Ðề: E hỏi về vấn đề đi du học khi vẫn có hồ sơ bão lãnh f2b
A chi trong diễn đàn có thể chia sẽ với e chút được ko ạ,e nộp hồ sơ diện f2a nhưng bị quá hạn nên bị đẩy qua f2b,pd cua e la 2011 bây giờ chờ đi tới 4-5 năm lận nên e tính đi du học úc hay nước nào đó xong khoảng 1 năm sau về pv đi du học mỹ được ko,mjh co hồ sơ rồi mỹ có chấp nhận nữa ko a chị,mong a chị cho e lời khuyên ạ
Theo mình thấy nếu bạn đã được bảo lãnh rồi thì bạn nên giữ nguyên hiện trạng rồi get line như bao người khác là cách nhanh nhất. Bạn đi du học như vậy chỉ để lấy con dấu trong Passport để đi du học Mỹ tiếp thì mình thấy như vậy rất tốn tiền,mất thời gian, rồi làm hồ sơ của bạn thêm rắc rối vì khi bạn đi nước ngoài quá 6 tháng như vậy mà bạn để cho nhân viên LSQ biết thì họ còn đòi thêm cái giấy của cảnh sát nước bạn đã ở chứng nhận là bạn không có tiền án tiền sự tại nước của người ta. Mà cho dù là bạn có bỏ tiền ra làm tất cả những cái đó cũng chưa chắc là bạn sẽ được cấp visa du học Mỹ.
Rồi khi người ta phỏng vấn du học cho bạn, bước đầu người ta sẽ yêu cầu bạn giơ tay thề là bạn sẽ nói sự thật và sau đó người ta sẽ lấy dấu vân tay của bạn (để sau này nếu gặp lại bạn, người ta chỉ cần lấy dấu vân tay là biết bạn đã làm gì, nói gì khi bạn pv lần trước rồi ) người ta sẽ hỏi bạn có người thân gì bên đó không, hay có người yêu bên đó không. Người ta sẽ lưu hết những câu bạn trả lời rồi đối chiếu. Bạn trả lời không đúng hay nói không đầy đủ sự thật là người ta sẽ cho là bạn không thật, mà một nửa sự thật là dối trá, họ sẽ cho làbạn nói dối và bạn sẽ vào black list và rồi bạn sẽ không bao giờ được đặt chân đến nước Mỹ một lần nào nữa trong cuộc đời của bạn. Và cho dù sau này bạn có thay tên đổi họ đi nữa thì khi bạn lăn tay thì mọi thứ nó sẽ được phơi bày ra trước mắt họ. Mình muốn khuyên bạn là đừng tìm cách qua mặt người Mỹ, nhất là các Tham Tán làm trong LSQ. Bạn phải xác định mọi thứ phải là sự thật trước mặt họ nếu bạn không muốn hậu quả xấu.
Bạn có cần thiết mạo hiểm quá nhiều thứ chỉ để đến Mỹ sớm hơn vài năm nó có đáng không ? Rồi lỡ như mọi chuyện không như bạn tính và chuyển biến xấu thì sao ? Bạn tính đâu bằng người ở LSQ tính. Họ nhìn vào một bộ hồ sơ, nghe qua cách bạn trả lời, nhìn vào mắt bạn và ngôn ngữ cơ thể bạn là người ta biết bạn muốn gì rồi. Họ được huấn luyện để làm việc đó mà bạn.
Một điều nữa là bạn đừng tin bất cứ ai hứa làm hay bày cách cho bạn, hay đảm bảo cho hồ sơ du học của bạn sẽ thành công. Tất cả là lừa dối và họ chỉ muốn lấy tiền bạn thôi. Chỉ cần dựa vào vài thứ là biết người ta có cố lừa bạn hay không :
Họ lấy tiền trước ( đâu có ai đủ ngu lấy tiền sau, lỡ nó đi du học không được nó không đưa tiền mình sao )
Họ chắc chắn là bạn sẽ được đi du học nếu bạn nghe theo lời họ.
Họ không nói tới trách nhiệm khi bạn bị từ chối ( như trả lại tiền chẳng hạn ) hay tệ hơn là bạn bị liệt vào black list. Đảm bảo khi bạn nói người ta, người ta sẽ nói đó là lỗi của bạn. Mà đúng là lỗi của bạn thiệt vì bạn tin vào lời người ta nói.
Mình có thể thấy sự cố gắng của bạn để đoàn tụ. Nhưng có điều bạn nên biết là ai cũng vậy hết, không ai muốn xa rời người thân, cha mẹ của mình hết. Ai cũng chọn cách làm như bạn thì loạn hết à. Hồ sơ của bạn đã chuyển qua F2B nên mình tin bạn đủ lớn để chịu trách nhiệm vào những quyết định của bạn. Kết quả của ngày mai như thế nào là do bạn quyết định ngày hôm nay, người ta có lừa được mình thì tại mình dở nên người ta mới lừa được, mà mình dở thì lỗi tại mình là phải rồi.( chứ đừng tìm cách đổ thừa cho ai hết )
Mình chỉ khuyên bạn thôi. Quyết định là của bạn. Mình mong là bạn suy nghĩ thật kỹ trước khi làm, vì chuyên này có cái gì xảy ra sẽ ảnh hưởng cả cuộc đời sau này của bạn.
Nếu mình là bạn mình sẽ làm như vầy.
Một là trong thời gian chờ đợi mình đi học anh văn thật giỏi.
Hai là học một cái nghề nào đó mà bạn cho là sau này sẽ làm sau khi bạn qua Mỹ ( có học lại để lấy license để đi làm thì cũng học rất nhanh vì đã học và làm ở VN rồi )
Ba là theo dõi lịch visa, coi các anh chị F2B được pv tới ngày nào rồi để chuẩn bị. Khi lịch visa còn nửa năm tới lượt bạn thì bạn chuẩn bị đầy đủ hết hồ sơ. Khi họ cho phép đóng tiền và nộp hồ sơ thì nộp ngay để hơn 30 ngày sau được complete. Completed rồi thì chỉ chờ lịch visa vượt qua ngày ưu tiên là nhận được giấy tờ pv thôi.
Chuyện gì làm nhanh làm gấp được chứ mấy chuyện này không thể bạn ạ. Mọi người đều phải xếp hàng lần lượt .
Chúc bạn có một quyết định sáng suốt.
PS: Hôm nay em không nóng mà cũng nói nhiều rồi :24:, nói ít sợ không đủ ý . Anh chị thấy em sai chỗ nào thì cứ tự nhiên sửa, em xin nghiêm túc "kiểm điểm" và "rút kinh nghiệm" ạ ( bắt trước nói như các bác các chú lãnh đạo nước ta :24
. Đừng ai nói em xuyên tạc hay móc miếc gì nhá tội nghiệp em :21:
Nhớ lại cái này làm em mắc cười. Hồi trước vợ em làm cái gì đó mà em nhìn không được:33:, chuyện gì bây giờ em không nhớ. Ông bà bảo là " vợ chồng thì nên đóng của dạy nhau", mà ông bà mà nói thì cấm có sai :24: nên em làm theo lời dạy gọi vợ vào phòng, đóng cửa lại và bắt đầu nói. Em mới nói được một tí vợ em chùm chăn lòi mỗi cái đầu ra quay lưng lại với em, chân thì khều cái gối ôm lên ôm ( phòng vợ chồng em ở vn có tới hai cái gối ôm dài để ôm ngủ vì ai cũng có thói quen ôm gối ngủ mới được, chứ gác gác lên người vướng không ngủ được :24
. Em tưởng vợ em muốn nằm nghe cho thoải mái nên em không thắc mắc. Em thì cứ ngồi nói, nói một hồi cái nhìn lại thì vợ mình ngủ mất đất từ lúc nào rồi:2:. Cụt cả hứng nên em chẳng thèm nói nữa (mà nói nữa thì cái tai nó gần cái miệng, em nói em nghe chứ có ai nghe đâu ). Sáng mở mắt ra thì thấy vợ em đang nằm nhìn em, thấy em dậy vợ em nói :
"Thôi, em xin lỗi"
Đang ngơ ngơ mới ngủ dậy, chẳng hiểu chuyện gì xảy ra . Định thần lại khoảng.... 30s thì em mới chợt nhớ lại hôm qua đang giận vợ nên làm mặt giận liền
"Xin cái gì mà xin, hôm qua tôi nói tới đâu rồi ?" (thật ra em cũng chẳng nhớ hôm qua em nói tới đâu rồi, em hay quên lắm :24:, nhất là mấy chuyện buồn. Có nhớ cũng chỉ được vài hôm là quên )
"Hôm qua anh nói nhiều lắm, em không nhớ anh nói tới đâu rồi. Thôi, cho em xin lỗi".
"Hôm qua lăn ra ngủ có nghe gì đâu, mà sao trả lời khôn vậy? Vừa xin lỗi vừa móc chồng nói nhiều mới chịu". Cái này em nghĩ thôi chứ em không nói.
Vợ em vừa nói vừa dụi dụi đầu vào vai em nên em chẳng còn hơi sức đâu mà giận nữa anh chị ạ :24:. Lâu lâu nhớ lại chuyện này em vẫn hay cười một mình, đúng là lấy vợ khôn quá cũng có cái khổ của nó