Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

#1
Quincy Nguyen

Nếu tôi là đứa con của ông bố, bà mẹ đã bỏ tất cả sang đây, chịu bao nhiêu nhọc nhằn để cho tôi được ăn học ở Mỹ, thì tôi sẽ không ngồi đây ủ rũ, phân vân, hay hối hận, mà sẽ càng quyết tâm học và đỡ đần bố mẹ tôi. Chỉ có một con đường thôi, đó là tiếp tục đi tới.


Xin chào quý báo và các độc giả gần xa!

Xin tự giới thiệu tôi năm nay 24 tuổi, sang Mỹ định cư được hơn ba năm theo diện kết hôn. Thời gian gần đây tôi có theo dõi diễn đàn bàn về cuộc sống người Việt ở Mỹ và tôi cũng muốn trình bày một số suy nghĩ của mình. Tôi xin mạn phép tự cho mình là một thanh niên trẻ (24 tuổi), còn nguyên gốc vì ở Mỹ chưa lâu, chưa bị Mỹ hóa.

Điều trước tiên tôi muốn nói đó là mọi sự so sánh đều rất khập khiễng. Chúng ta không thể đem mức sống của một quốc gia giàu mạnh hàng đầu thế giới là Mỹ ra so với một nước còn bị coi là nước thế giới thứ ba như ta. Nếu bạn muốn hít một bầu không khí trong lành hơn, muốn gắp miếng đồ ăn cho vào miệng mà không phải suy nghĩ liệu mình có đang nuốt thứ hóa chất độc hại nào vào bụng không, thì đến Mỹ bạn sẽ được toại nguyện. Đó là tôi chỉ nói đến hai thứ nhu cầu tối thiểu nhất của con người là: ăn và thở. (Dĩ nhiên người bên này còn làm to chuyện hơn về ba cái vụ ăn uống, ví dụ như là e ngại thực phẩm biến đổi gen, cổ súy dùng hàng organic - là những thực phẩm trong quá trình nuôi trồng không dùng phân hóa học, không biến đổi gen, không hoóc môn…).

Nhưng thôi, như tôi đã nói, chúng ta chẳng thể so sánh đời sống vật chất của ta với Mỹ được. Tôi muốn nói nhiều hơn về những khía cạnh khác của cuộc sống nơi đây.

Mỗi người chúng ta sang đây ai cũng có mục tiêu riêng của mình, theo cá nhân tôi (chứ đối với người khác thì tôi không biết), đạt được những mục tiêu đó là đã thấy thỏa mãn, hạnh phúc. Ví dụ, chồng tôi ở Mỹ vì anh kiếm được tiền ở Mỹ, vì anh không hòa nhập được với văn hóa làm ăn ở Việt Nam. Còn tôi sang Mỹ vì cần được ở bên cạnh chồng, muốn được thụ hưởng nền giáo dục của Mỹ, và tôi muốn con mình được chăm sóc với những điều kiện y tế tốt. Dĩ nhiên, hạnh phúc bao giờ cũng có cái giá của nó. Nếu như ở Việt Nam sinh con có ông, có bà, có người giúp việc phụ giúp thì ở đây, tất cả mọi thứ chúng tôi phải tự lo lấy. Rồi tôi đã có gia đình, có con nhỏ, mà vẫn muốn học thì tôi phải thức khuya hơn, phải dậy sớm hơn, phải gồng lên hơn... Nhưng tôi hiểu tại sao phải như thế và tôi chấp nhận.

Đối với các ông bố, bà mẹ bỏ hết tất cả, bỏ tài sản, địa vị... ở Việt Nam sang đây làm lại từ đầu bằng những công việc mà họ cho rằng là “thấp hèn trong xã hội” chỉ với một lý do là “vì tương lai của con”, thì xin hỏi họ còn than thở gì nữa? Con của họ đã được đi học ở Mỹ với học phí của một công dân Mỹ, không ít trong số đó còn xin được trợ cấp chính phủ, mượn nợ để học... Chẳng phải họ đã đạt được điều mình muốn đó sao? Đừng vì tự ái, vì cái tôi của mình quá lớn mà cứ tủi hổ vì công việc của mình. Mình cần phải biết người, biết ta khi ngoại ngữ không có, kiến thức giới hạn, thì chúng ta làm những gì tốt nhất với khả năng của mình thôi. Công việc nào cũng là công việc, và chê bai, xếp hạng công việc chính là sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Nói đến kỳ thị, tôi thấy có rất nhiều bài cho rằng ở Mỹ kỳ thị chủng tộc rất lớn. Tôi thì nghĩ rằng sự kỳ thị nói chung là bản chất của con người, nó tồn tại khắp nơi chứ chẳng riêng gì Mỹ, nó không đúng và loài người luôn muốn loại trừ (ví dụ: bằng pháp luật). Chúng ta, ngay cả khi ở trong nước, có là kỳ thị không khi dùng những từ ngữ như “dân Bắc”, “dân Nam”... Nhiều khi chúng ta quá vô tư để có thể nhận ra rằng chính mình cũng đang kỳ thị người khác.

Ở nước Mỹ, cho dù thực tế mỗi người suy nghĩ thế nào, vấn đề phân biệt đối xử luôn được đặt nặng. Những vụ kiện về phân biệt màu da, phân biệt chủng tộc, phân biệt kỹ năng, phân biệt đủ thứ (nói chung là discrimination) vẫn diễn ra ầm ầm mỗi ngày. Có bài viết rằng nếu người bản xứ và người châu Á/Việt Nam cùng nộp đơn xin việc thì họ sẽ nhận người bản xứ. Nhưng mà ở Việt Nam, câu chuyện sinh viên tỉnh lẻ tốt nghiệp đại học đi xin việc cũng "trầy da tróc vẩy" vì không có cái hộ khẩu (chứ chẳng phải vì khác màu da), cũng chẳng hiếm. Mà hơn nữa, các công ty bên này (đặc biệt là những công ty lớn) rất sợ dính vào các vụ kiện về phân biệt đối xử.

Tôi không viết bài này để ca ngợi nước Mỹ, nhưng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn khác hơn về xứ cờ hoa. Không có xã hội nào là hoàn hảo, cũng chẳng có chính phủ nào là hoàn hảo, bởi vì con người chúng ta sinh ra đâu có hoàn hảo. Đúng, cuộc sống ở đây rất khắc nghiệt, nó khiến con người ta phải luôn đi tới, luôn gồng mình lên mà “chiến đấu”. Nhưng vì sao vậy? Là bởi vì người ta muốn có nhà, có xe, có đủ thứ, và họ mua hầu hết theo cách trả góp. Nếu thu nhập ổn định thì không sao, nhưng chỉ cần có chút trục trặc, ví dụ bị cắt giảm lương chẳng hạn, thì mọi thứ chạy trật đường ray hết. Đó là cái giá phải trả cho nhu cầu sắm nhiều hơn khả năng chi trả.

Nhưng ít ra, ở Mỹ, con người ta luôn có cơ hội để làm lại. Anh đổ nợ, anh khai phá sản và 7 đến 10 năm sau đó, anh thành “cù bất cù bơ”, chẳng ai dám cho anh mượn tiền, thuê nhà, rồi sau 10 năm “trừng phạt” anh, người ta xóa bỏ hết những vết tích xấu trên hồ sơ tín dụng của anh (credit report) và cho anh làm lại từ đầu. Vậy trong 7-10 năm đó anh làm gì? Anh phải tiếp tục “chiến đấu” để mà sống sót chứ sao. Nó là cái giá anh phải trả vì đã xù nợ người ta.

Thật lòng mà nói, tôi chưa bao giờ dám chê bai nước Mỹ. Hãy nhìn những gì Mỹ đã làm cho người nhập cư. Hàng năm họ mở cửa cho không biết bao nhiêu người vào Mỹ, để rồi không ít trong số đó trở thành gánh nặng của xã hội, không ít người xin trợ cấp chính phủ (khi bản thân họ chưa đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng). Rồi có biết bao nhiêu người cố sống cố chết giấu cái bụng bầu 6-7 tháng sang đây với cái visa du lịch chỉ để sinh con ở đây cho nó mang quốc tịch Mỹ? (Hỡi ôi cái luật Mỹ nó là vậy!)

Việc nuôi dạy con cái lại là một chủ đề lớn hơn. Con tôi chỉ mới hơn 2 tuổi, nên tôi cũng chẳng dám chắc chắn điều gì. Nhưng tôi nghĩ, để nuôi dạy con nên người đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ cha mẹ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩ là không thể, ngay cả việc dạy cho con nói, viết được tiếng Việt. Tôi thấy có rất nhiều người Việt bên này dùng tiếng Anh khi giao tiếp với con họ mặc dù chúng còn rất nhỏ (trong khi họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt), tôi cũng không hiểu vì sao?

Nếu tôi là đứa con của ông bố, bà mẹ đã bỏ tất cả sang đây, chịu bao nhiêu nhọc nhằn để cho tôi được ăn học ở Mỹ thì tôi sẽ không ngồi đây ủ rũ, phân vân, tủi thân, hay hối hận mà sẽ càng quyết tâm học và đỡ đần bố mẹ tôi (bằng vài công việc làm thêm). Chỉ có một con đường thôi, đó là tiếp tục đi tới. Tất cả là để cho một tương lai khởi sắc hơn, để tôi có thể là điểm tựa vững chắc nếu sau này gia đình tôi có quyết định trở về Việt Nam sinh sống.

Thế hệ 8x như tôi, đặc biệt là lứa lớn lên ở Việt Nam, luôn hướng về quê hương. Nhưng tôi cho rằng không cứ phải ở Việt Nam thì mới giúp được đất nước. Mỗi người tùy vào hoàn cảnh của mình có thể đóng góp cho quê hương bằng nhiều cách khác nhau. Tôi thì muốn lĩnh hội thật nhiều những kiến thức của các nước giàu mạnh để tương lai tôi mong trở về và truyền đạt nó cho những đàn em, đàn con cháu của mình ở trong nước.

Tôi viết bài này cũng mong động viên những người Việt ở xa quê đang có cuộc sống chật vật hãy cố gắng lên, và hãy đùm bọc nhau để đi tới cái đích của mình. Tôi rất cảm thông với họ khi có ai đó nói rằng “sao không về Việt Nam đi, có ai bắt phải ở lại Mỹ đâu!”. Có mấy ai đủ can đảm quay về và đối diện với những thị phi, những cái nhìn soi mói, với cái mác “kẻ thất bại”? Tôi biết, không phải cứ ra đi thì nhất định phải thành công, nhưng đủ bản lĩnh để vượt qua được cái miệng thế gian thì không phải ai cũng làm được.

Quincy Nguyen
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#3
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Đã có những topic về chủ đề này trên diễn đàn rồi và để tránh chuyện đi chệch hướng đề tài, tôi đề nghị ACE khi comment tránh sa đà vào chuyện nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến diễn đàn. Ngoài ra ACE có quyền viết cảm nhận của mình trong này.
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#4
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

thế thì chỉ viết những chuyện thành đạt trên nước Mỹ thôi phải không bác??<xấu che,đẹp khoe>còn những cái gọi là nhạy cảm thì không nên nói,mắc cỡ cho người VN lắm,Bác nói chí phải.....
Bạn hiểu sai vấn đề rồi . Tôi chỉ muốn nhắc anh chị em không sa đà vào việc chính trị hay đụng chạm nhà nước VN. Bạn không thích nước Mỹ cứ việc post nhưng nếu vô lý quá thì sẽ có người khác phản bác hoặc ngược lại. Tôi chỉ giúp anh chị em không đi chệch hướng. Thế thôi.
 

Be CanTho

Thành viên tích cực
#5
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Quincy Nguyen

Nếu tôi là đứa con của ông bố, bà mẹ đã bỏ tất cả sang đây, chịu bao nhiêu nhọc nhằn để cho tôi được ăn học ở Mỹ, thì tôi sẽ không ngồi đây ủ rũ, phân vân, hay hối hận, mà sẽ càng quyết tâm học và đỡ đần bố mẹ tôi. Chỉ có một con đường thôi, đó là tiếp tục đi tới.

ok bài viết rất hay. ở VN người nghèo thì tìm mọi cách để đi, thậm chí cả Đài Loan, Hàn Quốc.... nghèo hơn Mỹ cũng đi, giàu thì đưa con đi du học , đám cưới giả ... để đi qua Mỹ nói chung đa số tìm cơ hội để đi, đi qua đất nước mà bầu cử TT cả thế giới đều biết. biết nhiêu thôi là đủ biết nước Mỹ như thế nào rồi. hỏi anh em chứ tại sao như vậy ? ai có hỏi tôi có muốn đi Mỹ không? tôi trả lời là cây cột điện đi được nó cũng đi nữa.
 

colua

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Thân chào các ACE.

Tôi là 1 thành viên mới. Đây là lần đầu tiên tôi post bài, có gì sơ sót mong các ACE bỏ qua cho.
Nhân đọc bài : Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu. Dù rằng đề tài này ACE mình, ai ai cũng đọc rất nhiều rồi, và cũng đã chuẩn bị rất nhiều về tinh thần cho cuộc hành trình dài : Làm Lại Từ Đầu.
Nhưng , dù có trang bị thế nào đi nữa, chúng ta cũng kg tránh khỏi những ngạc nhiên , hụt hẫng mà chúng ta chưa lường hết được.
Trong cảm nghĩ của bài viết này, tôi muốn nói với tất cả ACE chúng ta vừa mới định cư ở đây, hãy cố gắng vượt qua tất cả, cái buổi ban đầu, ngỡ ngàng. bao giờ cũng gian truân, vất vả. Cái gian truân vất vả ấy, bây giờ chúng ta mới cảm nhận được.

Hồi trước khi hồ sơ của chúng ta đang còn trong thời gian complete, đang chờ đợi để được phỏng vấn, chúng ta vẫn nghe những người đi trước nói về cuộc sống và sự sinh hoạt ở đất nước ấy. Có lẽ 1 số ACE trong chúng ta, có người tỏ vẻ ra lo lắng, 1 số người tỏ ra thản nhiên......
NHƯNG qua đây, chúng ta thật sự mới cảm nhận được theo đúng ý nghĩa của nó. 1 số ACE đã vượt lên, hòa nhập, và cũng có 1 số ACE than thở......Giả sử như nói về thời tiết, hồi chưa đi US, có ACE nói là bên đó lạnh, nhưng chắc cũng lạnh hơn Đà Lạt một tí thôi !!!.
Cũng chuẩn bị quần áo ấm, chuẩn bị tư tưởng. Nhưng qua đây rồi mới biết, cái lạnh như cắt da, cắt thịt....
Đó là về thời tiết, còn biết bao những thứ nữa chứ ? Nhưng thôi chúng ta luôn tâm niệm rằng : Chấp Nhận Làm Lại Từ Đầu có nghĩa là từ con số 0, mà tôi chắc rằng các ACE chúng ta đã qua đây, kg 1 ai đang đứng ở vị trí số 0 hết.
Điều quan trọng chúng ta là mạnh bước, quyết chí không ngồi không, chịu khó đi xin việc làm, nếu chúng ta biết tiếng Anh, còn kg , thì nên đi học, việc gì cũng đi, trước là cho khuây khỏa, sau là biết hòa nhập với cộng đồng......

Vài dòng chia sẻ cùng tất cả ACE, mong rằng ACE chúng ta quyết tâm, vượt lên tất cả, hy sinh tất cả. Đã chấp nhận Làm Lại Từ Đầu, hẳn rằng không phải là 1 sớm 1 chiều.......
Thân ái đến tất cả ACE.
Colua
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#7
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Chào ACE

Theo tôi nghĩ cái thay đổi đầu tiên là phải học cách ứng xử theo xã hội Mỹ các bạn à. Điều này rất quan trọng vì nếu không sẽ có những xung đột xảy ra đấy. Co1 thể kể một vài cái như sau:

- Tập thói quen chào hỏi nhau nơi công công như công viên, siêu thị, chung quanh nhà, ... Bọn trẻ con của chúng ta hay người thân của chúng ta mà có "nhắc tuồng" chúng ta thì cũng đừng tự ái hay nổi quạu nhe.

- Tập thói quen nói cám ơn và xin lỗi. Cái này người VN mình hơi tiết kiệm lời nói.

- Tôn trọng sự riêng tư, tự do cá nhân của người khác. Đây chính là cái gây xung đột nhiều nhất giữa người cũ và người mới sang. Tớ lấy một ví dụ vui nhé, ở VN khi nghe cell phone là cứ oang oang vỡ nhà theo kiểu hét to "không sợ bố con thằng nào hết", sang bên này nói như thế thì không giống ai hết chưa kể làm phiền những người chung quanh. Ra đường tới đâu cũng phải xếp hàng, chen ngang cũng được nhưng mọi người chung quanh nhìn mình như quái vật. Người nhà góp ý không tiếp thu mà lại tự ái, ... Có rất nhiều cái mà không thể nói hết. Nhưng nói chung ứng xử văn hoá cũng là cái phải làm lại từ đầu.

Ngoài ra phải kể thêm Anh văn. Đây mới chính là cái phải làm lại từ đầu nếu không muốn sống như người "dân tộc ít người" ở Mỹ. Cố gắng nói cho dù phải sử dụng động từ "to qươ" hay "múa may quay cuồng" thì người Mỹ mới hiểu. Theo mình nghĩ như vậy còn tốt hơn là không chịu nói.

Những cái còn lại theo mình là có thễ vượt qua hết nếu sử dụng tốt ngôn ngữ bản xứ và hiểu được lối sống Mỹ.

p/s: Quan điểm của mình là sang đây vì con cái thì sẳn sàng chấp nhận hết.
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#8
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Nên cưới vợ khi có thẻ xanh hay nhập quốc tịch?​
Em theo gia đình định cư sang Mỹ tháng 12/2009. Vừa đặt chân đến Mỹ em đã có thẻ xanh 10 năm, em được bà nội bảo lãnh sang.

Không biết bao lâu em sẽ được thi quốc tịch và bây giờ có thẻ xanh em có thể về Việt Nam cưới vợ được không?

Trường hợp thứ hai em về Việt Nam cưới vợ làm hồ sơ bảo lãnh đến khi nhập quốc tịch em bổ sung vào được không? vì bảo lãnh bằng quốc tịch sẽ nhanh hơn bằng thẻ xanh, em nghe nói vậy.

Mong mọi người tư vấn giùm em. Em cám ơn!


http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/11/3BA23503/

Lời bàn: Trui ui! Vnexpress chuyển qua mục tư vấn XNC rồi nè :40::40::40:
 

Liệu

Cựu Ban điều hành
#9
Ðề: Đã sang Mỹ, phải chấp nhận làm lại từ đầu

Nên cưới vợ khi có thẻ xanh hay nhập quốc tịch?​
Em theo gia đình định cư sang Mỹ tháng 12/2009. Vừa đặt chân đến Mỹ em đã có thẻ xanh 10 năm, em được bà nội bảo lãnh sang.

Không biết bao lâu em sẽ được thi quốc tịch và bây giờ có thẻ xanh em có thể về Việt Nam cưới vợ được không?

Trường hợp thứ hai em về Việt Nam cưới vợ làm hồ sơ bảo lãnh đến khi nhập quốc tịch em bổ sung vào được không? vì bảo lãnh bằng quốc tịch sẽ nhanh hơn bằng thẻ xanh, em nghe nói vậy.

Mong mọi người tư vấn giùm em. Em cám ơn!


http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2010/11/3BA23503/

Lời bàn: Trui ui! Vnexpress chuyển qua mục tư vấn XNC rồi nè :40::40::40:
Hhehheheh, XNC và các website khác có liên quan đến XNC chuẩn bị ê ...sắc... ế gồi ..... khục .. khục .... :114::114::114: