Một câu hỏi nhỏ với Chú VUTHANGSI

Status
Không mở trả lời sau này.

ThaoPhuong

Ban điều hành
#21
Vào năm 2006 tôi có hồ sơ xin định cư tại Mỹ theo diện anh chị em bảo lãnh. Hồ sơ còn chờ khoảng 2 năm nữa mới tới lượt xem xét. Tôi có thể xin visa vào Mỹ để du lịch thăm người thân được không? Khi kết thúc chuyến du lịch ở Mỹ tôi sẽ về Việt Nam vì còn nhiều việc cần phải hoàn thành trước khi đi định cư tại Mỹ.
Các điều kiện để được cấp visa du lịch là bạn phải chứng minh cho Viên chức Lãnh sự quán biết bạn có ý định trở về Việt Nam sau khi bạn thăm người thân ở Mỹ. Cụ thể, bạn phải thuyết phục Viên chức Lãnh sự quán về các ràng buộc tài chính, kinh tế, xã hội, và gia đình đủ mạnh để bạn quay trở về Việt Nam sau chuyến đi thăm. Bạn có thể đưa ra những chứng cứ dưới nhiều hình thức khác nhau để cho Viên chức Lãnh sự quán tin rằng những mối ràng buộc của bạn tại Việt Nam là lý do buộc bạn phải rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời.

Bạn đã có đơn xin Visa định cư là bạn có ý định định cư vĩnh viễn ở Mỹ. Tuy nhiên, hiện tại việc bạn nộp đơn xin Visa du lịch chỉ là muốn đến thăm người thân trong thời gian ngắn và chưa có ý định định cư tại Hoa Kỳ vào thời điểm này.

Nhiều năm gần đây, nhiều người xin visa du lịch Mỹ đều cam kết với Viên chức Lãnh sự quán sẽ trở về Việt Nam nhưng vẫn tìm cách ở lại Mỹ khi Visa đã hết hạn. Thực tế này đã gây ra nhiều khó khăn cho những người xin Visa du lịch về sau, càng khó khăn hơn khi bạn xin Visa du lịch trong khi bạn đã có hồ sơ bảo lãnh. Miễn sao bạn phải thuyết phục Viên chức Lãnh sự quán về các ràng buộc tài chính, kinh tế, xã hội, và gia đình đủ mạnh để bạn quay trở về Việt Nam sau chuyến đi.

Cám ơn bạn
Thảo Phương
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#22
Có tin nhắn riêng của hai bạn gửi cho Thảo Phương có thắc mắc và câu hỏi cho Thảo Phương, về câu hỏi về diện bảo lãnh vợ chồng:

Em có trường hợp này mong Thảo Phương giúp với. Em cám ơn nhiều ạ: Khoảng 3 tuần nữa em sinh con, lúc đó chồng mới về để đăng ký kết hôn và làm khai sinh cũng như US passport (hộ chiếu Mỹ) cho bé. Hai vợ chồng em muốn tranh thủ thời gian nên tụi em định trước khi ảnh về Việt Nam thì chồng em sẽ chuẩn bị hết những giấy tờ cần thiết, sau đó sẽ về Việt Nam đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn xong thì em sẽ gởi qua toàn bộ giấy tờ cho mẹ của chồng để nhờ mẹ chồng gởi Sở Di trú vì ảnh về Việt Nam 3 tháng lận. Vậy cho em hỏi là em có cần nộp thêm giấy khai sinh của bé không? Và vợ chồng em có cần làm TimeLine không? Và làm TimeLine xong thì có cần công chứng chữ kí hay chỉ cần đánh máy và kí tay thôi ạ? Em cũng nói thêm về trường hợp của em là vì trước đây chồng em có vợ trước rồi, vợ trước này đã phỏng vấn nhiều lần nhưng không đậu, khoảng thời gian đó 2 người xảy ra mâu thuẫn nên chồng em đã chủ động hủy hồ sơ đó, tháng 9 năm 2016 này vừa rồi mới giải quyết ly dị xong, giờ chồng em mở hồ sơ cho em có trở ngại gì không.

Và câu hỏi về việc bị Lãnh Sự Quán phát giấy xanh yêu cầu bổ túc:

Em sinh năm 1995, em đã phỏng vấn du học Mỹ hai lần nhưng bị rớt trước. Sau đó em gặp anh ấy. Và kết hôn với anh ấy. Anh ấy là công dân Mỹ. Cậu em giới thiệu cho em. Nên Viên chức lãnh sự quán cứ hỏi đi hỏi lại việc du học của em và nói đi nói lại là “tôi cho rằng hai người không phải là cặp đôi vợ chồng”. Chồng em sinh năm 1975. Em phỏng vấn ngày 2/11/2016. Em thật sự rất buồn, ông xã em là đàn ông nhưng khi thấy em khóc, anh ấy đau lòng cũng rơm rớm nước mắt theo. Hai năm nay xa anh, tuy anh có về 3 lần nhưng rồi thì vợ chồng vẫn xa nhau. Em tiễn anh ấy ra sân bay em chỉ biết khóc đứng nhìn anh đi, còn ông xã em chỉ biết đứng nhìn em khóc mà không thể làm gì khác. Mong giúp đỡ của Thảo Phương.


Thảo Phương sẽ dành thời gian trả lời cho hai bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của hai bạn.
Thảo Phương
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#23
Trả lời câu hỏi cho bạn

Em sinh năm 1995, em đã phỏng vấn du học Mỹ hai lần nhưng bị rớt trước. Sau đó em gặp anh ấy. Và kết hôn với anh ấy. Anh ấy là công dân Mỹ. Cậu em giới thiệu cho em. Nên Viên chức lãnh sự quán cứ hỏi đi hỏi lại việc du học của em và nói đi nói lại là “tôi cho rằng hai người không phải là cặp đôi vợ chồng”. Chồng em sinh năm 1975. Em phỏng vấn ngày 2/11/2016. Em thật sự rất buồn, ông xã em là đàn ông nhưng khi thấy em khóc, anh ấy đau lòng cũng rơm rớm nước mắt theo. Hai năm nay xa anh, tuy anh có về 3 lần nhưng rồi thì vợ chồng vẫn xa nhau. Em tiễn anh ấy ra sân bay em chỉ biết khóc đứng nhìn anh đi, còn ông xã em chỉ biết đứng nhìn em khóc mà không thể làm gì khác. Mong giúp đỡ của Thảo Phương.
Bạn biết là cách nhanh nhất và dễ nhất để có thẻ xanh là kết hôn với một công dân Hoa Kỳ. Và có nhiều hồ sơ chỉ mục đích kết hôn giả để được nhập cư ở Hoa Kỳ một cách nhanh nhất. Cũng có nhiều trường hợp hai vợ chồng thật sự yêu nhau, nhưng vì nhiều lý do để Viên chức Lãnh sự quán nghi ngờ về quan hệ giữa hai người và cho rằng đó là hôn nhân giả. Do đó, đơn xin visa bị từ chối mặc dù hai vợ chồng yêu nhau rất sâu đậm.

Dựa vào các chi tiết quan trọng mà Bạn viết lên, nhận thấy hồ sơ của Bạn có nhiều điểm khiến cho Viên chức Lãnh sự quán nghi ngờ. Trong trường hợp Bạn và chồng Bạn chênh lệch tuổi với nhau khá nhiều, thì Sở di trú sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn và sẽ yêu cầu cung cấp chứng cứ nhiều hơn để chứng minh cho mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn là thật hay chỉ vì mục đích định cư ở Hoa Kỳ.

Nếu trước đây Bạn đã nộp đơn xin visa du học mà đã từ chối tới 3 lần rồi sau đó Bạn chuyển sang diện bảo lãnh hôn nhân đoàn tụ, thì đây sẽ là một nguyên nhân tạo nên mối nghi ngờ về tính chân thực của cuộc hôn nhân này. Đây là một chi tiết rất quan trọng mà Bạn đã không chuẩn bị trước để thuyết phục Viên chức Lãnh sự quán khi trả lời cho họ.
Thảo Phương
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#24
Câu hỏi của một bạn thắc mắc về có con ngoài giá thú

Một bạn gửi tin nhắn hỏi về trường hợp khó là có con nhưng chưa đăng ký hôn thú, hồ sơ được thường trú nhân bảo lãnh có bị hủy không?

Ngày 13/01/2017 này em phỏng vấn cùng với con của em, do Mẹ bảo lãnh, thuộc diện F2B. Em là nữ, 29 tuổi, đã có con và chưa đăng ký hôn thú. Trong giấy khai sinh của người con không có tên Cha. Có người tư vấn cho em là phải làm tờ tường trình về việc có con, và phải có sự xác nhận của địa phương. Em phân vân vì giấy xác nhận độc thân em đã làm rồi, tại sao phải làm thêm tờ tường trình như vậy nữa. Mong Thảo Phương giúp em trường hợp này!

Thảo Phương sẽ dành thời gian trả lời cho hai bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#25
Trả lời câu hỏi cho bạn

Ngày 13/01/2017 này em phỏng vấn cùng với con của em, do Mẹ bảo lãnh, thuộc diện F2B. Em là nữ, 29 tuổi, đã có con và chưa đăng ký hôn thú. Trong giấy khai sinh của người con không có tên Cha. Có người tư vấn cho em là phải làm tờ tường trình về việc có con, và phải có sự xác nhận của địa phương. Em phân vân vì giấy xác nhận độc thân em đã làm rồi, tại sao phải làm thêm tờ tường trình như vậy nữa. Mong Thảo Phương giúp em trường hợp này!
Hồ sơ của bạn thuộc diện bảo lãnh F2B: “vợ/chồng, con dưới 21 tuổi và trên 21 tuổi còn độc thân của Thường Trú Nhân”. Hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như bạn kết hôn trước khi người bảo lãnh là Mẹ nhập tịch Mỹ. Trường hợp của bạn là do Mẹ bảo lãnh cho bạn trên 21 tuổi và bạn có con nhưng chưa chính thức đăng ký kết hôn thì người con này được đi theo cùng với bạn trong hồ sơ F2B này.

Cũng cần lưu ý cho bạn chi tiết này nếu bạn chính thức đăng ký kết hôn, sau khi đã có hồ sơ bảo lãnh diện F2B, nhưng trước ngày Mẹ bạn chưa có quốc tịch thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị hủy ngay. Cho dù bây giờ bạn có làm giấy ly hôn chăng nữa vẫn không khôi phục lại đơn bảo lãnh này.

Về câu hỏi của bạn có nên làm tờ tường trình về việc có con hay không, thì phải căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình bạn. Mục đích là để chứng minh bạn vẫn còn độc thân mà thôi.
 

tien_thanh0711

Thành viên
#26
Trả lời câu hỏi cho bạn

Ngày 13/01/2017 này em phỏng vấn cùng với con của em, do Mẹ bảo lãnh, thuộc diện F2B. Em là nữ, 29 tuổi, đã có con và chưa đăng ký hôn thú. Trong giấy khai sinh của người con không có tên Cha. Có người tư vấn cho em là phải làm tờ tường trình về việc có con, và phải có sự xác nhận của địa phương. Em phân vân vì giấy xác nhận độc thân em đã làm rồi, tại sao phải làm thêm tờ tường trình như vậy nữa. Mong Thảo Phương giúp em trường hợp này!
Sorry bạn Thảo Phương vì đã xen vào hen.
Theo mình thì trường hợp này đơn giản hơn rất nhiều.
- Bạn Thảo Phương cần hỏi đương đơn chính đã bổ túc giấy khai sinh của bé cho NVC chưa? Vì trong giấy khai sinh không có tên cha nên không cần làm giấy xác nhận gì hết (tờ giấy khai sinh chính là giấy xác nhận đầy tính pháp lý rồi).
Nếu trường hợp trong giấy khai sinh có tên cha thì bạn cần làm 1 tờ đơn người cha đồng ý cho baby đi chung với bạn qua Mỹ + bản dịch là được
=> vì đương đơn chính không nêu rõ tình hình nên hơi khó tư vấn chính xác nhất.
Khi PV thì đương đơn chính cứ việc trả lời bình thường + tự tin nha. việc có baby không có chồng là việc bình thường (đã có rất nhiều hồ sơ F2B + F1 đi chung với baby rồi nên bạn cứ an tâm để chuẩn bị cuộc PV tốt nhất nha). @_@
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#27
Câu hỏi của một bạn thắc mắc về việc chỉ đám cưới nhưng không kết hôn?

Thảo Phương nhận được câu hỏi và thắc mắc của một bạn về việc đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn, hồ sơ sẽ như thế nào?

Em năm nay 22 tuổi, em có cha 63 tuổi là công dân Mỹ. Cha em đã định cư ở Mỹ được hơn 12 năm, vì hoàn cảnh gia đình nên tháng 10 - 2016 thì cha em mới về thăm em và mở hồ sơ bảo lãnh em qua Mỹ. Vấn đề là năm tới em định cưới vợ, em được biết nếu kết hôn trong thời gian chờ thì sẽ chuyển sang diện khác phải chờ lâu hơn nữa để bảo lãnh vợ em qua cùng. Em muốn hỏi nếu sang năm em cứ làm đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì có gặp vấn đề gì với Sở Di Trú Mỹ không? Và nếu Sở Di Trú biết em đã có vợ nhưng chưa đăng kí kết hôn thì như thế nào? Em đã nói với Cha về vấn đề này, và người yêu em cũng đồng ý với em về ý này. Mong Thảo Phương giúp em trường hợp này.

Thảo Phương sẽ dành thời gian trả lời cho bạn vào thời gian sớm nhất. Cám ơn bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#28
Trả lời câu hỏi và thắc mắc cho bạn

Em năm nay 22 tuổi, em có cha 63 tuổi là công dân Mỹ. Cha em đã định cư ở Mỹ được hơn 12 năm, vì hoàn cảnh gia đình nên tháng 10 - 2016 thì cha em mới về thăm em và mở hồ sơ bảo lãnh em qua Mỹ. Vấn đề là năm tới em định cưới vợ, em được biết nếu kết hôn trong thời gian chờ thì sẽ chuyển sang diện khác phải chờ lâu hơn nữa để bảo lãnh vợ em qua cùng. Em muốn hỏi nếu sang năm em cứ làm đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì có gặp vấn đề gì với Sở Di Trú Mỹ không? Và nếu Sở Di Trú biết em đã có vợ nhưng chưa đăng kí kết hôn thì như thế nào? Em đã nói với Cha về vấn đề này, và người yêu em cũng đồng ý với em về ý này. Mong Thảo Phương giúp em trường hợp này.
Bạn thuộc diện bảo lãnh F1: “Con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ và con của F1”. Diện này thường có thời gian chờ từ 6-7 năm tùy theo lịch visa hàng tháng đăng trên website của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nhiều người không biết cách tiến hành hồ sơ định cư diện bảo lãnh F1 nên mất trên 7 năm, vì bị bổ túc hồ sơ rất mất nhiều thời gian.

Câu trả lời dành cho bạn là bạn phải giữ tình trạng độc thân, nghĩa là về mặt luật di trú Mỹ cho diện F1 thì bạn không được chính thức đăng kí kết hôn, nghĩa là có Hôn Thú theo pháp luật trước khi vào Mỹ. Đây là chi tiết rất quan trọng, vì khi bạn đăng ký kết hôn thì hồ sơ của bạn sẽ tự động chuyển thành diện F3: “ Con đã kết hôn của công dân Mỹ bao gồm cả vợ/chồng và con dưới 21 tuổi của F3.”

Về mặt luật di trú thì bạn chỉ làm đám cưới hay sống chung, nhưng chưa đăng ký kết hôn, thì bạn vẫn còn độc thân. Cho nên nếu bạn và vợ chỉ sống chung không có Hôn Thú thì bạn yên tâm về vấn đề này. Khi đi phỏng vấn, tùy theo hoàn cảnh của bạn thế nào, thì Viên chức Lãnh sự quán sẽ đặt câu hỏi cho bạn theo diện F1.
Cám ơn bạn
Thảo Phương
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#29
Câu hỏi và thắc mắc của hai bạn

Thảo Phương nhận được câu hỏi và thắc mắc của một bạn về việc Khi Mẹ thi đậu quốc tịch Mỹ không cần nộp giấy Chứng Nhận Quốc Tịch để người con được đi nhanh hơn không?

Hồ sơ của em do Mẹ bảo lãnh bằng thẻ xanh vào tháng 5 - 2013. Hiện tại Mẹ chuẩn bị thi quốc tịch. Nghe nói nếu Mẹ thi đậu quốc tịch thì hồ sơ của em trở thành F1 (con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ). Nhưng em nghĩ nếu sau khi Mẹ có quốc tịch Mỹ nhưng không bổ sung Chứng Nhận Quốc Tịch thì hồ sơ của em vẫn là F2B được không?, vì em theo dõi lịch Visa hàng tháng thì thấy ưu tiên F2B đang xử lý nhanh hơn ưu tiên F1.
Và câu hỏi về việc khiếu nại tuổi cho con trên 21 tuổi của diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình?

Mẹ em được Anh của Mẹ bảo lãnh thuộc diện bảo lãnh Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (F4). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là 23/02/2005. Ngày Sở Di Trú chấp thuận là 20/05/2009. Em sinh ngày 08/10/1991. Em có được đi kèm theo hồ sơ gia đình em được không?
3 năm trước, em có một người anh bà con cũng thuộc diện bảo lãnh F4. Người anh bà con này lúc đi phỏng vấn đã là 28 tuổi. Tính từ ngày Sở Di Trú nhận hồ sơ nộp vào cho đến khi được Sở Di Trú chấp thuận người anh bà con đã trên 21 tuổi tính theo tuổi CSPA. Lần đầu đi phỏng vấn với Cha Mẹ thì bị rớt. Sau đó Cha Mẹ của người anh bà con này đã viết một lá thư cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ thì được đi. Hiện tại người anh bà con đang định cư ở Mỹ được mấy năm nay. Tại sao người anh bà con đã trên 21 tuổi lại được đi? Mong Thảo Phương giúp cho trường hợp của em.
Thảo Phương sẽ cố gắng trả lời cho 2 bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#30
Trả lời câu hỏi cho bạn


Hồ sơ của em do Mẹ bảo lãnh bằng thẻ xanh vàotháng 5 - 2013. Hiện tại Mẹ chuẩn bị thi quốc tịch. Nghe nói nếu Mẹ thi đậuquốc tịch thì hồ sơ của em trở thành F1 (con trên 21 tuổi còn độc thân của côngdân Mỹ). Nhưng em nghĩ nếu sau khi Mẹ có quốc tịch Mỹ nhưng không bổ sung ChứngNhận Quốc Tịch thì hồ sơ của em vẫn là F2B được không?, vì em theo dõi lịchVisa hàng tháng thì thấy ưu tiên F2B đang xử lý nhanh hơn ưu tiên F1.
Một khi Mẹ đã có quốc tịch, nghĩa là tuyên thệ xong, theo luật di trú hồ sơ của bạn tự động chuyển từ Diện bảo lãnh F2B thành F1. Cụ thể là chuyển từ Diện bảo lãnh con trên 21 tuổi còn độc thân của thường trú nhân trở thành con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ. Vì thế, Mẹ phải nộp giấy Chứng Nhận Quốc Tịch đó cho Sở Di Trú nếu hồ sơ của bạn ở Sở Di Trú hoặc nộp cho Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ nếu hồ sơ ở đây. Đây là điều bắt buộc mà Mẹ phải thực hiện khi đã có giấy Chứng Nhận Quốc Tịch. Tuy nhiên, đương đơn là bạn có quyền xin giữ lại Diện bảo lãnh F2B.

Vài năm trở lại đây, Diện bảo lãnh F2B giải quyết nhanhhơn khoảng nửa năm so với Diện bảo lãnh F1, nhưng còn tùy thuộc lịch visa hàngtháng. Trung bình Diện bảo lãnh F2B và F1 phải chờ từ 7 - 8 năm mới được quyền phỏng vấn.

Cũng cần lưu ý cho bạn điều này là đương đơn chỉ có quyền giữ lại Diện bảo lãnh F2B khi Mẹ có quốc tịch Mỹ. Ngược lại, nếu Mẹ đã có quốc tịch Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh cho bạn diện F1 thì bạn không có quyền xin chuyển xuống Diện bảo lãnh F2B để được đi Mỹ nhanh hơn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#31
Trả lời câu hỏi cho bạn

Mẹ em được Anh của Mẹ bảo lãnh thuộc diện bảo lãnh Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (F4). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là 23/02/2005. Ngày Sở Di Trú chấp thuận là 20/05/2009. Em sinh ngày 08/10/1991. Em có được đi kèm theo hồ sơ gia đình em được không?
3 năm trước, em có một người anh bà con cũng thuộc diện bảo lãnh F4. Người anh bà con này lúc đi phỏng vấn đã là 28 tuổi. Tính từ ngày Sở Di Trú nhận hồ sơ nộp vào cho đến khi được Sở Di Trú chấp thuận người anh bà con đã trên 21 tuổi tính theo tuổi CSPA. Lần đầu đi phỏng vấn với Cha Mẹ thì bị rớt. Sau đó Cha Mẹ của người anh bà con này đã viết một lá thư cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ thì được đi. Hiện tại người anh bà con đang định cư ở Mỹ được mấy năm nay. Tại sao người anh bà con đã trên 21 tuổi lại được đi? Mong Thảo Phương giúp cho trường hợp của em.

Child Status Protection Act (CSPA) là đạo luật Bảo vệ Tình trạng Con Độc thân Dưới 21 tuổi. Đạo luật CSPA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002 nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” (quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực) do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực.

Để tính tuổi theo đạo luật CSPA cần phải có thông tin về ngày ưu tiên (ngày nộp đơn bảo lãnh), ngày chấp thuận (ngày Sở di trú gửi giấy chấp thuận hồ sơ) và ngày tháng năm sinh của người con cần tính tuổi.

Hồ sơ gia đình bạn thuộc diện bảo lãnh Anh, Chị, Em của công dân Hoa Kỳ. Hồ sơ này có ngày ưu tiên 23/02/2005, trong khi lịch visa diện bảo lãnh F4 của tháng 12/2016 Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ (NVC) chỉ mới giải quyết cho những hồ sơ nộp trước ngày 22/12/2003. Hồ sơ của gia đình bạn trung bình phải chờ từ 1,5 năm trở lên, có thể thêm hơn nữa. Lý do lịch visa hàng tháng cho diện bảo lãnh F4 thường tăng rất ít, có tháng tăng thêm 2 tuần, hoặc 3 tuần, có tháng đứng yên.

Bạn sinh ngày 08/10/1991, hiện nay đã 25 tuổi. Hồ sơ gia đình bạn nộp cho Sở Di Trú là ngày 23/02/2005, được Sở Di Trú chấp thuận là ngày 20/05/2009, nghĩa là được phép cộng thêm thời gian gần 4 năm 3 tháng. Như vậy, dự đoán ngày đáo hạn trễ nhất của hồ sơ gia đình bạn là năm 1/2017, nghĩa là bạn sẽ được đi cho tới tháng 1/2017. Tuy nhiên thứ tự phải chờ cho lịch visa diện bảo lãnh F4 của bạn là từ 1,5 năm trở lên khi so sánh với ngày đáo hạn trễ nhất (ngày được đi) là tháng 1/2017, trường hợp của bạn sẽ quá tuổi CSPA rất cao, nếu không nói là không đi được.

Mỗi hồ sơ diện bảo lãnh Anh, Chị, Em của công dân Hoa Kỳ là một hoàn cảnh khác nhau. Không có việc áp dụng cách thực hiện tính tuổi CSPA của trường hợp này cho một trường hợp khác được, cho dù có cùng một Diện bảo lãnh, thậm chí cùng một ngày ưu tiên. Lý do, hồ sơ của người anh bà con này, bạn không biết được thời gian được cộng thêm bao nhiêu ? ngày ưu tiên? và có thời gian diễn biến của lịch visa diện bảo lãnh F4 lên xuống thất thường.
Thảo Phương
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#32
Câu hỏi của hai bạn

Có một câu hỏi và thắc mắc của một bạn cho Thảo Phương về việc đã trên 25 tuổi có được đi theo Mẹ hay không vì Mẹ kết hôn đi Mỹ.

Mẹ em mới chính thức đăng ký kết hôn với người dượng tháng 8/2016. Người dượng sống ở Mỹ đã 16 năm nhưng chỉ có Thẻ Xanh. Người dượng đã nộp hồ sơ bảo lãnh Mẹ em theo diện F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ/chồng và con, hoặc con riêng (F2A). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là tháng 3/10/2016. Em năm nay 25 tuổi có được đi kèm với hồ sơ F2A của Mẹ không? Nếu không được, vậy còn con đường nào nhanh nhất để em sớm qua đoàn tụ với Mẹ và Dượng không?, vì ở Việt Nam chỉ còn mỗi mình em.


Và thắc mắc của một bạn khi hồ sơ đã hoàn thành có nên cưới vợ để vợ cùng đi Mỹ hay không?



Em có người bạn trai có hồ sơ bảo lãnh theo diện Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (Diện F4). Hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ (NVC). Em và bạn trai quen nhau đã hơn 7 năm, dự định tổ chức đám cưới và chính thức đăng ký kết hôn vào tháng 3/2017 này. Em dự đoán bạn trai em sẽ được phỏng vấn trong vòng 4 – 5 tháng nữa.
Chúng em có nên chính thức thức đăng ký kết hôn lúc này không? Khi đã chính thức đăng ký kết hôn, em có được đi theo hồ sơ của bạn trai em không? Việc bổ túc giấy tờ trong thời gian hồ sơ đã hoàn tất có ảnh hưởng đến việc trì hoãn hồ sơ của bạn trai em không? Hiện tại công việc của chúng em khá tốt tại Việt Nam.

Thảo Phương sẽ cố gắng trả lời cho 2 bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#33
Trả lời câu hỏi của bạn

Mẹ em mới chính thức đăng ký kết hôn với người dượng tháng 8/2016. Người dượng sống ở Mỹ đã 16 năm nhưng chỉ có Thẻ Xanh. Người dượng đã nộp hồ sơ bảo lãnh Mẹ em theo diện F2A (Thường trú nhân bảo lãnh vợ/chồng và con, hoặc con riêng (F2A). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là 3/10/2016. Em năm nay 25 tuổi có được đi kèm với hồ sơ F2A của Mẹ không? Nếu không được, vậy còn con đường nào nhanh nhất để em sớm qua đoàn tụ với Mẹ và Dượng không?, vì ở Việt Nam chỉ còn mỗi mình em.
Lịch visa diện bảo lãnh F2A của tháng 2/2017 Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ (NVC) chỉ mới giải quyết cho những hồ sơ nộp trước ngày 15/4/2015. Hồ sơ của bạn có ngày ưu tiên 3/10/2016, trung bình phải chờ ít nhất từ 18 tháng trở lên. Diễn biến lịch visa hàng tháng những tháng gần đây cho diện F2A thường tăng rất ít, có tháng đứng yên.

Thường Trú Nhân lãnh cho người phối ngẫu và con riêng của người phối ngẫu, người con riêng sẽ được đi cùng nếu Thường Trú Nhân chính thức đăng ký kết hôn với người phối ngẫu trước khi trẻ 18 tuổi và khi hồ sơ bảo lãnh Diện F2A đến lượt cấp visa người con riêng phải dưới 21 tuổi. Trường hợp của bạn đã 25 tuổi nên không được đi kèm hồ sơ F2A của Mẹ.

Khi Mẹ bạn qua Mỹ, có thẻ xanh sẽ làm hồ sơ bảo lãnh cho bạn theo Diện F2B (Con trên 21 tuổi còn độc thân của Thường trú nhân). Thời gian phải chờ của diện visa F2B trung bình khoảng từ 7 - 8 năm, tuy nhiên còn tùy thuộc vào diễn biến lịch visa hàng tháng. Đồng thời, bạn phải giữ tình trạng độc thân cho đến khi được xuất cảnh qua Hoa Kỳ.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#34
Trả lời câu hỏi cho bạn

Em có người bạn trai có hồ sơ bảo lãnh theo diện Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (Diện F4). Hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ (NVC). Em và bạn trai quen nhau đã hơn 7 năm, dự định tổ chức đám cưới và chính thức đăng ký kết hôn vào tháng 3/2017 này. Em dự đoán bạn trai em sẽ được phỏng vấn trong vòng 4 – 5 tháng nữa.
Chúng em có nên chính thức thức đăng ký kết hôn lúc này không? Khi đã chính thức đăng ký kết hôn, em có được đi theo hồ sơ của bạn trai em không? Việc bổ túc giấy tờ trong thời gian hồ sơ đã hoàn tất có ảnh hưởng đến việc trì hoãn hồ sơ của bạn trai em không? Hiện tại công việc của chúng em khá tốt tại Việt Nam.
Theo luật Di Trú Mỹ diện bảo lãnh F4 là người có quốc tịch Mỹ và ít nhất phải 21 tuổi trở lên được bảo lãnh anh, chị, em của mình. Diện này cho phép đương đơn phụ là vợ/chồng, và con còn độc thân dưới 21 tuổi được đi cùng với đương đơn chính. Vì thế, đương đơn chính một khi đã có gia đình, nghĩa là đã chính thức đăng ký kết hôn thì cần thêm bản sao giấy kết hôn của đương đơn chính nộp cho Sở Di Trú hoặc NVC.

Tình trạng hôn nhân bạn trai của bạn một khi thay đổi, từ độc thân của diện bảo lãnh F4 chuyển thành đã có gia đình sẽ không làm thay đổi Diện bảo lãnh F4. Tuy nhiên bạn trai dự tính chính thức đăng ký kết hôn với bạn khi hồ sơ đã hoàn thành thì khả năng bị Lãnh sự quán nghi ngờ kết hôn giả để thêm thành viên vào là rất cao. Quan trọng là bạn phải chuẩn bị bằng chứng thuyết phục đây là hôn nhân thực sự.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#35
Câu hỏi của một bạn

Thảo Phương nhận được câu hỏi và thắc mắc của một bạn về việc dưới 21 tuổi của tuổi CSPA nhưng đã kết hôn và ly hôn, vậy có trở ngại gì khi đi khiếu nại tuổi NVC hoặc Lãnh Sự Quán?

Chồng tôi có hồ sơ bảo lãnh theo diện Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (F4), do cậu bảo lãnh mẹ của chồng tôi. Tôi và chồng kết hôn tháng 6/2015 và đã ly hôn vào tháng 1/2016 và đã có giấy ly hôn. Nhưng hiện tại chúng tôi vẫn liên lạc với nhau vì có con chung. Gần đây gia đình anh ấy sắp được đi định cư ở Mỹ. Anh ấy muốn tôi quay lại để mẹ con tôi được qua Mỹ có cuộc sống tốt hơn. Xin hỏi tôi nên đăng ký kết hôn lại để cùng đi với anh ấy qua Mỹ, hay anh ấy qua Mỹ trước, sau đó về kết hôn với tôi và bảo lãnh cho tôi? Con tôi nên đợi theo tôi hay bổ túc hồ sơ đi theo anh ấy trước? Lúc trước do bất đồng nên chúng tôi ly dị, sau này kết hôn, không biết Lãnh sự quán có đồng ý cho anh ấy bảo lãnh mẹ con tôi không? Mong hồi âm của Thảo Phương.

Thảo Phương sẽ cố gắng trả lời cho bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#36
Trả lời câu hỏi cho bạn

Chồng tôi có hồ sơ bảo lãnh theo diện Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (F4), do cậu bảo lãnh mẹ của chồng tôi. Tôi và chồng kết hôn tháng 6/2015 và đã ly hôn vào tháng 1/2016 và đã có giấy ly hôn. Nhưng hiện tại chúng tôi vẫn liên lạc với nhau vì có con chung. Gần đây gia đình anh ấy sắp được đi định cư ở Mỹ. Anh ấy muốn tôi quay lại để mẹ con tôi được qua Mỹ có cuộc sống tốt hơn. Xin hỏi tôi nên đăng ký kết hôn lại để cùng đi với anh ấy qua Mỹ, hay anh ấy qua Mỹ trước, sau đó về kết hôn với tôi và bảo lãnh cho tôi? Con tôi nên đợi theo tôi hay bổ túc hồ sơ đi theo anh ấy trước? Lúc trước do bất đồng nên chúng tôi ly dị, sau này kết hôn, không biết Lãnh sự quán có đồng ý cho anh ấy bảo lãnh mẹ con tôi không? Mong hồi âm của Thảo Phương.

Theo luật Di Trú Mỹ dành cho Diện bảo lãnh Anh, Chị, Em của công dân Mỹ (F4), người con đi kèm theo hồ sơ phải dưới 21 tuổi theo đạo luật CSPA (Đạo Luật Bảo Vệ Tình Trạng Con Độc Thân Dưới 21 Tuổi) khi hồ sơ đã đến lượt cấp visa và phải luôn giữ tình trạng độc thân.

Cậu bảo lãnh cho mẹ chồng nên Mẹ chồng là đương đơn chính trong hồ sơ F4 này. Chồng của bạn chỉ là đương đơn phụ (người đi kèm theo). Vì thế chồng của bạn phải luôn giữ tình trạng độc thân, nghĩa là không được chính thức đăng ký kết hôn.

Chồng của bạn đã kết hôn với bạn vào tháng 6/2015, theo luật di trú Mỹ chồng của bạn đã không được sự bảo vệ của đạo luật CSPA. Hiện nay chồng của bạn đã ly hôn, nghĩa là trở về lại tình trạng độc thân. Nhưng có được xem xét để xuất cảnh trong hồ sơ F4 hay không sẽ tùy thuộc sự nhận định của Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Trường hợp này, chồng của bạn sẽ gặp phải những câu hỏi khó của Lãnh Sự Quán.

Riêng trường hợp của bạn và người con, Luật Di Trú Mỹ không cho phép bạn và người con được xuất cảnh trong hồ sơ này.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#37
Câu hỏi của một bạn đọc

Thảo Phương nhận được câu hỏi và thắc mắc của một bạn về việc vì hoàn cảnh gia đình nên buộc phải ly hôn. Luật Di Trú Mỹ cho phép điều này như thế nào? Đâu là cách nhìn của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đối với trường hợp này?

Mẹ tôi có quốc tịch Mỹ, bảo lãnh cho tôi, chồng và con theo diện F3 (Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi đã lập gia đình). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là 15/6/2009. Do mâu thuẫn giữa tôi và chồng không thể giải quyết được nên hai vợ chồng tôi sẽ quyết định ly hôn. Theo tôi được biết khi ly hôn, hồ sơ từ Diện bảo lãnh F3 sẽ chuyển thành Diện F1 (con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ và con của F1). Tôi có thắc mắc sau khi có giấy ly hôn thì thời gian xét duyệt hồ sơ chuyển diện có lâu không? Tôi cũng được biết hồ sơ của tôi sắp đến ngày cấp visa. Vì tôi và chồng không thể sống chung đuợc nữa. Tôi cần sự giải thoát vì ngày nào cũng xào xáo lẫn nhau. Chứng kiến cảnh này, cha mẹ và anh chị em của tôi ở Hoa Kỳ đều đồng ý cho tôi ly hôn với chồng.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#38
Trả lời câu hỏi của bạn

Mẹ tôi có quốc tịch Mỹ, bảo lãnh cho tôi, chồng và con theo diện F3 (Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi đã lập gia đình). Ngày nộp hồ sơ cho Sở Di Trú là ngày là 15/6/2009. Do mâu thuẫn giữa tôi và chồng không thể giải quyết được nên hai vợ chồng tôi sẽ quyết định ly hôn. Theo tôi được biết khi ly hôn, hồ sơ từ Diện bảo lãnh F3 sẽ chuyển thành Diện F1 (con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ và con của F1). Tôi có thắc mắc sau khi có giấy ly hôn thì thời gian xét duyệt hồ sơ chuyển diện có lâu không? Tôi cũng được biết hồ sơ của tôi sắp đến ngày cấp visa. Vì tôi và chồng không thể sống chung đuợc nữa. Tôi cần sự giải thoát vì ngày nào cũng xào xáo lẫn nhau. Chứng kiến cảnh này, cha mẹ và anh chị em của tôi ở Hoa Kỳ đều đồng ý cho tôi ly hôn với chồng.
Hồ sơ do Mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh cho bạn thuộc Diện F3 (Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi đã lập gia đình). Sau khi bạn ly hôn và có giấy ly hôn do Tòa án cấp, hồ sơ của bạn tự động sẽ chuyển thành Diện F1 (con trên 21 tuổi còn độc thân của công dân Mỹ và con của F1).

Khi căn cứ vào lịch visa diện bảo lãnh F1 của tháng 2/2017 Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Hoa Kỳ (NVC) đang giải quyết cho những hồ sơ nộp trước ngày 22/2/2010, cộng với việc khi nộp giấy ly hôn cho Chính phủ Mỹ, hồ sơ của bạn được chuyển từ Diện bảo lãnh F3 sang F1 và tất nhiên sẽ nhanh chóng được phỏng vấn sớm, vì ngày nộp hồ sơ của bạn là ngày 15/6/2009. Nhưng thực tế không như bạn suy nghĩ, mặc dầu hoàn cảnh của bạn đưa đến việc ly hôn là thật.

Khi đối diện cuộc phỏng vấn với Viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ, chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, chứ không phải cứ ly hôn, chuyển diện mà được. Bạn ly hôn càng gần với ngày visa đến lượt, khả năng càng bị nghi ngờ để đi sớm rất cao. Bạn phải đối mặt về tính trung thực của hồ sơ này khi trả lời tất cả các câu hỏi phỏng vấn của Viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Vì trên thực tế, có nhiều vụ ly hôn Diện F3 là thật để chuyển Diện F1 phỏng vấn sớm hơn, nhưng khi phỏng vấn cũng không thuyết phục Viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ về việc ly hôn là thật.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#39
Câu hỏi của một bạn

Thảo Phương nhận được câu hỏi và thắc mắc của một bạn về việc bảo lãnh diện đính hôn K1. Lo lắng lớn nhất của họ là làm sao để Viên chức Lãnh sự tin tưởng đây là một tình yêu chân thật.

5 năm trước tôi qua Mỹ theo diện đính hôn và đã làm đám cưới với người bảo lãnh tôi qua theo đúng quy định của Luật Di Trú Mỹ. Do xảy ra nhiều mâu thuẫn với vợ, tôi đã chính thức ly dị. Hiện tại tôi đang độc thân và đang quen một người phụ nữ ở Việt Nam. Tôi có thể làm đám cưới và bảo lãnh vợ tương lai của tôi sang Mỹ chung sống với tôi được không, vì tôi đã có quốc tịch Mỹ? Tôi cần những giấy tờ gì? Tình yêu của tôi dành cho vợ sắp cưới của tôi là thật nhưng tôi lo lắng liệu Lãnh Sự Quán Mỹ có tin tình yêu của chúng tôi là thật?
Thảo Phương sẽ cố gắng trả lời cho bạn vào thời gian sớm nhất, xin lỗi vì việc trả lời trễ cho thắc mắc của bạn.
 

ThaoPhuong

Ban điều hành
#40
Trả lời câu hỏi cho bạn

5 năm trước tôi qua Mỹ theo diện đính hôn và đã làm đám cưới với người bảo lãnh tôi qua theo đúng quy định của Luật Di Trú Mỹ. Do xảy ra nhiều mâu thuẫn với vợ, tôi đã chính thức ly dị. Hiện tại tôi đang độc thân và đang quen một người phụ nữ ở Việt Nam. Tôi có thể làm đám cưới và bảo lãnh vợ tương lai của tôi sang Mỹ chung sống với tôi được không, vì tôi đã có quốc tịch Mỹ? Tôi cần những giấy tờ gì? Tình yêu của tôi dành cho vợ sắp cưới của tôi là thật nhưng tôi lo lắng liệu Lãnh Sự Quán Mỹ có tin tình yêu của chúng tôi là thật?
Trường hợp của bạn, bạn nên mở hồ sơ bảo lãnh theo diện kết hôn. Theo Luật Di Trú Mỹ, bất cứ công dân Mỹ đang trong tình trạng độc thân đều có thể kết hôn với ngoại kiều và bảo lãnh sang Mỹ với mục đích đoàn tụ. Tuy nhiên, để đạt được giấc mơ đoàn tụ tại Mỹ, bạn và vợ của bạn cần hoàn tất thủ tục bảo lãnh ở Việt Nam và ở Mỹ, quan trọng là phải chứng minh cho Lãnh Sự Quán Mỹ biết hồ sơ, mối quan hệ, lời khai và bằng chứng của bạn là thật.

Viên Chức Lãnh Sự Quán Mỹ thường hay nghi ngờ đối với đa số hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam, vì nhiều năm qua rất nhiều cặp vợ chồng đã làm hồ sơ giả mạo, giả từ lời khai, giấy tờ, bằng chứng, thậm chí làm giả mối quan hệ và con người. Do đó, với những hồ sơ đã từng có hôn nhân trước như trường hợp của bạn, Lãnh Sự Quán sẽ xét duyệt rất kỹ và vặn hỏi rất nhiều về thông tin của lần ly hôn này. Lãnh Sự Quán sẽ tìm những chi tiết mâu thuẫn trong lời khai, giấy tờ, bằng chứng để từ chối.

Khi đi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ, thực tế ở Việt Nam cho thấy rất nhiều hồ sơ bảo lãnh định cư theo diện vợ chồng bị từ chối ở giai đoạn cuối cùng này, vì đương đơn xin visa và người bảo lãnh không thể thuyết phục Viên Chức Lãnh Sự Quán khi trả lời các câu hỏi. Vì thế, bạn và vợ sắp cưới phải nắm rõ đầy đủ các thông tin cá nhân và gia đình của hai bên. Cũng cần chia sẻ với bạn điều này đối với diện bảo lãnh vợ chồng, điều quan trọng nhất là chứng minh mối quan hệ vợ chồng là thật, tình cảm là thật. Viên Chức Lãnh Sự Quán sẽ đánh giá mức độ chân thật của hồ sơ và mối quan hệ để đi đến quyết định chấp thuận hoặc từ chối visa của đương đơn.

Thảo Phương
 
Status
Không mở trả lời sau này.