Hỏi: Vợ chồng tôi đang định cư ở Mỹ. Năm 1985, chúng tôi đã được cấp giấy công nhận chủ quyền một căn nhà mua cách đó năm năm.
Nay với giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, chúng tôi có thể xin đổi giấy đó sang giấy hồng hay không?
Trả lời:
Theo Công văn số 124/BXD-QLN ngày 7-10-2009 của Bộ Xây dựng, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh hợp pháp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định số 60/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ mà đến nay người đó thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì khi có nhu cầu sẽ được cấp, đổi giấy chứng nhận theo đúng quy định pháp luật hiện hành; trường hợp chủ sở hữu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, hoặc thuộc diện sở hữu nhà ở nhưng bị hạn chế về số lượng mà đã có nhà ở khác tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị đối với nhà ở đó, không thực hiện cấp, đổi giấy chứng nhận.
Trường hợp của ông bà chỉ có giấy chủ quyền cấp theo quy định cũ chứ không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cấp theo Nghị định 60 nên không thể thực hiện ngay theo Công văn 124 nêu trên. Nếu vẫn đang sở hữu căn nhà nêu trong thư và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 88/2009 của Chính phủ, ông bà cần nộp hồ sơ đến UBND cấp huyện nơi căn nhà tọa lạc để được nơi đây và các cơ quan cấp trên xem xét, hướng dẫn cụ thể.
Luật sư TRẦN THỊ MIỀN
Nay với giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, chúng tôi có thể xin đổi giấy đó sang giấy hồng hay không?
Trả lời:
Theo Công văn số 124/BXD-QLN ngày 7-10-2009 của Bộ Xây dựng, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh hợp pháp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định số 60/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ mà đến nay người đó thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì khi có nhu cầu sẽ được cấp, đổi giấy chứng nhận theo đúng quy định pháp luật hiện hành; trường hợp chủ sở hữu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, hoặc thuộc diện sở hữu nhà ở nhưng bị hạn chế về số lượng mà đã có nhà ở khác tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị đối với nhà ở đó, không thực hiện cấp, đổi giấy chứng nhận.
Trường hợp của ông bà chỉ có giấy chủ quyền cấp theo quy định cũ chứ không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cấp theo Nghị định 60 nên không thể thực hiện ngay theo Công văn 124 nêu trên. Nếu vẫn đang sở hữu căn nhà nêu trong thư và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 88/2009 của Chính phủ, ông bà cần nộp hồ sơ đến UBND cấp huyện nơi căn nhà tọa lạc để được nơi đây và các cơ quan cấp trên xem xét, hướng dẫn cụ thể.
Luật sư TRẦN THỊ MIỀN