[Hồ sơ F3] Hồ sơ F3 - HCM2010659202

quaidan

Cựu Ban điều hành
#21
Hi Tamtuong, tui nói đã khá rõ ràng mà bạn "hông chịu hiểu" :102:

Nhắc lại, trước hết phải đi làm LLTP cho bà xã cái, rồi sau đó mới tính tiếp :111:

Bạn cứ xà quần xà quần là bị "tẩu hỏa nhập ma" là cái chắc :24:

Vậy đi nghen.
 

langvuon

khoai nướng
#22
Cũng vì cái chuyện trước đây khai nguyên quán thế kia, bây giờ khai quê quán thế nọ nên có nhiều trường hợp rắc rối trong giấy khai sinh, hộ khẩu, CMND hoặc lý lịch cá nhân. Kể tamtruong nghe chơi trường hợp này nhé:
Cha quê quán ở Quảng Trị nhưng được sinh ra tại TpHCM, sinh đứa con đầu làm khai sinh khai nguyên quán theo nơi sinh của cha là TpHCM.
Đến khi sinh đứa thứ 2 làm khai sinh thì khai theo quê quán của cha là Quảng Trị.
Vậy là 2 đứa con cùng một cha, cùng sinh một nơi nhưng lại khác nhau cái quê quán.
Nói chơi vậy thôi, bây giờ sang trường hợp chính nhé:
Ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tên cha, mẹ là chính.Bắt buộc phải đầy đủ. Những thông tin đó phải thật khớp trong các giấy tờ. Còn phần quê quán của chị hay cùa cha vợ thật sự không quan trọng.
Trong phần khai mẫu đơn DS-230 không có mục Nguyên quán, chỉ có ghi nơi sinh của cha mẹ. Và khi cấp Visa cũng không có phần nguyên quán hay quê quán gì cả.
Còn việc LLTP có mấy bản chính cũng không quan trọng, NVC chỉ cần 1 bản chính và nhớ photo 1 bản để kèm theo bộ bản photo giấy tờ cá nhân.
Việc Trưởng CA hay Tư Pháp gì đó nói không cần làm LLTP bây giờ là đúng, tamtuong cứ an tâm mà giữ sinh hoạt bình thường và chờ tới lượt NVC giải quyết hồ sơ của mình.
Chào thân ái.
 

quaidan

Cựu Ban điều hành
#23
Hi Tamtuong, hình như bạn bị nỗi ám ảnh là "phải làm lại bản chính giấy khai sanh cho bà xã" để chỉnh lại phần "quê quán" của BX bạn cho đúng với "nơi sanh" của nhạc phụ, đúng không?

Như tui đã từng nói: điều này thật sự không cần thiết, Mỹ họ không quan tâm vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu ta muốn làm, với ý định như bạn nói: "mình muốn hồ sơ của mình sau này hạn chế thấp nhất trở ngại", thì ta phải làm đúng bài bản, từng bước một như tui đã hướng dẫn, và tui cũng liên tục nhắc bạn rằng: bạn mà làm giấy khai sinh cho BX trước khi đi làm LLTP thì coi chừng chính mình tự làm khó cho mình đó.

Bạn đã được nghe những người bạn "quan chức" của mình nói về quan điểm trước nay và bây giờ về vấn đề "quê quán" của hệ thống pháp quền rồi phải không? Tui cũng vậy, tui cũng nghe "người ta nói" về vấn đề này rồi. Nhưng, giữa cái nghe và cái thực tế là hai cái hoàn toàn khác nhau. Cái hiểu biết của một "ông sếp" và cái hiểu biết của một "nhân viên thực thi" là hoàn toàn khác nhau. Luật là vậy, qui định là vậy, nói là vậy, nhưng họ có làm đúng như vậy không? Đây mới là một vấn đề!!!

Nhân gian có câu: trăm lần nghe không bằng một lần thấy, trăm lần thấy không bằng một lần sờ.

Hiện tại bạn chỉ có 01 cái giấy khai sinh bản chính của BX, trong đó quê quán là Quảng Đông Trung Quốc, được làm lại vào năm 2008, còn mấy bản kia thì chỉ là bản sao thôi, đúng không?!

Nhìn quanh một chút, vào những năm gần đây, tin học được đưa vào các cơ quan hành chính sự nghiệp, do đó hầu hết các hồ sơ đều có lưu trữ vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (database) bằng điện toán.

Như vậy, có thể khai sinh của BX đã được lưu vào một database. LLTP của BX khi được in ra, sẽ được lấy từ database nói trên, và điều này vô cùng thuận lợi cho bạn: không cần phải thay đổi, điều chỉnh gì nữa các giấy tờ khác như CMNV, hộ khẩu.

Nhưng, nếu bạn cầm "bản sao" khác đi xin điều chỉnh cái quê quán, thì tùy theo "nhận thức" của nhân viên thực thi, có thể đồng ý làm cho bạn, nhưng cũng có thể không. Đặt giả thiết, họ đồng ý làm cho bạn, thì có phải source trong database sẽ bị thay đổi. Như vậy, nếu dựa trên database mới này, LLTP in ra cho BX bạn đương nhiên là sẽ ghi quê quán ở Quảng Nam Hội An. Vậy là ngay lúc này, chính bạn đã tự gây ra cái khó khăn cho mình là: lục tục đi làm lại cái CMND của BX và cái hộ khẩu của gia đình cho khớp theo ý bạn.

Tui nói tới đây, bạn đã hình dung ra vấn đề rồi chưa?!

Tui muốn nói thêm một vấn đề nữa, đó là có nên đi làm thử các LLTP cho BX của bạn không?! Tùy theo quan điểm của mỗi người mà "tự xử". Nếu vì 100.000VNĐ mà không đi làm thì "không biết nói sao" nữa. Nhưng nếu vì đường xá xa xôi, thời gian không có,… thì đành chịu vậy. Nếu bạn chịu khó đi làm, sẽ có 03 cái lợi cho bạn:

1/ Thiết lập mới hoặc xác định cơ sở dữ liệu về những thông tin của BX bạn tại Sở Tư Pháp. Sau này, nếu cần phải làm thì thời gian rất nhanh vì database đã có sẵn.
2/ Nắm chắc và chủ động giải quyết vấn đề mà mình đang quan tâm. Không mơ hồ và lệ thuộc vào lời nói của bất cứ ai.
3/ Tập cho mình cái thói quen hành động: có phương pháp, có khoa học, có lý thuyết, có thực tiễn,… khi làm bất cứ việc gì.

Tui nói dông dài quá thành "giáo điều", tui rất kỵ điều này, nhưng không nói ra thì e rằng bạn khó mà thấu đáo được. Chịu khó đọc chút, xin lỗi nghen.

Anh chị em trên diễn đàn, với cách nhìn của mình, với sự hiểu biết của mình, với kinh nghiệm của mình,… chỉ có thể giúp bạn bằng ý kiến. Và, với sự từng trải của bản thân, bạn hãy tự quyết định lấy hành động của mình vì kết quả cuối cùng nó thuộc về bạn.

Chúc may mắn nhé.