Hoa Kỳ và Thế giới

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#21
Ấn tượng 3 phút tóm tắt chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

TT - Tài khoản Facebook của Nhà trắng viết “Hậu trường chuyến đi: 5 ngày 4 thành phố” để dẫn cho video clip “Tuần lễ bờ Tây” mô tả chuyến công du Việt Nam và Nhật Bản của ông Obama tuần qua.


Tổng thống Obama cười “tít mắt” khi nói chuyện với thanh niên Việt Nam tại Trung tâm hội nghị Gem Center, TP.HCM ngày 25-5 - Ảnh: Reuters.

Đoạn video clip dài hơn 6 phút, trong đó phần nói về chuyến thăm Việt Nam chiếm hơn 3 phút, mở đầu bằng lời bình mô tả những điểm chính khi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam, trên nền nhạc dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu tổng quan về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, hình ảnh kèm lời bình cho thấy những hàng người dài hai bên đường tại TP.HCM, và Hà Nội chào đón Tổng thống Obama. Lời bình trong clip nhấn mạnh Tổng thống Obama có buổi nói chuyện tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình “chia sẻ quan điểm về tương lai quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Việt Nam”.

Đoạn clip giới thiệu rất ngắn gọn nhưng đầy đủ các buổi làm việc của Tổng thống Obama với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Đồng thời clip cũng ghi lại những hình ảnh người dân hai bên đường, với góc nhìn từ xe của Tổng thống Obama. Bên cạnh đó là các góc quay hậu trường, chiếu từ phía sau khi Tổng thống Obama bước xuống máy bay, hay ông từ cánh gà đi ra sân khấu diễn thuyết.

Clip cũng sử dụng góc quay phóng sự, mô tả rất thực khi Tổng thống Obama tham quan chùa Ngọc Hoàng, vẫy tay chào những người dân đứng quanh chùa cũng như các câu hỏi ông đặt cho người hướng dẫn.

Phần lớn thời gian trong suốt hơn 3 phút giới thiệu về chuyến đi của Tổng thống Obama được phát kèm lời bình. Chỉ vài lần trích nguyên văn lời Tổng thống Obama.

Đó là lần ông phát biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình: “Trong chuyến thăm này, tôi thật sự xúc động vì sự đón tiếp của người dân Việt Nam. Nhiều người đứng hai bên đường vẫy tay, cười. Tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Cũng giống như hai con gái tôi, nhiều người trong số các bạn sinh ra, lớn lên chỉ biết hòa bình, và sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, dù tôi vẫn nhớ về quá khứ, hiểu về những khó khăn của lịch sử nhưng chỉ tập trung cho tương lai”.

Lần khác, clip trích lời Tổng thống Obama khi nói trước các doanh nghiệp tại Dreamplex: “Tôi đã đi khắp nơi trên thế giới, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là những người trẻ - những người háo hức đứng trên khả năng của mình, những người dám thử những điều mới lạ, và tự hình thành đường đi cho mình”

Phần nói chuyện của ông Obama lúc trò chuyện với các thanh niên trẻ Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Gem cũng được trích nguyên văn: “Đó là lý do vì sao cách đây vài năm tôi đã triển khai Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (Yseali) với mục đích giúp những bạn trẻ như các bạn có thêm sức mạnh để thực hiện ý tưởng của mình”.

Đoạn clip kết lại bằng hình ảnh Tổng thống Obama yêu cầu nữ rapper Suboi hát một đoạn rap bằng tiếng Việt. Rồi sau đó là giọng ông Obama nói “bây giờ tôi phải đi” và cảnh đoàn xe đưa Tổng thống ra sân bay với rất nhiều người dân Việt Nam vẫy tay chào hai bên đường.

Clip dài hơn 6 phút nhận được hơn 6.600 lượt chia sẻ, và gần 550.000 lượt xem trên mạng xã hội Facebook.

Những điểm đến của ông Obama tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Dưới sự tư vấn của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, đoàn tiền trạm Nhà Trắng, và Bộ Ngoại giao đã khảo sát nhiều địa điểm khác nhau tại TP.HCM. Vậy những địa điểm được Nhà Trắng lựa chọn có những yếu tố nào đặc biệt?

Chùa Ngọc Hoàng: Chùa Ngọc Hoàng được xem là ngôi chùa duy nhất ở VN có những bức tượng cổ bằng giấy bồi mô tả sinh động cuộc họp mặt của các chư vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Từ lâu, trong các trang sách cẩm nang du lịch, các trang mạng trong và ngoài nước, chùa Ngọc Hoàng luôn nằm trong danh sách các ngôi chùa độc đáo phải đến “một lần” trong chuyến du hành đến các địa danh văn hóa tâm linh và tín ngưỡng của người Việt tại TP.HCM.

Dream Plex. Theo thông tin từ Techlist.asia, số lượng startup tại Việt Nam hiện nay đã vượt quá ngưỡng 1400, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore và Indonesia. Startup Việt Nam đang tạo được sức hấp dẫn nhà đầu tư ngoại – đặc biệt là Mỹ.

Chiều 24-5, Tổng thống Mỹ Obama đã tham quan DreamPlex - một trong những mô hình không gian văn phòng mở mới xuất hiện tại Việt Nam gần đây được thiết kế trẻ trung, hiện đại lấy ý tưởng như mô hình không gian làm việc chung WeWork khá nổi tiếng tại Mỹ. Chính tại nơi này, ông đã có buổi đối thoại với giới startup Việt tại Sài Gòn.

Bitexco Fiancial Tower. Tòa tháp Bitexco Financial Tower là một trong những biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, từng lọt vào danh sách Top 50 tòa nhà sáng tạo nhất trong 15 năm trở lại đây. Danh sách do Hội đồng Nhà cao tầng (Council of Tall Buildings) bình chọn. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu thế giới về kiến trúc và thiết kế tại bang Chicago (Mỹ).

Gem Center. Đây là nơi Tổng thống Barack Obama truyền cảm hứng cho 800 thành viên “Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á” (Yseali) – tổ chức được chính ông phát động thành lập vào năm 2013, Nhà Trắng đã chọn Gem Center.

Hiện nay, Gem Center là một trong những địa điểm hàng đầu được lựa chọn để tổ chức sự kiện, hội nghị chuyên nghiệp và đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam.

Có thể Nhà Trắng lựa chọn Gem Center - công trình tiêu biểu của những người Việt dám ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực - để truyền tải thông điệp thành công tới chính giới trẻ Việt Nam, hãy tự tin và hành động thì mọi ước mơ đều trở thành sự thật. (A.N)

Đ.K.L - H.N
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#22
Tổng thống Obama nói về sai lầm của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

TN - Tổng thống Barack Obama cho rằng Mỹ đã mắc sai lầm khi đi quá xa trong chiến tranh ở Việt Nam và Iraq mà không tính đến những hậu quả từ những hành động của mình.


Tổng thống Barack Obama dự lễ tốt nghiệp tại Học viện Không quân Mỹ
Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2.6 đã có bài phát biểu trước khoảng 28.000 người tại sân vận động Falcon của Học viện Không quân Mỹ ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado nhân lễ tốt nghiệp của các học viên. Đây là lần thứ hai, và cũng là lần cuối cùng ông Obama có bài phát biểu như vậy trong thời gian làm tổng thống, theo AP.

Trước các học viên và quan khách, Tổng thống Obama nói rằng quân đội Mỹ hiện nay vẫn là lực lượng có khả năng chiến đấu tinh nhuệ nhất hành tinh. Theo ông Obama, Mỹ vẫn cần phải tiếp tục hiện đại hóa cũng như tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Tổng thống Obama cho rằng nước Mỹ sẽ không quay lưng trước các cuộc xung đột trên thế giới, nhưng một nhà lãnh đạo khôn ngoan cần phải biết không phải lúc nào cũng can thiệp quân sự khi có vấn đề hay khủng hoảng xảy ra, theo The Washington Times ngày 3.6.

Nhà lãnh đạo Mỹ lấy ví dụ về trường hợp Iran. "Chúng ta đã không nổ phát súng nào, chúng ta đã dùng ngoại giao, không phải chiến tranh", ông Obama nói. Và thay vì hành động quân sự, giải pháp ngoại giao đã đưa đến một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.

Ông Obama cũng không ngần ngại thừa nhận sai lầm của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, và Iraq. Ông phát biểu: "Như chúng ta đã thấy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Iraq, đôi khi những tổn hại to lớn nhất với uy tín của nước Mỹ xảy đến khi chúng ta đi quá xa, khi chúng ta không suy tính thấu đáo hậu quả từ tất cả những hành động của mình. Chúng ta cần rút ra bài học từ chính điều đó".

Trước đó, Tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23 - 25.5 nhằm thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai nước.

Quay lại bài phát biểu tại sân vận động Falcon, Tổng thống Mỹ khẳng định khi cần thiết vẫn sẽ sử dụng lực lượng quân sự, điển hình là việc phải tiêu diệt thủ lĩnh các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) hay al-Qaeda.

Ông Obama cũng kêu gọi Thượng viện Mỹ thông qua việc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Công ước này đã bị cố Tổng thống Ronald Reagan bác bỏ. Vào năm 2004, Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tiếp tục đưa vấn đề này lên nhưng toàn thể Thượng viện Mỹ không bỏ phiếu thông qua. Ông Obama cho rằng nếu Mỹ thực sự quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thì việc thông qua luật đó sẽ giúp Mỹ an toàn hơn.

Ngọc Mai
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#23
Mỹ không đưa Triều Tiên vào danh sách nước bảo trợ khủng bố

TN - Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị liệt Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố, nhưng danh sách mới được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố không có tên Triều Tiên.


Mỹ cho rằng Triều Tiên không bảo trợ cho hoạt động khủng bố nào kể từ năm 1987 - Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2.6 đã quyết định không đưa Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố, bất chấp nhiều đề nghị của các nghị sĩ Mỹ, Yonhap ngày 3.6 đưa tin.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Triều Tiên không bảo trợ cho bất kỳ hoạt động khủng bố nào kể từ năm 1987. Triều Tiên từng bị liệt vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố của Mỹ từ năm 1988. Bình Nhưỡng khi đó bị cáo buộc đứng sau vụ đánh bom năm 1987 trên một chuyến bay của hãng hàng không Korean Airlines (Hàn Quốc) làm 115 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, đến năm 2008, chính quyền cựu Tổng thống George W. Brush đã quyết định đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này để đổi lấy những tiến bộ trong cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Cách đây không lâu, các hạ nghị sĩ Mỹ đã trình một dự luật yêu cầu chính phủ xem xét việc đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Dự luật này nêu ra khoảng 20 vụ việc mà họ cho là dính líu tới Triều Tiên, trong đó có vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Picture Entertainment cuối năm 2014.

Theo Yonhap, danh sách các nước bảo trợ khủng bố mới nhất do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố gồm Iran, Syria, và Sudan. Năm 2015, Mỹ đã chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách này trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm đối địch.

Ngọc Mai
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#24
Obama bỏ tất cả lịch trình để dự lễ tốt nghiệp của con gái lớn.

vietgiaitri - Ông Obama dành thời gian tham dự lễ tốt nghiệp trung học của con gái Malia tại trường tư nhân Sidwell Friends.


Tổng thống Mỹ Obama và con gái lớn Malia. Ảnh: CNN.

Theo CNN, lễ tốt nghiệp của Malia hôm 10/6 là cột mốc quan trọng với nhà Obama. Malia tốt nghiệp trùng ngày em gái Sasha tròn 15 tuổi. Tổng thống Mỹ cùng đệ nhất phu nhân, và Sasha cũng tham dự lễ tốt nghiệp của Malia. Khi ông Obama bước chân vào Nhà Trắng, Malia chỉ mới 10 tuổi.

Tổng thống Mỹ từ chối phát biểu trong lễ tốt nghiệp của con gái, với lý do ông quá xúc động. Để duy trì sự riêng tư, Nhà Trắng cấm tất cả ảnh chụp tổng thống Mỹ đang khóc vì những buồn vui xen lẫn giống như nhiều người cha khác. "Tôi sẽ ngồi đó với cặp kính đen, thổn thức", ông Obama nói trong một chương trình truyền hình đầu năm nay.

"Malia là người bạn tốt nhất của tôi, sẽ là khó khăn cho tôi khi không có con gái bên cạnh mình. Nhưng nó đã sẵn sàng để bước trên con đường của riêng mình. Malia là cô gái thông minh, có năng lực", tổng thống Mỹ nói về con gái. Malia đã được nhận vào đại học danh tiếng Havard trong năm 2017. Ông Obama từng đùa rằng ông không có nhiều tiếng nói trong lựa chọn của con gái.

Malia quyết định dành một năm nghỉ ngơi, tích lũy cho bản thân thêm nhiều trải nghiệm mới trước khi bắt đầu cuộc sống của một sinh viên Đại học Harvard. Kế hoạch về 12 tháng sắp tới của con gái lớn nhà Obama được Nhà Trắng giữ bí mật tuyệt đối.

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, khi được hỏi liệu Malia có đến Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian nghỉ nghơi, ông Obama nói: "Con bé sẽ không nghe tôi, dù tôi có nói gì. Nếu bạn muốn mời Malia đến Việt Nam, có lẽ bạn nên nói với con bé chứ không phải tôi". Ông Obama là người rất gần gũi con cái, trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông luôn ăn tối cùng gia đình cho dù bận rộn.

Khi nhà Obama đi du lịch ở Chicago và San Francisco, các tay nhiếp ảnh đã chụp được nhiều khoảnh khắc Malia cười đùa với cha. Obama quá bận nên không thể dạy con gái lái xe, các mật vụ của Nhà Trắng làm việc này. Ông dự buổi họp phụ huynh hàng năm tại trường Sidwell Friends, thi thoảng tham dự các buổi khiêu vũ, bóng rổ của con gái. Những nghiên cứu của Malia về Tây Ban Nha trở nên đắc lực cho ông Obama khi tới Cuba. Malia đã làm phiên dịch cho cha trong bữa tối tại thủ đô Havana.

Mặc dù kế hoạch tương lai của Malia được giữ kín, gia đình Obama từng nói về niềm yêu thích làm phim của cô con gái lớn. Malia từng hoàn thành lớp thực tập ngắn hạn về truyền hình ở New York, và Los Angeles.

"Tôi nghĩ rằng Malia rất háo hức để được ra khỏi Nhà Trắng", ông Obama cho biết. Malia sẽ là người đầu tiên trong gia đình Obama rời Nhà Trắng. Ông Obama cũng chuyển về biệt thự ở 1600 Pennsylvania Avenue khi chính thức kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2017. Gia đình Obama quyết định ở lại Washington cho đến khi Sasha học xong trung học.

Văn Việt
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#25
Con gái lớn của Obama mong chờ rời khỏi Nhà Trắng

TT - Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Malia, con gái lớn của ông, hôm nay sẽ tốt nghiệp trung học và rất mong chờ được rời khỏi Nhà Trắng.


Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng hai con gái Sasha (trái) và Malia trong lễ xá tội gà tây dịp lễ Tạ ơn năm 2015 ở Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
"Tôi nghĩ Malia, sẽ tốt nghiệp trong tuần này, rất mong chờ được rời khỏi nơi đó (Nhà Trắng)", ABC News dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong cuộc phỏng vấn với chương trình The Tonight Show của NBC, nhắc đến con gái lớn.

Tổng thống Obama nói ông sẽ "xúc động khi chứng kiến Malia tốt nghiệp". Malia chỉ 10 tuổi khi gia đình Obama chuyển tới Nhà Trắng.

Khi được người dẫn chương trình hỏi liệu Tổng thống Obama có xúc động không khi nhiệm kỳ thứ hai sắp kết thúc, ông trả lời ông "đã có kính râm ... một ví dụ nữa về tổng thống đang khóc".

"Chúng giải quyết chuyện này rất tốt", ông Obama nói về cả hai cô con gái Malia và Sasha. "Chúng là những cô gái tuyệt vời. Chúng... thông minh, và hài hước nhưng quan trọng nhất là chúng đều tốt bụng. Chúng không thể hiện thái độ nào cả".

Malia quyết định dành một năm nghỉ ngơi, tích lũy cho bản thân thêm nhiều trải nghiệm mới trước khi bắt đầu cuộc sống của một sinh viên Đại học Harvard. Malia đã đến châu Âu, châu Phi, châu Á, Nam Mỹ, và khu vực Caribbean cùng với cha mẹ và gặp nhiều nhân vật nổi tiếng, quyền lực, trong đó có Giáo hoàng.

Malia sẽ là người đầu tiên trong gia đình Obama rời Nhà Trắng. Ông Obama cũng chuyển về biệt thự ở 1600 Pennsylvania Avenue khi chính thức kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2017. Gia đình Obama quyết định ở lại Washington cho đến khi Sasha học xong trung học.

Như Tâm
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#26
Cuộc chiến 3 năm trước dự báo chiến thắng cho bà Clinton

vnexpress - Kết quả cuộc chạy đua quyết liệt vào vị trí thống đốc bang Virginia năm 2013 là chỉ dấu cho thấy cựu ngoại trưởng Mỹ có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn so với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.


Ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters.
Trong bối cảnh cả hai gương mặt đại diện cho hai phe Dân chủ và Cộng hòa không thể thể hiện được ưu thế vượt trội trước đối thủ, nhiều chuyên gia, và nhà phân tích chính trị quốc tế buộc phải dựa vào những "cuộc chiến" giữa hai đảng trong quá khứ để đưa ra những dự đoán về kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11, trong đó cuộc đua vào vị trí thống đốc bang Virginia năm 2013 là một điển hình, theo Slate.fr

Những điểm tương đồng
Bình luận viên Jamelle Bouie của Slate.fr nhận định tương tự cuộc đua năm nay, cuộc chiến năm 2013 diễn ra giữa hai ứng viên đều không được đông đảo cử tri Mỹ ủng hộ. Trong khi thống đốc đương nhiệm Terry McAuliffe, thuộc đảng Dân chủ, phải đối mặt với hàng loạt bê bối, từ các hiệp định thương mại gian dối đến các mối quan hệ mập mờ với giới doanh nhân, thì tổng chưởng lý Ken Cuccinelli, thuộc đảng Cộng hòa, vấp phải nhiều chỉ trích, đặc biệt từ các cử tri nữ bởi những quan điểm chính trị mang nặng tính bảo thủ và cực đoan.

Trong suốt thời gian làm việc tại tòa án bang, Cuccinelli liên tục đưa ra các đề xuất gây tranh cãi như cấm tuyệt đối mọi trường hợp phá thai, phản đối hôn nhân đồng tính cũng như sự ủng hộ các học thuyết bảo thủ có nguy cơ phá vỡ hệ thống an sinh xã hội Mỹ.

Và hiện tại, kịch bản có vẻ như đang lặp lại ở một tầm mức lớn hơn với hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump.

Cũng giống như McAuliffe, bà Clinton hiện cũng vướng phải các bê bối, và đang là đối tượng trong hai cuộc điều tra của FBI liên quan đến việc bà sử dụng email cá nhân trong khi giữ chức ngoại trưởng Mỹ cũng như những hoạt động gây nghi ngờ của quỹ từ thiện mà cựu ngoại trưởng Mỹ và chồng đang quản lý.

Theo Jamelle Bouie, xét trên một số phương diện, tỷ phú bất động sản Donald Trump không phải là bản sao của cựu tổng chưởng lý Cuccinelli. Ông Cuccielli là một người có quan điểm bảo thủ mang màu sắc đặc trưng của đảng Cộng hòa. Những đề xuất của ông đưa ra dù cứng nhắc nhưng đều dựa trên những nguyên tắc vốn tồn tại lâu đời trong đảng, Trong khi Donald Trump được đánh giá là một chính trị gia "vô nguyên tắc" và không có tính chuẩn mực.

Cuccunelli có hẳn một chương trình phát triển bang bài bản của riêng ông, còn đường lối tranh cử Trump chỉ đơn thuần dựa vào những phát ngôn mang tính bộc phát và bản năng.

Tuy nhiên, vai trò của Trump đang giữ trong cuộc đua quyết liệt này lại dường như giống hệt với vai trò của cựu tổng chưởng lý Virginia. Đó là vị thế của một ứng viên luôn được đánh giá là "khó lường". Tương tự Cuccinelli, Trump luôn gây ra tình trạng mất đoàn kết, và chia rẽ trong nội bộ đảng nhưng lại tạo được tâm lý "sùng bái" mạnh mẽ từ các cử tri bảo thủ trung thành.

Những phát ngôn thẳng thắn thái quá của Trump đã giúp ông giành được sự đề cử của đảng Cộng hòa nhưng cũng có thể khiến ông đánh mất sự ủng hộ của các cử tri nữ, và da màu trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Đặt sang một bên những hạn chế cá nhân, McAuliffe và Cuccinelli đại diện cho hai con đường phát triển khác nhau của Virginia, một hướng về tương lai cùng bản sắc đoàn kết các dân tộc tại một bang có số người định cư cao, một sẽ đưa xã hội Virginia giậm chân tại chỗ với đường lối bảo thủ.

Còn cuộc bầu cử năm nay có ý nghĩa quyết định đến bản sắc của nước Mỹ. Nước Mỹ có thể là một tập thể hài hòa của những người nhập cư, người dân tộc thiểu số tôn giáo, và con cháu của tầng lớp nô lệ cũ, những người đang khao khát hội nhập. Và nước Mỹ cũng có thể là những người da trắng đang giận dữ, và thất vọng, nhưng cũng có đủ khả năng và sức mạnh để làm chủ Nhà Trắng.

Dự đoán chiến thắng cho Clinton
Grégor Brandy, chuyên gia phân tích chính trị người Pháp đánh giá, tại Virginia năm 2013, các cuộc thăm dò từ dư luận đã phơi bày rõ những hạn chế của hai ứng viên. Vào đêm trước cuộc bầu cử quyết định cuối cùng, kết quả thăm dò của viện chính sách công Polling cho thấy ứng viên Dân chủ McAuliffe chỉ đạt tỷ lệ ủng hộ là 36%, tỷ lệ phản đối là 52%.

Trong khi tổng chưởng lý Cuccinelli đã vượt lên với 39% ủng hộ và 52% phản đối.

Tình huống này được dự báo có thể xảy ra với cuộc đua năm nay khi ông trùm bất động sản đang tỏ ra biết cách tận dụng vụ thảm sát hộp đêm tại Orlando, cuộc khủng hoảng an ninh bất ngờ của nước Mỹ, để ghi điểm đối với cộng đồng cử tri.

Tuy nhiên, lợi thế của McAuliffe đến từ số phiếu của các cử tri trung dung (chiếm khoảng 15% tổng số cử tri), trong số này có tới 61 % ủng hộ McAuliffe và chỉ 16% ủng hộ Cuccinelli.

Và cuối cùng, ứng viên Cuccinelli, đại diện giới cộng hòa bảo thủ đã bị ứng cử viên McAuliffe, thuộc đảng Dân chủ đánh bại.

Giới chuyên gia cho rằng McAuliffe có một số ưu điểm như số tiền tranh cử lớn hơn, chiến dịch được quản lý một cách thông minh, quy củ hơn (được điều hành bởi Robby Mook, kiến trúc sư hiện tại của chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton).

Và yếu tố quan trọng không kém là ứng viên đảng Dân chủ nhận được sự "trợ giúp đắc lực" từ một ứng viên tự do thứ ba tham gia vào cuộc đua. Ứng viên này đã vô tình giúp sức cho McAuliffe khi chiếm đoạt tỷ lệ ủng hộ từ các cử tri đang thất vọng về Cucinelli.

Và hiện tình hình đang có chiều hướng lặp lại, ứng viên Gary Johnson của đảng Tự do đã chính thức nhập cuộc. Những quan điểm mang hơi hướng tự do xã hội của ông được dự đoán sẽ chiếm được cảm tình không nhỏ từ tỷ lệ cử tri bất mãn với Donald Trump nhưng lại không ưa cựu ngoại trưởng Mỹ.

"Nếu cuộc bầu cử năm nay lặp lại 'vết xe' của cuộc đua năm 2013 tại Virginia thì nhiều khả năng chiến thắng sẽ thuộc về ứng viên của đảng Dân chủ, người được đánh giá là phù hợp với thời cuộc, và có thể đưa nước Mỹ hướng tới tương lai", Jamelle Bouie nhận định.

Nguyễn Hoàng
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#27
Người Anh bắt đầu bỏ phiếu việc đi hay ở lại EU

Hôm nay (23.6), hàng triệu người dân trên khắp nước Anh đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử nhằm quyết định nước Anh tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hay rời khỏi khối này.


Một lá phiếu bầu trong cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong EU.
Các điểm phiếu đã bắt đầu mở cửa vào lúc 7 giờ sáng và dự kiến đóng cửa vào 22 giờ cùng ngày (giờ địa phương - tức khoảng 4 giờ sáng ngày 24.6 theo giờ Việt Nam).

Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố vào khoảng 10 giờ trưa ngày 24.6 (giờ Việt Nam).

Ước tính khoảng 46,5 triệu cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu - một con số kỷ lục đối với một cuộc trưng cầu ở Anh. Đây là cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc lần thứ ba trong lịch sử của nước Anh và nó diễn ra sau 4 tháng tranh cãi nảy lửa giữa những người ủng hộ Anh ở lại và rời khỏi EU.

Nội dung mỗi phiếu bầu ghi rằng: "Nước Anh có tiếp tục làm thành viên của Liên minh châu Âu hay rời khỏi Liên minh châu Âu?".

Mỗi cử tri phải đánh dấu vào một trong hai lựa chọn "Ở lại làm thành viên của Liên minh châu Âu" và "Rời khỏi Liên minh châu Âu".

Lựa chọn nào chiếm được hơn một nửa trong tổng số phiếu bầu sẽ được xem là chiến thắng.

Sau khi các điểm phiếu đóng cửa, các phiếu bầu sẽ được thu gom lại và chuyển tới các điểm kiểm đếm phiếu bầu tại 382 khu vực bầu cử - đại diện cho tất cả 300 hội đồng bầu cử địa phương ở Anh, Scotland và xứ Wales cộng với các hội đồng ở Bắc Ireland và Gibraltar.

Kết của của từng khu vực sẽ được công bố kể từ tối 23.6. Ủy ban bầu cử dự đoán kết quả chính thức có thể được công bố vào sáng 24.6 (giờ địa phương).

Đêm trước của cuộc trưng cầu dân ý, kết quả 2 cuộc thăm dò được tiến hành trên mạng internet cho thấy số người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU dẫn trước 1 hoặc 2 điểm phần trăm. Trong khi đó, một cuộc thăm dò được tiến hành qua điện thoại cho thấy, số người ủng hộ Anh ở lại EU chiếm 48%, còn ý kiến ủng hộ Anh rời EU chỉ có 42%.

Hồng Hà (Theo BBC, AFP)
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#28
Nghị sĩ Mỹ ngồi biểu tình đòi kiểm soát súng đạn

Trong một động thái chưa từng có, ngày 22/6, hàng chục Hạ nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Mỹ đã biểu tình ngồi ngay tại trụ sở Hạ viện ở đồi Capitol, yêu cầu Quốc hội - do phe Cộng hòa kiểm soát - giải quyết tình trạng bạo lực súng đạn đang ngày càng nghiêm trọng ở nước này, với minh chứng mới nhất là vụ thảm sát tại thành phố Orlando, bang Florida, hồi cuối tuần trước khiến 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương.


Hạ nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ Mỹ biểu tình ngồi yêu cầu siết chặt kiểm soát súng đạn. (Nguồn: CNN).
Cuộc biểu tình do Hạ nghị sỹ Dân chủ John Lewis khởi xướng, diễn ra ngay sau khi Hạ viện Mỹ kết thúc cuộc họp, trong đó chủ tọa là Hạ nghị sỹ Cộng hòa Ted Poe tuyên bố Hạ viện bắt đầu thời gian ngừng họp kéo dài tới ngày 5/7 tới.

Với khẩu hiệu "No bill, no break" (Không dự luật, không nghỉ!), các Hạ nghị sỹ Dân chủ yêu cầu Hạ viện tiếp tục hoạt động cho đến khi các nhà lãnh đạo Cộng hòa tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật kiểm soát súng đạn, trong đó có việc kiểm tra lý lịch người mua súng và hạn chế bán súng cho những đối tượng nằm trong danh sách theo dõi của Chính phủ.

Sau 5 giờ đồng hồ biểu tình, lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện - Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Nancy Pelosi vẫn khẳng định họ sẽ không ra về chừng nào Quốc hội chưa nhất trí một cuộc bỏ phiếu về dự luật kiểm soát súng đạn.

Cuộc biểu tình của các Hạ nghị sỹ Dân chủ đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và tham gia của các Thượng nghị sỹ Dân chủ ở phía bên kia đồi Capitol, nâng tổng số nghị sỹ tham gia biểu tình lên tới con số hơn 100. Trong khi đó, bên ngoài khuôn viên đồi Capitol, gần 50 người thuộc tổ chức phi lợi nhuận "Everytown for Gun Safety," với chủ trương chống bạo lực súng đạn, cũng tổ chức tuần hành để bày tỏ ủng hộ các nghị sỹ Dân chủ.

Áp lực đã gia tăng lên Quốc hội Mỹ sau khi Thượng viện ngày 20/6 bác bỏ bốn biện pháp hạn chế súng đạn, trong đó có hai biện pháp do đảng Dân chủ đề xuất và hai biện pháp còn lại do đảng Cộng hòa đề xuất.

Đảng Cộng hòa và các đồng minh trong Hiệp hội súng trường Quốc gia (NRA) cho rằng các dự luật kiểm soát súng mà đảng Dân chủ đề xuất là hạn chế quá mức và chà đạp quyền được mang vũ khí. Trong khi đó, đảng Dân chủ phê phán kế hoạch của đảng Cộng hòa là "quá yếu ớt."

Sở hữu súng đạn là một vấn đề gây chia rẽ rõ rệt trong chính giới Mỹ. Kể từ năm 1994 đến nay Quốc hội Mỹ chưa thông qua một dự luật kiểm soát súng đạn có sức nặng nào.

Tổng thống Barack Obama đã bày tỏ thất vọng trước những nỗ lực chưa toàn vẹn của giới lập pháp nước này trong việc kiểm soát súng đạn, để lại những lỗ hổng pháp lý mà một kẻ khủng bố có thể lợi dụng để sở hữu vũ khí.

Theo thống kê, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Năm 1990, khoảng 19% dân Mỹ phản đối việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Hiện nay, khoảng 55% người Mỹ ủng hộ luật kiểm soát súng./.

Theo Vietnam+
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#29
Obama nói Mỹ tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý của Anh

vnexpress - Tổng thống Barack Obama nói quan hệ giữa Mỹ với cả Anh và Liên minh châu Âu sẽ vẫn duy trì, sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi liên minh.


Tổng thống Obama phát biểu hồi tháng 4 ở London - Ảnh: Reuters.
"Người dân Vương quốc Anh đã có tiếng nói, và chúng tôi tôn trọng quyết định của họ", ông Obama hôm nay cho biết. "Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu sẽ vẫn là những đối tác không thể thiếu của Mỹ, kể cả khi họ bắt đầu đàm phán về mối quan hệ của mình".

Quyết định của người Anh trong việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) buộc Thủ tướng David Cameron từ chức, và trở thành cú giáng mạnh nhất với nỗ lực đoàn kết châu Âu hơn nữa kể từ Thế chiến II.

Quyết định được các quan chức Mỹ chấp thuận, kể cả khi nó làm chao đảo Phố Wall, và các thị trường chứng khoán khác trên thế giới.

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang công du ở Ailen, nói Mỹ muốn người Anh bỏ phiếu ở lại EU hơn, nhưng tôn trọng kết quả. "Tôi phải nói rằng chúng tôi đã trông chờ một kết quả khác nhưng Mỹ có quan hệ hữu nghị lâu dài với Vương quốc Anh, và sự gắn kết đặc biệt đó sẽ được duy trì", ông nói trong bài phát biểu tại thành phố Dublin.

Ông Obama hồi tháng 4 tới London theo lời mời của ông Cameron, và kêu gọi người Anh ở lại EU. Sự can thiệp bất thường này bị những người vận động để Anh rời EU chỉ trích là xen vào nội bộ.

Trọng Giáp
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#30
Bà May đưa cả đồng minh lẫn cựu đối thủ vào nội các mới

TT - Tân thủ tướng nước Anh đã bổ nhiệm cả các đồng minh lẫn cựu địch thủ của bà trong nội các mới và tạo thêm hai vị trí mới để giải quyết những hậu quả của Brexit.


Bà Theresa May phát biểu trước truyền thông bên ngoài nhà số 10 phố Downing ở trung tâm London ngày 13/07 - Ảnh: Reuters.
Hãng tin AFP cung cấp danh sách chi tiết về một số vị trí chủ chốt trong nội các mới của bà Theresa May, trong đó bao gồm cả lập trường của họ trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23-6 vừa qua.

1. Bộ trưởng tài chính Philip Hammond

Dưới thời ông David Cameron, ông Hammond giữ cương vị Bộ trưởng ngoại giao. Nhưng nay, ông được bà May tin tưởng giao phó cương vị Bộ trưởng tài chính.

Ông Hammond 60 tuổi là người từng chỉ trích rất gay gắt Liên minh châu Âu, tuy nhiên trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu ý dân ngày 23-6, ông đã ủng hộ việc nước Anh ở lại EU.

2. Bộ trưởng ngoại giao Boris Johnson

Nhà lãnh đạo hàng đầu của chiến dịch vận động ủng hộ Brexit đồng thời là cựu thị trưởng thành phố London Boris Johnson đã được bổ nhiệm giữ cương vị lãnh đạo Bộ ngoại giao Anh.

Ông Boris Johnson là chính trị gia gây nhiều tranh cãi nhất sau khi quyết liệt vận động chiến dịch đưa Anh rời khỏi EU lại đột ngột rút khỏi đường đua giành cương vị thủ tướng Anh giai đoạn hậu Brexit.

3. Bộ trưởng phụ trách Brexit David Davis

Ông Davis 67 tuổi là một chính trị gia chủ trương ủng hộ việc Anh rời EU. Ông cũng là người kêu gọi phương án giải quyết nhanh các thủ tục rời khối.

4. Bộ trưởng thương mại quốc tế Liam Fox

Vị trí mới được trao cho ông Liam Fox cho thấy nhu cầu cần xây dựng quan hệ hợp tác thương mại chặt chẽ hơn của Anh với các quốc gia không thuộc EU như Trung Quốc và Ấn Độ thời hậu Brexit.

Ông Fox là một nghị sĩ rất ngờ vực EU, ông cũng là cựu bộ trưởng quốc phòng đã từ chức năm 2011.

5. Bộ trưởng nội vụ Amber Rudd

Bà Amber Rudd là một trong số ít các chính trị gia thuộc phe ở lại giành được cương vị cao trong nội các mới của thủ tướng Theresa May.

Bà Amber Rudd từng là bộ trưởng năng lượng dưới thời ông Cameron, và người phụ nữ 52 tuổi này nổi tiếng là người làm việc hiệu quả, đáng tin cậy.

6. Bộ trưởng quốc phòng Michael Fallon

Ông Fallon vẫn giữ cương vị cũ của ông trong nội các mới của nước Anh, chức vụ ông đã đảm nhiệm trong hai năm qua. Trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua, ông Fallon ủng hộ việc nước Anh ở lại.

Ngay sau khi bà Theresa May công bố nội các mới, ngày 13-7 đồng bảng Anh đã rớt giá, đảo ngược chiều tăng trước đó khi thông tin bà Theresa May làm thủ tướng, và ông Philip Hammond làm bộ trưởng tài chính được công bố.

Cụ thể, trong ngày 13-7 đồng bảng Anh đã mất 0,8% giá trị so với đồng USD và 1 bảng Anh chỉ còn đổi được 1,3144 USD.

Mặc dù việc ông Boris Johnson được bổ nhiệm làm ngoại trưởng khiến một số người thất vọng nhưng ông Hammond lại được xem như lựa chọn tích cực cho vị trí bộ trưởng tài chính.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#31
Obama: "Tôi nhìn thấy những lời nói thiếu sót của mình tác động ra sao"

TT - Trong buổi lễ tưởng niệm năm cảnh sát của vụ bắn tỉa ở Dallas, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẩn nài người Mỹ thuộc mọi chủng tộc thể hiện tình đoàn kết và sự hiểu biết.


Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công Dallas - Ảnh: AFP.
AFP cho biết tổng thống đi cùng đệ nhất phu nhân Michelle Obama, đã trích dẫn nhiều điều trong Kinh Thánh khi ông phát biểu trước đám đông tham dự lễ tưởng niệm trong giai đoạn quốc gia bị choáng váng trước bạo lực súng ống, và bị xâu xé bởi chính trị và nạn phân biệt chủng tộc.

"Tôi biết rằng hiện tại người dân Mỹ đang gặp khó khăn với những gì chúng ta đã chứng kiến trong tuần vừa qua" - ông Obama cho biết.

Ông Obama nhận định một loạt vụ bắn súng đều liên quan đến cáo buộc phân biệt chủng tộc đã đưa đến cảm xúc rằng "những rạn nứt sâu sắc trong nền dân chủ của chúng ta bất ngờ bị phơi bày ra, thậm chí còn rộng lớn hơn".

"Tôi ở đây để nói rằng chúng ta phải từ bỏ những nỗi tuyệt vọng như thế. Tôi ở đây để khẳng định rằng chúng ta không bị chia cắt như chúng ta những tưởng" - tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Bài diễn văn của ông chủ Nhà Trắng cũng bao gồm một lời thú nhận thẳng thắn rằng những nỗ lực của ông để giải quyết bạo lực, súng đạn, và phân biệt chủng tộc đã không tới nơi tới chốn.

"Tôi đã phải phát biểu tại quá nhiều buổi lễ tưởng niệm trong suốt nhiệm kỳ tổng thống này. Tôi đã nhìn thấy một tinh thần đoàn kết sinh ra từ bi thương có thể dần lụi tàn như thế nào. Tôi đã nhìn thấy những lời nói thiếu sót có thể mang đến những thay đổi (tiêu cực) như thế nào. Tôi đã nhìn thấy những lời nói thiếu sót của tôi đã tác động như thế nào" - Tổng thống Obama nhìn nhận.

Tám năm trước sức mạnh hùng biện đã giúp ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, và giúp dấy lên niềm hi vọng về một quốc gia có thể vượt qua những chia rẻ xã hội sâu sắc.

Tuy nhiên, theo AFP, bài phát biểu hôm 12-7 cho thấy một vị tổng thống mệt mỏi với niềm hi vọng cho một sự thay đổi đã dần tàn.

Thay vào đó Tổng thống Obama đã kêu gọi người Mỹ hãy mở cửa trái tim với nhau.

Ông Obama kêu gọi người Mỹ da đen thấu hiểu những khó khăn của các nhân viên cảnh sát đang phục vụ trong cộng đồng.

Tuy nhiên tổng thống cũng thách thức lực lượng cảnh sát hầu hết là người Mỹ da trắng, tại một quốc gia mà nền tảng phân biệt chủng tộc đã không còn, phải thừa nhận rằng thành kiến ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Anh Thư
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#32
Con gái thứ 2 của Tổng thống Obama làm thu ngân trong nhà hàng Mỹ

ANTĐ - Tại Nhà Trắng, Sasha Obama luôn luôn có một đội ngũ đầu bếp có thể làm bất cứ món ăn nào theo yêu cầu của cô, ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng trong mùa hè này, lần đầu tiên cô gái đã được học cách phục vụ người khác bằng việc làm thêm tại một nhà hàng hải sản trên đảo Martha's Vineyard, bang Massachusetts, Mỹ.


Sasha đang cần mẫn làm việc trong nhà hàng hải sản Nancy

Những hình ảnh trong ca làm việc cho thấy, Sasha rất nghiêm túc với nhiệm vụ của mình. Cô bé mặc áo phông, đội mũ lưỡi trai, nhận yêu cầu của khách, thanh toán tiền, và bưng đồ ăn đến các bàn.

Tờ Boston Herald cho biết, Sasha đã đăng ký làm việc tại nhà hàng Nancy bằng tên thật của cô bé là Natasha. Cô bé đảm nhận công việc trong 4 tiếng ca sáng.

Dễ nhận thấy rằng, theo sát bảo vệ Sasha luôn có 6 mật vụ Mỹ mặc thường phục, ngồi tại các bàn ăn, và sẵn sàng trợ giúp nếu cô bé cần. Thông thường, khi hết ca làm việc, Sasha sẽ được 6 mật vụ hộ tống lên một chiếc SUV trở về nhà.

“Cô bé đã làm việc ở tầng dưới. Chúng tôi tự hỏi rại sao lại có 6 người thỉnh thoảng trợ giúp cô, nhưng sau đó chúng tôi đã phát hiện ra đó là ai”, một người quản lý nhà hàng Nancy nói.

Nhà hàng hải sản Nancy là một trong những địa điểm yêu thích của gia đình Tổng thống Obama, gia đình ông thường xuyên lui đến Nancy trong kỳ nghỉ hàng năm tại Vineyard Martha.

Theo Dailymail, chủ cửa hàng Nancy, Joe Moujabber là bạn bè thân thiết của ông Obama, chính vì vậy Tổng thống Mỹ quyết định gửi gắm con gái út vào đây để trải nghiệm cuộc sống.

Sasha dự kiến sẽ làm thêm tại đây đến hết ngày 6-8, trước khi đi nghỉ dưỡng cùng gia đình như thường lệ.

Cuối tuần trước, cô chị Malia Obama cũng gây sốt trên truyền thông, và mạng xã hội sau khi xuất hiện một đoạn video quay cảnh cô thoải mái lắc lư, nhảy nhót cùng bạn bè trong lễ hội âm nhạc thường niên Lollapalooza ở thành phố Chicago.

Malina hiện đang trong kỳ trải nghiệm thực tế kéo dài 1 năm trước khi cô chính thức trở thành tân sinh viên của Đại học danh giá Harvard.

Dù là ái nữ của Tổng thống Mỹ nhưng cả Malina và Sasha luôn được cha mẹ nuôi dạy để sống một cuộc sống “theo cách bình thường nhất”.

Đệ nhất phu nhân Michelle đã giải thích tầm quan trọng của điều đó với cuộc sống của 2 con gái, “Tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của Malia và Sasha khi chúng còn nhỏ, lần đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng. Cảnh lần đầu đặt 2 đứa vào xe cùng các mật vụ, và đi đến trường nhiều lần vẫn khiến tôi rơi nước mắt. Khi chúng rời đi, tôi nghĩ rằng tôi đang làm điều gì cho các con tôi?”, bà Michelle nói.

“Và lúc đó, tôi biết rằng công việc đầu tiên của tôi là cố gắng nuôi dạy chúng sống theo cách bình thường nhất, đảm bảo rằng chúng cũng như những đứa trẻ bình thường khác”.

Những lý giải của bà Michelle chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những băn khoăn xung quanh việc làm thêm của Sasha cũng như cô chị Malina, khi luôn có những mùa hè bận rộn tại phim trường cùng nhà sản xuất.

Hà Triệu
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#33
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?

TT - Các tài liệu mật của Edward Snowden đã khẳng định, các vũ khí tấn công mạng do một nhóm tin tặc rao bán tuần qua chính là của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).


Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ đã bị tin tặc tấn công và rao bán phần mềm do thám - Ảnh: Getty Images.

Theo The Intercept, tuần rồi, giới công nghệ rộ lên ồn ào về việc một nhóm tin tặc tự xưng là ShadowBrokers tuyên bố bán đấu giá những cái họ gọi là "các vũ khí tấn công mạng" do NSA tạo ra.

Căn cứ vào những tài liệu chưa từng được công bố của "người thổi còi" Edward Snowden, The Intercept khẳng định, trong số những thứ nhóm hacker đem rao bán có phần mềm đúng là của NSA, và đó là một phần trong các công cụ cơ quan này dùng để thao túng thông tin của nhiều máy tính trên toàn thế giới.

Theo đó các tin tặc của NSA được hướng dẫn sử dụng chuỗi 16 ký tự “ace02468bdf13579.” khi sử dụng chương trình có tên SECONDDATE, chương trình này có trong số những tài liệu bị rò rỉ của NSA.

Chuỗi ký tự trong các tài liệu của Snowden cũng khớp với chuỗi ký tự đã bị rò rỉ. Ngoài ra tài liệu cũng nói chi tiết hơn về phần mềm SECONDDATE.

Đây là một phần mềm mã độc có khả năng ngăn chặn, và gửi lại các lệnh thao tác trên web của các máy tính về cho NSA. Chúng đã được sử dụng cho các hoạt động của NSA tại Pakistan, và Lebanon.

SECONDDATE đóng vai trò chuyên môn đặc biệt trong hệ thống do thám phức tạp toàn cầu do chính phủ Mỹ tạo ra nhằm theo dõi hàng triệu máy tính trên thế giới.

Việc nhóm hacker ShadowBrokers rao bán phần mềm này cùng hàng chục công cụ mã độc khác đánh dấu sự kiện lần đầu tiên các bản sao đầy đủ phần mềm tấn công mạng của NSA bị công khai trước dư luận.

Và theo chuyên gia mật mã Matthew Green của Đại học Johns Hopkins, phần mềm mã độc này không chỉ là nguy cơ với các chính phủ nước ngoài mà nó còn có thể dùng để theo dõi bất cứ ai đang sử dụng một router dễ bị tấn công.

Hiện chưa rõ bằng cách nào các dữ liệu của NSA bị rò rỉ, và ai đã thực sự tiến hành cuộc tấn công này. Một số người ngờ vực tin tặc Nga đứng sau sự việc, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục.

Cho tới nay, nhiều giả thuyết đã được nêu ra, nhưng một trong những giả thuyết được nhiều người chấp nhận hơn cả cho rằng, một hacker nào đó của NSA đã sử dụng các phần mềm mã độc này nhưng sau khi ra tay đã không loại bỏ hết dấu vết, do đó khiến ai đó nắm được các ứng dụng mà không cần phải tiến hành cuộc tấn công quá quy mô.

Tới giờ NSA vẫn chưa phản hồi về các vấn đề liên quan tới nhóm ShadowBrokers, các tài liệu của Snowden, và phần mềm mã độc của họ.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#34
Mỹ phá băng buôn người khổng lồ


Bảng chỉ dẫn của Sở an sinh xã hội Mỹ tại Burbank, California - Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, đây là kết quả của chiến dịch truy quét tội phạm buôn người có tên "Operation Summer Rescue" do Sở cảnh sát Los Angeles phối hợp thực hiện với FBI, và nhiều cơ quan hành pháp khác của Mỹ trong những ngày qua.

Cảnh sát Mỹ cho biết có ít nhất 10 nạn nhân trong số những người được giải cứu đã bị buộc làm gái mại dâm, và 8/10 trong số này là trẻ vị thành niên.

Cũng theo Trung tâm quốc gia phòng chống buôn người của Mỹ, California là bang xảy ra nhiều vụ việc liên quan tới tội phạm buôn bán người nhất.

Năm ngoái, gần 1/5 các cuộc điện thoại gọi tới Trung tâm này đều từ California. Năm nay, trung tâm này cũng ghi nhận hơn 500 vụ buôn người liên quan tới các đường dây mua bán gái mại dâm. Trong khi đó, năm ngoái, trên toàn nước Mỹ xảy ra hơn 4.000 vụ.

Đợt truy quét tội phạm buôn người quy mô lớn kéo dài 3 ngày đã bắt giữ 286 người, hầu hết đều bị buộc tội liên quan mại dâm.

Thông báo của cảnh sát cho biết: "Số lượng bắt giữ đáng kể này nhằm gửi đi một thông điệp tới cộng đồng rằng tội buôn bán người sẽ không được dung thứ".

Dẫu vậy thì theo ông Tim Stack, một cảnh sát ở Los Angeles, bất chấp các vụ truy quét, và bắt giữ liên quan thì nạn buôn bán người vẫn hoành hành trong nhiều năm qua.

Ông Tim Stack phân tích: "Những kẻ lừa gạt các cô gái trẻ là những bậc thầy dụ dỗ, chúng chủ yếu tìm kiếm những cô gái muốn có một người bảo trợ hay cung cấp tài chính. Chúng làm cho họ tin rằng họ sẽ có một cuộc sống xa hoa, kiếm được rất nhiều tiền nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy".

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#35
Ảnh tình tứ của vợ chồng Obama gây sốt mạng xã hội

vnexpress - Vợ chồng Tổng thống Obama tràn ngập tình yêu trong loạt ảnh trên tạp chí phụ nữ da màu Essence.

Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle cười rạng rỡ và nhìn nhau âu yếm khi xuất hiện trên số đặc biệt tháng 10 của tạp chí Essence. Theo BBC, hai người cũng chia sẻ về những gì đã làm được trong suốt 8 năm ở Nhà Trắng.



Vợ chồng ông Obama trên tạp chí Essence - Ảnh: Essence.
Nhiều người dùng mạng xã hội đã ca ngợi tình yêu của vợ chồng Obama bằng cách sử dụng từ khóa "#BlackLove (Tình yêu da màu), trong đó không ít người dành lời khen cho vóc dáng quyến rũ của bà Michelle.

"Điều duy nhất, và tuyệt đối khiến tôi thích nhà Obama đó là tình yêu mà họ dành cho nhau", một người chia sẻ.

"Bà Michelle Obama là đệ nhất phu nhân duy nhất trong lịch sử ngày càng đẹp lên", một người khác bình luận.

Bà Michelle, một nhà vận động tích cực cho phong cách sống khỏe mạnh, cho hay điều khiến họ tự hào nhất là đã tạo ra sức ảnh hưởng đến trẻ em người Mỹ gốc Phi.

"Tôi nghĩ đối với trẻ em da màu, rất có ý nghĩa khi cả đời được nhìn thấy một gia đình trong Nhà Trắng trông giống như chúng", bà nói. "Tôi nghĩ trong những năm qua, chúng tôi đã xóa bỏ được giới hạn ở nhiều trẻ em".

Khi được hỏi về những kỷ niệm khiến ông nhớ nhất khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Obama cho hay đó là khoảng thời gian bên cạnh gia đình.

"Những kỷ niệm đáng yêu nhất của tôi ở Nhà Trắng là khi bên cạnh các con gái vào một đêm hè, và đi dạo cùng những chú chó ở Bãi cỏ Phía nam, nói chuyện và lắng nghe chúng, cố gắng bắt con chó Bo vận động vì đôi khi trời rất nóng", ông nói.

Anh Ngọc
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#36
Thông điệp buồn của ông Obama

TT - Như một sự trớ trêu của lịch sử lẫn của số phận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải đứng ra khánh thành một phần lịch sử của người Mỹ da màu trong bối cảnh xung đột sắc tộc có dấu hiệu bùng nổ trở lại.


Người da màu xuống đường biểu tình ngày thứ ba liên tiếp tại Charlotte hôm 24-9 - Ảnh: Reuters.

Hẳn nhiên sự kiện khánh thành bảo tàng về lịch sử người Mỹ gốc Phi tại trung tâm thủ đô Washington đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước.

Thậm chí bảo tàng này từng được khởi công từ thời tổng thống Bush nữa kia, bởi thế ông mới có mặt trong buổi lễ khánh thành ngày 24-9 vừa rồi. Tổng thống Georges W. Bush đã phát động dự án từ năm 2003.

Vết loang mang tên Charlotte

Thế nhưng lẽ ra sự kiện long trọng đánh dấu ngày ra đi của Tổng thống Obama sẽ phải hoành tránh, và đẹp đẽ như một sự ghi danh hai nhiệm kỳ của ông phục vụ nước Mỹ, thì nó lại bị làm bớt đẹp đi phần nào vì những chuyện bắn giết.

Có thể hiểu rằng bài phát biểu của ông đã chuẩn bị trước đó phải có điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh mới khi ba đêm liền người da màu ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, liên tục xuống đường để đối đầu cảnh sát, đòi hỏi công lý cho người da màu.

Phát biểu trước hàng ngàn người tại buổi lễ từ thủ đô nước Mỹ, được truyền thông mô tả là chủ yếu là người da màu, ông Obama - vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ - nhấn mạnh lịch sử của người Mỹ gốc Phi không tách biệt khỏi kho tàng lịch sử khổng lồ của nước Mỹ, không nằm bên cạnh mà là trung tâm của lịch sử nước Mỹ.

Ông Obama nêu rõ: “Một cái nhìn rõ ràng về lịch sử có thể khiến chúng ta không thoải mái, song chính sự không thoải mái đó khiến chúng ta học hỏi và trưởng thành, sử dụng sức mạnh tập thể để khiến dân tộc này hoàn hảo hơn. Đó là lịch sử nước Mỹ mà bảo tàng này kể lại”.

Ông Obama cũng muốn dùng chính câu chuyện thành công của mình để làm tôn vinh thêm sự đóng góp của người Mỹ da màu. “Chúng ta không phải là gánh nặng của nước Mỹ mà chúng ta chính là nước Mỹ” - ông Obama tuyên bố.

Người ta thấy ông đã dùng lại những ngôn từ của nhà thơ da đen Langston Hughes để nói lên tiếng lòng của mình cũng như của hàng triệu con người cùng màu da như ông ở Mỹ: “Tôi cũng thế. Tôi là nước Mỹ”.

Ông Obama bó tay

Vốn là một chính trị gia nổi tiếng với tài hùng biện nhưng dường như lần này những ngôn từ của ông cũng bất lực.

Về những căng thẳng sắc tộc, ông đã không ít lần lên tiếng kêu gọi các bên thông hiểu nhau, đoàn kết với nhau để cùng chung sống.

Thậm chí khi ông bước lên đỉnh vinh quang của vũ đài chính trị cách đây gần 8 năm, không ít người đã kỳ vọng ông sẽ giúp nước Mỹ hàn gắn vết thương phân biệt sắc tộc trắng/đen.

Có thể thấy ông đã không làm được điều đó khi những tháng gần đây, các vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người da màu thường dẫn đến những vụ biểu tình bạo lực từ cộng đồng, thậm chí còn dẫn đến một số vụ trả đũa đi xa hơn những gì giới chức quản trị hình dung: bắn tỉa nhắm vào lực lượng công quyền như một cách trả thù.

Nhận thấy rõ điều đó, trong buổi lễ tại Washington, Tổng thống Obama nhấn mạnh chỉ một bảo tàng không thể giải quyết vấn đề của một quốc gia đang vật lộn để thoát ra khỏi một di sản đen tối của tình trạng nô lệ và định kiến chủng tộc, song bảo tàng này tạo điều kiện cho các cuộc tranh luận diễn ra trong thời đại này.

Khách mời danh dự của buổi lễ khánh thành bảo tàng là một gia đình 4 thế hệ người da màu, trong đó cụ bà Ruth Bonners năm nay đã 99 tuổi, con gái của một nô lệ da màu.

Sau bài phát biểu của tổng thống Mỹ, cụ đã gióng hồi chuông đánh dấu chính thức khánh thành bảo tàng.

Buổi lễ còn có sự góp mặt của cựu tổng thống Mỹ George Bush, người đã phê duyệt xây dựng bảo tàng này năm 2003, và những nhân vật da màu nổi tiếng của Mỹ như Stevie Wonder và Oprah Winfrey.

Bảo tàng được xây dựng từ tháng 2-2014, rộng 37.000m2, với kiến trúc 3 lớp màu đồng chồng lên nhau, thể hiện niềm tin, hi vọng và sự kiên cường của người Mỹ da màu.

Bảo tàng nằm ngay gần Nhà Trắng và đài tưởng niệm Washington, là nơi lưu giữ 34.000 hiện vật, trong đó một nửa là được hiến tặng.

“Lịch sử của người Mỹ gốc Phi không thể tách rời khỏi lịch sử Mỹ mà nó thậm chí là phần chính yếu. Bảo tàng này cho phép kể lại câu chuyện phong phú hơn, đầy đủ hơn về lịch sử nước Mỹ đã trải qua. Nó cho phép chúng ta nói với nhau, lắng nghe nhau và hơn hết là để người Mỹ chúng ta nhìn rõ về nhau.

Nguyễn Quân
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#37
Nhiều người Việt ở Mỹ lo ngại nếu Donald Trump thắng cử

vnexpress - Càng đến gần ngày bầu cử, các cử tri gốc Việt càng nhận thấy rõ xu hướng chính sách của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa và lo lắng nếu tỷ phú đắc cử.


Ứng viên Donald Trump chỉ tay về phía bà Hillary Clinton trong cuộc tranh luận sáng nay - Ảnh: Reuters.

"Cuộc tranh luận trực tiếp lần hai giữa ông Trump, và bà Hillary Clinton kịch tính hơn cuộc thứ nhất, hai bên thể hiện sự gay gắt, thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề. Cuộc tranh luận được nhiều người đánh giá là thù địch, nhắm vào công kích cá nhân vì đó là phong cách của ông Trump, và do cả hai đều có những điểm yếu để đối phương nhắm tới", Jennifer Nguyen, 32 tuổi, sinh sống ở hạt Santa Clara, bang California, chia sẻ với VnExpress.

Jennifer cho rằng mặc dù phần lớn người Việt ở khu vực này, khoảng 200.000 người, ủng hộ đảng Cộng hòa, nhưng đang có xu hướng sẽ bỏ phiếu cho cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong kỳ bầu cử năm nay. Lý do là bà Clinton có nhiều ưu tiên chính sách mang lại lợi ích cho đa số, bà quan tâm đến an sinh xã hội, y tế, giáo dục, nữ quyền.

Jenny Đỗ, một luật sư gốc Việt cũng sinh sống ở thành phố San Jose, bang California cho rằng ứng viên đảng Dân chủ Clinton vẫn giành chiến thắng trong cuộc tranh luận trực tiếp lần hai với đối thủ Trump, mặc dù tỷ phú Mỹ có vẻ điềm tĩnh hơn lần tranh luận đầu tiên.

"Ông Trump vẫn thua, nhất là sau vụ lộ video về chuyện sàm sỡ phụ nữ cho thấy con người thật của ông. Đa số các khảo sát đều cho thấy bà Clinton vẫn là người dẫn đầu", Jenny nói, thể hiện rõ sự ủng hộ cựu ngoại trưởng Mỹ.

Cũng có chung đánh giá lo ngại về ứng viên Donald Trump, Diệu Liên, nghiên cứu sinh ngành phân tích chính sách, bang Massachusetts, cho rằng mặc dù tỷ phú Mỹ đã "vượt qua" được câu hỏi đầu tiên về video sàm sỡ phụ nữ, và đi đến cuối cuộc tranh luận thứ hai, nhưng việc thay đổi tình thế theo chiều hướng có lợi cho ông là khó xảy ra.

Theo Liên, so với bà Clinton, ông Trump thiếu kinh nghiệm về chính sách, thiếu kiến thức về chính trị, ngoại giao, hay quân sự. Cô dự đoán sắp tới đảng Cộng hòa có thể sẽ tìm cách "hạ bệ" Trump, và đưa ứng viên phó tổng thống Mike Pence lên thay.

"Việc bà Clinton trở thành tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng người Việt, đó là lựa chọn tốt hơn so với ông Trump. Bà Clinton cũng có thể giúp Mỹ bớt gây thù oán với các nước khác", Jennifer nói.

Khánh Lynh - Anh Ngọc
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#38
Obama gọi phát ngôn của Trump về bầu cử tổng thống 'nguy hiểm'

vietgiaitri - Tổng thống Mỹ khiển trách ứng viên đảng Cộng hoà khi ông Trump từ chối nói liệu ông có chấp nhận kết quả bầu cử tháng 11 tới hay không.


Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Miami hôm 20/10 - Ảnh: AFP.

"Đó không phải là chuyện đùa", Business Insider dẫn lời Tổng thống Barack Obama nói. "Không, không, không. Tôi muốn mọi người chú ý ở đây".

"Điều đó nguy hiểm", ông Obama hôm 20/10 cho biết tại thành phố Miami, vận động cho bà Hillary Clinton và thượng nghị sĩ Chris Murphy. "Khi bạn cố gieo mầm hoài nghi vào trí óc người dân về tính hợp pháp trong các cuộc bầu cử của chúng ta, điều đó xói mòn nền dân chủ của chúng ta".

Ông Trump từ chối nói ông có chấp nhận kết quả bầu cử hay không, trong phiên tranh luận tổng thống cuối cùng ngày 19/10. Tại một sự kiện vận động ngày hôm sau, ông tuyên bố sẽ chấp nhận kết quả ngày 8/11 "nếu thắng". Tỷ phú sau đó nói sẽ công nhận một kết quả bầu cử "rõ ràng".

Trọng Giáp
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#39
ASEAN sắp có website pháp lý truy cập miễn phí

TN - Ngày 23.10, tờ Bangkok Post đưa tin Phó tổng thư ký VP Tư pháp Thái Lan Sarawut Benjakul vừa thông báo một website chuyên cung cấp thông tin về luật và quy định của các nước thành viên ASEAN sẽ được mở miễn phí vào năm tới.


ASEAN sắp có website pháp lý truy cập miễn phí, cung cấp thông tin pháp lý cho Đông Nam Á, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư ở khu vực - Shutterstock.

Ông Sarawut nói rằng đó chính là website của Trung tâm thông tin pháp lý ASEAN (ASEAN LIC) có trụ sở ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) và sẽ đăng tải thông tin pháp lý tổng quát, những quy định thuế của các nước ASEAN.

Ông Sarawut cho biết thêm văn phòng của ông vừa thảo luận với Giám đốc điều hành ASEAN LIC Rajesh Muttath về việc phát triển website. ASEAN LIC cũng sẽ làm việc với các trường luật hàng đầu để đẩy mạnh kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại xuyên biên giới, giúp các quốc gia ASEAN xuất bản thông tin pháp lý, và hỗ trợ các nhà nghiên cứu cũng như những người làm việc trong lĩnh vực này.

Theo kế hoạch, website ASEAN LIC sẽ được xây dựng hoàn tất vào tháng 1.2017, và sẽ được mở ở tất cả 10 nước ASEAN. Website này sẽ trở thành trung tâm cung cấp thông tin pháp lý cho Đông Nam Á, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư ở khu vực.

Minh Trung
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#40
Việt kiều trẻ ở Mỹ ủng hộ đảng Dân chủ

TT - Báo Financial Times của Anh mới đây nhận định 45% người Việt ở Mỹ đang ủng hộ Đảng Dân chủ, trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ Đảng Cộng hòa là 29%.


Ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters.
Tuần tới đây, Cuong Dinh, một sĩ quan quân đội chế độ cũ ở miền nam Việt Nam trước năm 1975 sẽ đi bỏ phiếu bầu cho ứng viên Donald Trump, trong khi con gái ông cho biết sẽ bầu cho bà Hillary Clinton.

Cũng giống như hàng ngàn người Việt sang Mỹ định cư sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng đất nước vào ngày 30-4-1975, suy nghĩ cho rằng Đảng Dân chủ ra lệnh ngừng viện trợ cho miền Nam Việt Nam là nguyên nhân khiến người như ông Cuong Dinh trở thành người ủng hộ Đảng Cộng hòa mạnh mẽ.

Năm 2008, khi Thượng nghị sĩ John McCain, người từng tham chiến ở Việt Nam, đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử, 48% người Việt ở Mỹ ủng hộ Đảng này.

Tuy nhiên, hiện tại số người Việt ủng hộ Đảng Dân chủ đang vượt mặt Đảng Cộng hòa với tỷ lệ 45% - 29%.

Đó là vì thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ ngày nay không có cùng suy nghĩ với cha ông họ.

Một bằng chứng rất rõ là 3 trong số 4 người con trưởng thành của ông Cuong Dinh hiện đang ủng hộ Đảng Dân chủ.

“Tôi ủng hộ Đảng Cộng hòa, không nghi ngờ gì cả. Các con tôi thì khác”, báo Financial Times trích lời Cuong Dinh. “Mỗi khi họp gia đình, chúng tôi luôn cãi nhau. Bọn trẻ nói rằng chúng tôi cần thay đổi”.

Cô Tini, 35 tuổi, con gái ông Dinh, cho biết mình ủng hộ Đảng dân chủ vì chính sách của đảng này trong các vấn đề xã hội bao gồm y tế, giáo dục, và quyền bình đẳng.

Sự ủng hộ của người Mỹ gốc Việt đang nhấn mạnh thêm vị thế của Đảng Dân chủ trong bức tranh bầu cử hiện nay, khi mà cộng đồng người Mỹ gốc Á đang trở thành nhóm dân số phát triển nhanh nhất, đồng thời cũng là nhóm cử tri quan trọng tại các bang Virginia, Nevada và North Carolina.

Ngoài ra, khuynh hướng ủng hộ Đảng Dân chủ trong 21 triệu người Mỹ gốc Á đang đặt ra một thách thức lớn cho đảng Cộng hòa trong thời đại của Donald Trump.

Những năm gần đây, các ứng viên Đảng Cộng hòa đã liên tục vấp phải phản ứng của người nhập cư.

Năm 2006, sự nghiệp của Thượng nghị sĩ George Allen ở Virginia sụp đổ sau khi ông gọi một người Mỹ gốc Ấn là “khỉ đột” và bị ghi hình lại.

Sáu năm sau đó, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đưa ra kết luận rằng vị thế của Đảng sẽ khá "bấp bênh" nếu không chịu thích ứng với mối quan tâm của các nhóm thiểu số.

Đến thời ông Trump cũng không khá hơn, khi mà ông liên tục có những phát biểu gây “mích lòng” người nhập cư, tiêu biểu là lời kêu gọi cấm người Hồi giáo vào Mỹ.

“Những phát biểu chống lại người nhập cư, và những lời bình luận cay nghiệt đang khiến cho Trump, hay Đảng Cộng, hòa gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận cộng đồng này”, ông Karthick Ramakrishnan, giáo sư chính trị - khoa học trường Đại học California, Riverside nhận định.

Ngọc Đông
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.