[Hồ sơ F4] Hồ sơ F4 - HCM2009753426*

huy14308

Thành viên mới
#1
Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 dien F4.
Em muon biet ho so da tien hanh toi dau va bao lau thi em nhan duoc lich phong van hay cac tien trinh tiep theo.

Xin chan thanh cam on anh chi,
Chuc suc khoe
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#2
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Hồ sơ cuả bạn chưa đến ngày ưu tiên nên chưa có thông tin trong hệ thống tự động của NVC, xin vui lòng chờ nhé.
 

huy14308

Thành viên mới
#3
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 dien F4.
Em muon biet ho so da tien hanh toi dau va bao lau thi em nhan duoc lich phong van hay cac tien trinh tiep theo.

Xin chan thanh cam on anh chi,
Chuc suc khoe
Em co thể chờ nhưng anh chi cho em hỏi là em đã co số NVC thì phần trăm được định cư là bao nhiêu và chờ khoảng bao lâu? Xin chân thành cảm ơn Anh Chị mot lần nua
Chuc suc khoe !
 

huy14308

Thành viên mới
#4
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Em co thể chờ nhưng anh chi cho em hỏi là em đã co số NVC thì phần trăm được định cư là bao nhiêu và chờ khoảng bao lâu? Xin chân thành cảm ơn Anh Chị mot lần nua
Chuc suc khoe !
 

luckyseafood

Ban điều hành
#5
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Chào huy14308, bạn cung cấp cho diễn đàn thêm ngày ưu tiên (Priority date) nữa đi, chứ chỉ đơn giản là Case Number HCM2009753426 thì botay.com vậy.
 

huy14308

Thành viên mới
#6
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Em xin lỗi vi thiếu sót

Priority date: 21JAN2003

Xin cảm ơn,
 

luckyseafood

Ban điều hành
#7
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Vậy thì cho hongtran góp ý vào hồ sơ bạn một chút nha.

Diện ưu tiên F4 hiện giờ (nửa cuối tháng 6/2010) có lịch visa là 01/01/2001 nghĩa là những hồ sơ có ngày ưu tiên trước ngày này (31/12/2000 trở về trước) sẽ nhận đuợc thư mời PV trong tháng 7/2010.

Diện F4 cũng đã đuợc mở tới tháng 2/2001 (hơi lạ là gần với lịch visa), nghĩa là những hồ sơ có ngày ưu tiên trong tháng 2/2001 đã/đang/sẽ nhận đuợc thông báo mở hồ sơ, đính kèm đó là bill yêu cầu đóng tiền $70 và đơn chỉ định người đại diện, DS-3032.

Do vậy với ngày ưu tiên bạn cho, nếu tiến trình xử lý visa định cư cho diện F4 tiến nhanh như hiện nay, hongtran dự đoán hồ sơ của bạn sẽ đuợc mở vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2011.

Chỉ là dự đoán thôi nhé (hy vọng có căn cứ), chúc bạn vui và may mắn.
 

huy14308

Thành viên mới
#8
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Thành thật cảm ơn bạn hongtran, thanh,.. Rất nhiều

chúc sức khỏe !
 

huy14308

Thành viên mới
#9
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Thành thật cảm ơn bạn hongtran, thanh,.. Rất nhiều

chúc sức khỏe !

Ps: Còn một vấn đề nữa mình cung mong các ban giúp đỡ
người anh ruột [cậu mình] bảo lãnh cho mẹ mình [mẹ mình và cậu là anh em ruot] ko may đã qua đời vào năm 2007 nhưng hiện tại sở di trú mỹ [ hay các cơ quan về định cư cua mỹ] van chưa biet thông tin này vì người nhà mình bên đó ko thông báo vì muốn sau này khi den luot ho so cua minh den thì anh mình [tức con ruot cua cậu] sẽ đứng ra đóng tiền và lo các giấy tờ cần thiết [do mình đã đi hỏi luật sư o việt nam là khi den luot ho so mình thi phía mỹ ko yêu cầu nhất thiết người bảo lãnh phai có mặt nên khi đó anh mình sẽ đứng ra làm vì luat su đó cung nói có trường hợp cha bảo lãnh con nhung ko may chat mất nhưng khi den luot thì van tien hành bình thường vì phía mỹ ko yeu cau phai có mặt người bảo lãnh]

mình muốn hỏi anh chị là trường hợp như mình thì nên như thế nào để có thể tiến hành suôn sẽ.

Xin cam ơn,
 
#10
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

...[do mình đã đi hỏi luật sư o việt nam là khi den luot ho so mình thi phía mỹ ko yêu cầu nhất thiết người bảo lãnh phai có mặt nên khi đó anh mình sẽ đứng ra làm vì luat su đó cung nói có trường hợp cha bảo lãnh con nhung ko may chat mất nhưng khi den luot thì van tien hành bình thường vì phía mỹ ko yeu cau phai có mặt người bảo lãnh]

mình muốn hỏi anh chị là trường hợp như mình thì nên như thế nào để có thể tiến hành suôn sẽ.

Xin cam ơn,
Bạn nên hỏi Văn phòng luật sư ở bên Mỹ mới chính xác. Coi chừng tiền mất ....

Bạn nên thảm khảo bài viết của anh Hungviet để quyết định

PHỤC HỒI ĐƠN I-130 KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI


Luật di trú Hoa Kỳ bắt buộc công dân hay thường trú nhân Mỹ mở đơn I-130 để bảo lãnh người thân theo diện định cư. Tuy nhiên, những người góa vợ hay góa chồng của công dân Mỹ (hay con của những người góa vợ hay chồng đó) có thể tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình nếu họ kết hôn ít nhất là hai năm ở thời điểm người bảo lãnh qua đời và không ly thân trên mặt pháp lý. Quyền tự mình nộp đơn bảo lãnh cho mình chấm dứt hai năm sau khi người bảo lãnh qua đời hay khi người hôn phối còn sống tái giá. Nếu người bảo lãnh nộp đơn I-130 cho người hôn phối trước khi qua đời, đơn bảo lãnh đó sẽ được xem như đơn bảo lãnh tự nộp với điều kiện họ đã kết hôn được hai năm và chưa ly thân về mặt pháp lý trước khi người hôn phối công dân Hoa Kỳ qua đời. Xin lưu ý rằng con của người góa vợ hay góa chồng được đi kèm theo.

Trong các trường hợp khác, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng khi người bảo lãnh qua đời, đơn I-130 đã được chấp thuận sẽ bị tự động hủy bỏ chiếu theo luật. Điều luật này đã được cải thiện qua việc USCIS có một qui định cho phép phục hồi đơn I-130 vì những lý do nhân đạo. Tuy nhiên, vấn đề đã bắt đầu với việc Đạo luật Illegal Immigration and Immigrant Responsibility Act (IIRAIRA) được thông qua năm 1996 bắt buộc người bảo lãnh diện gia đình nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Trước đó, người bảo lãnh hoàn toàn không bị buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh. Do đó, sau Đạo luật IIRAIRA, USCIS cho rằng luật đó bác bỏ qui định cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo.

Lý luận của USCIS như sau:

(1) Người bảo lãnh buộc phải nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh diện gia đình để người được bảo lãnh được hưởng qui chế thường trú nhân.

(2) Người bảo lãnh qua đời không thể nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Do đó, (3) việc phục hồi đơn I-130 là chuyện không thể làm vì người được bảo lãnh sẽ không được hưởng qui chế thường trú nhân do thiếu mẫu cam kết bảo trợ tài chánh.

Vấn đề này đã được giải quyết thông qua luật năm 2002 cho phép người bảo trợ thay thế nộp mẫu cam kết bảo trợ tài chánh nếu người bảo trợ chính qua đời và nếu Attorney General (tạm dịch là Bộ trưởng Bộ Tư Pháp) cho phép phục hồi đơn bảo lãnh vì lý do nhân đạo. Người bảo trợ thay thế phải là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người bảo hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Chiếu theo những qui định của điều 8 C.F.R & 205.1(a)(3)(i)(C)(2), đơn bảo lãnh I-130 sẽ bị thu hồi một cách tự động khi người bảo lãnh mất, ngoại trừ khi “USCIS quyết định, không nên thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh theo ý muốn của họ vì lý do nhân đạo dưới ánh sáng của những sự việc của một hồ sơ cá biệt. USCIS chỉ quyết định như vậy khi người được bảo lãnh chính làm đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh và chứng minh được rằng người có một trong những quan hệ nêu ở trên với người bảo lãnh chính muốn và có thể lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo điều 8 C.F.R part 213a với tư cách là người bảo trợ thay thế.

Chiếu theo điều INA & 213A(f)(5)(B), từ “Sponsor” bao gồm một cá nhân là người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổi), con dâu, con rể, anh rể, chị dâu, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại hay người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh, hội đủ điều kiện của đoạn (1) (khác với đoạn phụ (D)), và lập mẫu cam kết bảo trợ tài chánh đối với người được bảo lãnh.

Có bảy nhà bình luận gia đề nghị cho phép người đồng bảo trợ nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, và nếu người được bảo lãnh xin được bỏ qua việc thu hồi đơn bảo lãnh chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C). Tuy nhiên, không có người nào có thẩm quyền chấp thuận đơn bảo lãnh khi người bảo lãnh qua đời. Xin hãy xem các vụ kiện Abboud c. INS, 140 F.3d 843 (9th Circ. 1998); Dodig c. INS, 9 F,3d 1418 (9th Cir. 1993); Matter of Varela, 13 I. & N. Dec. 453 (BIA 1970). Nếu người bảo lãnh mất trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì đơn bảo lãnh không còn cơ sở nào để được chấp thuận.

Tình trạng pháp lý khác đi khi người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận. Điều 205 của Đạo luật về di trú (INA) cho phép thu hồi lại đơn bảo lãnh được chấp thuận “vì lý do đủ và chính đáng”. Điều lệ có liên hệ, điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C), qui định rằng việc người bảo lãnh qua đời sẽ tự động hủy bỏ việc chấp thuận đơn bảo lãnh diện gia đình. Tuy nhiên, điều lệ đó cho phép sự chấp thuận tồn tại nếu USCIS quyết định theo ý của họ rằng vì những lý do nhân đạo, việc thu hồi lại sẽ không thích hợp.

Phục hồi lại sự chấp thuận đơn bảo lãnh không bỏ qua việc đòi hỏi giấy cam kết bảo trợ tài chánh chiếu theo Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA). Tuy nhiên, ngày 13 tháng 3 năm 2002, Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, 116 Stat. 74, được ban hành. Đạo luật 107-150 bổ sung Điều 213A(f)(5) của Đạo luật về di trú (INA) để cho phép một người có quan hệ họ hàng ký giấy bảo trợ tài chánh nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận nếu USCIS cho rằng việc phục hồi đơn bảo lãnh không thích hợp. Điều lệ cuối cùng này sáp nhập những điều khoản của Điều 213(A)(f)(5)(B), như bổ sung bởi Đạo luật 107-150. Người bảo trợ thay thế có thể là công dân hay thường trú nhân hợp pháp. Người bảo trợ thay thế phải ít nhất 18 tuổi và phải cư trú tại Hoa Kỳ. Nếu USCIS đồng ý cho phép giữ lại đơn bảo lãnh được chấp thuận, người hôn phối, cha mẹ, nhạc phụ, nhạc mẫu, anh chị em, con (tối thiểu 18 tuổ), con dâu, con rể, anh chị em chồng, anh chị em vợ, ông bà nội, ông bà ngoại, hay người giám hộ hợp pháp, của người được bảo lãnh có thể ký giấy bảo trợ tài chánh.

Mặc dù đơn bảo lãnh đã được chấp thuận sẽ tự động bị hủy bỏ chiếu theo Điều 8 CFR 205.1(a)(3)(i)(C) khi người bảo lãnh qua đời, có những trường hợp viện chưởng lý (Attorney General) có thể quyết định theo ý mình không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận. Thẩm quyền được tự do làm theo ý mình đó được ủy quyền cho giám đốc của các văn phòng di trú (District Director hay Service Center Director).

Lúc trước, điều kiện về giấy cam kết bảo trợ tài chánh ở Điều 213A của Đạo luật về di trú (INA) làm cho việc phục hồi nhân đạo trở thành một điểm có thể bàn vì không có người bảo trợ để ký giấy cam kết bảo trợ tài chánh. Quốc Hội đã sửa chữa vấn đề đó bằng cách thông qua Đạo luật Family Sponsor Immigration Act (Luật bão lãnh gia đình), Public Law 107-150, cho phép dùng người bảo trợ thay thế. Bây giờ, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, nhưng trước khi người được bảo lãnh điều chỉnh tình trạng hay di dân đến Mỹ, người được bảo lãnh có thể dùng người bảo trợ thay thế trên giấy cam kết bảo trợ tài chánh.

Để xin phục hồi nhân đạo một đơn bảo lãnh bị thu hồi, người được bảo lãnh phải làm đơn viết gửi cho văn phòng USCIS nơi người bảo lãnh đã nộp đơn I-130 lúc ban đầu. Đơn xin phải kèm theo giấy chứng tử của người bảo lãnh, chứng từ quan hệ giữa người bảo trợ thay thế và người được bảo lãnh, giấy cam kết bảo trợ tài chánh điền bởi người bảo trợ thay thế và bản sao của giấy báo chấp thuận đơn I-130. Nếu người giám đốc quyết định không cho phục hồi nhân đạo, họ phải thông báo quyết định bằng thư đó cho người được bảo lãnh. Nếu người giám đốc quyết định cho phép phục hồi nhân đạo, người được bảo lãnh sẽ được thông báo và quyết định đó sẽ được chuyển cho Bộ Ngoại Giao (nếu người bảo lãnh ở ngoài Hoa Kỳ) hay cho nhân viên USCIS xét đơn xin điều chỉn tình trạng của người được bảo lãnh (nếu người được bảo lãnh có mặt ở Hoa Kỳ).

Trong lúc không có điều lệ hay tiền lệ nào khác về cách thức áp dụng thẩm quyền được tự do quyết định, nhân viên và giám đốc USCIS phải nhận thức rằng ý định của thẩm quyền đó là để dùng trong những trường hợp mà sự thu hồi trái hẳn với công lý (thí dụ như trong trường hợp của một thành viên gia đình – trong số nhiều người – không thể di dân được vì người bảo lãnh qua đời). Điều lệ có ý nghĩa rõ rệt rằng quyết định áp dụng ý muốn theo ý mình, và không thu hồi lại đơn bảo lãnh đã được chấp thuận, là sự ngoại lệ chứ không phải là luật lệ. Ngoài ra, sự tự do làm theo ý muốn của mình không thể sử dụng trong những trường hợp có sự ngờ vực về quan hệ thành thật (ngay cả khi những sự ngờ vực đó không đủ để từ chối đơn bảo lãnh lúc ban đầu). Sau cùng, người giám đốc phải xét kết quả chủ yếu của quyết định thu hồi hay không.

Theo hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng một đơn bảo lãnh bị thu hồi chiếu theo Điều 8 C.F.R. 205.1(a)(3) cần sự cứu xét của Department of Homeland Security (Bộ Nội An), viết tắt là DHS, người nhân viên lãnh sự đó sẽ soạn một giác thư yêu cầu cứu xét và chuyển cho DHS kèm theo đơn bảo lãnh. Khi thẩm định đơn xin phục hồi, DHS xét những yếu tố sau đây:

1. Gia đình phân tán.

2. Khó nhọc hay khổ cực cho công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ.

3.Người được bảo lãnh già yếu.

4. Người được bảo lãnh có thời gian sống ở Mỹ lâu dài.

5. Người được bảo lãnh không có nhà để về.

6. DHS hay nhân viên lãnh sự chậm trễ quá mức trong việc xét đơn bảo lãnh và visa.

7. Người được bảo lãnh có nhiều ràng buộc gia đình bên Mỹ.

Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng lý do nhân đạo không đủ để yêu cầu DHS cứu xét, nhưng người được bảo lãnh hỏi về vấn đề này, người nhân viên lãnh sự sẽ chỉ dẫn người được bảo trợ liên hệ với văn phòng DHS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh.
 

huy14308

Thành viên mới
#11
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Mình đã đọc bài viết của anh HungTran nhưng van ko hieu lam nen nhờ anh chi có the giai thich giup em.

Anh họ mình [tức con ruot của Cậu - người bảo lãnh] sẽ đứng ra bảo trợ tài chánh được ko anh chị [mình xin nói thêm là anh mình hiện đang là kỹ sư lương trên 70.000$/năm] và hiện tại SỞ DI TRÚ HOA KỲ VẪN CHƯA BIẾT CẬU MÌNH [ NGUOI BAO LANH [ QUA ĐỜI
Xin cam on !
 

Liệu

Cựu Ban điều hành
#12
Ðề: [Ho so dien F4] Mong anh chi check gium em ho so HCM2009753426 [chan thanh cám ơn]

Mình đã đọc bài viết của anh HungTran nhưng van ko hieu lam nen nhờ anh chi có the giai thich giup em.

Anh họ mình [tức con ruot của Cậu - người bảo lãnh] sẽ đứng ra bảo trợ tài chánh được ko anh chị [mình xin nói thêm là anh mình hiện đang là kỹ sư lương trên 70.000$/năm] và hiện tại SỞ DI TRÚ HOA KỲ VẪN CHƯA BIẾT CẬU MÌNH [ NGUOI BAO LANH [ QUA ĐỜI
Xin cam on !
Chào bạn, xin được tiếp lời anh Hongtran, anh Yman về Hồ sơ của bạn nha:

Trước hết, hồ sơ của bạn thuộc diện F4, tức là Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho Anh/Chị/Em ruột và các con dưới 21 tuổi. Cụ thể là anh ruột [cậu bạn] bảo lãnh cho mẹ bạn, nhưng năm 2007 cậu của bạn qua đời. Như vậy, không có người bảo lãnh thì coi như hồ sơ bị đóng lại. Tuy chưa báo cho NVC biết người bảo lãnh đã chết, nhưng khi tiến hành các thủ tục HS, người bảo lãnh phải khai bộ i-864 (bảo trợ tài chính). Ngoài ra khi gia đình bạn PV, bắt buộc GĐ bạn phải chứng minh người bảo lãnh còn sống và khỏe mạnh. Lúc đó, bạn lấy đâu ra bằng chứng để thuyết phục LSQ SG.

Anh Yman đã post bài viết của Anh Hùng Việt về "PHỤC HỒI ĐƠN I-130 KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI", bạn hãy đọc kỹ đồng thời liên hệ với người nàh bên Mỹ để thực hiện các giấy tờ có liên quan đến HS của bạn.

Xin lưu ý là nước Mỹ rất ghét sự giả dối, ngụy tạo. Nếu họ phát hiện ra, nguy cơ cấm vĩnh viễn bạn và GĐ vào nước Mỹ đó.

Và cũng xin nhắc lại, diễn đàn XNC chỉ giúp bạn thực hiện tiến trình và thủ tục theo đúng quy định của nước Mỹ có liên quan đến xuất nhập cảnh. Đây là những kinh nghiệm của những người đã làm xong tiến trình về XNC và hiện đang ở US.

1 vài dòng cho bạn, chúc sức khỏe.
 

huy14308

Thành viên mới
#13
Lời đầu tiên em xin chào Anh, Chị diễn đàn

Case number: HCM2009753426

Hồ sơ của gia đình em đi theo diện F4, người đứng đơn bảo lãnh là Cậu bảo lãnh Mẹ em, receipt date: Jan 21 2003, Notice date: Aug 10 2009, nhưng vào năm 2005 thì Cậu em mất, đến nay 2015 thì nhận được thư của LSQ đóng tiền phí 120$ và 325$,em đã đóng, có invoice iD và tới bước điền đơn DS-260. Người sẽ bảo lãnh tài chính là con của Cậu, đang có công việc ổn định trong quân đội Hoa Kỳ.

Em xin hỏi diễn đàn là trong trường hợp này thì Sở Di Trú đã có thông tin Cậu em mất chưa và khả năng gia đình em được định cư là cao không?

Em xin cám ơn anh chị trong diễn đàn.

Chúc sức khoẻ!