[Hồ sơ F4] Hồ sơ F4 - HCM2009850059

linda

Ban điều hành
#21
Ðề: Hcm 2009850059

NVC đã kêu đóng rồi anh! nhưng em sinh năm 10/04/1989 có PD là JAN12 2001, noticedate : NOV 2009...em có thể khiếu nại cspa với NVC từ bây giờ được không ạ? a cho e xin mẫu thư
Khi hồ sơ bạn được mở bạn có thể khiếu nại CSPA với NVC, bạn nói với người bảo lãnh bên Mỹ làm động tác này.

Nếu không thì khi nào có thư mời PV, hồ sơ về tới LSQ VN rồi khiếu nại cũng OK.

Bạn xem mâũ thư trong link này nhé: http://www.xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=1411

Chúc thành công!
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#22
Ðề: Hcm 2009850059

Khi hồ sơ bạn được mở bạn có thể khiếu nại CSPA với NVC, bạn nói với người bảo lãnh bên Mỹ làm động tác này.

Nếu không thì khi nào có thư mời PV, hồ sơ về tới LSQ VN rồi khiếu nại cũng OK.

Bạn xem mâũ thư trong link này nhé: http://www.xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=1411

Chúc thành công!
cho em hỏi thêm trong email khiếu nại với NVC .....According to the National Visa Center ’s Visa Bulletin, my case has been current since [tháng và năm đáo hạn của hồ sơ]. Thus, my child’s age should be locked on [ngày tháng năm đáo hạn], when visa numbers became available for my family...

2 ngày tháng đó mình tính như thế nào trong trường hợp em ạ?
pd 17/01/2001
noticedate 2/11/2009
Lúc truớc em có hỏi dđ thì biết hồ sơ mở ngày 20.5.2010
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#23
CSPA có hồi âm từ NVC!

Sau khi gửi đơn xin xét tuổi thì NVC 7 ngày sau NVC có thông báo:
...This case is currently under review for applicability of the Child Status Protection Act (CSPA). You will be notified as soon as a decision is made. Please be advised that there is no timeframe for when this will happen. Please do not contact the U.S. Embassy or Consulate General, as they will have no further information...

VẬy nghĩa là họ đang cứu xét phải không ạ?
 

vietnam1964

Thành viên tích cực
#24
Ðề: CSPA có hồi âm từ NVC!

This case is currently under review for applicability of the Child Status Protection Act (CSPA). You will be notified as soon as a decision is made. Please be advised that there is no timeframe for when this will happen. Please do not contact the U.S. Embassy or Consulate General, as they will have no further information...

Trường hợp này hiện đang được xem xét cho áp dụng của Đạo luật bảo vệ trẻ em Tình trạng (Đạo luật CSPA). Bạn sẽ được thông báo ngay khi có quyết định. Xin thông báo rằng không có khung thời gian cho khi điều này sẽ xảy ra. Xin vui lòng không liên hệ với Đại sứ quán Mỹ hoặc Tổng lãnh sự quán, vì họ sẽ không có thêm thông tin ...
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#25
[hồ sơ F4] HCM2009850059

Các ace check dùm hồ sơ GD
HCM 2009850059
PD 12JAN 2001
 

onenainainai

Cựu Ban điều hành
#26
Ðề: [hồ sơ F4] HCM2009850059

Các ace check dùm hồ sơ GD
HCM 2009850059
PD 12JAN 2001
Thông tin từ hệ thống trả lời tự động của NVC cho Case HCM2009850059 :
Một phong bì bao gồm những hướng dẫn và những giấy tờ, văn kiện cần thiết cho hồ sơ của bạn đã được NVC chuẩn bị xong vào ngày 13/08/2010, và sẽ được NVC gửi ra trong vài tuần lễ tới. Xin hãy xem xét thật kỹ theo những hướng dẫn trong thư, hoàn tất những yêu cầu cần thực hiện hoặc bổ sung, và gửi về địa chỉ đã được cung cấp trong thư. Xin hãy liên lạc với NVC, nếu không nhận được gì từ NVC trong khoảng 6 tuần lễ kế tiếp.
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#27
Ðề: [hồ sơ F4] HCM2009850059

Thông tin từ hệ thống trả lời tự động của NVC cho Case HCM2009850059 :
Một phong bì bao gồm những hướng dẫn và những giấy tờ, văn kiện cần thiết cho hồ sơ của bạn đã được NVC chuẩn bị xong vào ngày 13/08/2010, và sẽ được NVC gửi ra trong vài tuần lễ tới. Xin hãy xem xét thật kỹ theo những hướng dẫn trong thư, hoàn tất những yêu cầu cần thực hiện hoặc bổ sung, và gửi về địa chỉ đã được cung cấp trong thư. Xin hãy liên lạc với NVC, nếu không nhận được gì từ NVC trong khoảng 6 tuần lễ kế tiếp.
Cho em hỏi sau khi nộp ds230 cùng civil document thì bao lâu hồ sơ sẽ completed và khoảng khi nào thì phỏng vấn ạ?
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#28
Ðề: [hồ sơ F4] HCM2009850059

Bạn tham khảo cái này
4. Các câu hỏi về thời gian.
 Khi nào thì hồ sơ sẽ được mở?
- Cách ngày đáo hạn từ 6 tháng tới 1 năm. Trường hợp của mình. Tháng 4/2010 đáo hạn, 11/2009 hồ sơ dc mở.
 Từ lúc nộp DS-230 thì khoảng bao lâu hồ sơ sẽ complete?
- Khoảng 2-6 tuần, tùy vào hồ sơ có rõ ràng ko, có thất lạc ko.
 Nếu hồ sơ bị miss, và đã được bổ sung thì khoảng bao lâu sẽ complete?
- Khoảng 2-6 tuần, tùy vào hồ sơ có rõ ràng ko, có thất lạc ko.
 Từ lúc complete tới lúc phỏng vấn khoảng bao nhiêu ngày?
- Khoảng 3-4 tháng sau sẽ được phỏng vấn.
 Từ lúc complete, khoảng bao lâu mới có giấy phỏng vấn?
- Khoảng 7-8 tuần (giấy pv chỉ phát vào cuối tháng, nếu 8 tuần mà chỉ mới ngày 15 thì phải đợi thêm hơn 1 tuần nữa).
 Từ lúc phỏng vấn, khoảng bao lâu thì có visa?
- 1 tuần.
 Nếu tháng 5/2011, hồ sơ của mình đáo hạn dựa trên lịch chiếu khán thì khoảng bao lâu thì mình sẽ được phỏng vấn?
- Nếu hồ sơ suôn sẻ (50% luôn ko suôn sẻ dù có nhờ dịch vụ luật sư), thì khi hồ sơ đã đáo hạn và hồ sơ đã hoàn tất thì khoảng 3-4 tháng sau sẽ được phỏng vấn. Tức khoảng tháng 8-9/2011 bạn sẽ dc pv.
http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=2829
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#29
Vấn đề nhân đạo !!!

cho em hỏi trường hợp GD bạn em: ông nội bảo lãnh ba nhưng cách đây 2 năm ông mất, vậy có thể xin sở di trú mỹ xét cho GD tiếp tục PV đi được không ạ? Người bảo trợ tài chính là người khác và hiện vẫn còn sống?...nếu được cho em xin mẫu thư email gứi cho họ.
THanks ace XNC!:New_icons_10:
 

onenainainai

Cựu Ban điều hành
#30
Ðề: Vấn đề nhân đạo !!!

cho em hỏi trường hợp GD bạn em: ông nội bảo lãnh ba nhưng cách đây 2 năm ông mất, vậy có thể xin sở di trú mỹ xét cho GD tiếp tục PV đi được không ạ? Người bảo trợ tài chính là người khác và hiện vẫn còn sống?...nếu được cho em xin mẫu thư email gứi cho họ.
THanks ace XNC!:New_icons_10:
Chào bạn, mời bạn tham khảo bài sau đây của anh Hùng Việt nói về vấn đề trên:

PHỤC HỒI ĐƠN I-130 KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI
Hungviet (04 Mar 2009)

Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ chứng minh được hôn nhân của họ là thật. Theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ không cần phải kết hôn tối thiểu hai năm như trước nữa. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Trong các trường hợp khác, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng khi người bảo lãnh qua đời, đơn I-130 đã được chấp thuận sẽ bị tự động hủy bỏ chiếu theo luật. Điều luật này đã được cải thiện qua việc USCIS có một qui định cho phép phục hồi đơn I-130 vì những lý do nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu với việc Đạo luật Illegal Immigration and Immigrant Responsibility Act (IIRAIRA) được thông qua năm 1996 bắt buộc người bảo lãnh diện gia đình nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Trước đó, người bảo lãnh hoàn toàn không bị buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, sau Đạo luật IIRAIRA, USCIS cho rằng luật đó bác bỏ qui định cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Lý luận của USCIS như sau: (1) Người bảo lãnh buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh diện gia đình để người được bảo lãnh được hưởng qui chế thường trú nhân. (2) Người bảo lãnh qua đời không thể nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, (3) việc phục hồi đơn I-130 là chuyện không thể làm vì người được bảo lãnh sẽ không được hưởng qui chế thường trú nhân do thiếu mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Vấn đề này đã được giải quyết thông qua luật năm 2002 cho phép người bảo trợ thay thế nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh nếu người bảo trợ chính qua đời và nếu Attorney General (tạm dịch là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Người bảo trợ thay thế phải là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người bảo hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Chiếu theo những qui định của điều 8 C.F.R & 205.1(a)(3)(i)(C)(2), đơn bảo lãnh I-130 sẽ bị thu hồi một cách tự động khi người bảo lãnh mất, ngoại trừ khi “USCIS quyết định, không nên thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh theo ý muốn của họ vì lý do nhân đạo dưới ánh sáng của những sự việc của một hồ sơ cá biệt. USCIS chỉ quyết định như vậy khi người được bảo lãnh chính làm đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh và chứng minh được rằng người có một trong những quan hệ nêu ở trên với người bảo lãnh chính muốn và có thể lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo điều 8 C.F.R part 213a với tư cách là người bảo trợ thay thế.

Chiếu theo điều INA & 213A(f)(5)(B), từ “Sponsor” bao gồm một cá nhân là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh, hội đủ điều kiện của đoạn (1) (khác với đoạn phụ (D)), và lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh đối với người được bảo lãnh.

Có bảy nhà bình luận gia đề nghị cho phép người đồng bảo trợ nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, và nếu người được bảo lãnh xin được bỏ qua việc thu hồi đơn bảo lãnh chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C). Tuy nhiên, không có người nào có thẩm quyền chấp thuận đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Xin hãy xem các vụ kiện Abboud c. INS, 140 F.3d 843 (9th Circ. 1998); Dodig c. INS, 9 F,3d 1418 (9th Cir. 1993); Matter of Varela, 13 I. & N. Dec. 453 (BIA 1970). Nếu người bảo lãnh mất trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì đơn bảo lãnh không còn cơ sở nào để được chấp thuận.

Tình trạng pháp lý khác đi khi người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận. Điều 205 của Đạo luật về di trú (INA) cho phép thu hồi lại đơn bảo lãnh được chấp thuận “vì lý do đủ và chính đáng”. Điều lệ có liên hệ, điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C), qui định rằng việc người bảo lãnh qua đời sẽ tự động hủy bỏ việc chấp thuận đơn bảo lãnh diện gia đình. Tuy nhiên, điều lệ đó cho phép sự chấp thuận tồn tại nếu USCIS quyết định theo ý của họ rằng vì những lý do nhân đạo, việc thu hồi lại sẽ không thích hợp.

Phục hồi lại sự chấp thuận đơn bảo lãnh không bỏ qua việc đòi hỏi giấy cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA). Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3 năm 2002, Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, 116 Stat. 74, được ban hành. Đạo luật 107-150 bổ sung Điều 213A(f)(5) của Đạo luật về di trú (INA) để cho phép một người có quan hệ họ hàng ký giấy bảo trợ tài chánh nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận nếu USCIS cho rằng việc phục hồi đơn bảo lãnh không thích hợp. Điều lệ cuối cùng này sáp nhập những điều khoản của Điều 213(A)(f)(5)(B), như bổ sung bởi Đạo luật 107-150. Người bảo trợ thay thế có thể là công dân hay thường trú nhân hợp pháp. Người bảo trợ thay thế phải ít nhất 18 tuổi và phải cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu USCIS đồng ý cho phép giữ lại đơn bảo lãnh được chấp thuận, người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổ), con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh.

Mặc dù đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sẽ tự động bị hủy bỏ chiếu theo Điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C) khi người bảo lãnh qua đời, có những trường hợp viện chưởng lý (Attorney General) có thể quyết định theo ý mình không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận. Thẩm quyền được tự do làm theo ý mình đó được ủy quyền cho giám đốc của các văn phòng di trú (District Director hay Service Center Director).

Lúc trước, điều kiện về giấy cam kết bảo trợ tài chánh ở Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA) làm cho việc phục hồi nhân đạo trở thành một điểm có thể bàn vì không có người bảo trợ để ký giấy cam kết bảo trợ tài chánh. Quốc Hội đã sửa chữa vấn đề đó bằng cách thông qua Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, cho phép dùng người bảo trợ thay thế. Bây giờ, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, nhưng trước khi người được bảo lãnh điều chỉnh tình trạng hay di dân đến Mỹ, người được bảo lãnh có thể dùng người bảo trợ thay thế trên giấy cam kết bảo trợ tài chánh.

Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130.

Nếu người bảo lãnh là thường trú nhân và nếu giấy khai tử cho thấy người bảo lãnh qua đời ở ngoài nước Mỹ, người được bảo lãnh phải chứng minh rằng người bảo lãnh không có ý định từ bỏ qui chế thường trú nhân. Những bằng chứng đó có thể bao gồm những giấy tờ sau đây, nhưng không chỉ giới hạn có thế:

1. Bằng chứng người bảo lãnh dự định trở lại Mỹ.

2. Bằng chứng người bảo lãnh không từ bỏ nơi ở cố định ở Mỹ.

3. Bằng chứng người bảo lãnh duy trì những ràng buộc ở Mỹ.

Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉn tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).

Trong lúc không có điều lệ hay tiền lệ nào khác về cách thức áp dụng thẩm quyền được tự do quyết định, nhân viên và giám đốc USCIS phải nhận thức rằng ý định của thẩm quyền đó là để dùng trong những trường hợp mà sự thu hồi trái hẳn với công lý (thí dụ như trong trường hợp của một thành viên gia đình – trong số nhiều người – không thể di dân được vì người bảo lãnh qua đời). Điều lệ có ý nghĩa rõ rệt rằng quyết định áp dụng ý muốn theo ý mình, và không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận, là sự ngoại lệ chứ không phải là luật lệ. Ngoài ra, sự tự do làm theo ý muốn của mình không thể sử dụng trong những trường hợp có sự ngờ vực về quan hệ thành thật (ngay cả khi những sự ngờ vực đó không đủ để từ chối đơn bảo lãnh lúc ban đầu). Sau cùng, người giám đốc phải xét kết quả chủ yếu của quyết định thu hồi hay không.

Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng một đơn bảo lãnh bị thu hồi chiếu theo Điều 8 C.F.R. 205.1(a)(3) cần sự cứu xét của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), viết tắt là DHS, người nhân viên lãnh sự đó sẽ soạn một giác thư yêu cầu cứu xét và chuyển cho DHS kèm theo đơn bảo lãnh. Khi thẩm định đơn xin phục hồi, DHS xét những yếu tố sau đây:

1. Gia đình phân tán.

2. Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

3. Người được bảo lãnh già hay có sức khỏe kém.

4. Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.

5. Người được bảo lãnh không có nhà (quốc gia) để về.

6. DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ qua mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.

7. Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.

Người được bảo lãnh nên nộp càng nhiều giấy tờ càng tốt để dẫn chứng những lý do nhân đạo trong việc xin phục hồi. Những giấy tờ đó có thể bao gồm những giấy tờ sau đây, nhưng không phải chỉ giới hạn có thế :

1. Bằng chứng cư trú lâu dài và bằng chứng giá trị tài sản cầm cố ở Mỹ.

2. Bằng chứng quan hệ với những thành viên gia đình khác với bằng chứng tình trạng di trú của họ ở Mỹ.

3. Bằng chứng về những yếu tố có liên quan đến sức khỏe để chứng minh nhu cầu phục hồi đơn bảo lãnh.

4. Bằng chứng về điều kiện chính trị hay tôn giáo hiện tại ở nước nguyên quán của người được bảo lãnh để cho thấy rằng người được bảo lãnh sẽ đau khổ nếu không được phép định cư ở Hoa Kỳ.

Xin lưu ý rằng tình trạng kinh tế trì trệ như ta thấy ở nhiều vùng trên thế giới không được xem như thí dụ của một kết quả khắc nghiệt trái với mục đích của đoàn tụ gia đình trừ phi tình trạng đó cùng cực đến nỗi có thể gây hại cho sức khoẻ thể chất của người được bảo lãnh

Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng lý do nhân đạo không đủ để yêu cầu DHS cứu xét, nhưng người được bảo lãnh hỏi về vấn đề này, người nhân viên lãnh sự sẽ chỉ dẫn người được bảo lãnh liên hệ với văn phòng DHS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.

Cuối cùng, xin nói thêm rằng theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009 thì nếu đơn bảo lãnh được nộp trước khi người bảo lãnh qua đời, đơn sẽ được tiếp tục xem xét nếu người được bảo lãnh hay người đi kèm sống ở Mỹ ở thời điểm người bảo lãnh qua đời và tiếp tục sống ở Mỹ. Luật mới bao gồm những người còn sống sót sau đây:

- Người thân trực hệ (người phối ngẫu, cha mẹ, con dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ).

- Người thân diện ưu tiên gia đình (con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ, con đã lập gia đình của công dân Mỹ, người phối ngẫu hay con dưới 21 tuổi của thường trú nhân, anh chị em của c6ng dân Mỹ).

- Những người đi kèm của diện bảo lãnh lao động.

- Những người được bảo lãnh diện thân nhân của người tị nạn.

- Những người không di dân diện T (nạn nhân của việc buôn người) hay diện U (nạn nhân của tội ác).

- Những người nương náu (Asylees)

Trái với người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ tự nộp đơn bảo lãnh một mình không cần mẫu I-864, những người nói ở trên cần người bảo trợ thay thế để nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#32
Ðề: Vấn đề nhân đạo !!!

Chào bạn, mời bạn tham khảo bài sau đây của anh Hùng Việt nói về vấn đề trên:

PHỤC HỒI ĐƠN I-130 KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI
Hungviet (04 Mar 2009)

Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ chứng minh được hôn nhân của họ là thật. Theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ không cần phải kết hôn tối thiểu hai năm như trước nữa. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Trong các trường hợp khác, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng khi người bảo lãnh qua đời, đơn I-130 đã được chấp thuận sẽ bị tự động hủy bỏ chiếu theo luật. Điều luật này đã được cải thiện qua việc USCIS có một qui định cho phép phục hồi đơn I-130 vì những lý do nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu với việc Đạo luật Illegal Immigration and Immigrant Responsibility Act (IIRAIRA) được thông qua năm 1996 bắt buộc người bảo lãnh diện gia đình nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Trước đó, người bảo lãnh hoàn toàn không bị buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, sau Đạo luật IIRAIRA, USCIS cho rằng luật đó bác bỏ qui định cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Lý luận của USCIS như sau: (1) Người bảo lãnh buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh diện gia đình để người được bảo lãnh được hưởng qui chế thường trú nhân. (2) Người bảo lãnh qua đời không thể nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, (3) việc phục hồi đơn I-130 là chuyện không thể làm vì người được bảo lãnh sẽ không được hưởng qui chế thường trú nhân do thiếu mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Vấn đề này đã được giải quyết thông qua luật năm 2002 cho phép người bảo trợ thay thế nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh nếu người bảo trợ chính qua đời và nếu Attorney General (tạm dịch là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Người bảo trợ thay thế phải là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người bảo hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Chiếu theo những qui định của điều 8 C.F.R & 205.1(a)(3)(i)(C)(2), đơn bảo lãnh I-130 sẽ bị thu hồi một cách tự động khi người bảo lãnh mất, ngoại trừ khi “USCIS quyết định, không nên thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh theo ý muốn của họ vì lý do nhân đạo dưới ánh sáng của những sự việc của một hồ sơ cá biệt. USCIS chỉ quyết định như vậy khi người được bảo lãnh chính làm đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh và chứng minh được rằng người có một trong những quan hệ nêu ở trên với người bảo lãnh chính muốn và có thể lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo điều 8 C.F.R part 213a với tư cách là người bảo trợ thay thế.

Chiếu theo điều INA & 213A(f)(5)(B), từ “Sponsor” bao gồm một cá nhân là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh, hội đủ điều kiện của đoạn (1) (khác với đoạn phụ (D)), và lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh đối với người được bảo lãnh.

Có bảy nhà bình luận gia đề nghị cho phép người đồng bảo trợ nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, và nếu người được bảo lãnh xin được bỏ qua việc thu hồi đơn bảo lãnh chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C). Tuy nhiên, không có người nào có thẩm quyền chấp thuận đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Xin hãy xem các vụ kiện Abboud c. INS, 140 F.3d 843 (9th Circ. 1998); Dodig c. INS, 9 F,3d 1418 (9th Cir. 1993); Matter of Varela, 13 I. & N. Dec. 453 (BIA 1970). Nếu người bảo lãnh mất trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì đơn bảo lãnh không còn cơ sở nào để được chấp thuận.

Tình trạng pháp lý khác đi khi người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận. Điều 205 của Đạo luật về di trú (INA) cho phép thu hồi lại đơn bảo lãnh được chấp thuận “vì lý do đủ và chính đáng”. Điều lệ có liên hệ, điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C), qui định rằng việc người bảo lãnh qua đời sẽ tự động hủy bỏ việc chấp thuận đơn bảo lãnh diện gia đình. Tuy nhiên, điều lệ đó cho phép sự chấp thuận tồn tại nếu USCIS quyết định theo ý của họ rằng vì những lý do nhân đạo, việc thu hồi lại sẽ không thích hợp.

Phục hồi lại sự chấp thuận đơn bảo lãnh không bỏ qua việc đòi hỏi giấy cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA). Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3 năm 2002, Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, 116 Stat. 74, được ban hành. Đạo luật 107-150 bổ sung Điều 213A(f)(5) của Đạo luật về di trú (INA) để cho phép một người có quan hệ họ hàng ký giấy bảo trợ tài chánh nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận nếu USCIS cho rằng việc phục hồi đơn bảo lãnh không thích hợp. Điều lệ cuối cùng này sáp nhập những điều khoản của Điều 213(A)(f)(5)(B), như bổ sung bởi Đạo luật 107-150. Người bảo trợ thay thế có thể là công dân hay thường trú nhân hợp pháp. Người bảo trợ thay thế phải ít nhất 18 tuổi và phải cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu USCIS đồng ý cho phép giữ lại đơn bảo lãnh được chấp thuận, người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổ), con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh.

Mặc dù đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sẽ tự động bị hủy bỏ chiếu theo Điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C) khi người bảo lãnh qua đời, có những trường hợp viện chưởng lý (Attorney General) có thể quyết định theo ý mình không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận. Thẩm quyền được tự do làm theo ý mình đó được ủy quyền cho giám đốc của các văn phòng di trú (District Director hay Service Center Director).

Lúc trước, điều kiện về giấy cam kết bảo trợ tài chánh ở Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA) làm cho việc phục hồi nhân đạo trở thành một điểm có thể bàn vì không có người bảo trợ để ký giấy cam kết bảo trợ tài chánh. Quốc Hội đã sửa chữa vấn đề đó bằng cách thông qua Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, cho phép dùng người bảo trợ thay thế. Bây giờ, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, nhưng trước khi người được bảo lãnh điều chỉnh tình trạng hay di dân đến Mỹ, người được bảo lãnh có thể dùng người bảo trợ thay thế trên giấy cam kết bảo trợ tài chánh.

Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130.

Nếu người bảo lãnh là thường trú nhân và nếu giấy khai tử cho thấy người bảo lãnh qua đời ở ngoài nước Mỹ, người được bảo lãnh phải chứng minh rằng người bảo lãnh không có ý định từ bỏ qui chế thường trú nhân. Những bằng chứng đó có thể bao gồm những giấy tờ sau đây, nhưng không chỉ giới hạn có thế:

1. Bằng chứng người bảo lãnh dự định trở lại Mỹ.

2. Bằng chứng người bảo lãnh không từ bỏ nơi ở cố định ở Mỹ.

3. Bằng chứng người bảo lãnh duy trì những ràng buộc ở Mỹ.

Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉn tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).

Trong lúc không có điều lệ hay tiền lệ nào khác về cách thức áp dụng thẩm quyền được tự do quyết định, nhân viên và giám đốc USCIS phải nhận thức rằng ý định của thẩm quyền đó là để dùng trong những trường hợp mà sự thu hồi trái hẳn với công lý (thí dụ như trong trường hợp của một thành viên gia đình – trong số nhiều người – không thể di dân được vì người bảo lãnh qua đời). Điều lệ có ý nghĩa rõ rệt rằng quyết định áp dụng ý muốn theo ý mình, và không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận, là sự ngoại lệ chứ không phải là luật lệ. Ngoài ra, sự tự do làm theo ý muốn của mình không thể sử dụng trong những trường hợp có sự ngờ vực về quan hệ thành thật (ngay cả khi những sự ngờ vực đó không đủ để từ chối đơn bảo lãnh lúc ban đầu). Sau cùng, người giám đốc phải xét kết quả chủ yếu của quyết định thu hồi hay không.

Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng một đơn bảo lãnh bị thu hồi chiếu theo Điều 8 C.F.R. 205.1(a)(3) cần sự cứu xét của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), viết tắt là DHS, người nhân viên lãnh sự đó sẽ soạn một giác thư yêu cầu cứu xét và chuyển cho DHS kèm theo đơn bảo lãnh. Khi thẩm định đơn xin phục hồi, DHS xét những yếu tố sau đây:

1. Gia đình phân tán.

2. Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

3. Người được bảo lãnh già hay có sức khỏe kém.

4. Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.

5. Người được bảo lãnh không có nhà (quốc gia) để về.

6. DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ qua mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.

7. Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.

Người được bảo lãnh nên nộp càng nhiều giấy tờ càng tốt để dẫn chứng những lý do nhân đạo trong việc xin phục hồi. Những giấy tờ đó có thể bao gồm những giấy tờ sau đây, nhưng không phải chỉ giới hạn có thế :

1. Bằng chứng cư trú lâu dài và bằng chứng giá trị tài sản cầm cố ở Mỹ.

2. Bằng chứng quan hệ với những thành viên gia đình khác với bằng chứng tình trạng di trú của họ ở Mỹ.

3. Bằng chứng về những yếu tố có liên quan đến sức khỏe để chứng minh nhu cầu phục hồi đơn bảo lãnh.

4. Bằng chứng về điều kiện chính trị hay tôn giáo hiện tại ở nước nguyên quán của người được bảo lãnh để cho thấy rằng người được bảo lãnh sẽ đau khổ nếu không được phép định cư ở Hoa Kỳ.

Xin lưu ý rằng tình trạng kinh tế trì trệ như ta thấy ở nhiều vùng trên thế giới không được xem như thí dụ của một kết quả khắc nghiệt trái với mục đích của đoàn tụ gia đình trừ phi tình trạng đó cùng cực đến nỗi có thể gây hại cho sức khoẻ thể chất của người được bảo lãnh

Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng lý do nhân đạo không đủ để yêu cầu DHS cứu xét, nhưng người được bảo lãnh hỏi về vấn đề này, người nhân viên lãnh sự sẽ chỉ dẫn người được bảo lãnh liên hệ với văn phòng DHS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.

Cuối cùng, xin nói thêm rằng theo luật mới ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2009 thì nếu đơn bảo lãnh được nộp trước khi người bảo lãnh qua đời, đơn sẽ được tiếp tục xem xét nếu người được bảo lãnh hay người đi kèm sống ở Mỹ ở thời điểm người bảo lãnh qua đời và tiếp tục sống ở Mỹ. Luật mới bao gồm những người còn sống sót sau đây:

- Người thân trực hệ (người phối ngẫu, cha mẹ, con dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ).

- Người thân diện ưu tiên gia đình (con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ, con đã lập gia đình của công dân Mỹ, người phối ngẫu hay con dưới 21 tuổi của thường trú nhân, anh chị em của c6ng dân Mỹ).

- Những người đi kèm của diện bảo lãnh lao động.

- Những người được bảo lãnh diện thân nhân của người tị nạn.

- Những người không di dân diện T (nạn nhân của việc buôn người) hay diện U (nạn nhân của tội ác).

- Những người nương náu (Asylees)

Trái với người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ tự nộp đơn bảo lãnh một mình không cần mẫu I-864, những người nói ở trên cần người bảo trợ thay thế để nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.
onenainainai cho mình xin mẫu email để gửi thông báo cho NVC được ko / Mình nghĩ họ chưa biết và đã gửi giấy hẹn PV vào 22/09..
GD em băn khoăn chưa biết nên làm gì ?
Mong các ace giúp đỡ!
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#33
Ðề: Vấn đề nhân đạo !!!

Mọi người giúp em tìm mẫu đơn thông báo cho NVC với!
Chân thành cám ơn!
 

linda

Ban điều hành
#34
Ðề: Vấn đề nhân đạo !!!

onenainainai cho mình xin mẫu email để gửi thông báo cho NVC được ko / Mình nghĩ họ chưa biết và đã gửi giấy hẹn PV vào 22/09..
GD em băn khoăn chưa biết nên làm gì ?
Mong các ace giúp đỡ!
Khi NVC đã gởi thư mời PV, hồ sơ của bạn đã không còn thuộc quyền giải quyết của NVC nữa mà là phần giải quyết còn lại do LSQ giải quyết. Bạn có thể trình bày trong buổi PV, nếu bạn muốn thông báo trước thì bạn có thể viết tiếng Việt, ghi rõ Case Number, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người bảo lãnh, người được bảo lãnh bạn nhé.

Về mẫu thư bạn xem trong nhắn tin nhé!
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#35
Giúp em trường hợp cspa!

HCM2009850059
Hiện tại em đã khiếu nại cspa thành công với nvc,nvc đã gửi email cho em và cả luật sư GD bên Mỹ đính kèm file pdf có yêu cầu đóng 404$ cho em(1989) và chị(1986)..Nhưng đến nay đã 1 tháng mà vị Luật Sư vẫn cứ nói chờ thư đóng tiền từ Sở Di Trú!.Bên người bảo lãnh không rành về đóng online nên em khó nói về trường hợp này.
em gửi các ac xem hình! cho em hỏi làm cách nào để đóng tiền nhanh cho chị và em để hồ sơ sớm completed
ps: chờ theo kiểu vị LS nói chắc đến sang năm..hichic:12:
 
Chỉnh sửa cuối:

pipi_vn

Thành viên tích cực
#36
Ðề: [hồ sơ F4] HCM2009850059

Thông tin từ hệ thống trả lời tự động của NVC cho Case HCM2009850059 :
Một phong bì bao gồm những hướng dẫn và những giấy tờ, văn kiện cần thiết cho hồ sơ của bạn đã được NVC chuẩn bị xong vào ngày 13/08/2010, và sẽ được NVC gửi ra trong vài tuần lễ tới. Xin hãy xem xét thật kỹ theo những hướng dẫn trong thư, hoàn tất những yêu cầu cần thực hiện hoặc bổ sung, và gửi về địa chỉ đã được cung cấp trong thư. Xin hãy liên lạc với NVC, nếu không nhận được gì từ NVC trong khoảng 6 tuần lễ kế tiếp.
bây giờ đã là 21/9 rồi mà nhà em vẫn chưa nhận được gì của NVC .Vậy em có nên email liên lạc với NVC hay không ạ?
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#37
Ðề: [hồ sơ F4] HCM2009850059

Nhờ các ac check dùm case HCM2009850059
Thank mọi ngườ nhiều!
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#38
Check dùm em hồ sơ F4!

Các ace check dùm hồ sơ HCM2009850059!
em hỏi bên Hỏi-Đáp nhanh nhưng chưa thấy trả lời!
Chân thành cảm ơn!:)
 

Tien Nguyen

Thành viên kinh nghiệm
#39
Ðề: Check dùm em hồ sơ F4!

Các ace check dùm hồ sơ HCM2009850059!
em hỏi bên Hỏi-Đáp nhanh nhưng chưa thấy trả lời!
Chân thành cảm ơn!:)
Chào pipi_vn

HCM2009850059: Một phong bì bao gồm những hướng dẫn và những giấy tờ, văn kiện cần thiết cho hồ sơ của bạn đã được NVC chuẩn bị xong vào ngày 15/8/2010, và sẽ được NVC gửi ra trong vài tuần lễ tới. Xin hãy xem xét thật kỹ theo những hướng dẫn trong thư, hoàn tất những yêu cầu cần thực hiện hoặc bổ sung, và gửi về địa chỉ đã được cung cấp trong thư. Xin hãy liên lạc với NVC, nếu không nhận được gì từ NVC trong khoảng 6 tuần lễ kế tiếp.

Thanks
 

pipi_vn

Thành viên tích cực
#40
Ðề: Check dùm em hồ sơ F4!

Chào pipi_vn

HCM2009850059: Một phong bì bao gồm những hướng dẫn và những giấy tờ, văn kiện cần thiết cho hồ sơ của bạn đã được NVC chuẩn bị xong vào ngày 15/8/2010, và sẽ được NVC gửi ra trong vài tuần lễ tới. Xin hãy xem xét thật kỹ theo những hướng dẫn trong thư, hoàn tất những yêu cầu cần thực hiện hoặc bổ sung, và gửi về địa chỉ đã được cung cấp trong thư. Xin hãy liên lạc với NVC, nếu không nhận được gì từ NVC trong khoảng 6 tuần lễ kế tiếp.

Thanks
HI Tien Nguyen! vậy bây giờ đã là 22/9 rồi mà gia đình vẫn chưa nhận được gì từ NVC. em có nên thông báo cho họ biết hay không ạ? Thanks