GỞi anh chị phương xa những loại hoa củ quả quê nhà:1:
QUẢ THỊ (st)
Thị.Đó có lẽ không phải đặc sản. Miền Bắc thì nhiều nơi có. Miền Trung, một lần tàu dừng ở ga Nghệ An cũng thấy bày một mâm. Ngay ở Sài Gòn, có người chỉ rằng loanh quanh vào chợ Nguyễn Tri Phương cũng thấy hoặc đâu đó dưới một cái chùa ở Thủ Đức cũng có một cây. Chỉ không biết nó có khác hương, khác vị đi so với những cây thị cổ thụ quê nhà không nhỉ?
Thị là một giống hầu như không phải trồng. Cứ đất ẩm và mấy hột ăn xong bỏ đấy, thế nào đầu xuân cũng nhú lên vài cây non. Ngày trước ở quê, vườn tược với cái ao trước nhà còn nhiều. Nhìn đâu cũng thấy. Cây thị cổ thụ nhiều nhất là ở mấy xóm Lâm Qúy, Lâm Thọ hoặc ở mấy xã mạn trong như Giao Thịnh, Giao Tiến... cũng rất nhiều.
Mùa thị ra quả bắt đầu từ những hạ tuần tháng 8 âm. Đã lâu rồi chỉ còn nhớ mang máng như vậy. Nhưng hương thơm của những quả thị chín thì không thể quên được.
Trước khi lên một bên ngoại ở xóm trên bao giờ tôi cũng dành sẵn những cái rọ một dây tự đan bằng vỏ cây đa nước. Ấy là lên hái ăn rồi còn để dành mang về. Những cây thị nhà bác tôi gốc lớn lắm, phải hai vòng tay người mới ôm xuể.
Qủa thị chỉ nhỏ bằng một nắm tay. Có khi to hơn thì bằng cái bát. Thị khi xanh thì chát, thường bầy nhỏ chúng tôi chỉ đập ra lấy hạt non, ăn ngon bùi. Qủa khi chín màu vàng ươm, nhìn rất thích mắt. Da mỏng căng. Ruột ngọn thanh. Muốn hái phải dùng cái sào dài vì cành cây giòn, tôi cũng nhát không dám leo lên.
Đến mồng một và ngày rằm thường có đĩa hoa quả bày lên thắp hương. Mùa thị. Mẹ tôi thường ra chợ, chọn những quả tròn đẹp, hái còn liền cành lá để mua về. Những ngày ấy là những ngày nhà sực nức hương thị. Thơm từ trong nhà ra đến ngõ. Nếu vì lý gì mà muốn dấu cũng không được.
Có lần, bà cho mấy quả bỏ rọ ngửi chơi. Trưa treo đầu giường, không hiểu sao rơi xuống chỗ tôi nằm. Thế là nhoe nhoét hết cả. Bị mẹ tét cho mấy cái. Khóc hu hu, phần vì bị đòn, phần nhiều hơn là tiếc thị.
…
Ấy là chuyện thuở bé. Mà giờ tưởng như đã lâu lắm rồi.
Về quê, những gốc thị ấy giờ không còn. Miền quê đã đổi thay nhiều lắm. Có chăng mỗi dịp thu về lại nghe đâu đây hương thị mộc mạc. Thứ quả chân quê ấy ru tôi mỗi lần cái nhớ quê nổi lên cồn cào da ruột…
Một bài thơ học từ cấp 1, nhớ nhất đoạn này :
“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim ri trong lá
Con chìa vôi vừa hót, vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền …”
Thị.Đó có lẽ không phải đặc sản. Miền Bắc thì nhiều nơi có. Miền Trung, một lần tàu dừng ở ga Nghệ An cũng thấy bày một mâm. Ngay ở Sài Gòn, có người chỉ rằng loanh quanh vào chợ Nguyễn Tri Phương cũng thấy hoặc đâu đó dưới một cái chùa ở Thủ Đức cũng có một cây. Chỉ không biết nó có khác hương, khác vị đi so với những cây thị cổ thụ quê nhà không nhỉ?
Thị là một giống hầu như không phải trồng. Cứ đất ẩm và mấy hột ăn xong bỏ đấy, thế nào đầu xuân cũng nhú lên vài cây non. Ngày trước ở quê, vườn tược với cái ao trước nhà còn nhiều. Nhìn đâu cũng thấy. Cây thị cổ thụ nhiều nhất là ở mấy xóm Lâm Qúy, Lâm Thọ hoặc ở mấy xã mạn trong như Giao Thịnh, Giao Tiến... cũng rất nhiều.
Mùa thị ra quả bắt đầu từ những hạ tuần tháng 8 âm. Đã lâu rồi chỉ còn nhớ mang máng như vậy. Nhưng hương thơm của những quả thị chín thì không thể quên được.
Trước khi lên một bên ngoại ở xóm trên bao giờ tôi cũng dành sẵn những cái rọ một dây tự đan bằng vỏ cây đa nước. Ấy là lên hái ăn rồi còn để dành mang về. Những cây thị nhà bác tôi gốc lớn lắm, phải hai vòng tay người mới ôm xuể.
Qủa thị chỉ nhỏ bằng một nắm tay. Có khi to hơn thì bằng cái bát. Thị khi xanh thì chát, thường bầy nhỏ chúng tôi chỉ đập ra lấy hạt non, ăn ngon bùi. Qủa khi chín màu vàng ươm, nhìn rất thích mắt. Da mỏng căng. Ruột ngọn thanh. Muốn hái phải dùng cái sào dài vì cành cây giòn, tôi cũng nhát không dám leo lên.
Đến mồng một và ngày rằm thường có đĩa hoa quả bày lên thắp hương. Mùa thị. Mẹ tôi thường ra chợ, chọn những quả tròn đẹp, hái còn liền cành lá để mua về. Những ngày ấy là những ngày nhà sực nức hương thị. Thơm từ trong nhà ra đến ngõ. Nếu vì lý gì mà muốn dấu cũng không được.
Có lần, bà cho mấy quả bỏ rọ ngửi chơi. Trưa treo đầu giường, không hiểu sao rơi xuống chỗ tôi nằm. Thế là nhoe nhoét hết cả. Bị mẹ tét cho mấy cái. Khóc hu hu, phần vì bị đòn, phần nhiều hơn là tiếc thị.
…
Ấy là chuyện thuở bé. Mà giờ tưởng như đã lâu lắm rồi.
Về quê, những gốc thị ấy giờ không còn. Miền quê đã đổi thay nhiều lắm. Có chăng mỗi dịp thu về lại nghe đâu đây hương thị mộc mạc. Thứ quả chân quê ấy ru tôi mỗi lần cái nhớ quê nổi lên cồn cào da ruột…
Một bài thơ học từ cấp 1, nhớ nhất đoạn này :
“Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim ri trong lá
Con chìa vôi vừa hót, vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền …”