Theo như tin tức báo chí mấy tháng nay đưa tin thì khủng hoảng nợ công của chính phủ Mỹ sắp đụng trần, có nghĩa là tới khoảng tháng 8,9 này chính phủ Mỹ mới có thể đàm phán xong và thông qua 1 khoản tiền để trả nợ (tiền hưu người già, tiền trả cho nhân viên nhà nước làm việc trong National Visa Center,...). Ngoài ra cũng trong tháng 9 này ông OBAMA đã cam kết sẽ "đụng" đến vấn đề "cải tổ di trú" như đã hứa trước khi ông đắc cử tổng thống năm 2008 (việc giải quyết đến vấn đề di trú cũng là một nước cờ hữu hiệu để ông OBAMA tiếp tục tranh cử tổng thống nhiệm kì 2012 tới đây). Vậy thì theo mình thấy visa bulletin từ tháng 9 trở đi chắc chắn sẽ có những thay đổi khủng khiếp :
1. Tốc độ giải quyết hồ sơ sẽ tăng nhanh chóng để giải quyết nốt những hồ sơ hợp pháp (các diện ưu tiên) và không hợp pháp ( 11 triệu người nhập cư lậu Mexico) và có thể sẽ ngưng luôn hình thức bảo lãnh thân nhân các diện F (đặc biệt là F3 và F4) như "dự luật cải tổ di trú năm 2007" của tổng thống Bush. (Những hồ sơ đã được National Visa Center approved thì cứ an tâm). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là trên 50%.
2. Hoặc nếu luật cải tổ di trú mới được giải quyết theo hướng của một số nghị sĩ Mỹ đã đưa ra là ưu tiên giải quyết cho 11 triệu dân nhập cư bất hợp pháp bằng cách "lấy bớt" hoặc là "lấy luôn" quota 226000 visa per year của người nhập cư hợp pháp và cũng ngưng luôn các hình thức bảo lãnh thân nhân diện F ( mà các nghị sĩ này gọi là immigrant chain: bảo lãnh dây chuyền, 1 người đi được thì kéo theo cả nhà qua Mỹ). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là 50%.
3. Quan điểm của một nhóm nghị sĩ khác là vẫn tiếp tục hình thức bảo lãnh thân nhân các diện F, song song đó là hợp pháp hoá cho 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Nếu như dự luật này được thông qua thì thời gian bảo lãnh của các diện F chắc chắn sẽ bị kéo dài ra vì phải chia sẻ quota visa hàng năm với 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp và chính phủ Mỹ sẽ phải mở rộng thêm các văn phòng di trú trên khắp thế giới ( trong khi thực tế là họ đang tiết kiệm chi tiêu công bằng cách cắt giảm bớt các văn phòng chính phủ đại diện). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là dưới 50%.
1. Tốc độ giải quyết hồ sơ sẽ tăng nhanh chóng để giải quyết nốt những hồ sơ hợp pháp (các diện ưu tiên) và không hợp pháp ( 11 triệu người nhập cư lậu Mexico) và có thể sẽ ngưng luôn hình thức bảo lãnh thân nhân các diện F (đặc biệt là F3 và F4) như "dự luật cải tổ di trú năm 2007" của tổng thống Bush. (Những hồ sơ đã được National Visa Center approved thì cứ an tâm). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là trên 50%.
2. Hoặc nếu luật cải tổ di trú mới được giải quyết theo hướng của một số nghị sĩ Mỹ đã đưa ra là ưu tiên giải quyết cho 11 triệu dân nhập cư bất hợp pháp bằng cách "lấy bớt" hoặc là "lấy luôn" quota 226000 visa per year của người nhập cư hợp pháp và cũng ngưng luôn các hình thức bảo lãnh thân nhân diện F ( mà các nghị sĩ này gọi là immigrant chain: bảo lãnh dây chuyền, 1 người đi được thì kéo theo cả nhà qua Mỹ). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là 50%.
3. Quan điểm của một nhóm nghị sĩ khác là vẫn tiếp tục hình thức bảo lãnh thân nhân các diện F, song song đó là hợp pháp hoá cho 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Nếu như dự luật này được thông qua thì thời gian bảo lãnh của các diện F chắc chắn sẽ bị kéo dài ra vì phải chia sẻ quota visa hàng năm với 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp và chính phủ Mỹ sẽ phải mở rộng thêm các văn phòng di trú trên khắp thế giới ( trong khi thực tế là họ đang tiết kiệm chi tiêu công bằng cách cắt giảm bớt các văn phòng chính phủ đại diện). Tỉ lệ khả thi của dự luật này là dưới 50%.