[Hồ sơ F3] Hồ sơ F3 - HCM2009530079*

dungdo2911

Thành viên mới
#21
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

May anh chi co the cho e xin cau YM de e tien lien lac co duoc ko? (xin loi vi em viet ko dau,e dang dung dien thoai,mong may anh chi thong cam).
 

dungdo2911

Thành viên mới
#22
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

[/URL][/IMG]


Em mới vừa nhận đc email của NVC với nội dung như sau,mong anh chị giúp em với.
Dear Sir/Madam,

The attached correspondence relates to an immigrant visa referenced on the subject line. This case is being processed by the National Visa Center. Please read the information carefully and follow the instructions.

This message contains confidential information and is intended only for the individual named. If you are not the named addressee, please notify NVCinquiry@state.gov immediately by e-mail from your system. E-mail transmission cannot be guaranteed to be secured or error-free as information could be intercepted, corrupted, or contain viruses. The sender therefore does not accept liability for any errors or omissions in the content of this message.

If at any time you wish not to receive correspondence by e-mail you may "Opt Out" by sending a written request to NVCinquiry@state.gov. This e-mail is sent by: The U.S. Department of State's National Visa Center, located at 32 Rochester Avenue, Portsmouth NH 03801. Please DO NOT REPLY to this e-mail.
Đây là nội dung của file attach


April 13, 2010
*HCM2009530079* ACL
ANH CAO DO
115/28 LE QUANG DINH,
14TH WARD,BINH THANH DISTRICT
HO CHI MINH
VIETNAM
Reference: NVC Case Number HCM2009530079
Dear Applicant:
We have received from the Citizenship and Immigration Services (CIS-formerly known as the INS) the
immigrant visa petition that has been filed on your behalf. Before we can continue processing, you must
provide certain essential information.
1. Complete the Choice of Agent and Address form included with this message.
This form tells us how to contact you during your immigrant visa processing. Your agent can be your
petitioner, another relative, a friend, an attorney, or a charitable organization, such as a church or other
immigrant assistance organization. Mail delivery is often unreliable in many parts of the world, so we
strongly recommend that you choose someone who has an address in the United States.
* If you wish to name an agent to receive your mail, please give the name and address of that
person in the spaces provided on the form included.
* If you do not wish to name an agent and want us to contact you directly, please check the box that
says that you do not appoint an agent or attorney to receive letters on your behalf, and write your
own address on the lines below that box on the form.
* If your intention is to adjust status with Citizen and Immigration Services (CIS), please notify
this office before taking further action.
2. Send your Choice of Agent and Address form to the National Visa Center at this address:
National Visa Center
ATTN: ACL
31 Rochester Avenue, Suite 200
Portsmouth, NH 03801-2915
United States of America
Be sure the envelope has enough postage for delivery to the U.S.
Until we receive this form from you, we cannot process your case.
__

When we receive your completed Choice of Agent and Address form, we will send you or your agent
further instructions and forms to be completed and returned to the Department of State.
You or your agent should receive those forms and instructions four to six weeks after you return this
signed form. If neither you nor your agent receives the next forms and instructions within six weeks,
please notify the National Visa Center at the above address so that we can send you another packet.
Until we receive your completed Choice of Agent and Address form, we will not be able to forward
your file to the appropriate U.S. Embassy or Consulate for further processing.
You can obtain general information about the immigrant visa application process by visiting
www.travel.state.gov and clicking on the "Visas for Foreign Citizens" link.
You can also find out if the U.S. Embassy or Consulate in your area has a Website and further visa
processing information by visiting www.usembassy.state.gov.
When contacting the National Visa Center or any U.S. Embassy or Consulate about your case, please
include the following information:
Name of Visa Applicant: ANH CAO DO
Name of Petitioner DO, SAU VAN
Case Number: HCM2009530079
Sincerely,
Director
National Visa Center
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhnv

Thành viên tích cực
#23
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Chúc mừng bạn hồ sơ đã được mở. Cứ bình tỉnh nhé.
File hình ảnh chính là DS3032 bạn hảy in ra, chọn người đại diện (nên lấy tên người bảo lãnh) ký tên và gửi lại theo địa chỉ:

National Visa Center
ATTN: ACL
31 Rochester Avenue, Suite 200
Portsmouth, NH 03801-2915
United States of America

:1::1::1:
Bạn hãy xem kỹ trong file đính kèm này có trang nào ghi là AOS fee bill không? Nếy có thì hãy send forward qua cho người bảo lãnh gấp để họ đóng tiền mở hồ sơ nhé. Nhớ là đóng online nhé bạn.
Nếu có gi thắc mắc hảy post lên liền nhé. Chúc hồ sơ bạn thuận lợi.
 

dungdo2911

Thành viên mới
#24
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Người bảo lãnh chính là ông nội em đã mất,nhưng khi ông mất thì có báo cho NVC và có nghe bố mẹ em nói đã có chuyển qua cho Bà nội em tiếp tục đứng tên,như vậy thì tên người bảo lãnh chính là ông em hay bà em ạ? Với lại cái này mình gửi = email và bưu điện đến NVC luôn phải không ạ? Giờ nhà em chuẩn bị đi làm lý lịch tư pháp là vừa ròi phải không ạ?
Anh Thanhnv cho e xin cái YH IM để em tiệc liên lạc nhé.cám ơn anh nhiều.
E cũng chẳng thấy cái nào là AOS fee bill anh ơi.
 

lightwind

Cựu Ban điều hành
#25
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Người bảo lãnh chính là ông nội em đã mất,nhưng khi ông mất thì có báo cho NVC và có nghe bố mẹ em nói đã có chuyển qua cho Bà nội em tiếp tục đứng tên,như vậy thì tên người bảo lãnh chính là ông em hay bà em ạ? Với lại cái này mình gửi = email và bưu điện đến NVC luôn phải không ạ? Giờ nhà em chuẩn bị đi làm lý lịch tư pháp là vừa ròi phải không ạ?
Anh Thanhnv cho e xin cái YH IM để em tiệc liên lạc nhé.cám ơn anh nhiều.
E cũng chẳng thấy cái nào là AOS fee bill anh ơi.
Chào bạn Dungdo2911,
Xin phép trả lời phụ anh Thanhnv :1:
- Tên người bảo lãnh cho gia đình bạn là bà Nội của bạn.
- DS-3032 bạn nên vừa gởi bưu điện và scan lại sau đó gởi email. Trong mail bạn nhớ ghi tên và ngày tháng năm sinh người bảo lãnh ở Mỹ, tên và ngày tháng năm sinh người được bảo lãnh chính ở VN. Case number. Bạn tham khảo theo link sau nhé. http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=400
- Bạn đi làm LLTP là vừa rồi.
- Sau khi NVC nhận DS-3032 của bạn, họ sẽ gởi các giấy báo đóng tiền.
- Nick yahoo của anh Thanhnv ----> hỏi anh ấy nhé :1:
Thân chúc bạn hồ sơ nhanh chóng và may mắn :1:
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#26
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Hi dungdo
Nick YM của tôi là thanhnv2k3. Hình như tôi có gửi PM cho bạn rồi mà đúng không.
 

dungdo2911

Thành viên mới
#27
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Mấy anh chị có thể giúp em gọi NVC để biết thêm thông tin ko ạ ? Em in cái form DS 3032 để bảo bố em điền mà ông ấy cứ bảo là giây tờ bên Us của nhà e đang bị trục trặc nên ko cần điền gấp ,mà ngày e nhận đc là 13/4 đến giờ,ko biết để lâu có sao ko nữa:((
 

dungdo2911

Thành viên mới
#28
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Em mới nhận đc AOS fee bill và bản DS 3032 mọi người ạ.Nhưng e có thắc mắc là sao lúc trước lúc ông em là bảo lãnh chính qua đời,có báo cho NVC ,nhưng khi gửi mail cho em,vẫn là tên ông em đứng đơn ạ?Giở bước tiếp theo em nên làm gì đây ạ?Cám ơn mọi người.
 
#29
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

Em mới nhận đc AOS fee bill và bản DS 3032 mọi người ạ.Nhưng e có thắc mắc là sao lúc trước lúc ông em là bảo lãnh chính qua đời,có báo cho NVC ,nhưng khi gửi mail cho em,vẫn là tên ông em đứng đơn ạ?Giở bước tiếp theo em nên làm gì đây ạ?Cám ơn mọi người.
Chào bạn, bạn tham khảo thêm thông tin này nha:

Ðạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Ðình

Trước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Ðạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Ðình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời. Không có cách nào để người thân được bảo lãnh có thể di cư sang Hoa Kỳ trong trường hợp hồ sơ bị hủy bỏ.

Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng điều này đã gây ra thảm cảnh cho rất nhiều hồ sơ bảo lãnh, đặc biệt là người được bảo lãnh là người thân duy nhất còn sống ở ngoại quốc, và đang hy vọng đoàn tụ với các thành viên gia đình khác ở Hoa Kỳ. Sau cùng, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra tay "cứu độ" và thông qua Ðạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Ðình.

Luật mới này cho phép việc kế quyền của bất cứ thân nhân gần gũi nào trong gia đình người bảo lãnh, nếu thân nhân bảo lãnh qua đời. Thân nhân kế quyền trong gia đình có thể là người phối ngẫu, cha mẹ, cha mẹ chồng hay hay mẹ vợ, anh chị em, con trên 18 tuổi, con dâu, con rể, các trẻ em trên 18 tuổi, ông bà nội, ông bà ngoại, hoặc các cháu nội ngoại trên 18 tuổi.

Có ba điều kiện hợp lệ trong Ðạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Ðình:

Thứ nhất, thân nhân bảo lãnh qua đời SAU khi đơn bảo lãnh được sở di trú chấp thuận. Nói cách khác, nếu việc qua đời xảy ra trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì luật mới này không áp dụng.

Thứ hai, bất cứ thân nhân nào trong gia đình theo danh sách kể trên phải làm đơn bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh, bao gồm thuế lợi tức trong ba năm qua, giấy báo cáo ngân hàng và thư xác nhận việc làm từ chủ nhân.

Thứ ba, Tổng trưởng Tư pháp của chính phủ Hoa Kỳ phải xác nhận rằng vì những lý do nhân đạo, sẽ không công bằng nếu hủy bỏ đơn bảo lãnh, và vì thế, đơn bảo lãnh phải được phục hồi.

Thêm vào đó, không có mẫu đơn nào chính thức nào được dùng để xin kế quyền. Ðơn xin kế quyền có thể viết trên giấy bình thường với tất cả những thông tin được kiểm chứng, chẳng hạn như số hồ sơ, ngày nộp đơn và ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, ngày của người bảo lãnh qua đời và những bằng chứng liên hệ hợp lệ với người xin kế quyền.

******
Hỏi Ðáp Di Trú

- Hỏi: Theo Ðạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Ðình, thân nhân kế quyền có thể nhờ người phụ bảo trợ tài chánh nếu lợi tức không đủ không?

- Ðáp: Ðiều tốt hơn là nên nhờ một thân nhân khác có đủ khả năng tài chánh.

- Hỏi: Sở di trú có thường chấp thuận đơn xin kế quyền không?

- Ðáp: Thực tế cho thấy sở di trú ít khi chấp thuận dơn xin kế quyền, ngoại trừ người được bảo lãnh là thân nhân cuối cùng ở ngoài Hoa Kỳ, hoặc ngoại trừ có những lý do nhân đạo vì tình trạng y khoa chẳng hạn.

Nguồn: http://www.rmiodp.com/D_1-2_2-120_4-230_5-10_6-3_15-1/ao-Luat-Di-Tru-Ve-Nguoi-Bao-Lanh-Gia-inh-.html
 
#30
Ðề: [Hồ sơ F3] New member cần hỏi về hồ sơ F3

PHỤC HỒI ĐƠN I-130 KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI

Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ kết hôn ít nhất là hai năm ở thời điểm người bảo lãnh qua đời và không ly thân trên mặt pháp lý. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp với điều kiện họ đã kết hôn được hai năm và chưa ly thân về mặt pháp lý trước khi người hôn phối công dân Hoa Kỳ qua đời. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Trong các trường hợp khác, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng khi người bảo lãnh qua đời, đơn I-130 đã được chấp thuận sẽ bị tự động hủy bỏ chiếu theo luật. Điều luật này đã được cải thiện qua việc USCIS có một qui định cho phép phục hồi đơn I-130 vì những lý do nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu với việc Đạo luật Illegal Immigration and Immigrant Responsibility Act (IIRAIRA) được thông qua năm 1996 bắt buộc người bảo lãnh diện gia đình nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Trước đó, người bảo lãnh hoàn toàn không bị buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, sau Đạo luật IIRAIRA, USCIS cho rằng luật đó bác bỏ qui định cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Lý luận của USCIS như sau: (1) Người bảo lãnh buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh diện gia đình để người được bảo lãnh được hưởng qui chế thường trú nhân. (2) Người bảo lãnh qua đời không thể nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, (3) việc phục hồi đơn I-130 là chuyện không thể làm vì người được bảo lãnh sẽ không được hưởng qui chế thường trú nhân do thiếu mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Vấn đề này đã được giải quyết thông qua luật năm 2002 cho phép người bảo trợ thay thế nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh nếu người bảo trợ chính qua đời và nếu Attorney General (tạm dịch là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Người bảo trợ thay thế phải là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người bảo hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Chiếu theo những qui định của điều 8 C.F.R & 205.1(a)(3)(i)(C)(2), đơn bảo lãnh I-130 sẽ bị thu hồi một cách tự động khi người bảo lãnh mất, ngoại trừ khi “USCIS quyết định, không nên thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh theo ý muốn của họ vì lý do nhân đạo dưới ánh sáng của những sự việc của một hồ sơ cá biệt. USCIS chỉ quyết định như vậy khi người được bảo lãnh chính làm đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh và chứng minh được rằng người có một trong những quan hệ nêu ở trên với người bảo lãnh chính muốn và có thể lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo điều 8 C.F.R part 213a với tư cách là người bảo trợ thay thế.

Chiếu theo điều INA & 213A(f)(5)(B), từ “Sponsor” bao gồm một cá nhân là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh, hội đủ điều kiện của đoạn (1) (khác với đoạn phụ (D)), và lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh đối với người được bảo lãnh.

Có bảy nhà bình luận gia đề nghị cho phép người đồng bảo trợ nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, và nếu người được bảo lãnh xin được bỏ qua việc thu hồi đơn bảo lãnh chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C). Tuy nhiên, không có người nào có thẩm quyền chấp thuận đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Xin hãy xem các vụ kiện Abboud c. INS, 140 F.3d 843 (9th Circ. 1998); Dodig c. INS, 9 F,3d 1418 (9th Cir. 1993); Matter of Varela, 13 I. & N. Dec. 453 (BIA 1970). Nếu người bảo lãnh mất trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì đơn bảo lãnh không còn cơ sở nào để được chấp thuận.

Tình trạng pháp lý khác đi khi người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận. Điều 205 của Đạo luật về di trú (INA) cho phép thu hồi lại đơn bảo lãnh được chấp thuận “vì lý do đủ và chính đáng”. Điều lệ có liên hệ, điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C), qui định rằng việc người bảo lãnh qua đời sẽ tự động hủy bỏ việc chấp thuận đơn bảo lãnh diện gia đình. Tuy nhiên, điều lệ đó cho phép sự chấp thuận tồn tại nếu USCIS quyết định theo ý của họ rằng vì những lý do nhân đạo, việc thu hồi lại sẽ không thích hợp.

Phục hồi lại sự chấp thuận đơn bảo lãnh không bỏ qua việc đòi hỏi giấy cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA). Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3 năm 2002, Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, 116 Stat. 74, được ban hành. Đạo luật 107-150 bổ sung Điều 213A(f)(5) của Đạo luật về di trú (INA) để cho phép một người có quan hệ họ hàng ký giấy bảo trợ tài chánh nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận nếu USCIS cho rằng việc phục hồi đơn bảo lãnh không thích hợp. Điều lệ cuối cùng này sáp nhập những điều khoản của Điều 213(A)(f)(5)(B), như bổ sung bởi Đạo luật 107-150. Người bảo trợ thay thế có thể là công dân hay thường trú nhân hợp pháp. Người bảo trợ thay thế phải ít nhất 18 tuổi và phải cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu USCIS đồng ý cho phép giữ lại đơn bảo lãnh được chấp thuận, người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổ), con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh.

Mặc dù đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sẽ tự động bị hủy bỏ chiếu theo Điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C) khi người bảo lãnh qua đời, có những trường hợp viện chưởng lý (Attorney General) có thể quyết định theo ý mình không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận. Thẩm quyền được tự do làm theo ý mình đó được ủy quyền cho giám đốc của các văn phòng di trú (District Director hay Service Center Director).

Lúc trước, điều kiện về giấy cam kết bảo trợ tài chánh ở Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA) làm cho việc phục hồi nhân đạo trở thành một điểm có thể bàn vì không có người bảo trợ để ký giấy cam kết bảo trợ tài chánh. Quốc Hội đã sửa chữa vấn đề đó bằng cách thông qua Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, cho phép dùng người bảo trợ thay thế. Bây giờ, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, nhưng trước khi người được bảo lãnh điều chỉnh tình trạng hay di dân đến Mỹ, người được bảo lãnh có thể dùng người bảo trợ thay thế trên giấy cam kết bảo trợ tài chánh.

Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130. Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉn tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).

Trong lúc không có điều lệ hay tiền lệ nào khác về cách thức áp dụng thẩm quyền được tự do quyết định, nhân viên và giám đốc USCIS phải nhận thức rằng ý định của thẩm quyền đó là để dùng trong những trường hợp mà sự thu hồi trái hẳn với công lý (thí dụ như trong trường hợp của một thành viên gia đình – trong số nhiều người – không thể di dân được vì người bảo lãnh qua đời). Điều lệ có ý nghĩa rõ rệt rằng quyết định áp dụng ý muốn theo ý mình, và không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận, là sự ngoại lệ chứ không phải là luật lệ. Ngoài ra, sự tự do làm theo ý muốn của mình không thể sử dụng trong những trường hợp có sự ngờ vực về quan hệ thành thật (ngay cả khi những sự ngờ vực đó không đủ để từ chối đơn bảo lãnh lúc ban đầu). Sau cùng, người giám đốc phải xét kết quả chủ yếu của quyết định thu hồi hay không.

Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng một đơn bảo lãnh bị thu hồi chiếu theo Điều 8 C.F.R. 205.1(a)(3) cần sự cứu xét của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), viết tắt là DHS, người nhân viên lãnh sự đó sẽ soạn một giác thư yêu cầu cứu xét và chuyển cho DHS kèm theo đơn bảo lãnh. Khi thẩm định đơn xin phục hồi, DHS xét những yếu tố sau đây:

1. Gia đình phân tán.

2. Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

3.Người được bảo lãnh già yếu.

4. Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.

5. Người được bảo lãnh không có nhà để về.

6. DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ quá mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.

7. Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.

Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng lý do nhân đạo không đủ để yêu cầu DHS cứu xét, nhưng người được bảo lãnh hỏi về vấn đề này, người nhân viên lãnh sự sẽ chỉ dẫn người được bảo trợ liên hệ với văn phòng DHS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.


Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/vothiminhthi121081/article?mid=151&fid=-1