Ðề: hồ sơ F3
có ai giúp mình với dang cần gấp đó mấy ac oi
Chào bạn pleiku81,
Trước tiên, tôi xin chia buồn cùng gia đình bạn về việc ông ngoại bạn đã mất. Đúng như lời ông ngoại bạn trước khi mất đã nói:
"dù có mất thì hồ sơ vẫn được công nhận", vẫn còn hy vọng bạn ạ! Tuy nhiên, để làm được điều này thật không đơn giản chút nào, phải mất thời gian và công sức rất nhiều (chưa kể vấn đề tiền bạc).
Theo luật di trú (của Mỹ) nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ thì đơn bảo lãnh sẽ bị thu hồi một cách tự động chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3). Điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho bất kỳ đương đơn nào có tên trong đơn bảo lãnh và sẽ phải gởi đơn bảo lãnh về cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Nếu có những lý do nhân đạo có sức thuyết phục, nhân viên lãnh sự có thể đề nghị với USCIS cho phục hồi lại hồ sơ. Cách thứ hai là đương đơn liên hệ trực tiếp với văn phòng USCIS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh để xin cho phục hồi lại hồ sơ vì lý do nhân đạo. Nếu USCIS phục hồi lại hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ liên hệ với đương đơn sau đó.
Đã có trường hợp giống như bạn và đã được anh Hùng Việt tư vấn hướng dẫn các bước thực hiện xin phục hồi nhân đạo đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Tôi xin trích dẫn sau đây để bạn tham khảo và thực hiên. Công việc này là khó khăn và phức tạp. Nếu có thể, bạn nên thuê luật sư làm hộ thì tốt hơn.
Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130. Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉnh tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).
Bạn theo hướng dẫn trên mà làm. Đương đơn chính (người được bảo lãnh) phải là người đứng tên trong thư xin phục hồi nhân đạo.
Riêng về người bảo trợ tài chánh thì bất cứ người nào (người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con [tối thiểu 18 tuổi], con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh)
Tóm lại, các giấy tờ cần thiết:
1. Thư xin phục hồi nhân đạo do người được bảo lãnh đứng tên, đề cập đến President Signs Law Cancelling Automatic Revocation of Petitions upon Petitioner’s Death, cùng các lý do:
* Gia đình phân tán.
* Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.
* Người được bảo lãnh già yếu.
* Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.
* Người được bảo lãnh không có nhà để về.
* DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ quá mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.
* Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.
2. Giấy chứng tử của người bảo lãnh.
3. Chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh (giấy khai sinh của bạn và người sẽ bảo trợ tài chánh cho bạn, trong đó có ghi tên cha mẹ là tốt nhất).
4. Giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế (I-864 và các giấy tờ thuế, giấy chứng nhận việc làm, copy bằng QT hoặc US passport hoặc thẻ xanh).
5. Bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130.
Vì vấn đề này quan trọng bạn nên nhờ luật sư giúp đỡ. Các bước mà DĐ góp ý cho bạn là để bạn nắm vững trường hợp mình như thế nào để mà trình bày với luật sư.
Nếu muốn giữ ngày ưu tiên thì bạn có thể tự viết thư và gởi kèm theo giấy chấp thuận của I-130 (I-797).
Chúc bạn may mắn.