[Hồ sơ F3] Hồ sơ F3 - kutevivian

kutevivian

Thành viên mới
#21
Ðề: Bị quá 21 tuổi 2 tháng, có cách nào để có thể phỏng vấn cùng ba mẹ trong tháng 6/2013

Em cảm ơn rất nhiều ạ. Ông em là người bảo lãnh, lúc apply hồ sơ là ở Washington, bây giờ chuyển về Cali. Ba Mẹ em qua sẽ ở Cali lun. Vậy là em sẽ được khiếu nại rồi. Em cảm ơn rất nhiều ạ. Thủ tục như thế nào thì chắc Ba Mẹ qua tới nơi nhờ luật sư phải không ạ?
 

vuthangsi

Ban điều hành
#22
Ðề: Bị quá 21 tuổi 2 tháng, có cách nào để có thể phỏng vấn cùng ba mẹ trong tháng 6/2013

Em cảm ơn rất nhiều ạ. Ông em là người bảo lãnh, lúc apply hồ sơ là ở Washington, bây giờ chuyển về Cali. Ba Mẹ em qua sẽ ở Cali lun. Vậy là em sẽ được khiếu nại rồi. Em cảm ơn rất nhiều ạ. Thủ tục như thế nào thì chắc Ba Mẹ qua tới nơi nhờ luật sư phải không ạ?
TRƯỚC HẾT PHẢI NÓI RÕ VIỆC NÀY CHO BẠN HIỂU .
1 CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI , VIỆC NỘP HỒ SƠ DIỆN F 2 B , VÀ ĐƯỢC LẤY NGÀY ƯU TIÊN CỦA HỒ SƠ GỐC , CHỈ LÀ DỰ LUẬT ĐANG CÒN XEM XÉT , KHÔNG PHẢI LÀ LUẬT ĐÃ ĐƯỢC KÝ , VÀ CHƯA CÓ HIỆU LỰC THƯC HIỆN .
Bạn phải biết chỉ có 3 cơ quan Di Trú của HOA KỲ
1 Sở Di Trú Nhập Tịch HOA KỲ . USCIS
2 Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia HOA KỲ . NVC
3 LSQ HOA KỲ
Mới có quyền hạn cấp visa .
Khi các điều luật trên được ký thành luật , và có hiệu lực thực hiện , sẽ được đăng tải chính thức trên các trang web của các cơ quan Di Trú này .
Đồng thời khi đã ký thành luật , sẽ có hiệu lực trên toàn nước Mỷ , ở bất cứ Tiểu Bang nào .
Việc lo lắng của cha mẹ , khi con cái không được xuất cảnh cùng gia đình là điều bình thường , nhưng không phải vì như vậy mà phải tốn tiền bạc công sức vào một việc chưa rõ ràng , còn ở phía trước .
2 Như ở trên , việc hướng dẫn cho gia đình bạn tìm một luật sư chuyên về di trú là để khiếu nại trường hợp CSPA của bạn .
KHÔNG phải hướng dẫn khiếu nại việc lấy ngày ưu tiên của hồ sơ gốc , làm ngày ưu tiên cho hồ sơ F2B của bạn .
Cho dù mình có nộp đơn , thì cũng không có cơ quan Di Trú nào giải quyết cả .
LÝ DO đơn giãn là chưa có luật , chưa có điều khoãn nên các cơ quan Di Trú này cũng không có căn cứ vào bất cứ điều luật nào mà giải quyết đơn cho gia đình bạn .
LUẬT là do Quốc Hội soạn thảo và ban hành . LẬP PHÁP .
THỰC HIỆN LUẬT là do các cơ quan thi hành luật (ở đây là các cơ quan về Di Trú ). HÀNH PHÁP
Cần phân biệt rõ để tránh những tốn kém tiền bạc , thời gian không cần thiết .
 

kutevivian

Thành viên mới
#23
Ðề: Bị quá 21 tuổi 2 tháng, có cách nào để có thể phỏng vấn cùng ba mẹ trong tháng 6/2013

Cảm ơn vuthangsi. Vậy mình sẽ nói Ba Mẹ khiếu nại CSPA cho mình thôi, còn việc kia thì đành chờ ban hành ra luật rồi mới nói được. Mà nếu không thành luật, chờ F2B chắc mình thành bà dì già mất:-( Gia đình mình đi hết, 2 chị ở lại thì đã có gia đình, giờ mình thành không còn ai rùi. Oaoa
 

vuthangsi

Ban điều hành
#24
Ðề: Bị quá 21 tuổi 2 tháng, có cách nào để có thể phỏng vấn cùng ba mẹ trong tháng 6/2013

Cảm ơn vuthangsi. Vậy mình sẽ nói Ba Mẹ khiếu nại CSPA cho mình thôi, còn việc kia thì đành chờ ban hành ra luật rồi mới nói được. Mà nếu không thành luật, chờ F2B chắc mình thành bà dì già mất:-( Gia đình mình đi hết, 2 chị ở lại thì đã có gia đình, giờ mình thành không còn ai rùi. Oaoa
Bạn xem ở đây
Tháng 9 năm 2012, Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ Rộng Quyền Thứ Chín phán rằng những người con thuộc diện được bảo lãnh theo cha mẹ trong hồ sơ bảo lãnh di dân đoàn tụ gia đình nhưng đã "quá tuổi" (không hợp lệ vì người con đã trên 21 tuổi) có thể xin lấy lại ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh cũ cho đơn bảo lãnh mới. Phán lệnh này sẽ giúp cho những người con đã quá tuổi đến Hoa Kỳ trong vòng một năm, thay vì phải đợi hơn 5 năm.

Phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 đã mang lại nhiều hy vọng và vui mừng cho những cha mẹ thường trú nhân đang có những người con quá tuổi còn ở lại Việt Nam.
Tuy nhiên, hy vọng này chẳng bao lâu đã trở thành lo âu và thất vọng. Vào cuối tháng 12 năm 2012 vừa qua, Sở di trú loan báo rằng họ muốn có thêm thời gian để duyệt lại vấn đề này. Tòa Rộng Quyền Thứ 9 đã cho Sở di trú hạn kỳ đến ngày 25 tháng Giêng năm 2013 để quyết định có sẽ kháng lại quyết định của Tòa này hay không.

Vào ngày 25 tháng Giêng, Sở di trú loan báo rằng họ sẽ yêu cầu Tối Cao Pháp Viện xem xét lại vụ án DeOsario và Mayorkas liên quan đến Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA).

Cho đến nay, chúng ta đang chờ xem nếu những phán định của Tối Cao Pháp Viện có sẽ bỏ phiếu chấp nhận việc này hay không. Nếu Tối Cao Pháp Viện từ chối chấp nhận việc duyệt xét, thì phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 sẽ có hiệu lực ngay trên khắp nước. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý xem xét lại vấn đề này thì một quyết định có thể sẽ được đưa ra ở một thời điểm nào đó trong năm 2014.

Trong khi chờ đợi quyết định của Tối Cao Pháp Viện, phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 không thể có hiệu lực về mặt pháp lý.

Nếu hồ sơ của con qúy vị có thể được áp dụng qua án vụ De Osorio, qúy vị cần ngay ý kiến của những nhà chuyên môn về di trú. Nếu qúy vị chưa nộp đơn bảo lãnh I-130 cho những người con quá tuổi, thì nên làm ngay bây giờ thay vì chờ đợi, vì chúng ta không thể tiên đoán khi nào Tối Cao Pháp Viện sẽ quyết định về việc này.
Những trẻ em không thể được cấp chiếu khán (visa) vì đã quá tuổi đang được bảo vệ bởi phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9, nếu cha mẹ là đương đơn chính trong trong hồ sơ bảo lãnh gia đình của những diện bảo lãnh như sau:

F1: Là con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Mỹ
F2A: Là người phối ngẫu hoặc con (dưới 21 tuổi) của thường trú nhân
F2B: Là con độc thân (trên 21 tuổi) của thường trú nhân
F3: Là con đã lập gia đình của công dân Mỹ
F4: Là anh, chị, em của công dân Mỹ.

Trích từ internet, nên không trích dẫn đường link.

Có 2 cách để bạn chọn
1 Chờ đến khi điều luật này thành hiện thực , bạn sẽ được xuất cảnh đoàn tụ cùng gia đình trong khoãng thời gian ngắn 1,2 năm trở lại .
2 Còn không muốn trở thành Bà DÌ già , thì cứ lập gia đình như 2 chị của bạn .Không có ai cấm bạn việc này cả .
Khi đó , sau khi ba mẹ bạn nhập cảnh HOA KỲ 5 năm , đậu quốc tịch MỶ sẽ bảo lảnh cho bạn diện F3 .
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI DIỆN F3 , NHƯ HIỆN NAY KHOÃNG GẦN 11 NĂM .
Như vậy khoãng 16 năm nữa bạn cũng sẽ được xuất cảnh cùng gia đình .
Khỏi phải khóc OaOa hay OeOe gì hết .
16 NĂM COI VẬY CHỨ TRÔI QUA NHANH LẮM .
 

kutevivian

Thành viên mới
#25
Ðề: Bị quá 21 tuổi 2 tháng, có cách nào để có thể phỏng vấn cùng ba mẹ trong tháng 6/2013

Bạn xem ở đây
Tháng 9 năm 2012, Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ Rộng Quyền Thứ Chín phán rằng những người con thuộc diện được bảo lãnh theo cha mẹ trong hồ sơ bảo lãnh di dân đoàn tụ gia đình nhưng đã "quá tuổi" (không hợp lệ vì người con đã trên 21 tuổi) có thể xin lấy lại ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh cũ cho đơn bảo lãnh mới. Phán lệnh này sẽ giúp cho những người con đã quá tuổi đến Hoa Kỳ trong vòng một năm, thay vì phải đợi hơn 5 năm.

Phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 đã mang lại nhiều hy vọng và vui mừng cho những cha mẹ thường trú nhân đang có những người con quá tuổi còn ở lại Việt Nam.
Tuy nhiên, hy vọng này chẳng bao lâu đã trở thành lo âu và thất vọng. Vào cuối tháng 12 năm 2012 vừa qua, Sở di trú loan báo rằng họ muốn có thêm thời gian để duyệt lại vấn đề này. Tòa Rộng Quyền Thứ 9 đã cho Sở di trú hạn kỳ đến ngày 25 tháng Giêng năm 2013 để quyết định có sẽ kháng lại quyết định của Tòa này hay không.

Vào ngày 25 tháng Giêng, Sở di trú loan báo rằng họ sẽ yêu cầu Tối Cao Pháp Viện xem xét lại vụ án DeOsario và Mayorkas liên quan đến Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA).

Cho đến nay, chúng ta đang chờ xem nếu những phán định của Tối Cao Pháp Viện có sẽ bỏ phiếu chấp nhận việc này hay không. Nếu Tối Cao Pháp Viện từ chối chấp nhận việc duyệt xét, thì phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 sẽ có hiệu lực ngay trên khắp nước. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý xem xét lại vấn đề này thì một quyết định có thể sẽ được đưa ra ở một thời điểm nào đó trong năm 2014.

Trong khi chờ đợi quyết định của Tối Cao Pháp Viện, phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 không thể có hiệu lực về mặt pháp lý.

Nếu hồ sơ của con qúy vị có thể được áp dụng qua án vụ De Osorio, qúy vị cần ngay ý kiến của những nhà chuyên môn về di trú. Nếu qúy vị chưa nộp đơn bảo lãnh I-130 cho những người con quá tuổi, thì nên làm ngay bây giờ thay vì chờ đợi, vì chúng ta không thể tiên đoán khi nào Tối Cao Pháp Viện sẽ quyết định về việc này.
Những trẻ em không thể được cấp chiếu khán (visa) vì đã quá tuổi đang được bảo vệ bởi phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9, nếu cha mẹ là đương đơn chính trong trong hồ sơ bảo lãnh gia đình của những diện bảo lãnh như sau:

F1: Là con độc thân, trên 21 tuổi, của công dân Mỹ
F2A: Là người phối ngẫu hoặc con (dưới 21 tuổi) của thường trú nhân
F2B: Là con độc thân (trên 21 tuổi) của thường trú nhân
F3: Là con đã lập gia đình của công dân Mỹ
F4: Là anh, chị, em của công dân Mỹ.

Trích từ internet, nên không trích dẫn đường link.

Có 2 cách để bạn chọn
1 Chờ đến khi điều luật này thành hiện thực , bạn sẽ được xuất cảnh đoàn tụ cùng gia đình trong khoãng thời gian ngắn 1,2 năm trở lại .
2 Còn không muốn trở thành Bà DÌ già , thì cứ lập gia đình như 2 chị của bạn .Không có ai cấm bạn việc này cả .
Khi đó , sau khi ba mẹ bạn nhập cảnh HOA KỲ 5 năm , đậu quốc tịch MỶ sẽ bảo lảnh cho bạn diện F3 .
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI DIỆN F3 , NHƯ HIỆN NAY KHOÃNG GẦN 11 NĂM .
Như vậy khoãng 16 năm nữa bạn cũng sẽ được xuất cảnh cùng gia đình .
Khỏi phải khóc OaOa hay OeOe gì hết .
16 NĂM COI VẬY CHỨ TRÔI QUA NHANH LẮM .
Các anh chị em trong diễn đàn cho mình hỏi về kinh nghiệm làm thủ tục nhập cảnh ở SFO cho người định cư nhé. Cả gia đình mình (3 người) và gia đình Cậu (5 người) đều không rành tiếng Anh. Mình thì chỉ có visa du lịch thôi, sẽ đi cùng Ba Mẹ trên chuyến bay nhưng không biết đến lúc làm thủ tục mình có được đi theo Ba Mẹ để hỗ trợ phiên dịch không?
Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ