Ðề: Vài hình ảnh về thành phố Houston, Texas
(Cho ThaoMy ké topic này của anh Ticon chút nhé! :100
. Đưa chút thông tin cho ACE sắp qua Houston tham khảo (như Bình Minh chẳng hạn
). Thanks anh nhiều nhé!
Vài nét về thành phố Houston, Texas
Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Thành phố này có diện tích hơn 1.600 km² (600 dặm vuông) và là quận lỵ của Quận Harris, quận đông thứ ba ở nước này. Houston có dân số trên 2 triệu người (thống kê năm 2005).
Thành phố này nằm tại trung tâm của khu đô thị Houston – Sugar Land – Baytown, là trung tâm văn hóa và kinh tế lớn nhất của vùng Vịnh Mexico và là khu đô thị lớn thứ 7 của Hoa Kỳ với 5,3 triệu dân trong 10 quận. Houston nổi tiếng thế giới với công nghiệp năng lượng (chủ yếu là dầu hỏa) và kỹ nghệ không gian và kênh đào cho tàu thủy qua lại. Cảng Houston là cảng lớn thứ sáu trên thế giới về lưu lượng hàng hóa quốc tế.
Lịch sử
Vào giữa thập niên 1800, hai anh em - John Kirby Allen và Augustus Chapman Allen - là những người kinh doanh và khuếch trương địa ốc ở New York đi tìm một địa điểm mà họ có thể bắt đầu việc xây dựng "một trung tâm lớn của nhà nước và thương mại." Vào tháng 8 năm 1836, họ mua 6.642 acre (27 km²) đất từ T. F. L. Parrot, vợ góa của John Austin, với giá 9.428 Mỹ kim. Hai anh em nhà Allen đặt tên thành phố của họ theo tên của Sam Houston.
Houston bắt đầu như là một làng nhỏ. Gail và Thomas H. Borden đo đạc và vẽ bản đồ thành phố theo kiểu bàn cờ thông thường, với những con đường rộng chạy song song và vuông góc với hệ thống những nhánh sông trong vùng. Thành phố được phép thành lập vào ngày 5 tháng 6 năm 1837 và James S. Holman trở thành thị trưởng đầu tiên. Cùng năm đó, Houston cũng trở thành khu quản lý hành chính của quận Harrisburg, sau được đặt tên lại là quận Harris vào năm 1839. Vào lúc này, Nghị viện Texas chỉ định Houston như là thủ đô tạm thời của Cộng hòa Texas vừa thành lập. Thủ đô sau đó được di chuyển về Austin, lúc đó được biết đến như là Waterloo vào 14 tháng 1 năm 1839.
Vào năm 1900, dân số Houston vào khoảng 45.000 - thành phố lớn thứ 85 ở Hoa Kỳ. Việc phát hiện ra dầu hỏa tại Spindletop ở Beaumont vào năm 1901 đã làm thúc đẩy công nghiệp dầu hỏa, dần dần biến Houston thành một thành phố lớn. Vào năm 1902, Theodore Roosevelt chấp thuận dự án 1 triệu đôla để nâng cấp kênh đào tàu thủy Houston. Vào năm 1910, dân số Houston trở nên lớn hơn của Galveston. Tổng thống Woodrow Wilson khai trương Cảng Houston vào năm 1914, 74 năm sau việc đào xới bắt đầu. Vào 1914, kênh đào Houston được nạo vét để cho Houston một cảnh nước sâu, vượt qua khỏi cảng Galveston đã bị phá hoại một phần trong cơn bão Galveston vào năm 1900.
Khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, lượng hàng hóa giảm và năm đường lưu chuyển bằng tàu thủy đã kết thúc các chuyến đến Houston, nhưng cuộc chiến đã đem lại một số lợi ích kinh tế cho thành phố. Sân bay Ellington, được xây trong Thế chiến thứ nhất, được tái sử dụng như là một trung tâm huấn luyện cho các phi công ném bom, và máy bay và đóng tàu trở thành công nghiệp chủ lực trên cả tiểu bang. Hiệp hội M. D. Anderson thành lập Trung tâm y khoa Texas vào năm 1945. Ngân hàng cũng phát triển lên vượt bậc trong cuối thập niên 1940. Sau chiến tranh, kinh tế Houston được chuyển ngược lại một nền kinh tế dựa vào cảng. Vào năm 1948, một số khu vực trống được cho thêm vào giới hạn của thành phố, và phạm vi Houston bắt đầu trải ra khắp thảo nguyên.
Công nghiệp đóng tàu trong suốt Thế chiến thứ hai đã thúc đẩy sự phát triển, cũng như là sự thiết lập năm 1961, của "Trung tâm phi thuyền có người điều khiển" của NASA (được đặt tên lại là Trung tâm vũ trụ Lyndon B. Johnson vào năm 1973), tạo ra công nghiệp hàng không cho thành phố. Tháng 12 năm 1961 bão Carla quật vào thành phố. Astrodome (sau này gọi là Harris County Domed Stadium), là sân vận động trong nhà có mái vòm đầu tiên, mở ra vào năm 1965 và nhanh chóng được mệnh danh là "Kỳ quan thứ 8 của thế giới".
Cuối thập niên 1970 dân số bùng nổ do khủng hoảng dầu hỏa năm 1973 và do dân từ các tiểu bang vùng Rust Belt di chuyển với số lượng lớn vào Texas, đang hưởng lợi từ việc khan hiếm dầu hỏa. Nhưng sự phụ thuộc của Houston vào dầu hỏa như là nền của các ngành công nghiệp dẫn đến sự đi xuống của nó khi giá dầu suy giảm vào thập niên 1980. Từ đó, Houston đã cố gắng đa dạng hóa các ngành kinh tế của thành phố bằng cách tập trung vào công nghiệp hàng không và kỹ thuật sinh học, và làm giảm sự phụ thuộc của nó vào dầu hỏa.
Năm 1990 chứng kiến Sân bay Liên lục địa Houston xây dựng bởi hãng hàng không quốc tế Mickey Leland mở cửa. Nhà ga 12 cổng được đặt tên theo Mickey Leland. Vào cùng năm đó, Hội nghị G8 được tổ chức ở Houston. Lee P. Brown, thị trưởng người da đen đầu tiên của Houston, được bầu lên vào năm 1997.
Địa lý
Houston nằm trên vùng quần xã sinh vật thuộc đồng bằng ven vịnh biển, và thực vật được xếp vào loại đất cỏ ôn đới. Đa số thành phố được xây dựng trên đất rừng, vùng đầm lầy hay thảo nguyên - tất cả những thứ này vẫn còn được nhìn thấy ở các khu vực xung quanh.
Houston có bốn nhánh sông chính chảy qua thành phố: nhánh sông Buffalo, chảy qua khu trung tâm thành phố và kênh đào Houston; và 3 nhánh nhỏ của nó: nhánh Brays, chảy dọc theo Trung tâm y tế Texas; nhánh White Oak, chảy qua vùng Heights và gần khu vực tây bắc; và nhánh Sims, chảy qua phí nam Houston và khu trung tâm Houston. Kênh tàu thủy đi qua Galveston và đổ vào Vịnh Mexico.
Địa chất
Phía dưới bề mặt đất Houston là đất sét không vững chắc, đất sét từ đá phiến, và cát không dính chặt vào nhau sâu đến vài dặm. Địa chất của khu vực này phát triển từ các bồi đắp phù sa xói mòn từ dãy Rocky. Những lớp trầm tích này bao gồm một loạt đất cát và đất sét được dồn lên những chất hữu cơ phân hủy mà, qua thời gian, biến đổi thành dầu hỏa và khí đốt. Phía dưới những lớp này là một lớp đá muối mỏ ngậm nước. Những lớp xốp này được nén qua thời gian và được đẩy lên phía trên. Khi nó được đẩy lên phía trên, muối kéo theo những lớp trầm tích xung quanh tạo thành những hình mái vòm, thường chứa dầu và khí đốt thấm qua từ các lớp cát xốp xung quanh. Đất dày nhiều dầu này cũng cung cấp một môi trường tốt cho việc trồng lúa trong các khu ngoại ô thành phố tiếp tục phát triển gần khu Katy. Bằng chứng về việc trồng lúa trong quá khứ vẫn còn thấy rõ trong các khu vực phát triển bởi vì nơi đó vẫn còn lớp đất đen màu mỡ ở phía trên cùng.
Vùng Houston nhìn chung là không có động đất. Trong khi thành phố chứa 86 đứt đoạn địa chất được thống kê là từng hoạt động trong quá khứ với tổng độ dài là 149 dặm (240 km), lớp đất sét bên dưới bề mặt ngăn chặn sự dồn nén độ ma sát tạo nên chấn động bề mặt khi có động đất. Những đứt đoạn này nhìn chung là di chuyển từ từ với một độ trơn và được gọi là "các đứt đoạn đang trườn đi".
Khí hậu
Khí hậu Houston được liệt kê như là cận nhiệt đới ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 48 inch (1.220 mm). Bão mùa xuân đôi khi đem lại lốc xoáy vào khu vực này. Gió thổi quanh năm từ miền nam và đông nam trong suốt phần lớn của năm, đem theo cái nóng từ các sa mạc của Mexico và độ ẩm từ Vịnh Mexico.
Trong suốt các tháng mùa hè, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên đến 94°F (34°C). Để đối phó với cái nóng, người ta sử dụng máy điều hòa không khí gần như khắp nơi: trong xe hơi, trong nhà ở và hầu hết khắp các văn phòng làm việc trong thành phố. Mùa hè mưa thường là vào buổi chiều. Nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận ở Houston là 109°F (43°C) vào ngày 4/9/2000.
Mùa đông ở Houston mát mẻ và ôn hòa. Tháng lạnh nhất là 61°F (16°C) và rất ít khi có tuyết. Cơn bão tuyết cuối cùng đổ vào Houston là vào 24 tháng 12 năm 2004 - đêm tuyết rơi đầu tiên được ghi nhận ở thành phố vào dịp Giáng sinh. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở Houston là 5°F (−15°C) vào 23 tháng 1 năm 1940.
Y tế
Houston là nơi tọa lạc của khu Trung tâm Y khoa Texas (Texas Medical Center) nổi tiếng thế giới, bao gồm sự tập trung đông đảo nhất của các học viện nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
Có 42 viện là thành viên của Trung tâm y khoa Texas - tất cả đều là tổ chức bất vụ lợi - tận tâm đến những tiêu chuẩn cao nhất của việc chăm sóc bệnh nhân và phòng bệnh, nghiên cứu, giáo dục và sức khỏe của cộng đồng địa phương, toàn quốc và quốc tế. Những viện này bao gồm 13 bệnh viện nổi tiếng và viện đặc biệt, hai trường y khoa, bốn trường y tá và các trường nha khoa, y tế cộng đồng, dược và hầu hết các ngành khác có liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những nơi đầu tiên - và vẫn là nơi lớn nhất - dịch vụ cấp cứu hàng không được tạo ra, một chương trình transplant trao đổi giữa các bệnh viện được phát triển rất thành công. Thêm vào đó, nhiều phẫu thuật tim được tiến hành ở Trung tâm Y khoa Texas hơn bất cứ một nơi nào trên thế giới.
Một số học viện nghiên cứu về sức khỏe là Baylor College of Medicine, University of Texas Health Science Center at Houston, Bệnh viện Methodist và The University of Texas M. D. Anderson Cancer Center. M. D. Anderson Cancer Center được biết đến rộng rãi trên thế giới như là một những nơi nổi tiếng về chăm sóc bệnh nhân ung thư, nghiên cứu, giáo dục và phòng bệnh.
Các trường đại học
Đại học Houston: Houston có hệ thống Đại học Houston, là hệ thống đại học nội thành lớn nhất trong vùng Vịnh với trên 56.000 học sinh. Hệ thống này có 4 đại học - 3 nằm trong thành phố Houston - và hai khu trung tâm giảng dạy nhiều trường gộp lại. Đại học đầu đàn là Đại học Houston (UH), và là đại học lớn thứ 3 của Texas với số học sinh ghi danh hơn 35.000 và là nơi của trên 40 trung tâm và viện nghiên cứu. Hai trường khác cũng nằm trong hệ thống UH phục vụ Houston là Đại học Huston tại Clear Lake và Đại học Houston tại Downtown. Một trường khác thuộc tiểu bang là Đại học Nam Texas - một đại học mà lịch sử là dành cho học sinh da đen - tọa lạc ở khu vực Phường 3 trong lịch sử.
Đại học Rice: Houston cũng là địa điểm của một số đại học tư - thuộc các tôn giáo hay không. Thành phố là nơi của Đại học Rice, một trường đại học tư với nhiều tài trợ tài chính - nó xếp thứ 17 trong các trường đại học tốt nhất của toàn nước Mỹ. Rice duy trì các cơ sở nghiên cứu và các phòng thí nghiệm khác nhau. Thành lập vào năm 1923, Trường Cao đẳng Luật Nam Texas (South Texas College of Law) cung cấp các chương trình luật vào loại tốt nhất trên toàn quốc. Đại học St. Thomas, một trường nghệ thuật Công giáo theo truyền thống Basilian, được thành lập bởi các cha xứ dòng Basilian của Canada, và tọa lạc ở khu vực Montrose. Đại học Baptist Houston, một đại học Baptist thành lập vào năm 1960, tọa lạc ở phía tây nam Houston có trên 50 ngành học và các chương trình dạy nghề.
Đa số Houston được phục vụ bởi Houston Community College System, là một trong những hệ thống cao đẳng cộng đồng lớn nhất Hoa Kỳ. HCCS phục vụ phần HISD của Houston và các khu vực khác. Các phần phía bắc của Houston được phục vụ bởi North Harris Montgomery Community College District. Một phần của đông và đông nam Houston được phục vụ bởi San Jacinto College. Rất nhiều khu ngoại vi của Houston cũng có hệ thống trường cao đẳng cộng đồng của riêng họ.
Cộng đồng người Việt tại Houston
Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, số người Mỹ gốc Việt ở Houston là 32.261 người, chiếm 1,7% dân số toàn thành phố.
Chính quyền địa phương đã chính thức đặt tên "Little Saigon" cho khu tập trung nhiều cơ sở thương mại Việt Nam ở trung tâm thành phố Houston vào ngày 2 tháng 5 năm 2004. Khu vục này là khu Midtown, nằm cạnh khu Downtown giữa thành phố. Một nơi khác có nhiều cơ sở thương mại của người Mỹ gốc Việt là khu vực mới phát triển quanh Đại lộ Bellaire ở Tây Nam thành phố.