ chồng đại gia này, ảnh còn bảo chắc họ trốn qua Camphuchia rồi thì phải, còn căn nhà villa ở Q7 thì bị nhà nước niêm phong rồi thì phải. Bản chất con người đúng là "Vô Minh", năm ngoái nhạc mẫu đại gia khoe tùm lum trong xóm là con lấy đại gia, bây giờ thì lo lắng không nguôi chưa biết ngày nào con sẽ bị bắt, đang trốn chui trốn nhủi như tội phạm, bị bắt là chuyện sớm muộn mà thôi. Đại gia để làm gì nhỉ??? Có phải bản chất loài người là ngu muội, ngu si, chỉ yêu thích cái "giả" chăng?
 

cuti

Thành viên tích cực
#11
Ðề: Đồng phạm trong vụ bán visa Mỹ cho người Việt bị bắt

Trời ơi, cô Đào vợ đại gia Bình này tưởng ai hóa ra là hàng xóm của mình, hôm qua thấy trong xóm bàn tán rôm rả tưởng có chuyện gì hóa ra là anh phóng viên này đến xóm định làm 1 phóng sự của đường dây này. Cũng tội nghiệp bố mẹ cô Đào, năm ngoái mới nở mày nở mặt với hàng xóm nhờ con lấy rể VK là đại gia, thấy khoe với hàng xóm nội tiền hoa tươi trang trí cho đám cưới "chỉ" hết có nửa tỉ thôi! Nghe mà thấy choáng váng cả mặt mũi, hoa tươi mà chỉ có 1/2 tỉ thì nguyên cái đám cưới chắc phải mấy chục tỉ? Trong xóm cũng có bà gả con cho VK năm lần bảy lượt đi PV xin visa du lịch thăm con mà bị từ chối ào ào, sau khi gặp nhạc mẫu của chàng rể quý đại gia này thì visa có liền! Nghe anh nhà báo nói nhà nước đang truy lùng 2 vợ chồng đại gia này, ảnh còn bảo chắc họ trốn qua Camphuchia rồi thì phải, còn căn nhà villa ở Q7 thì bị nhà nước niêm phong rồi thì phải. Bản chất con người đúng là "Vô Minh", năm ngoái nhạc mẫu đại gia khoe tùm lum trong xóm là con lấy đại gia, bây giờ thì lo lắng không nguôi chưa biết ngày nào con sẽ bị bắt, đang trốn chui trốn nhủi như tội phạm, bị bắt là chuyện sớm muộn mà thôi. Đại gia để làm gì nhỉ??? Có phải bản chất loài người là ngu muội, ngu si, chỉ yêu thích cái "giả" chăng?
Rồi đây các hồ sơ đút lót để nhận visa sẽ bị truy lùng, em nào đang ở Mỹ sẽ bị trục xuất, các em nào bỏ tiền mua visa qua đó lấy chồng/vợ cũng sẽ bị điều tra và phối ngẫu cũng có cơ hội để "hồi hương" đủ 1 cặp.
 

Mi@Fa

Thành viên tích cực
#12
Ðề: Đồng phạm trong vụ bán visa Mỹ cho người Việt bị bắt

Trời ơi, cô Đào vợ đại gia Bình này tưởng ai hóa ra là hàng xóm của mình, hôm qua thấy trong xóm bàn tán rôm rả tưởng có chuyện gì hóa ra là anh phóng viên này đến xóm định làm 1 phóng sự của đường dây này. Cũng tội nghiệp bố mẹ cô Đào, năm ngoái mới nở mày nở mặt với hàng xóm nhờ con lấy rể VK là đại gia, thấy khoe với hàng xóm nội tiền hoa tươi trang trí cho đám cưới "chỉ" hết có nửa tỉ thôi! Nghe mà thấy choáng váng cả mặt mũi, hoa tươi mà chỉ có 1/2 tỉ thì nguyên cái đám cưới chắc phải mấy chục tỉ? Trong xóm cũng có bà gả con cho VK năm lần bảy lượt đi PV xin visa du lịch thăm con mà bị từ chối ào ào, sau khi gặp nhạc mẫu của chàng rể quý đại gia này thì visa có liền! Nghe anh nhà báo nói nhà nước đang truy lùng 2 vợ chồng đại gia này, ảnh còn bảo chắc họ trốn qua Camphuchia rồi thì phải, còn căn nhà villa ở Q7 thì bị nhà nước niêm phong rồi thì phải. Bản chất con người đúng là "Vô Minh", năm ngoái nhạc mẫu đại gia khoe tùm lum trong xóm là con lấy đại gia, bây giờ thì lo lắng không nguôi chưa biết ngày nào con sẽ bị bắt, đang trốn chui trốn nhủi như tội phạm, bị bắt là chuyện sớm muộn mà thôi. Đại gia để làm gì nhỉ??? Có phải bản chất loài người là ngu muội, ngu si, chỉ yêu thích cái "giả" chăng?
Nhưng cuti ơi,vẫn có rất nhiều người quan niệm "Thà 1 phút huy hoàng rồi chợt tắt"!Loại người này đầy rẫy trong xã hội ,họ cứ nghĩ sẽ "huy hoàng" dài dài,đến khi "chợt tắt"thì mới hối hận!!!
Và ở Mỹ,nếu nó bắt đươc 2 người này(chỉ là vấn đề thời gian),sau khi chịu án tù rồi nó trục xuất về VN.Lúc đó có lẽ mẹ cô ta phải nuôi!
 

cuti

Thành viên tích cực
#13
Ðề: Đồng phạm trong vụ bán visa Mỹ cho người Việt bị bắt

Kiếm ít nhất 10 triệu USD từ 500 “khách hàng” mua visa
05/06/2013 11:28 (GMT + 7)
TT - Hồ sơ cáo trạng bổ sung của Chính phủ Mỹ liên quan tới Hồng Võ mà Tuổi Trẻ tiếp cận được hé lộ thêm một số thông tin về vụ buôn bán visa liên quan tới Michael Sestak, cựu viên chức lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.




Luật sư Robert Feitel của Hãng luật Shandi Rhee, đại diện cho Hồng Võ, đã viết kiến nghị yêu cầu thả Hồng Võ và quản thúc tại nhà bằng thiết bị GPS vì cho rằng cô có nhiều mối liên hệ với Mỹ như sinh ra và lớn lên tại đây.
Ngoài ra, luật sư cũng cho rằng việc Hồng Võ chỉ nhận 45.000 USD cho thấy cô không phải là nhân vật “chủ chốt” của đường dây so với Sestak, người nhận hàng triệu USD và có tiền để mua bất động sản, hay những nhân vật khác vẫn còn giấu tiền ở tài khoản nước ngoài.
Theo cáo trạng này, con số ước tính “thận trọng” của cơ quan mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS), số tiền Sestak và các đồng phạm kiếm được lên tới 10 triệu USD.
Cho đến nay, Chính phủ Mỹ mới xác định được khoảng 6 triệu USD đang ở đâu, trong đó 2,3 triệu USD là ở một ngân hàng tại Mỹ, khoảng 3 triệu USD Sestak đã chuyển từ VN sang Thái Lan rồi mua chín lô đất ở Phuket và Bangkok.
Còn khoảng 5 triệu USD nữa hiện vẫn chưa xác định được tung tích. Cơ quan điều tra cho rằng số tiền này vẫn đang nằm ở VN. Về tổng cộng, đường dây của Sestak có ít nhất 500 “khách hàng”.
Các điều tra cũng cho biết các đồng phạm cố tình “giấu tiền ở nhiều tài khoản, kể cả những tài khoản ngân hàng ở VN” mà Mỹ không có hỗ trợ tư pháp.
Hồ sơ điều tra khẳng định vụ bán visa là “một trong những vụ hối lộ lớn nhất mà Chính phủ Mỹ từng biết. Âm mưu giúp hàng trăm người VN, phần lớn là những người không thể xin visa, có thể đến và vào được nước Mỹ”. Những người này sau đó chủ yếu làm kết hôn giả, sống quá hạn visa và “biến mất”.
“Rõ ràng tính chất và tình huống các phạm tội này, dù không bạo lực, nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Các phạm tội này làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ bằng việc phá vỡ quy định của Bộ Ngoại giao” - cáo trạng viết.
Cũng theo cáo trạng này, Hồng Võ quay trở lại Mỹ vào ngày 11-4-2012 sau gần hai năm sinh sống tại VN cùng bạn trai Joe Nguyễn, và một số thành viên gia đình trong khi làm nhiều nghề khác nhau. Do Hồng Võ mang quốc tịch Mỹ nhưng đang sống ở VN hai năm nay, nước chưa có hiệp ước về dẫn độ với Mỹ, nên Chính phủ Mỹ đã buộc phải bắt giữ khẩn cấp cô gái 27 tuổi này hôm 8-5 khi cô đang ở Denver, bang Colorado.
Theo cáo trạng, đến nay các điều tra viên đã xác định Hồng Võ nhận ít nhất 45.000 USD trong năm 2012 nhờ tham gia đường dây bán visa, còn gia đình của Hồng Võ ở Mỹ nhận được khoản tiền lớn nhờ vụ bán visa. Tất cả số tiền này đều được rửa trước khi chuyển vào tài khoản của họ ở Mỹ.
Điều tra của DSS cho thấy khoảng 408 đơn xin visa (của 402 người) được khai từ địa chỉ IP của Hồng Võ trong thời gian từ ngày 8-3-2012 đến 6-9-2012. Phần lớn số này đều được Sestak cấp visa hoặc tác động để được cấp visa.
Hồng Võ cũng là người hồi tháng 6-2011 từng chat và kể chuyện anh trai mình là Võ Tăng Bình đang gây dựng mối quan hệ với Sestak thế nào. Sau đó, Hồng Võ là người tích cực tham gia quảng cáo cho việc bán visa để thu hút khách hàng và những cò mồi.
Hồng Võ đồng thời quảng cáo là những người lấy visa này có thể ở quá hạn ở Mỹ để rồi hợp thức hóa chuyện nhập cảnh của mình. “Các chứng cứ cho thấy rõ là nghi can dính líu vào hầu hết mọi khía cạnh của vụ lừa đảo visa, từ gây dựng mối quan hệ với Sestak, quảng cáo vụ bán visa, chuẩn bị quá trình visa, chuyển thông tin liên quan tới việc lên lịch phỏng vấn và rửa tiền để chuyển tới tài khoản ở Mỹ” - hồ sơ viết.
Cơ quan điều tra cũng kết luận hành vi của Hồng Võ không phải là “sai lầm nhất thời”. Hồng Võ không những âm mưu hối lộ viên chức lãnh sự, hỗ trợ khách hàng mua visa mà còn gợi ý để khách hàng ở quá hạn visa, vi phạm luật nhập cư của Mỹ trong thời gian dài.
Theo cáo trạng, mức án tù cho tội lừa đảo visa có thể lên tới 10 năm, tội hối lộ có thể lên tới 15 năm do tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Và dựa vào các bằng chứng đã có thì số lần phạm tội của Hồng Võ lên tới “hàng chục nếu không nói là hàng trăm lần” các tội này.
Ngoài ra, theo tài liệu điều tra, Hồng Võ đã “không thẳng thắn với cơ quan điều tra” trong quá trình thẩm vấn. Hồng Võ bị cáo buộc là đã nói dối nhiều lần với nhân viên DSS sau khi bị bắt. Hiện Hồng Võ vẫn đang bị giam giữ tại Denver, Colorado và chờ ngày xuất hiện tại tòa ở Washington DC, nơi xét xử vụ lừa đảo visa của Michael Sestak.
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#14
Ðề: Michael Sestak đối mặt với án 20 năm tù giam

05/06/2013 14:18 (GMT + 7)
TTO - Michael Sestak, cựu trưởng bộ phận thị thực không di dân của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, có thể sẽ bị xử tù giam lên đến 20 năm.

Theo báo McClatchy, hôm 4-6 Michael Sestak đã xuất hiện tại một tòa án liên bang ở thủ đô Washington D.C. Các công tố viên Mỹ khẳng định Sestak đã bán thị thực với giá từ 20.000 - 70.000 USD, qua đó đút túi hàng triệu USD.

Thẩm phán Deborah A. Robinson thông báo với Sestak rằng ông ta có thể sẽ phải đối mặt với án tù giam 20 năm vì tội lừa đảo nước Mỹ, nhận hối lộ và lừa đảo thị thực. Thẩm phán Robinson không cho phép Sestak được tại ngoại.

Báo McClatchy mô tả Sestak đã ngồi im lặng trong suốt thời gian tại tòa. Phiên điều trần sơ bộ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14-6 tới.

Cũng trong hôm qua, nhà chức trách Mỹ thông báo đã bắt giữ nghi can Truc Tranh Huynh, 29 tuổi, người nhà của nghi can Hong Vo, 27 tuổi, hiện đang bị giam giữ ở Denver.

Nhà chức trách cũng công bố danh tính của một kẻ đồng phạm khác trong đường dây Sestak. Đó là Anh Dao Thuy Nguyen, còn có tên là Alice Nguyen. Hôm 9-5, đặc vụ Simon Dinits của Cơ quan An ninh ngoại giao (DSS) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã xin trát tòa để thu giữ tiền trong tài khoản của Alice Nguyen do số tiền này có được từ vụ mua bán thị thực.

Theo cáo trạng, Michael Sestak và đồng bọn đã kiếm được khoảng 10 triệu USD từ hành vi bán thị thực cho công dân Việt Nam.

Nguyệt Phương
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#15
Ðề: Sestak khai nhận 1000-5000 USD/visa

06/06/2013 07:53 (GMT + 7)
TT - Tòa án ở Washington DC đã bác đơn đề nghị tại ngoại của Michael Sestak trong lần xuất hiện đầu ở tòa hôm 4-6, Hãng McClatchy đưa tin.

Theo McClatchy, quan tòa Deborah A. Robinson nói với Sestak rằng cựu viên chức lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM này có thể phải chịu án tới 20 năm tù vì các cáo buộc lừa dối visa và nhận hối lộ.

Cùng ngày 4-6, giới chức trách Mỹ thông báo đã bắt được Truc Tranh Huynh, công dân 29 tuổi người VN. Đây là một trong những người họ hàng của Võ Tăng Bình, Hồng Võ và chính là đồng phạm số 5 trong cáo trạng hồ sơ của Michael Sestak.

Trong một diễn biến khác, cáo trạng đề nghị phong tỏa tài sản ở tài khoản Ngân hàng Scottrade của Nguyễn Thúy Anh Đào, đồng phạm số 2 trong vụ án và là vợ của Võ Tăng Bình, cho biết thêm nhiều tình tiết mới về vụ án.

Theo cáo trạng này, Michael Sestak thực tế không phải bị bắt ở California (Mỹ) mà bị bắt hôm 7-5 tại Phuket, Thái Lan, nơi Sestak đã mua bốn lô bất động sản từ số tiền kiếm được qua vụ bán visa.
Cũng theo cáo trạng này, Sestak ngay trong lần thẩm vấn đầu tiên với nhân viên bộ phận mật vụ Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS) đã thừa nhận mình tham gia vụ lừa đảo, mua bán visa và rửa tiền xuyên biên giới. Sestak kể ông ta và Võ Tăng Bình lên kế hoạch thực hiện vụ bán visa. Võ Tăng Bình là người chịu trách nhiệm việc thu tiền từ khách và chia phần tiền cho Sestak. Cựu viên chức visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ nói không biết các ứng viên chi trả bao nhiêu tiền nhưng cho biết mình nhận 1.000-5.000 USD cho mỗi visa.
Sestak ước tính trong giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 9-2012, mỗi ngày ông ta phê duyệt khoảng 10 visa và nhận được tổng cộng khoảng 3 triệu USD nhờ tiền bán visa này.

Theo Sestak, thường Võ Tăng Bình sẽ cung cấp tên cho Sestak tại các quán cà phê gần tổng lãnh sự quán hoặc thông qua nhắn tin. Sestak sau đó sẽ cấp visa cho những người này. Trong giai đoạn đầu, Võ Tăng Bình trả tiền mặt cho Sestak để viên chức này giữ trong két sắt. Giai đoạn sau, Sestak nhờ Võ Tăng Bình lo vụ chuyển tiền ra nước ngoài luôn cho mình.

Theo Sestak, Võ Tăng Bình cuối cùng đã tìm được một nhân vật ở TP.HCM để lo việc chuyển tiền ra nước ngoài. Tất cả khoản tiền gửi đến tài khoản của Nguyễn Thúy Anh Đào và Sestak đều từ chung một tài khoản tại Ngân hàng Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Thanh Tuấn
 

Mi@Fa

Thành viên tích cực
#16
Ðề: Sestak khai nhận 1000-5000 USD/visa

Sestak vẫn còn dấu tiền ,ông ta khai 3 triệu từ tháng 5 đến tháng 9/2012 là khai dối!
Thử tính: 10 visa/1 ngày x 5 ngày(1 tuần)=50 visa/1 tuần x 16 tuần (4 tháng)=800 visa.
50000 $ x 800 visa=40 triệu đô,trừ mọi thứ phải chi ra và bớt giá,ông ta bỏ túi từ 10 đến 20 triệu.
Sở dĩ ông khai 3 triệu để CS chỉ nhìn vào tài sản ở Thái Lan và trong ngân hàng,còn tiền ông ta gởi cho người nhà hoặc trong bank của Thụy Sĩ (có thể) thì không ai biết!!!
 
Status
Không mở trả lời sau này.