Ðề: Hội những người hs pd 8,9,10/2011!
Ðể chấp thuận một đơn xin chiếu khán (visa) của diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng, các nhân viên lãnh sự phải biết chắc một cách hợp lý rằng mối liên hệ của họ phải chân thật. Nhiều người cảm thấy rằng những hồ sơ bị từ chối không hợp lý chút nào, nhưng nói cho cùng, chính các nhân viên lãnh sự mới có quyền quyết định thế nào mới là... hợp lý!
Một lý do thường xuyên bị từ chối là: "những hình ảnh cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh ở chung với nhau chỉ có vài ngày". Kết luận này đưa đến hai câu hỏi: (1) Cần bao nhiêu hình để chứng minh mối liên hệ? và (2) Có phải hình ảnh là cách sử dụng để chứng minh mối liên hệ không? Dĩ nhiên, nếu có những hình ảnh được chụp ở nhiều nơi như Vũng Tàu, Ðà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, v.v..., thì hai người có thể được xem là ở chung với nhau nhiều hơn "vài ngày". Nhưng sự từ chối mới đây của Lãnh sự cho thấy dù có một trăm tấm hình cũng chưa thể chấp nhận là bằng chứng về mối liên hệ trong sáng. Lãnh sự viết rằng: "Hình ảnh đã nộp chỉ chuyện nhỏ vì chúng chỉ cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh chỉ ở với nhau vào thời điểm chụp hình mà thôi. Thời gian mà tấm hình được chụp không thể phối kiểm. Một số hình có chú thích ghi ngày chụp, nhưng ngày trên hình rất dễ dàng được ngụy tạo". Nó cách khác, bất kể bao nhiêu hình được nộp, nhân viên lãnh sự vẫn đặt nghi vấn về sự liên hệ của hai người.
Một lý do từ chối khác vẫn thường xảy ra là người được bảo lãnh ở Việt Nam không thể nói về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thí dụ: "Người được bảo lãnh không biết những yếu tố căn bản về thành phố Boston mà người bảo lãnh đang cư ngụ". Hầu hết hai người trong cuộc không dùng nhiều thời gian nói chuyện về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thay vào đó, họ thảo luận về đời sống của họ, gia đình của họ và tương lai của họ. Và có hợp lý không khi bạn kỳ vọng người nào đó có thể tả về thành phố của bạn ở mà họ chưa bao giờ sống ở Hoa Kỳ? Ngay cả tên những nơi chốn ở Mỹ cũng đã khó để phát âm hay để nhớ. Có một người Mỹ nào chưa từng ở Việt Nam có thể mô tả thành phố Việt Nam chỉ dựa trên những gì mà ai đó kể cho anh ta nghe về thành phố đó không? Có lẽ là không.
Sau cùng, Lãnh sự kỳ vọng đương đơn ở Việt Nam biết về những sở thích và giải trí của người bảo lãnh. Một trong những lý do từ chối vì người vợ nói rằng chị biết chồng của chị thích đi câu cá, nhưng chị không biết nơi nào chồng chị thích đi câu hoặc đi với ai. Chúng ta tự hỏi làm sao loại hiểu biết này lại có thể là một bằng chứng về mối liên hệ của hai người? Người vợ có nên biết thêm tên của loại cá và tên của cha mẹ, anh chị em của loại cá này không?
Dĩ nhiên có một số hồ sơ không được xem là "trong sáng", nhưng chúng ta hy vọng rằng Lãnh sự sẽ có thể nhận dạng những hồ sơ này mà không cần phải trừng phạt những hồ sơ chân thật bằng cách hỏi những câu... không thể trả lời.
Hỏi Ðáp Di Trú:
- Hỏi: Làm sao có thể thành công trong việc dùng hình ảnh để chứng minh về mối liên hệ?
- Ðáp: Ðể có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng những hình ảnh cho thấy thời gian ở với nhau nhiều hơn "vài ngày", có thể qúy vị cần cung cấp thêm bản sao đăng ký tạm trú, biên nhận thuê khách sạn và những bằng chứng khác cho thấy hai người sống với nhau nhiều hơn "vài ngày".
- Hỏi: Làm sao một phụ nữ ở Việt Nam có thể mổ tả thành phố cư ngụ của người bảo lãnh nếu chị chưa từng ở đó?
- Ðáp: Chỉ có một cách duy nhất mà chị ấy có thể làm: Người bảo lãnh phải nói với chị càng nhiều càng tốt về thành phố mà anh ta sinh sống, và phải dạy chị ấy cách phát âm tên của thành phố này.
Lãnh sự Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dùng những câu hỏi này để từ chối cấp chiếu khán (visa) cho đương đơn.
Có ba lý do chính bị từ chối chiếu khán. Lý do thông thường nhất là đương đơn không biết đủ về người bảo lãnh và đời sống của họ ở Hoa Kỳ. Thí dụ, đương đơn không biết tên vài bạn thân của người bảo lãnh, hoặc các sinh hoạt thường làm ngoài giờ làm việc, các món ăn khoái khẩu, hay các chương trình truyền hình ưa thích, hoặc chi tiết về nơi sinh sống của người bảo lãnh.
Những lý do từ chối khác liên quan đến những câu hỏi về công việc làm của người bảo lãnh: Chẳng hạn như người bảo lãnh làm việc bao lâu, làm việc gì; tên công ty mà người bảo lãnh đang làm việc; hoặc các sản phẩm hay dịch vụ mà công ty này sản xuất....
Lý do chính thứ hai bị từ chối chiếu khán là một số thông tin mà người được bảo lãnh cung cấp không giống như thông tin mà người bảo lãnh cho biết. Thông thường liên quan đến ngày gặp gỡ đầu tiên, hoặc ngày mà người bảo lãnh ngỏ lời cầu hôn....
Sau cùng, Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối nhiều hồ sơ vì hồ sơ điện thoại không cho thấy sự liên lạc thường xuyên, hay hình ảnh nộp trong ngày phỏng vấn được cho là hai người chỉ gặp nhau hai, ba ngày mà thôi.
Ðôi lúc, những thông tin mà đương đơn cho biết hoàn toàn khác với những gì Lãnh sự nói. Các đương đơn cho biết:
1- Họ đã trả lời các câu hỏi nào đó nhưng Lãnh sự nói rằng họ không biết câu trả lời, hay
2- Lãnh sự nói rằng họ không thể trả lời những câu hỏi nào đó, nhưng đương đơn nói rằng không hề có những câu hỏi này.
Vậy chuyện gì đã xảy ra trong cuộc phỏng vấn? Nhân viên Lãnh sự thực sự đã hỏi những gì và đương đơn đã trả lời chính xác ra sao. Nếu không có máy ghi âm cuộc phỏng vấn, không ai có thể trả lời những nghi vấn kể trên.
Hỏi Ðáp Di Trú:
- Hồ bảo lãnh vợ chồng của tôi bị từ chối vì vợ tôi không thể cung cấp thành phố nơi tôi sinh sống và tên công ty mà tôi làm việc. Việc từ chối một hồ sơ với những lý do này có hợp lý không?
- Ðáp: Tiếc thay, chỉ có Lãnh sự Hoa Kỳ mới có thể quyết định thế nào là "hợp lý". Trong trường hợp hồ sơ của qúy vị, người được bảo lãnh có thể phải chờ đợi để giải thích và nộp thêm những bằng chứng về mối quan hệ, hoặc nộp một hồ sơ mới.
- Hỏi: Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi có bao nhiêu thời gian để nộp thêm các bằng chứng?
- Ðáp: Quy định nói rằng qúy vị có thời gian là một năm, nhưng Lãnh sự sẽ không đợi lâu như vậy trước khi trã đơn bảo lãnh về lại sở di trú USCIS ở Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bãi bỏ hồ sơ này.