Hoa Kỳ và Thế giới

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#41
Ông Trump và bà Clinton 'đấu' về kinh tế ở chặng cuối

TT - Ở chặng tranh cử cuối cùng, hai ứng viên tổng thống Mỹ đã có những quan điểm đối chọi nhau về thực tiễn sức mạnh nền kinh tế Mỹ hiện nay.


Hai ứng viên tổng thống đang dốc sức trong chặng đua cuối cùng trước ngày bầu cử chính thức 8-11 - Ảnh: Reuters.

Theo hãng tin Reuters, tại các cuộc vận động tranh cử cuối cùng ngày 4-11 giờ Mỹ, trong lúc bà Clinton tán thưởng những thông tin tích cực nêu ra trong các báo cáo thống kê về tình hình việc làm mới nhất tại Mỹ thì ông Trump chỉ trích điều đó, cáo buộc đó là một sự khủng hoảng gian lận.

Khi chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày bầu cử tổng thống chính thức, cả hai ứng cử viên đều ra sức chứng minh với dư luận rằng, đối thủ của họ là người hoàn toàn không thích hợp với cương vị tổng thống Mỹ.

Theo kết quả thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos công bố ngày 4-11, bà Clinton dẫn trước ông Trump 5 điểm %. Bất chấp tình thế so kè quyết liệt tại các bang trọng yếu có cơ hội chia đều cho cả hai, bà Clinton vẫn duy trì ưu thế vượt trước đối thủ trong cuộc thăm dò dư luận toàn quốc.

Ngày 4-11, bà Clinton khép lại ngày tranh cử của mình bằng một chương trình âm nhạc tại Cleveland với các nghệ sĩ nổi tiếng như Jay Z, J. Cole, và cả khách mời bất ngờ là nữ ca sĩ Beyonce.

Tại cuộc vận động cuối cùng trong ngày ở bang Pennsylvania, ông Trump giễu cợt chương trình ca nhạc của bà Clinton khi nói: "Tôi có mặt ở đây chỉ với một mình tôi. Chỉ có tôi, không guitar, không piano, không gì cả".

Trước đó trong một cuộc vận động tại Pittsburgh, bà Clinton trích dẫn các báo cáo mới nhất của chính phủ cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ.

Báo cáo cho thấy mức lương của người lao động đã cải thiện và trong tháng 10, đã có 161.000 việc làm mới được tạo ra. Tỉ lệ thất nghiệp cũng đã giảm từ 5% xuống mức 4,9%.

Bà Clinton nói: "Tôi tin là nền kinh tế của chúng ta chắc chắn sẽ cất cánh, và thịnh vượng. Khi tầng lớp trung lưu thịnh vượng, nước Mỹ sẽ thịnh vượng".

Ông Trump phản đối quan điểm lạc quan đó của bà Clinton khi phát biểu trước đám đông cử tri tại New Hampshire. Ông cho rằng báo cáo việc làm đó "thực sự là một thảm họa" và đó là báo cáo do một đám đông những người đã không còn phải tìm việc làm, và cũng không còn tham gia trong thị trường lao động nữa tạo ra.

Ông nói: "Chẳng ai còn tin vào những con số này nữa. Những con số họ nêu ra toàn là giả mạo".

Thực trạng kinh tế, và những quan điểm đối chọi của các ứng cử viên tổng thống về tương lai rõ ràng sẽ có tác động đáng kể đối với những cử tri còn đang phân vân, lưỡng lự tại các bang như Ohio, Pennsylvania, và Michigan.

Trong ngày 4-11, cả hai ứng cử viên tổng thống đều đã có những trạm dừng chân vận động tranh cử tại bang Ohio, và Pennsylvania. Ngoài ra ông Trump dừng chân thêm một điểm tại bang New Hampshire, và bà Clinton dừng thêm tại bang Michigan. Đây đều là những bang đóng vai trò trọng yếu trong việc giành được tổng số 270 lá phiếu đại cử tri cần thiết của mỗi ứng cử viên để có thể đắc cử tổng thống Mỹ.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#42
Điều gì xảy ra nếu Clinton và Trump không đạt quá bán phiếu đại cử tri?

Hạ viện Mỹ sẽ phải bỏ phiếu chọn tổng thống trong trường hợp không có ứng viên nào đạt đủ đa số phiếu đại cử tri cần thiết đề giành chiến thắng.


Khoảng cách giữa ông Trump và bà Clinton đang được thu hẹp.Ảnh:NYT.
Theo quy định của luật pháp Mỹ, các ứng viên tổng thống phải đạt đủ đa số phiếu đại cử tri (ít nhất 270/538 phiếu) mới đủ điều kiện để trở thành chủ nhân Nhà Trắng. Trong cuộc bầu cử năm nay, nếu cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đều không nhận được sự ủng hộ lớn của công chúng, kịch bản không ứng viên nào giành đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử có thể xảy ra, theo ABC News.

Theo Bill Whalen, người từng làm việc cho một số chiến dịch tranh cử của các ứng viên đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump nhiều khả năng sẽ giành được 206 phiếu đại cử tri tại các bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Nếu tiếp tục giành ưu thế tại hai bang chiến trường Florida và Ohio, ông có thể nâng con số này lên 253. Trump có thể tìm kiếm 17 phiếu cần thiết còn lại tại các bang như Michigan và Wisconsin.

Nếu như mọi việc đều suôn sẻ, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa có thể đắc cử với số phiếu đại cử tri hơn mức cần thiết chỉ một, hai phiếu. Tuy nhiên, hiện nay ứng viên độc lập Evan McMullin đang được đánh giá có khả năng giành toàn bộ 6 phiếu đại cử tri của bang Utah, nơi có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

"Chúng tôi không thích Donald Trump, ông ta không thích hợp để trở thành Tổng thống Mỹ. Bà Clinton đang bị điều tra, nếu bà đắc cử sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng về thể chế", ông Whalen tuyên bố.

Trong trường hợp đó, cả bà Clinton lẫn ông Trump và các ứng viên độc lập khác đều không giành đủ 270 phiếu đại cử tri để đắc cử.

Khi kịch bản này xảy ra, nước Mỹ phải kích hoạt Tu chính án 12 của Hiến pháp, trao quyền cho Hạ viện lựa chọn tổng thống thứ 45 trong số 3 ứng viên đạt nhiều phiếu đại cử tri nhất. Lúc này, mỗi bang của nước Mỹ, không kể lớn nhỏ, sẽ chỉ có một phiếu bầu duy nhất.

Chẳng hạn, 53 đại biểu của bang California phải thống nhất bầu cho một ứng viên nào đó. Ứng viên tổng thống nào có đủ 26 phiếu bầu như vậy sẽ được bước vào Nhà Trắng.

Phó tổng thống sẽ do Thượng viện bầu trong số hai ứng viên phó tổng thống có số phiếu bầu cao nhất. Mỗi thượng nghị sĩ bỏ một lá phiếu cho ứng viên phó tổng thống mà mình ủng hộ.

Nếu Thượng viện bầu ra phó tổng thống khác so với lựa chọn ban đầu của tổng thống được Hạ viện bầu (chẳng hạn tổng thống của đảng Dân chủ song phó tổng thống lại là người của đảng Cộng hòa) thì hai nhà lãnh đạo này sẽ phải "sống chung". Viễn cảnh này được đánh giá là một tai họa cho nền chính trị Mỹ.

Nếu đến ngày tuyên thệ nhậm chức của tổng thống mới (dự kiến diễn ra vào 20/1/2017) mà Hạ viện vẫn chưa chọn ra được tổng thống thì phó tổng thống do Thượng viện bầu ra sẽ làm quyền tổng thống cho tới khi Hạ viện bầu được.

Nếu phó tổng thống cũng chưa được lựa chọn, chủ tịch Hạ viện đương chức được tạm quyền điều hành Nhà Trắng cho tới khi Quốc hội giải quyết được vấn đề.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, mới chỉ có duy nhất một lần Quốc hội phải ra tay lựa chọn tổng thống vào năm 1824. Theo kết quả bầu cử công bố ngày 1/12/1824, ứng viên Andrew Jackson của bang Tennesse giành được 99 phiếu đại cử tri, ứng viên John Quincy Adams, con trai của Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams có 84 phiếu và Ngoại trưởng William H. Crawford, người vừa bị đột quỵ trước bầu cử, giành được 41 phiếu đại cử tri.

Phải tới ba tháng sau bầu cử, tức tháng 2/1825, nhờ sự ủng hộ mang tính quyết định của nghị sĩ Henry Clay, cuộc bầu cử tổng thống mới có kết quả cuối cùng và John Quincy Adams được Hạ viện bầu làm ông chủ Nhà Trắng.

Theo Vnexpress
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#43
Bầu cử ở Hoa Kỳ

voatiengviet - Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 sắp diễn ra vào ngày 8/11 này.


Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump

Đa số các cuộc thăm dò dư luận đều cho rằng ứng cử viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton có nhiều hy vọng thắng ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump với đa số áp đảo.

Donald Trump là một đối thủ thật sự đáng nể. Là một nhân vật không giống ai, ông làm cho cuộc bầu cử Tổng thống năm nay thêm gay go, sôi động chưa từng có, được bàn tán nhiều nhất từ xưa đến nay.

Ông Trump là một nhà tỷ phú bất động sản, chưa hề giữ một chức vụ dân cử nào, cũng chưa từng tham gia chính quyền như tất cả các ứng cử viên tổng thống xưa nay. Nhưng điểm khác người lớn nhất ở ông Trump là lối ăn nói bỗ bã, hung hăng, đặc biệt là dùng chiêu thức mỵ dân. Ông khai thác tâm lý của khá đông người dân thường, nhất là dân da trắng ít học thức, tay nghề yếu, kiếm việc khó, trước những khó khăn trong cuộc sống, chán ngán với bộ máy chính trị, và hành chính quan liêu cũ kỹ. Ông đưa ra những chủ trương cực đoan quá khích như đuổi ngay người nhập cư bất hợp pháp, xây tường dọc biên giới với Mexico, trục xuất người theo đạo Hồi, giảm sự can thiệp của Hoa Kỳ ở nước ngoài, giảm thuế quy mô lớn.

Mở đầu tranh cử trong đảng Cộng hòa, ông Trump lần lượt đánh bại cả 12 nam nữ ứng cử viên khác, đầy tự tin vào vòng 2 đọ sức với ứng cử viên đảng Dân chủ HillaryClinton. Bước vào vòng hai, nhiều người lo cho bà Clinton phải đối phó với một ông Trump hung hăng, ăn nói bặm trợn, nổi tiếng là khinh thường phụ nữ, nhưng cái thế, và lực của ông Trump bị sa sút nhanh. Trước hết nhiều nhân vật lãnh đạo của đảng Cộng hòa công khai từ bỏ sự ủng hộ cho gà nhà, cho rằng ông Trump không có kinh nghiệm lãnh đạo quốc gia, ít am hiểu chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng; theo họ, các chính sách cực đoan của ông Trump như xây tường dọc biên giới với Mexico, trục xuất người Hồi giáo, và đuổi hết người nhập cư, rồi kết thân với nước Nga của Vladimir Putin là rất mạo hiểm, tệ hại khôn lường.

Trong 3 cuộc tranh luận tay đôi, bao giờ mở đầu ông Trump cũng xấn xố tấn công, nhưng cứ đuối sức dần vì đuối lý trước lập luận chặt chẽ của bà Clinton, một luật sư có nhiều kinh nghiệm tranh cãi. Ông Trump lại tấn công nhằm vào chuyện cá nhân gia đình. Ông Trump bị hẫng khi một loạt phụ nữ có cả cô hoa hậu tố cáo ông sàm sỡ, có thói khinh phụ nữ, khi gọi phụ nữ là "con lợn", ông ly dị vợ đến 3 lần. Chỉ riêng việc bị cáo buộc coi thường nữ giới và phân biệt chủng tộc đã làm ông mất phiếu nặng nề. Đã thế ông lại lên án cả giới truyền thông Hoa Kỳ. Tổng thống Barack Obama, và Đệ nhất phu nhân Michelle công khai ủng hộ bà Clinton, cảnh báo "Donald Trump làm Tổng thống sẽ là rối loạn, đại họa cho Hoa Kỳ" càng làm cho uy tín ông Trump lao dốc. Dư luận Anh, Đức, Pháp, Nhật, Úc... đều bất lợi cho ông.

Trong thế tụt dốc, ông Trump lại phạm lỗi chết người là ca ngợi Hitler, Mussolini, và tỏ cảm tình với ông Putin đang bị công luận Hoa Kỳ lên án gây tội ác ở Syria. Cái hớ cuối cùng của ông Trump là cuối cuộc tranh luận thứ 3 ông tuyên bố "sẽ không công nhận kết quả bầu cử gian lận nếu bà Clinton đắc cử". Nhiều người cho rằng đó là một nhận định thiếu cơ sở. Thêm nữa đó là một lời phỉ báng cả chế độ dân chủ thuần thục, cơ sở chính trị của cuộc bầu cử mà ông tự nguyện tham gia. Một nhà bình luận cho rằng với suy nghĩ đó, ông Trump đã "tự bắn súng vào chân" để khó có hy vọng bước vào Tòa Bạch ốc.

Đảng Cộng hòa còn lo là sẽ mất luôn thế đa số ở Thượng viện (hiện nay là 54/100) vì những hớ hênh của ông Trump.

Trong cuộc vận động bầu cử ông Trump có vài lần nhắc đến VN, không muốn đầu tư buôn bán với VN, vì cho rằng người tiêu thụ, và lao động Hoa Kỳ bị thua thiệt. Hầu như chắc chắn rằng nếu đắc cử ông Trump sẽ ngừng ngay chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama.

Qua cuộc bầu cử năm 2016, người dân VN càng thấy rõ nền dân chủ Hoa Kỳ được vận hành cụ thể ra sao, các ứng cử viên được sàng lọc kỹ càng như thế nào, mỗi công dân tự mình theo dõi cuộc tranh cử suốt cả năm, cân nhắc về chính sách cụ thể của mỗi ứng cử viên, cả về tư tưởng chính trị, chủ trương mọi mặt khi cầm quyền, cho đến đạo đức cá nhân trong gia đình, tư cách công dân trong suốt cuộc đời, để cuối cùng người có tâm, và có tầm cao hơn sẽ được lựa chọn, xứng đáng là người đứng đầu của nước dân chủ vào loại thuần thục nhất, cường quốc toàn diện số 1 của thế giới văn minh.

Bùi Tín
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#44
Ba triệu người sẽ bị trục xuất khỏi Mỹ từ đầu năm 2017?

TN - Sau khi chính thức trở thành tổng thống Mỹ vào ngày 20.1.2017, ông Donald Trump sẽ lập tức trục xuất từ 2 đến 3 triệu di dân bất hợp pháp từng xuất hiện trên hồ sơ ghi nhận tội phạm của phía tư pháp Mỹ.


Ông Trump tuyên bố sẽ cương quyết trục xuất dân nhập cư lậu - Ảnh: Reuters.

Đó là lời tuyên bố hùng hồn của ông Trump khi xuất hiện trên chương trình “60 Phút” của đài truyền hình CBS vào ngày 13.11 (giờ địa phương), cũng là cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên của vị tổng thống - tỉ phú vừa đắc cử.

“Điều chúng ta sẽ làm là tống khứ những kẻ có hồ sơ tội phạm hoặc từng phạm tội, các thành viên băng nhóm, những kẻ buôn ma túy, có thể khoảng 2 triệu, hoặc thậm chí 3 triệu người, chúng ta sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhóm này khỏi lãnh thổ Mỹ. Bọn họ là những kẻ nhập cư bất hợp pháp”, ông Trump nói.

Người dẫn chương trình Lesley Stahl đã vặn hỏi bằng cách nào tân tổng thống sẽ thực hiện cam kết trục xuất hàng triệu dân nhập cư trái phép, ông Trump trả lời rằng sau khi thiết lập xong công tác trị an ở biên giới, chính quyền mới sẽ lập tức sử dụng biện pháp "mạnh" đối với nhóm đối tượng nhập cư bất hợp pháp nói trên.

Theo trang Fact Checker của tờ The Washington Post, ông Trump nhiều khả năng đã lấy số liệu trên từ báo cáo trong năm tài chính 2013 của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, theo đó có khoảng 1,9 triệu người hập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, con số trên cũng bao gồm những người có thẻ xanh, hoặc có thị thực tạm thời.

Phi Yến
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#45
Ông Trump khẳng định chỉ nhận lương tổng thống 1 USD/năm

TN - Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump ngày 13.11 khẳng định ông sẽ không nhận mức lương 400.000 USD/năm (8,9 tỉ đồng) mà chỉ nhận tượng trưng 1 USD/năm cho đúng luật.


Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ không nhận lương 400.000 USD/năm, mà chỉ nhận tượng trưng 1 USD/năm - Ảnh: AFP.
“Tôi sẽ không nhận lương. Tôi nghĩ chỉ nhận 1 USD cho đúng luật, vì thế tôi sẽ nhận 1 USD/năm”, ông Donald Trump (70 tuổi) nói trong chương trình “60 phút” của đài CBS, xác nhận sẽ thực hiện cam kết đã đưa ra trong thời gian tranh cử, theo AFP.

Trong một buổi vận động tranh cử ở thành phố Rochester, bang New Hampshire (Mỹ) vào tháng 9.2015, ông Trump tuyên bố: “Điều đầu tiên tôi xin khẳng định với các bạn là nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, tôi sẽ không nhận lương. Lương bổng không phải là chuyện to tát đối với tôi”.

Sau đó, trong buổi giao lưu trực tuyến "Hỏi và đáp" trên mạng xã hội Twitter, trả lời câu hỏi liệu ông sẽ làm việc không hưởng lương nếu đắc cử, ông Trump đáp: “Liên quan đến vấn đề tiền lương, tôi sẽ không nhận một xu. Tôi sẽ không nhận lương nếu tôi trở thành Tổng thống Mỹ”.

Tạp chí Forbes ước tính khối tài sản thực tế của tỉ phú Trump là khoảng 3,7 tỉ USD, mặc dù ông Trump từng tuyên bố là 10 tỉ USD. Ông Trump đã bỏ tiền túi 56 triệu USD để tiến hành chiến dịch tranh cử của mình, theo AFP.

Theo luật, Tổng thống Mỹ hiện có mức lương 400.000 USD/năm, được chi trả hàng tháng, cùng một khoản trợ cấp 50.000 USD mỗi năm.

Nếu đúng như lời ông Trump cam kết thì tỉ phú này sẽ trở thành tổng thống thứ 3 không nhận lương trong lịch sử nước Mỹ. Hai tổng thống Mỹ trước đó từng từ chối nhận lương là ông Herbert Hoover và John F. Kennedy.

Ông Hoover là một kỹ sư mỏ trước khi chuyển sang hoạt động chính trị, và trở thành tổng thống thứ 31 của Mỹ vào năm 1929. Trong khi đó, ông John F. Kennedy xuất thân từ một gia đình giàu có, và trở thành tổng thống thứ 35 của Mỹ vào năm 1961. Cả hai ông Hoover và Kennedy đều chọn việc quyên góp tiền lương của họ cho các quỹ từ thiện.

Cũng trong chương trình “60 phút”, ông Trump cho biết sẽ không thay đổi việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Mỹ.

Về vấn đề chính sách nhập cư, ông Trump khẳng định sẽ thực hiện tuyên bố trước đó là trục xuất khoảng 3 triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp, ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20.1.2017.

Phúc Duy
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#46
Câu lạc bộ tỷ phú trong nội các tương lai của Donald Trump

vnexpress - Những cái tên được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự định đưa vào chính quyền mới đều là những doanh nhân nổi tiếng và sở hữu khối tài sản tỷ USD.


Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Giáo dục tương lai, tỷ phú Betsy DeVos. Ảnh: SIPA
Chưa đầy một tháng sau khi đắc cử, đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần như đã định hình được bộ máy nhân sự dự kiến cho chính quyền tương lai.

Bên cạnh những cái tên được đánh giá theo trường phái bảo thủ, và cứng rắn trong bộ máy an ninh đối ngoại, ông Trump đã lựa chọn không ít những doanh nhân giàu có, với tài sản lên đến hàng tỷ USD vào vị trí đứng đầu các bộ trong chính phủ Mỹ sắp tới, theo Les Echos.

Đầu tuần trước, Tổng thống đắc cử Mỹ bổ nhiệm bà Betsy DeVos, người đồng thừa kế cùng chồng khối tài sản lên đến 5,4 tỷ USD, làm Bộ trưởng Giáo dục. Gia đình Betsy DeVos đứng thứ 88 trong danh sách xếp hạng những tài sản lớn nhất nước Mỹ năm 2016 của tạp chí danh tiếng Forbes.

"Bà ấy sẽ điều hành Bộ Giáo dục để cải cách triệt để hệ thống trường học tại Mỹ", ông Trump khẳng định với báo giới.

Ông Trump cũng mới chỉ định doanh nhân được mệnh danh "vua phá sản" của phố Wall là Wilbur Ross, như ứng viên hàng đầu cho chức Bộ trưởng Thương mại.

Ở tuổi 78, Ross đang nắm trong tay số tài sản trị giá 2,9 tỷ USD.

Xếp sau Ross cho vị trí này là nhà đầu tư ngân hàng Todd Ricketts, một nhà tài trợ hào phóng của đảng Cộng hòa trong nhiều năm qua, đang sở hữu câu lạc bộ bóng chày nổi tiếng Cubs Chicago với tài sản ước tính khoảng 1 tỷ USD.

"Phong cách lựa chọn nhân sự cho nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ dường như được lấy cảm hứng từ bảng danh sách xếp hạng những người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí Forbes", bình luận viên Elsa Conesa nhận định.

Nội các 35 tỷ USD

Ngoài ba gương mặt trên, danh sách những ứng viên giàu có được ông Trump nhắm cho các vị trí quan trọng trong chính quyền Mỹ sắp tới còn khá dài, khiến một số tờ báo nước này đưa ra nhận định rằng Tổng thống đắc cử Mỹ đang xây dựng một câu lạc bộ tỷ phú tại Nhà Trắng.

Ở vị trí Bộ trưởng Năng lượng, giám đốc điều hành tập đoàn dầu mỏ Continental, Harold Hamm, sở hữu khối tài sản khoảng 15 tỷ USD đang là ứng viên sáng giá nhất.

Đối với Bộ Ngoại giao, cả hai chính trị gia nhiều kinh nghiệm là Mitt Romney, và cựu thị trưởng thành phố New York, Rudy Giuliani cũng đều có tài sản riêng trị giá lên đến hàng trăm triệu USD.

Cựu giám đốc điều hành tập đoàn Goldman Sachs, Steven Mnuchin, người được ông Trump mời làm Bộ trưởng Tài chính có khoảng 46 triệu USD, nằm rải rác ở một số công ty tài chính, và bất động sản.

Ngay cả bác sĩ giải phẫu thần kinh nghỉ hưu Ben Carson, người mới chấp nhận đề cử của ông Trump vào cương vị Bộ trưởng Nhà ở Phát triển đô thị, cũng có 26 triệu USD trong tài khoản ngân hàng.

Tạp chí Politico làm một phép tính rất thú vị, nếu tất cả cái tên này đều được lựa chọn vào nội các mới, tổng giá trị tài sản của họ và chính Tổng thống đắc cử Mỹ gộp lại sẽ rơi vào khoảng 35 tỷ USD.

Theo bình luận viên Conesa, tuy sự xuất hiện của các quan chức giàu có trong chính quyền không phải là trào lưu mới (Bộ trưởng Thương mại đương nhiệm Penny Pritzker cũng là người thừa kế của tập đoàn khách sạn Hyat với khối tài sản khoảng 2 tỷ USD), nhưng số lượng tỷ phú trong chính quyền mới của ông Trump sắp tới nhiều chưa từng có trong lịch sử chính trị Mỹ.

"Bất chấp đường lối tranh cử hướng tới tầng lớp trung lưu da trắng, và chống lại giới tinh hoa Mỹ, ông Trump vẫn muốn lựa chọn nhiều người giàu có vào nội các sắp tới. Bởi một tỷ phú luôn có xu hướng thích cộng tác với những tỷ phú", giáo sư chính trị học Larry Sabato thuộc Đại học Virginia nhận định.

Nguyễn Hoàng
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#47
Obama - Biden: Tình bạn hiếm có trên chính trường Mỹ

TTO - Mối quan hệ giữa Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden đã vượt qua những toan tính chính trị đơn thuần, trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trẻ.


Phó Tổng thống Joe Biden ràn rụa nước mắt khi được Tổng thống Obama đeo Huân chương tự do vào ngày 12-1 - Ảnh: AFP.
Tám năm không phải là thời gian dài nhưng nó đủ để gắn kết, và xóa nhòa khoảng cách giữa hai người đàn ông cách nhau gần 20 tuổi. Khoảnh khắc người đàn ông 74 tuổi xúc động đến rơi nước mắt khi được người bạn 55 tuổi xướng tên, và trao Huân chương Tự do của nước Mỹ ngày 12-1 đã nói lên phần nào tình cảm giữa hai người.

Hẳn nhiên đó là những giọt nước mắt vui sướng của bản thân khi được trao một trong hai huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, nhưng dường như đó còn là những giọt nước mắt hạnh phúc của một tình bạn đã cùng vượt qua nhiều thời khắc khó khăn xen lẫn tự hào.

Tình bạn đó chắc hẳn sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa chứ không đơn thuần kết thúc khi hết nhiệm kỳ như những chính quyền trước đó.

Duy Linh
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#48
Quốc hội Mỹ thông qua việc bãi bỏ đạo luật Obamacare

TTO - Hạ viện Mỹ thông qua biện pháp bắt đầu quá trình bãi bỏ Obamacare bất chấp lo ngại về việc không có một thay thế rõ ràng cho luật bảo hiểm y tế mang tính bước ngoặt của tổng thống Obama.


Quốc hội Mỹ thông qua việc bãi bỏ đạo luật y tế Obamacare - Ảnh: Reuters.

Reuters cho biết với 227 phiếu thuận trên 198 phiếu chống tại Hạ viện Mỹ ngày 13-1, các ủy ban sẽ soạn thảo dự luật nhắm đến việc bãi bỏ đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá phải chăng, hay còn gọi là Obamacare, vào ngày 27-1.

Trước đó một ngày, thượng viện Mỹ cũng đã thông qua biện pháp này. Không có thành viên đảng Dân chủ nào bỏ phiếu ủng hộ sáng kiến này.

Với kết quả bỏ phiếu trên, Đảng Cộng hòa bắt đầu thực hiện lời hứa chấm dứt Obamacare. Đây cũng là cam kết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Chương trình Obamacare mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho khoảng 20 triệu người, bị cản trở bởi việc tăng chi phí bảo hiểm, và các khoảng khấu trừ cũng như bởi việc một số Công ty bảo hiểm đang rời khỏi hệ thống này.

Giải pháp trên được thông qua bởi quốc hội Mỹ nên không cần đến sự phê chuẩn của Tổng thống vì nó thuộc về quá trình ngân sách nội bộ của quốc hội.

Tuy nhiên khi dự luật bãi bỏ chương trình Obamacare sau khi được soạn thảo sẽ phải được quốc hội thông qua, và cần đến chữ ký của Tổng thống.

Tổng thống Barack Obama ban hành luật Bảo hiểm y tế Obamacare 7 năm trước để mở rộng phạm vi nhận bảo hiểm cũng như cung cấp sự bảo vệ mới cho những người có điều kiện nhận bảo hiểm nhưng có một số rào cản khiến họ không có bảo hiểm.

Trong vài năm qua, Hạ viện đã bỏ phiếu hơn 60 lần để bãi bỏ, hoặc thay đổi luật Obamacare nhưng không thành công. Đảng Cộng hòa đã không có hy vọng để bãi bỏ luật này bởi vì khi ấy ông Obama vẫn còn là tổng thống.

Sau cuộc bỏ phiếu hôm 13-1, ông Trump đã hoan nghênh các nỗ lực của quốc hội trên mạng Twitter. "Luật Chăm sóc "không phù hợp sẽ sớm đi vào lịch sử" - ông Trump chia sẻ trên Twitter.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn kết thúc quá trình bãi bỏ đạo luật Obamacare trong vài tuần nhưng một số nghị sĩ cho rằng quá trình này có thể kéo dài.

Một số thành viên Đảng Cộng hòa cũng bày tỏ lo ngại bãi bỏ đạo luật trên trước khi có một đạo luật khác thay thế.

Ủy ban Phản ứng Ngân sách Liên bang ước tính tổng chi phí để bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế của ông Obama có thể lên đến 350 tỉ USD trong vòng 10 năm.

Đảng Cộng hòa cho biết họ muốn thay thế chương trình chăm sóc y tế Obamacare bằng chương trình khác để chính phủ có thể kiểm soát tốt hơn, và cung cấp sự ổn định về phí Bảo hiểm y tế tại Mỹ.

Anh Thư
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#49
Mỹ chấm dứt chính sách "chân ướt, chân khô" với Cuba

TTO - Chính quyền của tổng thống Obama ngày 12-1 tuyên bố chấm dứt chính sách mở cửa kéo dài 5 thập kỷ với người nhập cư Cuba tới Mỹ.


Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay nhau tại cuộc gặp đầu tiên của họ tại Havana trong ngày thứ hai của chuyến công du tới Cuba của ông Obama, ngày 21-3-2016 - Ảnh: Reuters.

Theo hãng tin AFP, với quyết định này, từ nay trở đi, các công dân Cuba sẽ phải đối mặt với những quy định hạn chế tương tự như với công dân các nước châu Mỹ La tinh khác trong chính sách nhập cư của Mỹ.

Báo USA Today dẫn nguồn tin từ một quan chức cao cấp không nêu tên trong chính quyền của tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ, và Cuba đã mất nhiều tháng để thảo luận về sự thay đổi chính sách này. Cũng theo người này, sự thay đổi chính sách đó sẽ có hiệu lực tức thì.

Việc chấm dứt chính sách "chân ướt, chân khô" đồng nghĩa với việc những người nhập cư Cuba sẽ không còn được hưởng sự tiếp nhận ưu đãi hơn từ chính quyền Mỹ như trong vài thập thập kỷ qua.

Với người nhập cư đến từ các quốc gia khác, nếu không có visa, họ buộc phải tìm cách tới Mỹ một cách bất hợp pháp, và sau đó luôn phải sống trong lo lắng có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, với chính sách "chân ướt, chân khô", những người Cuba đã tới được vùng nam Florida bằng đường biển, hoặc đơn giản là họ chỉ cần trình diện tại các khu cảng dọc theo đường biên giới phía tây nam nước Mỹ, họ sẽ được phép ở lại.

Cùng với sự chấm dứt chính sách "chân ướt, chân khô" của Mỹ, Cuba cũng đã đồng ý tiếp nhận trở lại những công dân Cuba bị chính quyền Mỹ phát lệnh trục xuất. Đây là điều mà trong nhiều thập kỷ qua Cuba không chấp nhận.

Quyết định thay đổi chính sách đạt được trong bối cảnh tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama cố gắng củng cố thêm những thành quả của ông trong việc mở lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ, và Cuba. Nó cũng được công bố vào thời điểm chỉ còn một tuần nữa thôi ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Tổng thống đắc cử Donald Trump từng nói ông sẽ thỏa thuận lại về quan hệ với Cuba, việc chấm dứt chính sách "chân ướt, chân khô" có thể sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch của ông Trump.

Những tin tức đồn đại về việc chấm dứt chính sách này trên thực tế đã râm ran tại Cuba kể từ năm 2014 khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao. Nó cũng đã làm phát sinh tình trạng gia tăng đột biến số người nhập cư Cuba đến Mỹ.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, trong năm 2014, trước thời điểm ông Obama, và ông Raul Castro tuyên bố mở lại quan hệ ngoại giao, có 24.278 người Cuba di cư đến Mỹ. Con số đó tăng gần gấp đôi năm 2015, và tăng vọt lên 46.635 trong 10 tháng đầu năm 2016.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#50
Nhiều người Mỹ muốn bà Michelle Obama tranh cử tổng thống năm 2020

TN - Những người ủng hộ đảng Dân chủ lên tiếng kêu gọi cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama chạy đua vào Nhà Trắng trong kỳ bầu cử tới.


Bà Michelle Obama nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của nhiều người dân Mỹ lẫn thế giới AFP.

Vào cuối năm 2016, những người dùng Facebook đã tạo một số cộng đồng có tên là “Michelle Obama làm tổng thống 2020”.

Những nhóm này tập hợp từ hơn 1,5 triệu người vốn cho rằng bà Michelle, được gọi bằng biệt danh đầy yêu mến là “bà mẹ tổng quyền”, sẽ là ứng viên hoàn hảo cho vị trí tổng thống Mỹ.

Cảm thấy thất vọng vì chính sách của ông Trump, họ lại tiếp tục lên mạng xã hội thảo luận những điểm mạnh của phu nhân cựu tổng thống Barack Obama, theo hãng tin Sputnik News ngày 10.2.

Bản thân bà Michelle từng thổ lộ không muốn chạy đua vào vị trí trên. Tuy nhiên, cộng đồng mạng vẫn chưa hết hy vọng, và bắt đầu nài nỉ bà hãy cân nhắc lại quyết định của mình.

Dù sao vài năm nữa mới đến lượt tranh cử, và trong thời gian đó thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Phi Yến
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#51
Tổng thống Trump: Ra sắc lệnh nhập cư mới vào tuần tới

TT - Phát biểu tại họp báo ngày 16-2 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đưa ra một sắc lệnh hành pháp mới về nhập cư vào tuần tới.


Ông Trump tại buổi họp báo ở Nhà Trắng ngày 16-2 - ảnh: Reuters.
Theo Reuters, ông Trump nêu rõ đây sẽ là “một sắc lệnh hành pháp mới toàn diện” với mục đích “bảo vệ người dân Mỹ”. Ông Trump cũng tiếp tục chỉ trích các tòa án liên bang đã ra phán quyết chặn việc thực thi sắc lệnh di trú ngày 27-1 của ông.

“Chúng ta có một tòa án tệ hại, một quyết định tệ hại”, Tổng thống Mỹ nhận xét. Chính quyền Mỹ ngày 16/02 đã yêu cầu tạm dừng quá trình tố tụng tại Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9.

Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp đình chỉ việc cho phép người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn, đồng thời cấm công dân từ 7 quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày.

Tuy nhiên, sắc lệnh này tới nay bị tạm dừng thực thi do Thẩm phán liên bang James Robart tại thành phố Seattle ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh. Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 9 đã ủng hộ phán quyết của thẩm phán James Robart, động thái bị Tổng thống Trump chỉ trích là "đi quá xa" và mang động cơ chính trị.

Sắc lệnh của ông Trump trước khi bị chặn đã đẩy hệ thống di trú của Mỹ vào hỗn loạn do thiếu các chỉ dẫn cụ thể về cách thức thực hiện. Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm, đồng minh của Mỹ, và nhiều tập đoàn công nghệ đã lên tiếng chỉ trích quyết định này.

Nhưng ông Trump tranh cãi mọi thứ đều “suôn sẻ”, rằng sắc lệnh là cần thiết để giữ nước Mỹ an toàn, và đó cũng là lý do nó được áp dụng một cách gấp rút.

“Nếu chính quyền bỏ ra thêm 1 tháng nghiên cứu thêm sắc lệnh, mọi thứ sẽ hoàn hảo. Vấn đề là chúng ta sẽ mất nhiều thời gian, và có lẽ là nhiều sinh mạng vì những kẻ xấu đã đi vào đất nước chúng ta”, ông Trump nói.

Minh Trung
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#52
Tiết lộ tài sản của những người quyền lực nhất Nhà Trắng

Dân Trí - Nhà Trắng vừa công bố bản kê khai tài chính của 180 quan chức chính quyền trong năm 2016, cho thấy cấp dưới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thu nhập hàng triệu USD. Trong khi đó, bản kê khai tài chính của ông Trump vẫn chưa được tiết lộ.

Theo tài liệu được New York Times tiết lộ, cố vấn cấp cao Nhà Trắng Steve Bannon thu nhập từ 1,3 triệu đến 2,3 triệu USD năm ngoái. Tài sản có giá trị nhất của ông Bannon là công ty tư vấn Bannon Strategic Advisors được định giá khoảng từ 5 triệu USD đến 25 triệu USD. Ngoài ra, công ty Bannon Film Industries của ông được định giá từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD. Tài khoản ngân hàng của ông có khoảng gần 3 triệu USD và giá trị của bất động sản cho thuê ước tính 10,5 triệu USD.

Giám đốc Ủy ban kinh tế quốc gia Gary Cohn có khối tài sản lên tới 252 triệu USD đến 611 triệu USD, là một trong những quan chức giàu có nhất của Nhà Trắng. Cả ông Cohn và Bannon đều từng có quan hệ với Goldman Sachs, trong đó, ông Cohn từng là giám đốc điều hành của định chế tài chính này.

Trong khi đó, mặc dù đã trở thành người của Nhà Trắng, song vợ chồng Ivanka, con gái Tổng thống Trump, được cho là vẫn có cổ phần trong tập đoàn của gia đình. Hiện tổng giá trị tài sản đầu tư và bất động sản trị giá khoảng 741 triệu USD. Cặp đôi này được cho là đã bán một số tài sản khi trở thành quan chức Nhà Trắng nhưng hiện vẫn có cổ phần trong các dự án bất động sản, trong đó có Khách sạn quốc tế Trump ở Washington. Ivanka được cho là thu nhập từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD từ khách sạn này trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017.

Bà Kellyanne Conway, một trong những cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump, sở hữu khối tài sản "khiêm tốn" hơn so với các quan chức cấp cao khác của Nhà Trắng. Thu nhập năm ngoái của bà Conway là hơn 800.000 USD với việc sở hữu một công ty tư vấn.

Bản kê khai tài chính của các quan chức Nhà Trắng được công bố sau khi ông Trump nhậm chức được hơn 2 tháng. Nội các của ông được đánh giá là nội các giàu có nhất trong lịch sử với tổng tài sản ước tính khoảng 14 tỷ USD, với một số quan chức là các tỷ phú.

Minh Phương
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#53
Tổng thống Trump tặng tiền lương quý đầu tiên cho cơ quan chính quyền

TT - Giữ lời hứa lúc tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao tặng lương của quý đầu tiên (78.333 USD) cho quỹ nhà nước, theo Nhà Trắng ngày 3.4 xác nhận.


Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer thông báo về việc Tổng thống Trump hiến tặng lương quý đầu tiên - Reuters.
Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer ngày 3.4 trao tờ séc khổ lớn trị giá 78.333 USD cho Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke, theo AP cùng ngày. Ông Spicer nói rằng Tổng thống Trump rất tự hào vì được đóng góp quý lương đầu tiên cho sứ mệnh quan trọng của Cơ quan công viên quốc gia thuộc Bộ Nội vụ.

Ông Spicer nói đó là toàn bộ tiền lương của Tổng thống Trump nhận được từ khi nhậm chức vào ngày 20.1. Lúc còn tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ không nhận lương 400.000 USD mỗi năm nếu đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, Hiến pháp Mỹ quy định tổng thống phải được trả lương nên ông Trump sau đó nói sẽ trao tặng số tiền này.

Theo người phát ngôn Nhà Trắng, việc trao tiền cho chính quyền "không dễ dàng như mọi người nghĩ" và ông Trump đã đưa ra quyết định từ thiện cho Cơ quan công viên quốc gia sau khi trao đổi với các cố vấn.

"Đó là quyết định của ông ấy. Hội đồng cố vấn đề xuất nhiều lựa chọn và ông ấy tin rằng Cơ quan công viên quốc gia đã hoàn thành một số công việc tuyệt vời, đặc biệt là khôi phục các chiến trường lớn của chúng ta", ông Spicer nói.

Bộ trưởng Nội vụ Zinke cho hay số tiền trên sẽ được dùng để bảo tồn các chiến trường lịch sử ở Mỹ. Chi phí cho các dự án bảo tồn các địa điểm lịch sử, theo ông Zinke cho biết sẽ tiêu tốn đến 229 triệu USD. Bên cạnh đó, chính quyền Trump cũng đề xuất cắt giảm ngân sách 12% của Bộ Nội vụ, tương đương 1,5 tỉ USD.

Bảo Vinh
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#54
Vào Mỹ phải khai mật khẩu điện thoại?

TT - Chính quyền Donald Trump sẽ triển khai các thủ tục rà soát an ninh nghiêm ngặt hơn với người nước ngoài, trong đó có yêu cầu trình báo mật khẩu điện thoại.


Rà soát an ninh với hành khách tại một cửa khẩu ở Mỹ - Ảnh: AP.

Theo báo Wall Street Journal (WSJ), các quan chức Nhà Trắng đang thẩm định một loạt thủ tục rà soát an ninh mới sẽ áp dụng tại các cửa khẩu của Mỹ.

Các thủ tục kiểm soát an ninh mới này sẽ nhắm vào du khách nước ngoài, kể cả các trường hợp đến Mỹ trong một thời gian rất ngắn và bao gồm công dân của những nước đang áp dụng chính sách miễn trừ thị thực của Mỹ như các nước tây Âu, Nhật Bản và Úc.

Cụ thể, theo các thông tin của WSJ, những thủ tục rà soát an ninh mới sẽ bao gồm:

* Chia sẻ các liên lạc trong điện thoại di động;


* Chia sẻ mật khẩu email và tài khoản mạng xã hội;

* Cho phép truy cập vào các hồ sơ tài chính;

* Trả lời các câu hỏi liên quan đến tư tưởng.

Theo WSJ, sắp tới, du khách đến Mỹ có thể bị yêu cầu nộp điện thoại cho nhân viên kiểm soát nhập cư; cho phép cơ quan hữu trách tại sân bay xem danh sách liên lạc cá nhân trên máy và lịch sử truy cập Internet.

Du khách cũng sẽ phải xuất trình thông tin đăng nhập các tài khoản mạng xã hội nếu nhà chức trách yêu cầu. Đây được xem là các cửa ngõ thông tin giúp nhà chức trách nắm được tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị cũng như mạng lưới bạn bè của du khách, từ đó xác định các nguy cơ tiềm ẩn gây mất an ninh cho Mỹ.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#55
Hơn nửa triệu người ký đơn đòi Đệ nhất phu nhân Mỹ về Nhà Trắng

Dân trí - Hơn 500.000 người đã ký vào một đơn thỉnh nguyện, kêu gọi Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump chuyển tới Nhà Trắng ở thủ đô Washington hoặc tự bỏ tiền túi để trả cho các khoản phí bảo vệ an ninh nếu vẫn tiếp tục sống ở New York như hiện nay.


Đệ nhất Phu nhân Melania Trump (Ảnh: Getty).

Không giống các chính quyền tiền nhiệm, Đệ nhất phu nhân Melania hiện vẫn đang sống ở Tháp Trump tại New York cùng con trai Barron, 11 tuổi, mặc dù Tổng thống Trump đã chuyển tới Nhà Trắng được hơn hai tháng từ sau lễ nhậm chức của ông hồi tháng 1. Bà Melania được cho là sẽ tới Nhà Trắng sau khi Barron kết thúc năm học trong vài tháng tới.

Trong đơn thỉnh nguyện gửi tới đoàn nghị sĩ New York tại Quốc hội Mỹ, văn phòng cảnh sát New York cho biết ước tính số tiền mà chính quyền thành phố phải chi trả mỗi ngày cho các khoản phí bảo vệ bà Melania và con trai khi họ vẫn đang ở Tháp Trump là vào khoảng 127.000-146.000 USD.

“Những người đóng thuế tại Mỹ đang phải trả một khoản tiền khổng lồ để bảo vệ Đệ nhất Phu nhân tại Tháp Trump. Để góp phần giảm nợ quốc gia, chi phí này cần phải được cắt bỏ vì nó không mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào cho đất nước”, đơn thỉnh nguyện cho biết.

Hiện đã có hơn 500.000 người ký vào đơn thỉnh nguyện trên, vượt xa so với con số mong đợi ban đầu là 150.000 chữ ký. Đơn này cũng đã được gửi tới Thượng viện Mỹ và các thượng nghị sĩ như Bernie Sander và Elizabeth Warren. Những người ký đơn cũng phê phán lối sống “xa hoa” của gia đình Tổng thống Trump.

Tổng thống Trump gần đây cũng bị chỉ trích vì thực hiện hơn 10 chuyến nghỉ dưỡng trên sân golf trong 11 tuần kể từ ngày nhậm chức. Theo phân tích của Politico, mỗi chuyến đi như vậy tiêu tốn ngân sách khoảng 3 triệu USD.

Thành Đạt
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#56
Nỗi lo COVID-19 ở 'mức cao nhất', dân Mỹ muốn người xung quanh tiêm vắc xin

TT - Thăm dò của AP/NORC cho thấy đa số người Mỹ muốn áp dụng lệnh bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19 với người đi xem phim, sự kiện đông người, đi máy bay... Tại San Francisco, muốn vào nhà hàng ăn phải có bằng chứng tiêm chủng.


Những người ủng hộ và cả những người phản đối quy định bắt buộc đeo khẩu trang với các trường học ở hạt Cobb tụ tập tại thành phố Marietta, bang Georgia (Mỹ) ngày 19-8 - Ảnh: AP.

Ngày 20-8, Hãng tin AP dẫn kết quả một cuộc thăm dò mới cho biết nỗi lo về COVID-19 tại Mỹ hiện ở "mức cao nhất" kể từ mùa đông vừa qua, trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh và số ca nhiễm ở Mỹ tăng cao.

Cụ thể, cuộc thăm dò chung của Hãng tin AP/NORC (Trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng) cho thấy 41% người được hỏi bày tỏ "vô cùng" hoặc "rất" lo lắng rằng chính họ hoặc gia đình của họ có thể mắc COVID-19.

Tỉ lệ này tăng so với mức 21% vào tháng 6 và gần bằng mức ghi nhận hồi tháng 1 (thời điểm ca nhiễm tăng vọt ở Mỹ), khi 43% cảm thấy vô cùng hoặc rất lo lắng lúc đó.

Ông David Bowers (một nhà phân tích kinh doanh 42 tuổi và là người ủng hộ Đảng Dân chủ) và vợ (giáo viên một trường công) đã tiêm vắc xin COVID-19. Nhưng hiện cặp đôi này lo lắng cho 2 đứa con gái của họ (7 tuổi và 9 tuổi, tức chưa đủ điều kiện để tiêm vắc xin COVID-19).

Các bé này đang theo học tại một ngôi trường ở bang Arizona. Tại bang này, thống đốc Doug Ducey (đảng viên Đảng Cộng hòa) đã ký luật ngăn các học khu áp dụng quy định bắt buộc học sinh đeo khẩu trang.

"Theo suy nghĩ của tôi, những người không muốn áp dụng lệnh bắt buộc (tiêm vắc xin) là những người cần được quản lý. Hiện nay chỉ những người chiếm thế đa số mong manh ở quốc gia này đưa ra quyết định đúng đắn" - ông Bowers nói.

Cuộc thăm dò của AP/NORC cho thấy phần đông người Mỹ trưởng thành muốn áp dụng quy định bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19 với những người đi xem phim, xem hòa nhạc, dự sự kiện thể thao hoặc những sự kiện đông người khác, người đi máy bay, nhân viên trong bệnh viện, nhà hàng, cửa hàng, văn phòng chính phủ.

Trong cuộc thăm dò, cứ 10 người Mỹ thì có gần 6 người cho biết họ ủng hộ việc yêu cầu người dân tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ liều để được đi máy bay hoặc dự các sự kiện công cộng đông người. Chỉ khoảng 1/4 người Mỹ phản đối các biện pháp như vậy.


Người dân được đồng ý đi vào nhà hàng Waterbar ở thành phố San Francisco (Mỹ) vào ngày 20-8 sau khi cung cấp giấy tờ cho thấy đã tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: AP.

Theo cập nhật ngày 20-8 của báo New York Times, đến nay 60% dân số Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin COVID-19 và 51% dân số đã tiêm đầy đủ liều. Với nhóm từ 18 tuổi trở lên, có 73% đã tiêm ít nhất 1 liều và 62% đã tiêm đầy đủ liều.

Ngày càng nhiều bang và học khu ở Mỹ áp dụng yêu cầu đeo khẩu trang và tiêm vắc xin COVID-19.

Ngày 20-8, San Francisco (bang California) trở thành thành phố lớn đầu tiên ở Mỹ yêu cầu bằng chứng tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ liều với những người dân muốn ăn uống bên trong các nhà hàng, tập thể dục tại phòng gym, hoặc xem hòa nhạc trong không gian kín.

Cuộc thăm dò của AP/NORC được thực hiện với 1.729 người Mỹ trưởng thành, từ ngày 12 tới 16-8.

Kết quả thăm dò cũng cho thấy 55% người được hỏi ủng hộ việc yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang khi xuất hiện quanh những người khác bên ngoài nhà của họ.

Trong khi đó, 62% ủng hộ quy định bắt buộc đeo khẩu trang với những người lao động tiếp xúc với công chúng, chẳng hạn tại nhà hàng và các cửa hàng.


Bình An
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#57
Sắp có vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi

TT - Nhiều nước đã tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi. Trong khi đó, các hãng dược đang đẩy nhanh nghiên cứu và xin cấp phép phê duyệt vắc xin cho các đối tượng trẻ nhỏ khác, bao gồm 5 - 11 tuổi và nhỏ nhất là từ 6 tháng tuổi.


Bé Soren (7 tháng tuổi) nhận liều vắc xin đầu tiên trong thử nghiệm vắc xin COVID-19 do Pfizer-BioNTech dành cho trẻ nhỏ - Ảnh: ABC NEWS.

Tiêm vắc xin cho trẻ em sẽ mở rộng số người được vắc xin bảo vệ trong cộng đồng và giúp trường học an toàn hơn, qua đó tạo điều kiện cho trẻ em đến trường học trực tiếp thay vì học trực tuyến với nhiều bất cập.

Tăng tốc

Mới đây nhất, Công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin COVID-19 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên (từ 6 tháng tuổi đến 17 tuổi) giai đoạn 3 trên toàn cầu. Thông báo của công ty cho biết thử nghiệm sẽ tuyển 16.000 tình nguyện viên ở Chile, Philippines, Malaysia, Kenya và Nam Phi.

Trong khi đó, nguồn tin của Hãng tin Reuters tiết lộ Hãng dược Pfizer (Mỹ) đã chuẩn bị sẵn hồ sơ để sẵn sàng nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 của hãng cho nhóm 5 - 11 tuổi vào cuối tháng này tại Mỹ, sau khi hoàn tất thử nghiệm lâm sàng với tình nguyện viên thuộc nhóm tuổi này. Kết quả thử nghiệm với trẻ từ 2 - 5 tuổi cũng sẽ có không lâu sau đó.

Đối tác của Pfizer, Công ty BioNTech (Đức) thì cho biết trên tạp chí Der Spiegel rằng trong vài tuần nữa công ty này sẽ cung cấp kết quả thử nghiệm vắc xin COVID-19 ở trẻ từ 5 - 11 tuổi cho cơ quan chức năng trên toàn thế giới để xin cấp phép toàn cầu cho loại vắc xin này. Ngoài ra, công ty sẽ xin cấp phép sử dụng vắc xin cho trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi vào cuối năm.

Với Hãng Moderna (Mỹ), từ tháng 3-2021 công ty đã tuyển 6.795 tình nguyện viên dưới 12 tuổi để thử nghiệm vắc xin. Các tình nguyện viên được chia thành ba nhóm tuổi gồm nhóm 6 - 11 tuổi (dự kiến hoàn thành thử nghiệm vào cuối năm 2021), nhóm 6 tháng đến 5 tuổi (hoàn thành vào đầu năm 2022), nhóm còn lại là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vắc xin của Moderna đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên ở một số nước.

Chính quyền Cuba cũng đã triển khai tiêm vắc xin tự phát triển cho trẻ em từ 2 tuổi từ ngày 6-9, nhằm tiến tới khôi phục hình thức giảng dạy trực tiếp tại trường học trong tháng 10 hoặc tháng 11 nhằm đảm bảo quyền học tập - một quyền chính đáng của trẻ em trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc.

Cần nhưng không gấp

Mới đây, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ dành 4,8 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer để tiêm cho học sinh 12 - 17 tuổi với điều kiện phụ huynh phải đồng ý tiêm chủng, trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi bảo đảm an toàn trường học. Câu chuyện ở Thái Lan đặt ra câu hỏi tiêm chủng cho trẻ em có cấp bách hay không?

Các số liệu thống kê ca bệnh trên thế giới sau gần 2 năm xuất hiện dịch COVID-19 cho thấy tỉ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng và tự khỏi là 80%. Trong 20% người có triệu chứng, có 15% có triệu chứng nặng phải nhập viện và 5% còn lại có nguy cơ tử vong. So với tất cả những người bị nhiễm, tỉ lệ tử vong chung do COVID-19 dao động từ 0,5 đến 2%.

Tuy nhiên, độ nặng nhẹ khi nhiễm COVID-19 ở trẻ em và người lớn có sự khác biệt. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, 79% các ca tử vong liên quan đến COVID-19 từ cuối tháng 9-2020 là ở người từ 65 tuổi trở lên. Cũng theo CDC Mỹ, chỉ có 1/10.000 trẻ em từ 0 - 14 tuổi tử vong do căn bệnh này. Nếu xét tỉ lệ tử vong do COVID-19 của trẻ em với toàn bộ dân số ở Mỹ, tỉ lệ này còn thấp hơn đáng kể.

Tương tự, tạp chí Nature hồi cuối tháng 7-2021 công bố nghiên cứu ở Anh cho thấy tỉ lệ tử vong do COVID-19 ở người dưới 18 tuổi từ tháng 3-2020 đến 2-2021 là 2 người trên 1 triệu người. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong bình thường do COVID-19 trong dân số (mọi độ tuổi) là khoảng 1% (dao động từ 0,5 đến 2%). Như vậy, sự nguy hiểm của COVID-19 nhẹ gấp 10.000 lần ở trẻ em so với người lớn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng xác nhận trẻ em và thanh thiếu niên chỉ bị bệnh COVID-19 nhẹ so với người lớn, do đó việc tiêm vắc xin cho trẻ em không quá khẩn cấp như với người già, người có các bệnh mãn tính và nhân viên y tế.

Trong hội thảo trực tuyến diễn ra tối 11-9 với chủ đề "Hiểu về tâm lý trẻ em để cùng nhau đồng hành trong dịch COVID-19", TS Đinh Xuân Anh Tuấn (Bệnh viện Cochin, Paris) cho biết nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong ở trẻ em là cực kỳ thấp so với người lớn, chỉ nên ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em có bệnh lý nền, bị tổn thương hệ miễn dịch.

"Khi có đủ vắc xin và nếu đã tiêm cho tất cả những người lớn, người có bệnh nền, những đối tượng ưu tiên khác thì có thể nghĩ đến tiêm vắc xin cho trẻ em. Tiêm vắc xin cho trẻ em tuy cần thiết nhưng không phải là vấn đề ưu tiên" - bác sĩ Tuấn cho biết.

Hồng Vân

 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#58
Đông Nam Á lo lạm phát

TTO - Tình trạng lạm phát gia tăng ở Đông Nam Á đang làm dấy lên phỏng đoán ngân hàng trung ương các nước trong khu vực có thể sẽ phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.


Giá lương thực và năng lượng tăng được nhận định sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến các hộ gia đình ở Đông Nam Á. Trong ảnh là một siêu thị ở Singapore - Ảnh: Nikkei Asia.

Giá thực phẩm, năng lượng và dịch vụ đang tăng nhanh ở Đông Nam Á.

Mới đây, tạp chí Nikkei Asia cảnh báo nếu giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng thì các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với viễn cảnh lạm phát thậm chí còn tăng nhanh hơn nữa, nhất là khi lương cũng tăng thêm.

Lạm phát cao ở các nước

Tại Singapore, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2022 đã tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua do chi phí vận tải của khu vực tư nhân tăng. Giá điện và khí đốt (tăng 16,7%) cũng là nguyên nhân góp phần.

Trong khảo sát hồi tháng 2 của Ngân hàng Trung ương Singapore, khoảng 94% chuyên gia kinh tế khối tư nhân cho rằng lạm phát là rủi ro hàng đầu với nền kinh tế, trong khi ở cuộc thăm dò tháng 12-2021 chỉ 56% nhận định như vậy.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều đã cảm nhận được tác động của lạm phát.

Một tiệm bánh ở Singapore đã tăng giá từ 10-17% sau Tết Nguyên đán vừa qua. Một nhân viên của tiệm này chia sẻ: "Chúng tôi đang thấy chi phí nguyên liệu và những thứ khác cao hơn, và không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa chúng vào giá bán của mình".

Trong tháng này, Hãng vận hành taxi ComfortDelGro ở Singapore đã lần đầu tiên trong gần 10 năm phải tăng mức giá tối thiểu do chi phí nhiên liệu tăng hơn 5% và vẫn đang có kế hoạch phải tăng thêm nữa.

Tại Lào, tỉ lệ lạm phát tháng 2 năm nay đã tăng 7,3% và là mức cao nhất kể từ tháng 1-2016. Giá tiêu dùng tăng vọt ở Lào do chi phí nhiên liệu và các sản phẩm nhập khẩu khác tăng lên vì đồng kip tiếp tục mất giá.

Tại Indonesia, lạm phát trong tháng 1-2022 là 2,18%, mức cao nhất trong 20 tháng qua. Trong khi đó, CPI của Thái Lan đã tăng lên mức 5,28% vào tháng 2 năm nay. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 13 năm qua ở Thái Lan, tiếp tục tăng hơn so với mức 3,23% của tháng 1. Giá thịt, cá và các loại thực phẩm khác đắt hơn đã ảnh hưởng lớn đến các hộ gia đình.


"Cuộc sống vốn đã vất vả vì đại dịch COVID-19, nên việc tăng giá giờ đây thực sự gây khó khăn. Để tiết kiệm tiền, chúng tôi sẽ ăn ở ngoài ít hơn", một người dân tại Bangkok chia sẻ.

Hết dịch bệnh lại chiến tranh

Theo báo Bangkok Post, kể từ lúc chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ vào ngày 24-2, giá năng lượng và thực phẩm tăng đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực và đời sống của người dân Thái Lan. Tuy nhiên, ngay cả khi không có chiến tranh, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác vẫn đã chịu áp lực lớn.

Ông Steve Soh, giám đốc tiếp thị tại một cửa hàng cung cấp vật dụng thú cưng ở Malaysia, cho biết lệnh phong tỏa chống dịch COVID-19 và việc đóng cửa các cảng đã dẫn đến "tắc nghẽn, chậm trễ kéo dài và chi phí vận chuyển cao ngất".

Ông cho biết cước vận chuyển container đối với hàng hóa dành cho thú cưng từ Trung Quốc đã tăng gấp 6,5 lần và công ty của ông gần đây đã tăng giá bán lên khoảng 20%.

Ngoài ra, tình trạng tăng giá dầu thô, khí đốt tự nhiên, ngũ cốc, kim loại màu và các hàng hóa khác gần đây dự kiến cũng sẽ làm tăng lạm phát ở Đông Nam Á trong tháng 3-2022 và sau đó nữa.

Nếu so sánh với Mỹ (quốc gia có tỉ lệ lạm phát 7,9% vào tháng 2 năm nay), giá tiêu dùng ở Đông Nam Á vẫn không tăng nhanh. Tuy nhiên, khoảng cách đang ngày càng thu hẹp nhanh. Chính phủ Singapore cho rằng mức lương và giá dịch vụ tăng sẽ còn làm tăng thêm áp lực lạm phát.

Để đối phó với giá cả tăng, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS), tức ngân hàng trung ương nước này, dự kiến siết chặt hơn chính sách tiền tệ trong tháng 4. MAS đã siết chặt chính sách của họ trong tháng 10-2021 và tháng 1-2022, trở thành ngân hàng đầu tiên ở Đông Nam Á làm như vậy.

Các ngân hàng trung ương Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ không làm như Singapore cho đến cuối năm 2022. Nhưng hiện nay có thông tin cho rằng các ngân hàng này có thể sẽ hành động sớm hơn, tùy thuộc vào tốc độ tăng giá tiêu dùng và tốc độ tăng lãi suất của các nền kinh tế phát triển.


Bảo Anh
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#59
Nỗ lực lấy lòng giới CEO của bà Harris

Kamala Harris đang đẩy mạnh tiếp cận giới CEO nhằm thể hiện rằng bà muốn lắng nghe họ để quản lý nền kinh tế tốt hơn.

Tỷ phú Texas Mark Cuban trước đây chỉ thỉnh thoảng nói chuyện với Tổng thống Joe Biden hoặc các trợ lý của ông chủ Nhà Trắng. Nhưng khi ông trăn trở về việc những bên trung gian trong ngành dược phẩm đang tăng giá thuốc để gây khó cho các hiệu thuốc độc lập, Cuban đã tìm thấy một người để trao đổi quan điểm: Phó tổng thống Kamala Harris.

Cuban đã dành nhiều giờ trong những tuần gần đây gọi điện thoại, nhắn tin và gửi email cho chiến dịch tranh cử của bà Harris để thảo luận về vấn đề dược phẩm, thuế, Phố Wall hay thâm hụt ngân sách.

ap24278824259952-1728137232-1320-1728137287.jpg
Phó tổng thống Kamala Harris tại cuộc mít tinh ở Michigan ngày 4/10. Ảnh: AP
Khi chiến dịch của Phó tổng thống Harris vạch ra các tầm nhìn, Cuban, người sở hữu một công ty dược phẩm, thấy đồng cảm với họ. Chiến dịch nói rằng nếu trở thành tổng thống, bà sẽ tìm cách hạn chế "những bên trung gian trong ngành dược phẩm" mà ông vốn phản đối.

Giống như các ứng viên Dân chủ trước đây, Harris đã đưa việc giải quyết hành vi sai trái của các tập đoàn Mỹ thành một phần trọng tâm trong những bài phát biểu. Khi vận động tranh cử, bà thường đổ lỗi cho các nhà sản xuất khiến giá thực phẩm tăng cao, đồng thời hứa sẽ tăng thuế đối với các tập đoàn và người giàu.

Dù vậy, trong các cuộc trò chuyện nơi hậu trường, Harris đang âm thầm vận động ủng hộ từ các chủ doanh nghiệp, tìm kiếm lời khuyên của họ trên nhiều lĩnh vực. Bà đưa ra rất ít thông tin cụ thể về chính sách, song nhiều giám đốc điều hành (CEO) cho biết họ coi thái độ cởi mở mà Phó tổng thống thể hiện là quá đủ ở thời điểm hiện tại.

Phó tổng thống những năm gần đây đã nỗ lực vun đắp mối quan hệ với Phố Wall và Thung lũng Silicon. Điều này khác biệt so với cách tiếp cận của Tổng thống Biden, người mà các lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng đã không nỗ lực thu hút họ.

10 ngày trước khi Tổng thống Biden rút lui khỏi cuộc đua Nhà Trắng, chiến dịch của ông nhận được khoảng 91.000 USD từ khoảng 990 nhà tài trợ liệt kê bản thân là CEO, theo báo cáo gây quỹ được nộp lên Ủy ban Bầu cử Liên bang. 10 ngày sau đó, chiến dịch của Harris thu về gần hai triệu USD từ 5.000 nhà tài trợ như vậy.

Bà đã tổ chức tiệc tối với 8-10 CEO tại dinh thự Phó tổng thống để thảo luận về hàng loạt chủ đề, theo những người tham dự. Các khách mời nổi bật có Ryan McInerney của Visa, người đã quyên góp cho cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, Greg Brown của Motorola Solutions, một đảng viên Cộng hòa, và Karen Lynch của CVS Health, người không công khai liên kết với bất kỳ đảng nào.


Những người tham dự cho biết trong suốt buổi tiệc, Phó tổng thống đã lắng nghe suy nghĩ của họ về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Đạo luật Giảm lạm phát, cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, các nỗ lực liên quan đến đa dạng hóa, công bằng và thị trường lao động. Điều này khiến không ít người cảm thấy ấn tượng.

Harris đích thân dẫn khách tham quan khuôn viên và nơi ở, dẫn họ đi dạo trong vườn và giới thiệu cho họ những tác phẩm nghệ thuật mà bà yêu thích.

Việc Harris chỉ trích cựu tổng thống Donald Trump vì giảm thuế cho các tỷ phú và tập đoàn lớn từng khiến một số lãnh đạo doanh nghiệp chọn cách ngồi ngoài cuộc. Số khác chuyển sang ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa, một phần do không đồng tình với cách tiếp cận của đảng Dân chủ.

Dù vậy, nỗ lực lấy lòng cộng đồng doanh nghiệp của Harris đang tạo ra bầu không khí lạc quan rằng nếu đắc cử, bà có thể không tiến hành một số chính sách mà các giám đốc điều hành cho là có hại đối với họ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng đạt được một chiến thắng lớn khi Phó tổng thống gần đây ủng hộ việc không tăng quá cao thuế suất thặng dư vốn dài hạn, trái ngược với kế hoạch mà Tổng thống Biden vạch ra trong bản dự thảo ngân sách hồi đầu năm.

Các CEO cũng thúc đẩy Phó tổng thống Harris loại bỏ nhiều đề xuất thuế lớn của Tổng thống Biden trong bản dự thảo kể trên, như đánh thuế một số khoản lãi chưa thực hiện đối với người có tài sản ròng trên 100 triệu USD.

Một cố vấn của Harris cho biết bà sẵn sàng cấu trúc các loại thuế khác với Tổng thống Biden. Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế có thể sẽ không mang lại nhiều doanh thu để bù đắp cho những đề xuất chính sách tốn kém mà bà hướng tới.

Roger Hochschild, cựu CEO công ty dịch vụ tài chính Discover, người ủng hộ Harris, cho hay bất chấp những thách thức đó, ông tin rằng Phó tổng thống sẽ "tìm ra điểm cân bằng phù hợp" trong kế hoạch đánh thuế người giàu nếu được bầu. Hochschild là một trong khoảng 100 lãnh đạo doanh nghiệp đã ký lá thư gần đây bày tỏ ủng hộ Harris.

Nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng đã gây sức ép lên Harris với mong muốn thay thế Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Lina Khan.

Một số nhà tài trợ lớn của Harris, trong đó có người đồng sáng lập trang LinkedIn Reid Hoffman, đã thúc giục Phó tổng thống loại bỏ bà Khan nếu đắc cử, lập luận rằng cách tiếp cận quyết liệt của bà đối với việc thực thi luật chống độc quyền đã cản trở việc thực hiện giao dịch.

Một số người cho biết Phó tổng thống nhấn mạnh rằng bà sẽ hướng đến mục tiêu áp dụng những quy định "không gây tổn hại không cần thiết" đến doanh nghiệp.

Harris thường nói với các cố vấn rằng chính phủ không thể tự mình giải quyết các vấn đề phức tạp và đã tìm đến khu vực tư nhân để thực hiện những nhiệm vụ được giao, như đảm bảo nguồn tài trợ cam kết 5,2 tỷ USD từ các công ty như Mastercard và Visa để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng di cư từ Trung Mỹ.

Hiểu được rằng kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu với cử tri, chiến dịch của bà cũng dựa vào một số cố vấn kinh tế Phố Wall, như các nhà đầu tư ngân hàng Blair Effron và Roger Altman, để chứng minh rằng bà sẽ quản lý nền kinh tế tốt hơn.

Họ nhấn mạnh Phó tổng thống sẽ điều hành theo hướng thực dụng. "Bà ấy tin vào các quy định hợp lý, quy tắc ứng xử minh bạch và có thể dự đoán được dành cho doanh nghiệp và công nghệ tiên tiến, cũng như lòng trung thành với pháp quyền", Brad Karp, chủ tịch công ty luật Paul, Weiss, bình luận.

AP22265528786352-e168373663193-2168-2947-1727064821.jpg
Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon. Ảnh: AP
Harris cũng đã dành thời gian lấy lòng những người mà bà từng đụng độ trước đây. Một thập kỷ trước, khi còn giữ chức tổng chưởng lý California, Harris đã có một cuộc tranh luận gay gắt với giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư JPMorgan Jamie Dimon. Đầu năm nay, bà mời ông đi ăn trưa và hai người vẫn tiếp tục trao đổi từ đó đến nay. Ông đã nói với các cộng sự sau cuộc trò chuyện rằng Phó tổng thống cởi mở trong việc cải thiện cách chính phủ làm việc cùng các tập đoàn.

Dimon chưa tuyên bố ủng hộ ứng viên tổng thống nào. Chỉ 36 giờ sau khi Tổng thống Biden rời khỏi cuộc đua Nhà Trắng, Harris cùng chồng bà Doug Emhoff đã dự một buổi họp mặt thân mật do Peter Scher, phó chủ tịch JPMorgan Chase, tổ chức tại nhà riêng ở Chevy Chase, Maryland. Tham dự cuộc gặp có một người ủng hộ Harris nhiệt thành: Judy Dimon, vợ của Jamie Dimon.

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)
 
Status
Không mở trả lời sau này.