Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Thành

Thích đủ thứ ...
#2
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

THƯ HẸN PHỎNG VẤN DÀNH CHO ĐƢƠNG ĐƠN XIN THỊ THỰC ĐỊNH CƯ

Hồ sơ xin thị thực định cư của đương đơn hiện đã sẵn sàng để phỏng vấn tại Lãnh sự quán. Để được phục vụ tốt hơn, đương đơn cần đọc hướng dẫn của chúng tôi và chuẩn bị kỹ hồ sơ của mình. Nếu đương đơn có thắc mắc, đương đơn có thể gởi email đến hcmcinfo@state.gov hoặc đọc thông tin tại website.
 Nếu vì bất kỳ lý do gì mà đương đơn không thể tham dự phỏng vấn, đương đơn nên gởi cho chúng tôi "Đơn yêu cầu xếp lại ngày phỏng vấn" (Mẫu RSI) khi đương đơn sẵn sàng đi phỏng vấn. Mẫu đơn RSI có sẵn tại văn phòng chúng tôi và website. Trong trường hợp đương đơn muốn hoãn ngày phỏng vấn trong một năm hoặc lâu hơn, đương đơn cần gởi thông báo hoãn hồ sơ cho chúng tôi mỗi năm hai lần và báo cho chúng tôi biết khi đương đơn sẵn sàng để phỏng vấn. Hồ sơ của đương đơn có thể bị huỷ bỏ nếu đương đơn không liên lạc với chúng tôi trong vòng một năm kể từ ngày gởi thư mời phỏng vấn hoặc kể từ ngày cuối cùng đương đơn liên lạc với lãnh sự.
 Không có gì đảm bảo trước là thị thực sẽ được cấp. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo đương đơn không nên sắp xếp chuẩn bị rời Việt Nam, thanh lý tài sản, thôi việc hoặc mua vé máy bay trước khi đương đơn nhận được thị thực. Nếu đơn xin thị thực của đương đơn được chấp thuận vào lúc phỏng vấn, đương đơn sẽ nhận được Thư chấp thuận ghi rõ ngày và giờ hẹn để đương đơn đến nhận thị thực. Trong một số trường hợp do thủ tục hành chánh, chúng tôi sẽ liên lạc với đương đơn khi thị thực sẵn sàng.
 Chúng tôi cần bản chính và bản sao của những giấy tờ được liệt kê bên dưới. Chúng tôi sẽ trả lại những giấy tờ bản gốc sau khi phỏng vấn. Tất cả những giấy tờ không phải bằng tiếng Việt hay tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh và công chứng. Người dịch thuật phải đảm bảo có đủ khả năng để dịch và thông tin dịch thuật là chính xác. Trong một sồ trường hợp, đương đơn được yêu cầu dịch một số giấy tờ tiếng Việt sang tiếng Anh.  Hình thức phạt cho việc trình bày sai sự thật: đương đơn luôn nhớ rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực cũng bảo đảm rằng tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý, cho dù một nhân viên đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Nếu đương đơn có bất kỳ một hồ sơ không trung thực hay sự trình bày gian dối nào, đương đơn có thể sẽ vĩnh viễn không bao giờ được cấp thị thực đến Hoa Kỳ.
 Không gởi bất kỳ giấy tờ nào đến văn phòng chúng tôi trước ngày phỏng vấn của đương đơn. Đương đơn sẽ nộp những giấy tờ này vào ngày phỏng vấn.
Đương đơn phải sắp xếp các giấy tờ theo đúng thứ tự được liệt kê dưới đây và tách riêng các giấy tờ bản chính. Mỗi đương đơn phải có một bộ hồ sơ riêng. Việc đương đơn không nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu có thể làm trì hoãn việc cấp thị thực.
1. Thƣ mời phỏng vấn: Khi đến Lãnh sự quán, đương đơn trình thư mời phỏng vấn này cho nhân viên Bảo Vệ để vào cổng và nộp thư mời cho nhân viên phòng Lãnh sự để nhận số thứ tự.
2. Hình cho thị thực: 4 hình màu theo yêu cầu (xem chú thích I đính kèm)
3. Lệ phí: Lệ phí thị thực cho mỗi đương đơn là 400 Đô La Mỹ. Nếu người bảo lãnh đã đóng lệ phí 400 Đô La Mỹ cho Trung Tâm Visa ở Mỹ, đương đơn không cần phải đóng thêm bất kỳ lệ phí thị thực nào khác. Nếu chưa đóng, đương đơn phải chuẩn bị để đóng lệ phí này tại Lãnh sự quán vào ngày phỏng vấn. Chúng tôi chỉ thu lệ phí bằng tiền mặt và bằng Đô La Mỹ.
4. Mẫu đơn DS-230 Phần I và Phần II: Hoàn tất bằng tiếng Anh mẫu đơn DS-230 Phần I và Phần II cho mỗi đương đơn có tên trong danh sách phỏng vấn. Đương đơn có thể tải các mẫu đơn này tại trang web: http://travel.state.gov/visa/frvi/forms/form_1342.html. Khi điền các mẫu đơn này, xin luu ý:
 Cung cấp địa chỉ nơi đương đơn đang thực sự sống và số điện thoại của đương đơn vào mục số 13.
 Ký tên vào những trang cần thiết của các mẫu đơn trừ trang 4 của mẫu DS-230 Phần II, đương đơn sẽ phải ký tên vào phần này trước mặt viên chức lãnh sự vào ngày phỏng vấn.
5. Chứng minh nhân dân: Bản chính và bản photocopy.
6. Hộ khẩu: Bản chính và bản photocopy.
7. Giấy khai sinh của đƣơng đơn: Bản chính và bản photocopy. Nếu đương đơn là con nuôi của người bảo lãnh hoặc đương đơn có nhận con nuôi thì đương đơn cần phải nộp thêm giấy cho nhận con nuôi hợp pháp
8. Giấy khai sinh của ngƣời bảo lãnh: Bản chính và bản photcopy. Trong trường hợp người bảo lãnh không có giấy khai sinh, viên chức Hoa Kỳ sẽ xem xét và cho đương đơn biết khi phỏng vấn.
9. Giấy chứng nhận kết hôn: bản chính và bản photocopy:
 Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có).
 Bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của đương đơn như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có. Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian.
 Bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có. Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian.
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#3
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

10. Bản chính giấy chấp thuận do người cha/mẹ còn lại ở Việt Nam xác nhận và ký cho phép những con dưới tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) xuất cảnh sang Hoa Kỳ cùng với đương đơn.
11. Bản chính Phiếu Lý Lịch Tƣ Pháp cho mỗi đương đơn từ 16 trở lên được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp.
12. Bản chính Giấy chứng nhận do cảnh sát nƣớc ngoài cấp: Xin xem Chú thích II đính kèm.
13. Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có).
14. Hồ sơ quân đội (nếu có).
15. Kết quả sức khoẻ: Vui lòng không mở phong bì có niêm phong do phòng khám cung cấp. Đương đơn cần làm theo các bước sau:
 Bước 1: Chích ngừa: Lệ phí chích ngừa tuỳ thuộc vào độ tuổi của đương đơn và các loại chích ngừa được yêu cầu. Đương đơn cần đem theo tất cả hồ sơ chích ngừa trước đó khi đến trung tâm Kiểm Dịch thành phố Hồ Chí Minh tại số 40 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh, Điện thoại (84-8) 844 5306.
 Bước 2: Khám sức khoẻ tại các phòng khám được chỉ định của Lãnh sự quán. Thông thường đương đơn sẽ nhận được kết quả khám sức khỏe trong vòng hai ngày. Khi đến các phòng khám, mỗi đương đơn cần mang theo thư mời phỏng vấn, hộ chiếu, hai hình màu và lệ phí. Lệ phí khám sức khoẻ cho mỗi đương đơn từ 15 tuổi trở lên là 100 Đô La Mỹ và mỗi đương đơn dưới 15 tuổi là 70 Đô La Mỹ. Tại Chợ Rẫy, lệ phí khám sức khoẻ phải trả bằng tiền Đồng Việt Nam; tại IOM, lệ phí khám sức khoẻ phải trả bằng tiền Đô La Mỹ. Địa chỉ hai phòng khám như sau:
 Bệnh viện Chợ Rẫy (CRH), Phòng Khám Xuất Cảnh
201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, Điện thoại: (84-8) 3856 5703
Website: http://www.choray.org.vn/huongdan.asp
 Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM)
1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Điện thoại (84-8) 3822 2058; (84-8) 3822 2057
Website:http://www.iom.int.vn/joomla/index.php
Bác sĩ sẽ thảo luận với đương đơn về kết quả khám sức khoẻ và những điều trị nếu cần. Đương đơn phải tiếp tục điều trị tại các phòng khám của Lãnh sự quán nếu được yêu cầu.
16. Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 8 tháng sau ngày cấp thị thực: Bản chính và bản photocopy. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn nộp một bản photocopy riêng kể cả trẻ em có cùng hộ chiếu với cha hoặc mẹ.
17. Bộ bảo trợ tài chính: Người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ phải nộp bộ Bảo trợ tài chính (Mẫu I-864) có chữ ký gốc cho mỗi đương đơn chính và photocopy cho mỗi đương đơn đi theo. Bản gốc I-864 phải đi kèm với giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất Tốt hơn hết là bản sao thuế thu nhập từ Sở Thuế Liên Bang (IRS) (trước đây là mẫu 1722). Tuy nhiên, mẫu W-2 và bản khai thuế liên bang (mẫu 1040), bao gồm các trang thuế liên quan có thể được chấp nhận trong một vài trường hợp. Thông tin về mẫu I-864 có thể xem tại http://www.uscis.gov
 Nếu mẫu I-864 hoặc I-864A được nộp bởi người đồng bảo trợ hoặc người sống cùng nhà với người bảo lãnh, người này phải nộp bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp như: bản photocopy hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.
 Trong trường hợp người bảo lãnh đã nộp bộ bảo trợ tài chính đến Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại. Nếu chưa nộp, người bảo lãnh phải chuẩn bị bộ bảo trợ tài chính và gởi cho đương đơn. Đương đơn sẽ nộp vào ngày phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ tài chính của không đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi, đương đơn sẽ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ sau phỏng vấn.
18. Bằng chứng về mối quan hệ: Chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng (nếu có).
 Diện bảo lãnh vợ-chồng: Xin đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng liên quan khác để chứng minh mối quan hệ thực sự với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy những hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời này.
 Diện bảo lãnh đi làm việc: Người chủ doanh nghiệp tại Hoa Kỳ phải cung cấp giấy xác nhận rằng công việc họ đã đề nghị cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề / biểu tượng của doanh nghiệp và phải được công chứng.
 Diện bảo lãnh khác: Đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãn
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#4
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

YÊU CẦU VỀ HÌNH CHO THỊ THỰC
Mỗi đương đơn xin visa phải nộp 4 tấm hình chụp đầy đủ nguyên gương mặt của đương đơn, hình không được viền khung, và mới chụp trong vòng 6 tháng. Hình chụp "nguyên gương mặt" là tấm hình mà đương đơn nhìn thẳng trực tiếp vào camera lúc chụp. Đương đơn không được nhìn xuống hay nhìn nghiêng một bên, và cả gương mặt phải chiếm khoảng nửa diện tích của tấm hình. Mặc dầu kiểu tóc và kiểu đầu khác nhau dẫn đến khó định nghĩa chính xác từ "gương mặt", nhưng nhìn chung phần đầu của đương đơn, bao gồm khuôn mặt và tóc phải được thể hiện từ đỉnh đầu đến tận dưới cằm, và tóc từ hai phía hai bên. Hình được chụp nên lộ rõ hai tai. Yêu cầu chính là tấm hình sẽ nhận diện một cách rõ ràng đối với đương đơn. Xem hình chụp mẫu.

NHỮNG TIỆM CHỤP HÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Những tiệm chụp hình dưới đây có thể chụp đúng theo quy định của chúng tôi. Danh sách này chỉ mang tính chất tham khảo, đương đơn không bắt buộc phải sử dụng những tiệm chụp hình này.
 Photo Lập 86 Nguyễn Huệ, Quận 1, Hồ Chí Minh, Tel: 08-3829 3640
 Đống Đa 66A Nguyễn Huệ, Quận 1, Hồ Chí Minh, Tel: 08-3829 2595
 Thế Quân 4D Lê Lợi, Quận 1, Hồ Chí Minh, Tel: 08-3822 2035
 Minh Quyên 40B Trần Cao Vân, Quận 3, Hồ Chí Minh, Tel: 08-3824 4654
 Lan Anh 268 Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh City; Tel: 08-3844 2229
 Mạnh Đan 448 Điện Biên Phủ, Quận 10, Hồ Chí Minh; Tel: 08-3833 2794
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#5
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA CẢNH SÁT NƯỚC NGOÀI VÀ HỒ SƠ QUÂN ĐỘI

GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA CẢNH SÁT NƯỚC NGOÀI


Giấy chứng nhận của cảnh sát ở tất cả các quốc gia nơi mà đương đơn đã cư trú ít nhất là một năm kể từ khi được 16 tuổi. Đương đơn nên liên lạc với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của các quốc gia đó để biết cách thức để xin giấy chứng nhận của cảnh sát.
 Cơ quan cảnh sát tại các quốc gia sau đây chỉ cấp giấy chứng nhận cho những người đang thực sự hiện diện tại đó và đích thân đến xin: Argentina, Albania, Brazil, Chile, Ethiopia, Indonesia, Mozambique, Paraguay, South Korea, Suriname, United Arab Emirates, and Yemen.
 Cơ quan cảnh sát tại các quốc gia sau đây chỉ cấp giấy chứng nhận thông qua Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Vui lòng thảo luận với viên chức Lãnh sự tại buổi phỏng vấn nếu đương đơn đã từng cư trú tại những quốc gia: Bermuda, Costa Rica, Fiji, Netherlands and New Zealand
 Đối với một số nước, dấu vân tay được yêu cầu khi xin giấy chứng nhận của cảnh sát, đương đơn có thể liên lạc với Tổ chức Quốc Tế về Di Dân (IOM) để lấy dấu vân tay. Địa chỉ IOM: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp. Hồ Chi Minh; Điện thoại (84-8) 3822-2057
 Cơ quan cảnh sát ở những quốc gia được liệt kê dưới đây không cấp giấy chứng nhận. Đương đơn không cần xin giấy chứng nhận.

1. Afghanistan*
2. Bangladesh*
3. Bulgaria *
4. Cambodia
5. Chad
6. Haiti*
7. India
8. Iraq*
9. Libya*
10. Mexico
11. Mongolia
12. Nepal
13. Nicaragua*
14. Pakistan*
15. Saudi Arabia
16. Sierra Leone
17. Sudan
18. United States of America

HỒ SƠ QUÂN ĐỘI

Nếu đương đơn từng tham gia quân đội của các quốc gia sau đây và các quốc gia có đánh dấu hoa thị (*) được liệt kê bên trên cần nộp hồ sơ quân đội: Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, Equatorial Guinea, Dominican Republic, Honduras, Iran, Japan, Jordan, Kuwait, Laos, Tanzania, Thailand, Turkey, Venezuela, Yugoslavia
 

mainguyen1212

Thành viên mới
#6
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Lại nói về bản chính Lý lịch tư pháp phải mang theo khi đi phỏng vấn. Không biết ở các tỉnh khác thì sao, ở Đồng Nai chỉ cấp cho mình 1 bản chính, và bản này mình đã gửi đi Mỹ nộp cho NVC rồi. Bây giờ chỉ còn bản dịch sang tiếng Anh có Phòng Tư pháp TP. Biên Hòa đóng dấu. Vậy nếu mình mang bản này nộp trong ngày phỏng vấn có được không? Có ai ở Đồng Nai đi phỏng vấn gặp vấn đề gì về LLTP này không? Xin chia sẻ để mình và mọi người ở Đồng Nai biết với. Hay là phải làm lại LLTP để được cấp 1 bản chính nữa?
 

lightwind

Cựu Ban điều hành
#7
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Lại nói về bản chính Lý lịch tư pháp phải mang theo khi đi phỏng vấn. Không biết ở các tỉnh khác thì sao, ở Đồng Nai chỉ cấp cho mình 1 bản chính, và bản này mình đã gửi đi Mỹ nộp cho NVC rồi. Bây giờ chỉ còn bản dịch sang tiếng Anh có Phòng Tư pháp TP. Biên Hòa đóng dấu. Vậy nếu mình mang bản này nộp trong ngày phỏng vấn có được không? Có ai ở Đồng Nai đi phỏng vấn gặp vấn đề gì về LLTP này không? Xin chia sẻ để mình và mọi người ở Đồng Nai biết với. Hay là phải làm lại LLTP để được cấp 1 bản chính nữa?
Chào bạn MaiNguyen,
Khi bạn nộp hồ sơ cho NVC, bạn đã nộp bản chính.
Khi bạn nhận thư phỏng vấn trong checklist không yêu cầu đem theo LLTP (VIETNAM POLICE CERTIFICATE).
Tôi nghĩ rằng bạn chỉ cần đem bản dịch sang tiếng Anh để phòng xa ma thôi. Trong ngày phỏng vấn của tôi, gia đình không hề bị hỏi LLTP.
Thân chúc bạn nhiều may mắn.
 

tnnguyen

Thành viên mới
#8
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Trong thư phỏng vấn của mình ghi là :

PETITIONER MARRIAGE CERTIFICATE A
PETITIONER BIRTH CERTIFICATE A

Hiện giờ mình chỉ có bản photo (được scan từ bản chính) không biết có được không ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Siphub

Thành viên tích cực
#9
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Chào các bạn.
Bạn nên xếp:
1: Hồ sơ từng thành viên
- Form DS-230 part 2 /riêng từng người
- Hình ( trong túi nylon ) /riêng từng người
- Khai sinh ( của mình ) /riêng từng người
- CMND /riêng từng người
( lấy kẹp, kẹp lại )
Tất cả gia đình gộp chung kèm hộ khẩu bản chính.
Họ sẽ bắt nộp cái (1 )đó trước.

2: Kế tiếp là hồ sơ sức khỏe đâu?
Vui lòng đưa cho họ.Họ sẽ mở niêm phong
và trả lại mình phim phổi.

3: Bảo trợ tài chính ( I-864 )

4: Quan hệ như thế nào ?
nếu có hình ảnh thì trình ra và dẫn giải

Đó là 4 điểm chính để họ xác định đúng người thật hay giả.
Bạn nên biết chắc rằng:
-Khi nộp hồ sơ cho NVC là đã đầy đủ tất cả
hoàn tất họ mới mời P/V.

Tại lãnh sự quán:
Chủ yếu là nhận dạng mà thôi.
Giấy tờ nào dư họ trả lại.( mặc dù mình bổ túc vài năm trước )

---------
Tuy nhiên chúng ta cần phải đem tất cả
nếu có thể mang được.
Vì khi họ kiểm tra thì mình có để chứng minh ngay.

Có trường hợp họ thấy mình đeo thánh giá.
Họ hỏi sổ gia đình công giáo, đưa ra thế là xong
họ chẳng hỏi câu nào.

Vậy các bạn cứ an tâm.
Ngoài diện hôn thê, hôn phu ( được chăm sóc đặc biệt )
Còn lại chỉ là thủ tục xác minh đúng người đúng tội mà thôi.

Vài kinh nghiệm chia sẻ cùng các bạn.
P/V di dân là dễ nhất.
khó nhất là khám sức khỏe.

P/V đi du lịch, du học là " PHÊ " nhất.
chúc mừng các bạn có giấy mời P/V.
 

mydung2601

Thành viên tích cực
#10
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Như vậy cả giấy CMND, hộ khẩu, khai sinh đều phải dịch sang cả tiếng Anh phải ko ạh? mong các ac có kinh nghiệm giải đáp giúp e :1:
 

orion_tuan

Thành viên tích cực
#11
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Như vậy cả giấy CMND, hộ khẩu, khai sinh đều phải dịch sang cả tiếng Anh phải ko ạh? mong các ac có kinh nghiệm giải đáp giúp e :1:
Nếu là tiếng việt thì k cần dịch. Khi nào qua bên kia nhập học thì mới cần dịch học bạ.
 

htphuong87

Thành viên tích cực
#12
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

cám ơn sự chia sẻ kinh nghiệm của bạn Siphub rất nhiều
 

lienvy

Thành viên mới
#13
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

cac ban oi giup dum minh voi,
vi minh moi lam mat giay cmnd vao may hom truoc sau do minh co xin cap lai cmnd moi roi, vay khi di pv minh phai giai thich gi them ve cai chung minh cu va moi hay khong?
 

lienvy

Thành viên mới
#14
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

cac ban oi giup dum minh voi,
vi minh moi lam mat giay cmnd vao may hom truoc sau do minh co xin cap lai cmnd moi roi, vay khi di pv minh se phai giai thich ntn voi LSQ ve cai chung minh cu va moi day?

Nho cac ban chi dum minh nha.cam on cac ba nhieu lam
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#15
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

cac ban oi giup dum minh voi,
vi minh moi lam mat giay cmnd vao may hom truoc sau do minh co xin cap lai cmnd moi roi, vay khi di pv minh se phai giai thich ntn voi LSQ ve cai chung minh cu va moi day?

Nho cac ban chi dum minh nha.cam on cac ba nhieu lam
Cố gắng viết tiếng Việt có dấu nhé bạn. CMND cũ hay mới gì thì cũng chỉ có một số CMND duy nhất. Không có gì phải lo lắng cả.
 

lienvy

Thành viên mới
#16
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

minh cam on ban nhiu lam, cho minh xin loi nhe, tai may tinh minh phong chu vietkey bien dau mat tieu roi, minh chua co thoi gian cai dat lai, thu loi cho minh nha.
Cam on ban nhiu lam
 

harahara

Thành viên mới
#17
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Ba mẹ em đã ly hôn nhưng có vẻ như LSQ nghi ngờ đó là cuộc ly hôn già <Ly hôn để được chuyển diện, được phỏng vấn sớm hơn> và cho giấy xanh bảo về chờ. Em lo quá...thật tình thà ba mẹ em có mâu thuẩn không hợp nhau nên mới ly hôn mà !?
 

orion_tuan

Thành viên tích cực
#18
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Ba mẹ em đã ly hôn nhưng có vẻ như LSQ nghi ngờ đó là cuộc ly hôn già <Ly hôn để được chuyển diện, được phỏng vấn sớm hơn> và cho giấy xanh bảo về chờ. Em lo quá...thật tình thà ba mẹ em có mâu thuẩn không hợp nhau nên mới ly hôn mà !?
Hãy chứng minh bằng mọi cách tốt nhất.
 

Anhchau

Thành viên mới
#19
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Các anh chị cho mình hỏi: Tất cả các giấy tờ như bản khai thuế, form DS-230, I-864, LLTP, hình, bản sao passport... mình đã nộp cho NVC bên Mỹ rồi. Vậy người nhà bên Mỹ phải gởi 1 bộ nữa về VN để người bên VN đem đi khi phỏng vấn hả?

Xin cảm ơn các anh chị.
 

orion_tuan

Thành viên tích cực
#20
Ðề: Hướng dẫn Phỏng vấn của LSQ SG

Các anh chị cho mình hỏi: Tất cả các giấy tờ như bản khai thuế, form DS-230, I-864, LLTP, hình, bản sao passport... mình đã nộp cho NVC bên Mỹ rồi. Vậy người nhà bên Mỹ phải gởi 1 bộ nữa về VN để người bên VN đem đi khi phỏng vấn hả?

Xin cảm ơn các anh chị.
Thật ra nếu bạn k nộp thì tự động hồ sơ đc chuyển về lãnh sự quán và rắc rối thêm. Nay bạn đã nộp cho bên Mỹ tức là NVC thì bạn chỉ chơ hoàn tất, nếu bạn thuộc diện F thì chờ lịch visa qua ngày lập(ngày ưu tiên) hồ sơ thì đc PV. Nếu đc PV thì họ sẽ gọi đem theo giấy tờ gì.
Có thể là: LLTP vì sau 1 năm hết hạn, I-864 khai k đúng, Ds-230 khai k đc, hình k đc,...