Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Liệu

Cựu Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Bác move qua Houston an cư, lập nghiệp luôn hén? Nếu bác qua trước tháng 3 thì nán lại để VC tụi em được diện kiến đầy đủ các cao thủ, các bậc huynh trưởng XNC Houston: pác PTH, pác Ticon, pác Tamchi.... và anh trai Hongtran nữa chứ..:100::100::100:
Hhehhehe, ghi vào lịch, tháng 3/2011, Liệu bay qua Houston luôn cho "gồi" khà... khà ....
 

baophan

Cựu Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Hhehhehe, ghi vào lịch, tháng 3/2011, Liệu bay qua Houston luôn cho "gồi" khà... khà ....
Chắc Houston có gì vui lắm đây mà thấy các Bác hẹn nhau bay qua bên đó có vẽ rất sôi động. Qua đó chắc có Anh thổ địa Phuthohoa chiêu đãi đặc sản gì đây nè...:1:
 

tractam

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

úp dùm chủ thớt phát..........:21:
tình hình thì iem thấy bà con XNC mình ở CA, Texas và Houston hơi bị đông nhỉ ...............
 
Last edited by a moderator:

thanhnv

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Bro thanhnv nếu bác rảnh xin man phép of coffee với bác ở Eden ngày mai 01/08/2011 tai quán Vi (Mimosa củ) lúc 11g trưa. Nếu bác nhận lời pm yahoo cho iem tiếng thanks bác :)
Xin lỗi mình đọc phớt qua không để ý. Mình vừa bay qua VA thật, nhưng từ chỗ mình lên EDEN cũng xa lắm bạn ah, gần phi trường Dulles đó. Mong bạn thông cảm.
 

baophan

Cựu Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

úp dùm chủ thớt phát..........:21:
tình hình thì iem thấy bà con XNC mình ở CA, Texas và Houston hơi bị đông nhỉ ...............
Hi tractam ! Cám ơn bạn đã up dùm chủ thớt :1: lần sau bạn chọn "trả lời bài" thôi nhé, không cần trích dẫn lại danh sách thành viên. Xin cám ơn ! Chúc vui với DĐ XNC nhé :113:
 

tractam

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Xin lỗi mình đọc phớt qua không để ý. Mình vừa bay qua VA thật, nhưng từ chỗ mình lên EDEN cũng xa lắm bạn ah, gần phi trường Dulles đó. Mong bạn thông cảm.
3
Ok anh, có gi đâu....... dịp khác vậy....:1:
ua ma anh ở VA hay ở chổ khác nửa ah..?..?..............
Nếu anh ở VA thì lúc nào :100: cũng ok.......:41:
Còn như mà bro ở chổ khác thì :102::102::102:
 

tractam

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Hi tractam ! Cám ơn bạn đã up dùm chủ thớt :1: lần sau bạn chọn "trả lời bài" thôi nhé, không cần trích dẫn lại danh sách thành viên. Xin cám ơn ! Chúc vui với DĐ XNC nhé :113:
ok, thanks :1:
sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau
 

Liệu

Cựu Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Không phải tôi chiêu đãi mà có Kid4love sẽ đãi tại Hủ tiếu Nam Vang quán Kim Phát, nơi mà anh ta không bao giờ quên vì là job đầu tiên nhận làm tại Mỹ.
Bên này cũng chẳng có gì vui, chỉ được giá sinh hoạt nhà cửa rẽ hơn Cali và % thất nghiệp cũng thấp hơn so với các tiểu bang khác cũng như phát triển nhiều về ngành dầu khí, các nghề CNC (tiện) việc làm cần khá nhiều người, nhất là tay quậy ASM mà sang đây chắc phát triển mau lắm, tôi chỉ giỡn cho vui thôi chứ khi thật sự off chai sợ rằng tôi không có thời gian tham gia đâu.:20::20::20:
Bác Liệu có sang đây không thì bảo, nếu sang thì cho tôi biết trước để tui trốn.:21::21::21:
Đừng rủ rê bác Yenbui54 nhe, bác ấy mà sang đây rũ nhóm cái bang đi đấu xem ai rút đồ chơi ra lẹ thì tiêu bọn cái bang này hết.laylaylay
Mèn đét ui, đọc đoạn đầu: Kid4love sẽ đãi tại Hủ tiếu Nam Vang quán Kim Phát, nơi mà anh ta không bao giờ quên vì là job đầu tiên nhận làm tại Mỹ. Liệu định sáng ngày mai, chạy ra phòng vé đặt vé liền cho kịp tháng 3 bay qua, chứ không thì mất toi 1 bát hủ tíu nam dzang ... khì ...khì ....

Xin chúc mừng Kid4love vác cày nhá :24::24::24:

Nhưng đọc đến đoạn: Bác Liệu có sang đây không thì bảo, nếu sang thì cho tôi biết trước để tui trốn.:21::21::21: làm Liệu cụt hứng luôn, teo ..... luôn :p:p:p hehhehehhehe ....
 

thanhchi

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

chào cả nhà.Mình đến mĩ được 4 tháng rùi hnay mới vào được các bác đi hết chưa?có còn ai bị sót lại không?Tất cả mọi người có công ăn việc làm ổn định rùi hả?mình cũng ở texas nè.Gia đình mình cũng ổn định hết rùi.Cho gửi lời hỏi thăm đén tất cả.Chúc năm mới vui vẻ.Vạn sự như ý.Thân chào.
 

emerald_ngocbich

Thành viên mới
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

chào cả nhà, ngày 01/03 này mình sẽ lót tót ra sân bay để đoàn tụ với gia đình tại Houston- Texas, su này nếu có dịp rất mong được gặp gỡ giao lưu với ACE trong diễn đàn :1:
YH: ilyf_af@yahoo.com
Qua đó chắc sẽ tủi thân và nhớ nhà nhìu lắm đây, hic hic:20::20:
 

luckyseafood

Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Trưa Chủ nhật này, hongtran đã có dịp hội ngộ phuthohoa, tamchi, Kid4love.

Thế đấy các bạn, cuộc sống đi từ thế giới ảo ra đời thực làm mình xúc động nhiều hơn mình tưởng. Cảm ơn các bạn Houston nhé.

Những cảm xúc còn dâng trào, nhưng sao chưa nói thành lời, hẹn khi khác vậy. Dịp nào đó hongtran sẽ khơi dậy nỗi lòng U50 trên topic này nha.

Chúng ta ai rồi cũng sẽ ra đi, mang theo những nỗi lòng mà ở cái tuổi này, tôi nghĩ có nhiều điều muốn nói hơn cả, lý do: là trụ cột gia đình, có con cái chuẩn bị vào đời, bỏ lại sau lưng bao kỷ niệm của một thời lẫy lừng: công việc làm, vị thế xã hội, các buổi chiều bù khú với bạn bè để rồi chuẩn bị đón nhận bao bất trắc khó lường nơi đất khách quê người.
Mong rằng ý tưởng nhỏ này sẽ giúp chúng ta gần nhau hơn, ngõ hầu trãi lòng và quên đi tháng ngày chờ đợi đã qua.
Hãy cố yêu đời mà sống, lâu rồi đời mình sẽ qua. Áo anh si hả các bác Thành, Thanhnv, lieuvh?
 

tamchi

Cộng tác viên
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Trưa Chủ nhật này, hongtran đã có dịp hội ngộ phuthohoa, tamchi, Kid4love.

Thế đấy các bạn, cuộc sống đi từ thế giới ảo ra đời thực làm mình xúc động nhiều hơn mình tưởng. Cảm ơn các bạn Houston nhé.

Những cảm xúc còn dâng trào, nhưng sao chưa nói thành lời, hẹn khi khác vậy. Dịp nào đó hongtran sẽ khơi dậy nỗi lòng U50 trên topic này nha.



Hãy cố yêu đời mà sống, lâu rồi đời mình sẽ qua. Áo anh si hả các bác Thành, Thanhnv, lieuvh?
Bác HT: Hy vọng sau kết quả ngày hôm nay, mình còn nhiều dịp hội ngộ hơn nữa. Tiếc là không liên lạc được với bác ticon.
 

luckyseafood

Ban điều hành
Tôi trở thành công dân Mỹ

Bài viết thật hay, các bạn cùng chiêm nghiệm nhe.

Ngọc Lan/Người Việt (ghi)
Monday, January 17, 2011

Tôi trở thành công dân Mỹ vào một ngày gần cuối năm 2010, sau 5 năm đặt chân đến mảnh đất này.

Niềm vui của hai người bạn sang Mỹ cùng thời điểm, học cùng trường, và trở thành công dân Mỹ cùng một ngày. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Tôi không biết diễn tả như thế nào cảm xúc của mình khi lần đầu tiên được đặt tay lên ngực một cách “hợp pháp” để nghe bài quốc ca Hoa Kỳ. Xúc động? Vui mừng? Hay một sự pha trộn nhiều xúc cảm?

Tôi chỉ biết khi đó, mắt tôi cay.

5 năm ở Mỹ, thời gian tưởng chừng như rất lâu, nhưng lại có lúc thoáng qua như gió.

Tôi nhìn lại hành trình trở thành một công dân Mỹ của mình với lòng biết ơn những điều mà tôi đã có được, may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều so với những câu chuyện đời mà tôi đã nghe, đã biết.

***

Tôi nhớ ngày đầu đặt chân đến Mỹ, một ngày hè tháng 7 của năm 2005, bỏ lại phía sau một công việc ổn định, một ngôi nhà ghi dấu tiếng khóc chào đời của hai đứa con tôi, một xóm nhỏ lanh canh tiếng dọn hàng rong những sớm tinh mai, một con đường luôn kẹt đặc xe giờ cao điểm, và lầy lội nước mỗi khi trời trút mưa.

Và hơn hết, tôi chấp nhận bỏ lại phía sau những kỷ niệm chất ngất suốt cả ba mươi năm trời, những con đường, những ngôi trường, những thầy cô, bè bạn, và cả những lứa học trò đã khiến tôi cảm thấy cuộc đời không có nhiều chuyện phải ưu phiền.

Tôi đến Mỹ, lập tức trở thành một thường trú nhân của thành phố Westmister, ngay tại Little Saigon khi những hàng dương, những hàng đào vừa được trồng xuống dọc theo con đường Bolsa.

Ba tôi đã cầm máy ảnh, chụp cả gia đình tôi cho biết ngày chúng tôi đến. Hàng dương này bao nhiêu tuổi, là chúng tôi đã ở Mỹ được bấy nhiêu năm.



Nhìn tấm bằng quốc tịch Mỹ, nhìn lại hành trình trở thành một công dân Mỹ để cảm thấy biết ơn những điều đã có được trên mảnh đất tự do này. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Chị dâu chở chúng tôi đi làm những giấy tờ cần thiết ban đầu cho một gia đình di dân. “Quan trọng nhất là phải xin cho được cái medicare và food tamps,” những người thân trong gia đình nhắc nhở.

Từ một đời sống trung lưu, bỗng trở thành một người nghèo đến mức phải xin trợ cấp thực phẩm. Vui vì mình được cho free tất cả, nhưng tự trong sâu thẳm, một cái gì đó nghẹn ứ.

***

Ba tuần sau khi đến Mỹ, tôi tìm được công việc làm tại một công ty điện thoại viễn liên. Tình cảm của tôi đối với những người xa lạ nơi đây có lẽ xuất phát từ thời điểm này. Những người tôi không hề biết mặt, chỉ nghe qua giọng nói, nhưng đã cho tôi cảm giác ấm áp và thân thiện buổi đầu.

Tôi nhớ cặp vợ chồng một bác người Việt đã 80 tuổi ở New York mà do trí nhớ kém tôi đã quên tên. Ngày đầu chập chững đi làm, tôi cứ bị trục trặc hoài chuyện “verify” cuộc đàm thoại. Vậy mà họ không bực bội, cố gắng giúp tôi làm đi làm lại. Sau cùng là một lời chúc “thành công trên đất Mỹ.”

Tôi nhớ tôi đã có một người khách đặc biệt từ một tiểu bang xa. Ðó là một cô gái, độ chừng trạc tuổi tôi. Cô nói cô không muốn vào đường đây diện thoại đường dài nhưng lại “năn nỉ,” “Chị nói chuyện thêm với em chút nữa được không? Ở đây lâu lắm rồi em không nghe người Việt nói chuyện.”

Hai tháng sau khi làm ở công ty điện thoại, tôi chuyển qua làm full-time cho một trung tâm người già.

Tôi nhớ chị Trinh, cô Ba, chị Thủy, chị Anh, cùng nhiều cô bác nơi đó. Họ là những người đã khuyên tôi nên trở lại tiếp tục chuyện học hành. Ngày tôi nghỉ việc sau gần một năm gắn bó, tôi vẫn nhớ có người nhắn tôi đến để “cho tiền đóng tiền đi học.” Những ân tình đó, lấy gì đánh đổi?

Tình cảm con người đầy ắp, nhưng cuộc sống sao tránh khỏi những đắng cay.

Tôi nhớ lần tôi lùi xe khi chở con đi làm răng, vô tình trúng nhẹ vào cửa chiếc xe đậu trước một văn phòng luật sư. Chiếc xe trầy một ít.

Vợ chồng chủ xe, những người làm trong văn phòng luật đó, khuyên tôi nên theo họ đến tiệm sửa xe quen để làm mới lại vì đó là xe của họ “mượn.” Tôi đi theo.

”$400 tiền công,” người chủ tiệm sửa xe phỏng đoán.

“Trời!” tôi kêu lên thất thanh, “Sao nhiều dữ vậy?”

Chưa hết, tiệm sẽ giữ xe lại khoảng 5 ngày để làm, mỗi ngày tôi phải trả $50 cho vợ chồng kia mướn xe khác.

Tôi về nhà, khóc như chưa bao giờ được khóc. $650 cho một vết trầy bé tí, cái giá phải trả cho một chút bất cẩn của tôi.

Một cái gì vừa nghẹn vừa ức, vừa tủi nhục cứ trào ra theo nước mắt. Ðó là số tiền bằng 2/3 tháng lương tôi đang làm khi đó. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc, “Tại sao một vết trầy bé tí trên xe phải mất đến 5 ngày để sửa nhỉ?”



Lá cờ Mỹ và thư chúc mừng của Tổng Thống Barack Obama nhân ngày trở thành công dân Hoa Kỳ. Ở Mỹ, hầu hết mọi thứ đều gia công từ những quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Riêng lá quốc kỳ Hoa Kỳ mà mọi công dân nhận được trong ngày tuyên thệ là “Made in USA.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


4 năm sau, một người phụ nữ trung niên khi lùi xe trong khu parking đã “hit” vào sau xe tôi. Tôi bước xuống, người phụ nữ xin lỗi, và cho tôi số phone của bà. Trước mắt tôi hiện ra cảnh tôi đền tiền ngày nào. Tôi xé bỏ số điện thoại, và xem như một vết trầy may rủi cho chiếc xe của mình.

***

Rồi tôi đi học nail.

Ðó là ngày tháng tếu nhất trong thời gian 5 năm tôi ở Mỹ. Trường nail là nơi gom góp đủ mọi anh hào, đa phần là người Việt mới sang, đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Ðó là nơi những người chân ướt chân ráo tập tành, học hỏi làm quen với nếp sống xứ người.

Tôi nhớ ai đó dặn, “Ở Mỹ, khi ra đường thấy người té xỉu, trượt ngã đừng có mà chạy lại giúp kẻo mang họa vào thân.”

Bài học đó, tôi chứng kiến người ta thực hiện triệt để tại lớp học nail. Một cô lớn tuổi đang học bổng xây xẩm trúng gió, nhiều người dìu cô lên nằm trên chiếc ghế làm facial. Trong lúc một số xúm quanh xem có cần đánh gió, hay gọi cho người nhà, hay gọi cấp cứu, thì nhiều người khác ngồi thản nhiên như không, và khều tai nhau, “nè, đừng có mà dây vô. Không phải chuyện mình.”

Tôi bối rối.

Tôi nhớ lại, khi tôi ra đường xe bị hư, tôi lúng túng chưa biết xoay trở thế nào thì những người đến hỏi giúp đỡ tôi chưa bao giờ là người Việt, dù nơi tôi đang sống được xem là thủ phủ của người Việt.

Khi tôi loay hoay chưa thể nhấc được chiếc va li nặng trịch của mình để lên khoang hành lý phía trên chỗ ngồi trên máy bay, người lên tiếng giúp trước tiên cũng chưa bao giờ là một người đàn ông Châu Á.

Có những ngại ngần gì trong cách ứng xử giao tế của người Việt chăng?

Ðến Mỹ, tôi lại học thêm bài học về văn hóa giao tiếp. Không hỏi tuổi, không hỏi tiền lương, không hỏi tôn giáo,...

Một người bạn vô lớp kể, “Dì mình từ Việt Nam qua chơi, bả cứ hỏi lương làm được bao nhiêu một tháng. Mình nói, ‘dì ơi ở đây không được hỏi lương người ta.’ Một lần, bạn mình tới nhà chơi, cô nàng đó khá đẫy đà. Dì nhìn rồi lên tiếng, ‘Ui, sao lâu ngày gặp lại con mập quá vậy?’ Mình lại nói, ‘dì ơi, dì không được nói người ta mập.’ Vài chuyện tương tự, dì phát sùng, ‘Cái gì cũng không được hỏi, không được nói. Tụi mày bây giờ là dân văn minh rồi, khó khăn quá!’”

Dì bỏ về, mang theo “cái thói học làm dân Mỹ” của bạn tôi về kể đầy cho người nhà nghe.

Tôi cũng bối rối. Tiếp thu và thực hiện những điều như thế nên như thế nào cho đúng lối?

Ðây có phải cái người ta gọi là “sốc văn hóa Mỹ”?

Theo thời gian, có được cái bằng “waxing,” tôi bắt đầu công việc của người thợ “nhổ” và “giũa.”

Có lẽ tôi sinh vào cung “may mắn” nên dù cho có bao lời đồn thổi về sự cạnh tranh khốc liệt nơi tiệm nail, tôi vẫn cảm thấy tôi yêu thích công việc mình làm, và nhận được những tình cảm dễ thương nơi đồng nghiệp.

Tôi vẫn nhớ hoài cách chị Liên chủ tiệm chỉ tôi làm sao sơn móng cho đẹp. Tôi nhớ cảnh cô Nga giả vờ leo lên chiếc ghế spa bên cạnh nói phone nhưng thực ra là đang hướng dẫn đứa thợ mới (là tôi) cách thực hiện từng bước trên chân khách.

Những điều đó, với tôi chẳng bao giờ là điều nhỏ nhặt để có thể quên đi.

***

Hơn 5 năm đã trôi qua kể từ ngày tôi đặt những bước chân đầu tiên đến Mỹ.

Từ một thường trú nhân, trở thành một công dân Hoa Kỳ, có gì khác lắm không trong tâm tư một con người?

Tôi đã đi qua những ngỡ ngàng, lạ lẫm của một nền văn hóa mới, để giờ đây có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ, với đầy đủ bổn phận, trách nhiệm bên cạnh những quyền lợi.

Dẫu biết rằng, cuộc đời phía trước vẫn còn nhiều lắm những điều không quen, vẫn còn nhiều lắm những thứ mới mẻ, để có lúc mình vẫn phải rơi vào kiểu “sốc văn hóa,” nhưng không biết từ lúc nào, nỗi nhớ cồn cào về một xóm nhỏ lanh canh tiếng dọn hàng rong những sớm tinh mai, một con đường luôn kẹt đặc xe giờ cao điểm, và lầy lội nước mỗi khi trời trút mưa, nỗi nhớ những khuôn mặt thân quen ở Sài Gòn đã nhường chỗ cho nỗi nhớ con đường Bolsa tôi đi về mỗi ngày, nhớ tiếng chim hót bình an những sớm mai bên ngoài cửa, nhớ những nụ cười, những ánh mắt của những người chung quanh, và hơn hết, nhớ một không khí rất riêng của Little Saigon, mỗi khi tôi phải đi xa...

Nhiều người có thói quen hay hỏi, “Nếu được quay lại từ đầu, tôi có đi con đường như mình đã chọn?”

Biết là giả định, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng, tôi cũng lại sẽ chọn con đường như tôi đã chọn, để cảm thấy mình thực sự xúc động khi nghe bài hát “God Bless America.”
 
Chỉnh sửa cuối:

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Bên này cũng chẳng có gì vui, chỉ được giá sinh hoạt nhà cửa rẽ hơn Cali và % thất nghiệp cũng thấp hơn so với các tiểu bang khác cũng như phát triển nhiều về ngành dầu khí, các nghề CNC (tiện)...
Cái đó là vui nhất rồi chú ah hi.
 

nghihan

Thành viên tích cực
Ðề: Tôi trở thành công dân Mỹ

Hello Ngọc Lan,

Bài viết của Lan rất cảm động. NghiHan vừa đến Mỹ được 1tháng rưỡi. Do chuẩn bị khá kỹ từ VN nên mình cũng khg bỡ ngỡ lắm. Chỉ có điều do lúc này gần Tết Âm Lịch nên mình bỗng nhớ không khí ồn ào, nhộn nhịp ở VN, đặc biệt là khg khí trước Tết.
Trong bài viết của Lan có đề cập đến những câu chuyện liên quan đến cách đối nhân xử thế của người Việt ở Mỹ. NghiHan tuy mới qua đây, nhưng mình cũng lờ mờ nhận ra được chân lý đó. Mình thật sự không hiểu tại sao họ - ng Việt lại đối xử với chúng ta- người Việt như vây? Thật ra, không hẳn tất cả ng Việt ở bên Mỹ đều giống như bài viết của Ngọc Lan và theo cách đánh giá nhìn nhận của mình. Ngược lại, khi mình có dịp phải làm việc hoặc giao thiệp với ng Mỹ thì họ lại rất sẵn lòng giúp đỡ mình hết sức......
Mà thôi, chuyện dài ... kể biết bao giờ mới hết phải khg Ngọc Lan. NghiHan chúc mừng Ngọc Lan trở thành công dân Mỹ với rất nhiều điều buồn vui.....
Mong rằng NghiHan và Ngọc Lan vẫn tiếp tục chia sẻ với xnc hén...
Nghi Han
 

whitecat

Thành viên tích cực
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Cac bac anh hung Luong Son Bac ui
(cho e sorry nhe vi go khong dau, e muon may cua nguoi nha ma may nay khong go dau duoc)

Cac bac cho em dang ky voi, em vua den my luc 6h30 sang 19/1 sau mot chang bay dai nua nam nua ngoi, ngu ga ngu gat :20:

Dia chi cua em la duong Polaris dr, San Diego, CA 92126. Co ACE nao o gan do khong nhi, mong gap cac ACE qua di mat.

Chuc cac ACE nhieu suc khoe, nam moi may man nhe.
 

langvuon

khoai nướng
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Cac bac anh hung Luong Son Bac ui
(cho e sorry nhe vi go khong dau, e muon may cua nguoi nha ma may nay khong go dau duoc)

Cac bac cho em dang ky voi, em vua den my luc 6h30 sang 19/1 sau mot chang bay dai nua nam nua ngoi, ngu ga ngu gat :20:

Dia chi cua em la duong Polaris dr, San Diego, CA 92126. Co ACE nao o gan do khong nhi, mong gap cac ACE qua di mat.

Chuc cac ACE nhieu suc khoe, nam moi may man nhe.
Chúc mừng Whitecat đã hạ cánh an toàn :41::41: Chúc White Cát lúc nào cũng rạng rỡ như cát trắng vậy :41::41::41:
 

baophan

Cựu Ban điều hành
Ðề: Thành viên XNC sinh hoạt - giao lưu sau khi đến Mỹ

Dia chi cua em la duong Polaris dr, San Diego, CA 92126. Co ACE nao o gan do khong nhi, mong gap cac ACE qua di mat.
Whitecat cung cấp thêm email để Baophan cập nhật luôn nhé.