Phật giáo - Nghệ thuật sống

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#21
Hoàng hôn - Thời khắc mà ta cảm thấy mình phải sống chậm lại

Hoàng hôn - Thời khắc mà con người tự dưng thấy mình cần phải sống chậm lại, đó là lúc mà ngồi một mình ta sẽ phán xét thâm tâm ta. Hoàng hôn, thời điểm gần tàn của một ngày, đó là những khoảnh khắc ta cảm thấy man mác buồn, vì nó chầm chậm, mênh mông, yên ắng. Thế nhưng hoàng hôn có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất và lãng mạn nhất của một ngày...


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không gian nào ta đều cảm nhận được cái đẹp của nó. Cũng chính vì thế mà hoàng hôn để lại trong lòng người nhiều kỉ niệm, nhưng mỗi khi ngắm hoàng hôn ta lại có một cảm xúc rất lạ. Cảm xúc đó len lỏi vào tận những ngóc ngách nhỏ của tâm can khiến ta nhớ, ta yêu, ta suy nghĩ và ta man mác buồn.

Hãy thử trả lời câu hỏi: một tuần bạn ngắm hoàng hôn bao nhiêu lần? Chà, câu hỏi làm ta chợt giật mình. Hoàng hôn ngay bên cạnh ta đây, hoàng hôn hiện diện khắp nơi mà có ai thấy và cảm nhận nó một cách sâu sắc. Trên sông, cánh đồng, bãi biển, cửa sổ văn phòng,... ánh dương soi rọi đến đâu thì ở đó có hoàng hôn. Mỗi buổi chiều, sau khi hết giờ làm việc và học tập hãy dành 5 phút ngắn ngủi dừng lại bên bờ sông hay đứng bên cửa sổ mà ngắm hoàng hôn mọi người sẽ thấy có nhiều cảm xúc đang dâng lên, làm cho ta nghĩ nghiều về bản thân mình để sống chậm lại. Hãy chiêm nghiệm để thấy những giá trị quanh ta.

Sắc vàng của ánh mặt trời khi xế bóng rồi chuyển sang đỏ lựng và tím ngắt trong những buổi chiều hoàng hôn luôn là cảnh đẹp làm say lòng người...!


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

xpro_123

Cựu Ban điều hành
#22
Ðề: Hoàng hôn - Thời khắc mà ta cảm thấy mình phải sống chậm lại

Ngẫm lại giật mình...hình như mười mấy năm nay mình không ngắm hoàng hôn nữa...Lúc ở quê hay ngắm thôi...Có thể giờ đôi lúc vô tình mình "nhìn thấy" hoàng hôn, chứ "ngắm" đúng nghĩa thì không có...Cơm, áo, gạo, tiền làm mình quên hẳn những điều thú vị này...Không khó nhưng cũng không dễ để có những điều tưởng chừng như đơn giản nhất!!!
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#23
Cuộc sống là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa

Giữa dòng đời cuộn chảy, những mưu toan, ghen ghét, khổ đau đôi khi làm con người vô tình lãng quên đi giá trị đích thực của cuộc sống, của bản thân. Mục đích và hướng đi giữa đường đời đầy những bon chen, hối hả chẳng thể định hình rõ ràng...


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Chúng ta quen dần việc so sánh mình với người khác chỉ để làm hao mòn giá trị của bản thân, quen dần với việc từ bỏ ước mơ và chấp nhận thất bại trong khi đó mới chỉ là bắt đầu. Chúng ta quằn quại với những khổ đau, ưu tư, lo lắng, buông xuôi tất cả và sẵn sàng dập tắt ngọn lửa hi vọng mà mình đã nuôi dưỡng bao lâu nay. Chúng ta cảm thấy mình trống rỗng với một loạt những cảm xúc phức tạp và u uất, lúc đó cuộc đời thật vô nghĩa và bạn mất khả năng đương đầu với những khó khăn thách thức, những đổi thay của cuộc sống.

Sau cơn giông bão chúng ta tự nhuộm xám cuộc đời mình bằng một màu đen tăm tối mà quên mất rằng đây chính là bước khởi đầu mới, khởi đầu của niềm tin. “Chỉ cần có niềm tin, sẽ không bao giờ là kết thúc hay tuyệt vọng! Bế tắc hay khởi đầu là do chính bạn’’. Những ích kỉ, nhỏ nhen, những hờn ghen, đố kị chính là liều thuốc độc trực tiếp gieo rắc vào mảnh đất tâm hồn và giết chết mầm mống niềm tin trong bạn.

Bạn à!

“Cuộc sống không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những biến cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống là chuỗi những niềm vui nỗi buồn, hạnh phúc nỗi đau, may mắn bất hạnh nối tiếp nhau”. Cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách và bạn hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình, đừng để điều gì che khuất ước mơ, niềm tin và hoài bão.

Cuộc sống không phải là một đường đua, bạn hãy di chuyển chậm hơn để tận hưởng những điều tốt đẹp trên hành trình của mình, đừng băng quá nhanh trên đường đời để rồi khi giật mình nhìn lại bạn không thể xác định được vị trí mà mình đang đứng, con đường mình đang đi và mục tiêu mình hướng đến. Khi bạn cố chạy thật nhanh đến một mục tiêu nào đó, bạn có thể đã mất đi một nữa niềm vui của cuộc sống xung quanh mà lẽ ra bạn đã có được.

Hãy từng bước học cách làm chậm lại nhịp sống của mình, làm quen với sự tồn tại hiển nhiên của các giai đoạn khác nhau trong một tiến trình và điều chỉnh lại sự kì vọng. Hãy sống và dám sống, đừng để những nỗi buồn và sự tuyệt vọng chôn vùi ước mơ của bạn. Học cách xoa dịu vết thương và hồi tỉnh một lí trí đang nghiêng ngã. Hãy xem khó khăn trở ngại là những hòn sỏi nhỏ làm vui nhộn bước chân ta trên con đường dài đầy rẫy những gian nan.

Bạn không thể hiểu hết giá trị của hạnh phúc khi chưa từng có những năm tháng bất hạnh khổ đau. Hãy lấy thất bại là động lực để bắt tay làm lại từ đầu, đừng từ bỏ mục đích sống, đừng rơi vào hố sâu tuyệt vọng mà phải càng hăng say nhiều hơn với hoài bão. Hãy xem lỗi lầm là những bài học đắt giá, thành công chỉ đến sau thất bại và nụ cười sẽ luôn ẩn sau những giọt nước mắt chân thành.

Cuộc sống sẽ là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa nếu bạn tự tìm cho mình một lối đi riêng-lối đi cho chính mình, hãy góp nhặt những mảnh vỡ cuộc sống và bước tiếp từ đây, trên con đường đã chọn của ngày hôm nay và đừng trông chờ những gì chưa chắc của ngày mai.

Tôi tin bạn có thể đương đầu và chấp nhận tất cả những thất bại, khổ đau nhưng quyết không bao giờ gục ngã, tôi tin sẽ có những giây phút bạn chìm đắm trong bế tắc tuyệt vọng nhưng ở cuối con đường, ánh sáng niềm tin, hi vọng, thành công vẫn luôn đón chào bạn. Chỉ cần bạn có niềm tin vào cuộc sống này...


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

xpro_123

Cựu Ban điều hành
#24
Ðề: Cuộc sống là một cuộc hành trình đầy ý nghĩa

Thanks chị...."Cuộc sống là 1 chuỗi nguyên nhân-kết(hậu) quả". E thấy câu này tuy đơn giản mà rất đúng và chính xác!
Bên Phật Giáo cũng được xây dựng và phát triển dựa chủ yếu vào thuyết Nhân - Quả.....nên Đạo Phật chính thống rất sát với cuộc sống,không lệch lạc kiểu mê tín dị đoan,mọi điều rất rõ ràng, khi bạn cho nhiều,bạn sẽ nhận lại rất nhiều từ cuộc sống tươi đẹp này!!!
 

xpro_123

Cựu Ban điều hành
#25
Ðề: Vì sao tình yêu phai nhạt theo năm tháng?

"....Quan tâm là một biểu hiện của tình yêu, vì cần nhau mà quan tâm với nhau. Không phải quan tâm vào lúc khác hay mai mốt mà thể hiện vào lúc này, ngay chỗ này. Giống như ba mẹ đang còn sống thì hãy quan tâm, chăm sóc chu đáo, mai mốt ba mẹ đi xa thì lại lo làm đám giỗ linh đình, e rằng không được hay lắm....." :1: !!!
Đúng rồi.Có 1 kinh nghiệm rút ra được là : làm được việc gì cứ làm liền,không chờ đợi....Có nhiều ngừơi cũng thương cha mẹ lắm, ráng làm ăn kiếm tiền,để cho cha mẹ hưởng phước,mà quên mất sự quan tâm kịp thời...Cố mãi,mà đâu biết cha mẹ cũng không cần lắm những đồng tiền đó,ngừoi già họ không ăn uống nhiều...chỉ cần tình cảm.Tiền kiếm mãi không thấy đủ,chỉ thấy khi 1 ngày nọ tin xấu ập đến,cha mẹ không còn chờ đợi được thì chỉ biết khóc than ân hận mẹ ơi mẹ hỡi.....
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#26
Viết cho những ngày cuối năm

Một đời người có bao nhiêu lần cuối năm? Con số thất thường, mơ hồ không ai trả lời được cho đến lúc “cát bụi lại trở về với cát bụi”. Một năm nữa lại sắp qua rồi, giữa dòng đời hối hả, bộn bề, ai trong chúng ta cũng đã có những lúc tưởng chừng đuối sức vì công việc và áp lực cuộc sống.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Có khi nào bạn đã cảm nhận mình còn thiếu một điều gì đó rất quan trọng, phải chăng đó là những lúc cần được chia sẻ chân thành và trải lòng mình ra, một phút để nhìn lại mình, để thanh thản, để trở về với chính mình. Để khi những vòng kim đồng hồ khép lại trọn vẹn một năm là khi chúng ta ngồi nhìn lại chặng đường đã qua của mình.

Trong 365 ngày qua chúng ta có lúc hối hả tất bật, có lúc lại chợt thấy thanh thản bình yên sau những ngày tháng bận rộn. Dường như hôm nay mọi lo toan, mọi gánh nặng đều được trút bỏ, để thấy những khoảnh khắc là yên ắng, là chan chứa, là bình yên…

Rồi chợt nhận ra, đời người như một dòng sông, thấy là thẳng nhưng không phải thẳng; thấy là uốn khúc nhưng không phải cong; thấy là ngược dòng nhưng luôn xuôi chảy…

Giữa thời khắc nầy, việc nhìn lại những việc đã xảy ra và nghĩ về những điều sắp tới khiến mỗi người có cảm giác hồi hộp và háo hức lạ kỳ. Một năm qua đi, chúng ta đã làm được gì, chưa làm được gì và định hướng xem cần phải làm gì trong một năm mới đến.

Con đường dẫn đến hạnh phúc, thành công không ở đâu xa mà ngay chính trong con người mình. Tất cả những gì bạn cần lúc này, trong ngày cuối năm này, đó là một khoảng lặng để nhìn lại một năm đã qua, hồi tưởng lại những gì mình đã được hay mất trong một năm qua.

Với nhà kinh doanh thì bận rộn tính toán lời lổ trong công việc doanh thương. Còn với ông già bán vé số dạo thì nhìn đâu cũng lãi cả nên vui lắm, mới sinh ra mình trần thân trụi bây giờ chí ít cũng có chiếc khố rách trên mình, năm nay chiếc áo bạc màu hơn năm ngoái, làn da sạm nắng hơn, trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn hơn, con cháu nhiều hơn, tóc bạc nhiều hơn và chắc chắn là nghèo hơn năm củ và v.v..., nói chung là hơn nhiều lắm.

Phần vật chất, con người thì xem như tạm ổn. Cho dù thêm một tuổi đời sức khỏe có kém hơn trước nhưng bù lại kinh nghiệm sống nhiều hơn, thu nhập ít hơn nhưng công việc nhàn hạ hơn và có nhiều giờ hơn với bạn bè.

Một năm trôi qua có nhiều thành tựu, nhưng cũng có không ít lần thất bại. Chúng ta dễ dàng mỉm cười với thành công nhưng luôn chạy trốn những lần bị vấp ngã. Không sao cả. Tương lai là để tiến về phía trước, đừng để mình bị thụt lùi lại phía sau. Những buồn đau dai dẳng phải là thứ được loại bỏ đầu tiên trong hành trình đón chờ một năm mới.

Năm mới đến, không nên rước thêm những phiền muộn vào mình. Hãy liệt kê ra những sai lầm phạm phải, những thương tổn gây ra cho nhau, cùng chân thành nhìn lại và nhủ lòng khắc phục chúng trong năm mới đến. Đó là cách để xóa đi nỗi buồn, hay cũng là cách để buông bỏ chúng thành công nhất.

Bây giờ xét về phần tinh thần: Một năm qua bao nhiêu người đã quan tâm giúp đở, an ủi chia sẻ với mình mà mình đã làm được gì cho người bên cạnh? Dành tình yêu thương trong trái tim bình an của mình và đem chia sẻ với mọi người xung quanh: với gia đình, bè bạn và tất cả mọi người chung quanh.

Khi bắt nguồn tình cảm từ một trái tim khỏe mạnh và lành lặn, chúng ta có thể tự tin vào những thành quả yêu thương trong một năm mới đến. Hãy thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho những hố than đã tàn tro. Một năm mới, khởi đầu mới, chúng ta có quyền tin vào những thành công dựa trên những nền móng cũ.

Bất chợt mình nhận ra, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, mất mát, đớn đau, buồn vui thì cuộc sống vẫn vô tình, vẫn hồn nhiên trôi đi và mọi thứ rồi cũng sẽ qua… Một ngày, hai ngày… rồi ba trăm sáu mươi lăm ngày…

Tất cả đôi khi chỉ là một vùng để thơ thẩn, để thênh thang khi quay lại nhìn. Và yêu thương, sẻ chia, lòng vị tha, trắc ẩn... là điều quan trọng nhất trong cuộc đời.

Dù lặng lẽ hay ồn ào, một năm rồi cũng đang chuẩn bị qua đi. 365 ngày đã trôi qua với đủ đầy những hương vị và sắc màu của cuộc sống… vui có, buồn có, thành công có, thất bại có, hy vọng có, và tuyệt vọng cũng có…

Thời gian làm mọi thứ già đi, bạc trắng theo nó. Cuối năm mọi người sẻ có thêm một tuổi nhưng lại có một năm để ngắm nhìn bản thân, ngắm nhìn mỗi người mình thương yêu để biết cho đi nhiều hơn.

Người ta dùng ngày cuối năm như một nốt lặng trầm ngâm giữa giao thừa năm cũ và năm mới, và cũng là thời điểm dành cho một cái ngoái nhìn về những ngày vừa trôi qua.

Chỉ mong một năm khép lại, và những điều tốt đẹp và may mắn hơn sẽ mở ra.
Mong an lành và bình yên cho một năm sắp tới…
Mong những lo lắng bớt đi trên nếp nhăn của những người thân.
Mong ai ai cũng sức khỏe dồi dào quên đi bệnh tật…
Mong niềm vui nối đuôi ghé thăm tất cả mọi người và bỏ quên bất hạnh, tuyệt vọng ở đằng sau…
Mong nụ cười luôn hiện hữu khắp nơi và bỏ quên nước mắt, đớn đau ở lại…
Mong may mắn luôn đồng hành trên con đường sắp tới…
Mong 365 ngày tiếp theo sẽ sống mà không phải luyến tiếc…
Mong một năm mới sẽ thật vui theo cách mọi người mong muốn…

Dù cho tình cảm trao đi không được nhận lại. Dù cho bị phản bội sau nhiều ngày nắm chặt tay nhau. Dù cho khi nhận ra tim mình đã rách bươm và chằng chịch nhiều vết xước. Thay vì buồn khổ và hoài niệm, hãy học cách tự chăm sóc cho tim mình, tự ủi an bản thân, yêu thương mình và yêu thương rộng mở với những người xung quanh...


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

xpro_123

Cựu Ban điều hành
#27
Ðề: Viết cho những ngày cuối năm

...thấy là ngược dòng nhưng luôn xuôi chảy…
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#28
Mỗi sớm mai thức dậy ta lại thấy hạnh phúc

Cuộc sống vốn ngắn ngủi và thời gian thì không chờ đợi một ai. Hạnh phúc là do ta tự tìm lấy cho mình. Hãy trân trọng những phút giây mình đang sống và hãy làm cho nó trở nên có ý nghĩa hơn, mỗi ngày chúng ta đang sống là những ngày hạnh phúc, vui vẽ tràn đầy niềm tin và hi vọng.



Ảnh -Nguồn: Internet

Vậy làm cách nào để mỗi sáng thức dậy bạn luôn càm thấy hạnh phúc và tràn đầy niềm tin yêu? Bắt đầu một ngày mới với nhiều điều mới và sức sống mới.

Để chào một ngày mới hãy bắt đầu bằng một nụ cười thật xinh, chính nụ cười của bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên dễ chịu và thoải mái hơn. Hãy tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn: mình sẽ làm được những điều mới và gặp gỡ những người mới. Một ngày tuyệt vời đang chờ đón bạn với những cơ hội và thách thức bất ngờ.

Hãy tin rằng bạn xứng đáng được hạnh phúc và đón nhận những điều tốt đẹp. Hành tinh và vũ trụ luôn mong bạn được hạnh phúc và hãy mang niềm vui đó chia sẻ đến mọi người.

Bất cứ khi nào bạn gặp một ai đó và xử sự với họ bằng tình yêu thương và lòng tốt bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và bạn cũng muốn điều đó đến với mình. Mọi thứ bạn muốn, người khác cũng muốn, chính vì thế mà bạn hãy tôn trọng họ như tôn trọng chính bản thân mình. Đối xử với họ như những gì bạn muốn người khác đối xử với bạn.

Hãy chứng thực khả năng của mình. Bỏ qua những nhút nhát lo sợ mà nó đã từng ngự trị trong bạn. Hãy nói ra những gì bạn nghĩ là đúng và để mọi người biết bạn cảm nhận như thế nào về vấn đề nào đó. Đừng giữ thái độ bằng lòng với mọi thứ như vậy, vì như vậy bạn sẽ làm mất đi sự khẳng định mình.

Hãy sống cho hiện tại và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. Làm những gì mà bạn chưa bao giờ làm, đến những nơi mà bạn chưa bao giờ đến. Ngay lúc này đừng bỏ phí quá nhiều thời giờ nữa vì mỗi phút mỗi giây của bạn quý như vàng như bạc. Hãy mở mang kiến thức bằng cách đọc những tờ báo vào những buổi sáng và nên giành những thời gian yên tĩnh, an lành bên những người thân yêu của bạn. Hãy mở rộng lòng tốt của mình để giúp đỡ mọi người trong cảnh nguy nan, lúc này bạn sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản hơn rất nhiều.

Và kết thúc một ngày bằng sự cảm ơn. Hãy nhớ lại tất cả những điều tuyệt vời bạn có được ngày hôm nay và cảm ơn những người xung quanh đã góp phần giúp đỡ bạn thực hiện nên những điều đó.


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#29
Niềm tin không lý do

Tin vào con người là một chuyện khó khăn, nhưng chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có cơ hội để cảm nhận những ngọt ngào của đời sống này.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Buổi sáng, tôi đi làm bằng một con đường mới. Lâu lâu thay đổi lộ trình cho nó có không khí vậy mà. Tôi ghé xe bán nước bên đường mua một ly cà phê đá. Mua xong thì phát hiện ra trong túi mình chỉ có duy nhất một tờ tiền lớn, có thể mua được 50 ly cà phê. Chấm hết! Không còn một đồng bạc lẻ nào khác nữa.

Mới sáng mà đưa tiền thế này thế nào cũng bị chửi, nhưng chẳng còn cách nào khác, tôi đành rón rén nói với cô bán nước :"Cô ơi chịu khó thối tờ này giùm con nha!"

À, nhưng tất nhiên là cô không có đủ tiền để thối, mới sáng sớm mà. Chung quanh cũng chẳng có ai để đổi được tiền lẻ, chưa kể giờ này đi đổi tiền bị chửi là cái chắc.

Tôi nghĩ mình sắp bị ăn chửi đầu ngày rồi, ai dè cô bán nước tươi cười nói "Thôi, bữa khác ghé qua đưa cho cô". Ủa, đây là lần đầu tiên tôi đi qua con đường này, ghé cái xe nước nhỏ này; mà sao cô ấy cư xử với tôi cứ như thể tôi hay ghé mua nước lắm?! Tôi nói, vậy thôi con không lấy ly cà phê này đâu.

Cô bán nước lại cười toét, đẩy tôi ra ngoài "Thôi mệt quá, đi giùm cái đi. Bữa nào tiện thì ghé trả tiền cho tui!" Dễ thương không? Tôi còn chưa biết mình có vòng qua con đường này lần nữa không, làm sao cô ấy biết mà tin là như vậy.

Ly cà phê đầu ngày ngon kinh khủng, vì nó được trao đi với một niềm tin không lý do. Cảm động thay khi được thấy việc người ta có thể tin nhau không cần bất cứ một lý do nào. Tôi chắc chắn sẽ phải trở lại con đường này, và lần này thì đã có lý do, chứ không chỉ là vì một sáng hừng lên đi làm bằng con đường mới.

Có lẽ trao đi một tình yêu cũng như bán thiếu ly cà phê cho một người lạ qua đường vậy. Niềm tin không lý do thường hay được đền đáp xứng đáng. Có ai mà nỡ bỏ đi luôn khi người ta đã hồn nhiên tin mình, không cần mình phải đặt cọc thế chấp gì hết. Còn những kỳ vọng nặng nề thường được đáp trả bằng việc cái đứa kia... trốn luôn.

Kỳ vọng là một thứ nặng nề. Chẳng ai thích quay lại để mang vác một thứ nặng nề cả, dù việc bỏ trốn cũng tồi tệ tương đương như quỵt tiền một ly cà phê của cô bán hàng nước rong.

Mà ngay cả từ phía người trao đi niềm tin không lý do, có thể ngay từ đầu họ cũng đã chẳng kỳ vọng gì rồi. Nếu nó quay lại thì tốt, không quay lại thì thôi, chuyện mình mình làm, cà phê mình thì mình cứ bán tiếp. Còn với người trao đi sự kỳ vọng, chao ôi là kinh khủng. Ngày ngày tháng tháng sẽ chỉ dành để đợi chờ, trông ngóng; buồn rầu sẽ theo đó mà tích tụ lại. Mình từ đó không muốn tin ai nữa, kiên quyết không bán thiếu cà phê cho ai nữa, vì đã một lần bị quỵt, bị tổn thương.

Như thế đó, mình có thể trao đi một niềm tin không lý do, hoặc một sự kỳ vọng. Cơ hội để cái đứa mua thiếu cà phê của mình quay lại là như nhau, nhưng cơ hội để bản thân mình tự cảm nhận sự thanh thản, hạnh phúc thì khác nhau một trời vực. Do mình chọn thôi.

Tin vào con người là một chuyện khó khăn, nhưng chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có cơ hội để cảm nhận những ngọt ngào của đời sống này.


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#30
Có bao giờ bạn cô đơn chưa?

Thế đấy, trong mỗi chúng ta dù hạnh phúc đến mấy đi chăng nữa nhưng cũng có giây phút khổ đau, người ta giàu có đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng chẳng bao giờ thấy thỏa mãn. Bạn đang đau buồn rồi sẽ tìm thấy niềm vui, thế giới này chẳng là gì cả nếu không có loài người và chẳng có gì là không thể nếu bạn còn có thể cố gắng hết mình vì chính bản thân mình. Bạn đừng nên nghĩ rằng trên trái đất này chỉ một bến đỗ tâm hồn.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Có bao giờ bạn cô đơn chưa? Bạn chưa trả lời nhưng tôi nghĩ chắc là có. Sự cô đơn không phải lúc nào bạn chỉ ở 1 mình bạn mới có cảm giác đó đâu. Cô đơn không phải những lúc bạn ở trong phòng lúc nào cũng 1 mình, kể cả ngày nghỉ, ngày chủ nhật. Cô đơn cũng chẳng phải mỗi tối thứ bảy, vào những dịp lễ hội họ đi chơi có đôi, có cặp mà bạn chỉ thui thủi có 1 mình và chẳng dám đi đâu. Có thể bạn cô đơn khi đang đứng giữa đám đông, bạn có thể cô đơn khi đứng giữa dòng đời tấp nập và bon chen này. Cô đơn không đơn giản là bạn không có ai để đi bên cạnh, cô đơn cũng chẳng không có ai để ý đến bạn, trò chuyện với bạn, quan tâm đến bạn…mà điều quan trọng là bạn đừng để cho tâm hồn mình cô đơn.

Người ta khó mà chịu được sự cô đơn, thường lao vào đám đông để thấy mình không lẻ loi, thường cười nói đến tận cùng vẻ hân hoan để thấy mình không phải buồn tủi. Nhưng nhiều khi, ngay giữa đám đông và tiếng cười ấy người ta mới thấm sự cô đơn dâng đến tột cùng. Tôi sợ, rất sợ cảm giác bỗng dưng giữa cuộc vui thấy mình như trôi tuột đi vào một vùng nào đó xa lắc, giữa quen thuộc nói cười thấy mình như đi lạc, thấy xa lạ. Lúc đó, chỉ muốn mình tan biến đi. Mới biết, đâu chỉ khi một mình mới thấy mình đơn độc. Đơn độc nhất là khi thấy tâm hồn mình chẳng neo đậu, chẳng thuộc về đâu, về ai...về 1 nơi nào hết. Chúng ta cần có 1 bến đỗ tâm hồn.

Tôi có đọc và rất thích 14 lời phật dạy, đọc rồi nghĩ lại với bản thân mình xem mình đã làm, đã cố gắng thực hiện được chừng nào trong 14 lời dạy đó chưa. Tôi thật là tâm đắc và quả thật là hay. Trong đó có câu: “Chiến thắng quan trọng nhất là vượt qua chính bản thân mình”, điều đó thật ý nghĩa và đối với mỗi người để thực hiện được điều đó cũng đâu phải là chuyện nhỏ. Như những lúc này đây, bạn buồn vì một chuyện nào đó, bạn buồn vì công việc hay bực tức với người thân, người yêu chẳng hạn… bạn hãy bình tĩnh, và xem như chưa có việc gì xảy ra, việc đã xảy ra rồi bạn hãy cố quên đi và tìm cách giải quyết và thoát khỏi nó một cách nhẹ nhàng nhất. Còn đối với sự cô đơn thì sao nhỉ?. Bạn ngồi 1 mình, không nói, không rằng với ai hết hay đọc sách, chơi game, xem phim chăng…?

Tôi xin nói rằng đó cũng là 1 cách rất là tốt để bạn bớt cô đơn. Nhưng không phải, nỗi buồn sự cô đơn từ bên ngoài mà quan trọng nhất là sự cô đơn từ tâm hồn, từ những suy nghĩ của bạn. Bạn nghĩ mình chẳng bao giờ cô đơn, mình luôn có nhiều người bạn thật tốt và họ sẵn sàng chia sẻ khi bạn cần. Những lúc như thế bạn nên làm một cái gì đó theo ý thích của mình, bạn có thể gọi cho 1 người bạn nào đó mà lâu rồi bạn chưa liên lạc. Bạn hãy mở những bài hát có giai điệu mà bạn thích nhất và tốt hơn cả là bạn gọi điện nói chuyện với người thân, với người mà bạn hay tâm sự nhất mỗi khi bạn buồn.

Thế đấy, trong mỗi chúng ta dù hạnh phúc đến mấy đi chăng nữa nhưng cũng có giây phút khổ đau, người ta giàu có đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng chẳng bao giờ thấy thỏa mãn. Bạn đang đau buồn rồi sẽ tìm thấy niềm vui, thế giới này chẳng là gì cả nếu không có loài người và chẳng có gì là không thể nếu bạn còn có thể cố gắng hết mình vì chính bản thân mình. Bạn đừng nên nghĩ rằng trên trái đất này chỉ 1 mình bạn cô đơn đâu mà có triệu triệu người cô đơn như thế. Họ giàu có về vật chất thì họ cô đơn về tình cảm, họ giàu có về tình cảm, họ đang hạnh phúc nhưng họ sẽ cô đơn về nhiều thứ khác nữa… trên thế gian này không 1 ai là đầy đủ, sung sướng và hạnh phúc nhất đâu. Tất cả chỉ dừng lại ở sự thỏa mãn của họ mà thôi. Sự cô đơn giống như một thứ axit vô hình mà qua năm tháng sự ăn mòn ấy có thể làm cho bạn chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống, bạn nghĩ mãi như thế bạn sẽ mệt mỏi và ngày càng ngại giao tiếp và ít năng động hơn.

Nhưng đi qua những lúc cô đơn, tôi đã học được cách sống thật với bản thân mình. Học cách không tự nhủ mình đây là tình yêu, đây là hạnh phúc. Bạn không thể yêu ai đó mà khi đi bên cạnh họ bạn cảm thấy cô đơn.



Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#31
Áo lam trong tiếng ve mùa phượng vĩ

Áo trắng ngày xưa theo tháng năm đã chuyển mình đến với màu áo lam của cửa Phật. Mình cũng đã lớn, đã trưởng thành với bao vết bụi thời gian phong sương toan tính nên cũng không thể nào vẫn cứ như tuổi trẻ ngày xưa.


Ảnh -Nguồn: Internet

Bao áp lực lo toan, khổ đau giờ nương màu áo lam của trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng bên chư Phật giúp gội bớt đi chút bụi trần và lọc tâm mình nhẹ gánh lo âu tiếp tục con đường trước mặt.
Thế là cái nắng oi bức ngày hè đã tràn về mang theo cả tháng sáu khô dòn của những chiếc lá khô rụng rơi trên đường cùng với tiếng ve kêu rả riết, inh ỏi nghe da diết đến nao lòng. Tháng sáu của Florida cũng rất nóng, rất khô không khác là bao so với Việt Nam còn ve ngân ra rả từ sáng cho đến khuya về.

Điều khác nhau duy nhất là ở nơi đây không có cây phượng hồng rụng rơi mà chỉ có hoa bằng lăng nhiều sắc màu đưa mình quay về một chút kỷ niệm của lứa tuổi học trò:

"Màu phượng hồng về trang lưu bút

Mùa hè ơi có trở lại bao giờ

Ngồi bên nhau chuyền tay trang giấy trắng

Kỷ niệm ơi có lúc nào phai

Tuổi học trò, hồn nhiên mơ ước

Từng buồn vui, lắng đọng lại nơi nào

Mùa chia tay, trường xưa trong kí ức

Hết lòng ai, dòng mực tím thơ ngây"


Chẳng biết tự bao giờ người ta đã gắn kết hình ảnh của tiếng ve và hoa phượng trở thành những thứ không thể rời xa của tuổi học trò nhất là trong những mùa hè chia xa chuyển cấp. Cũng màu ào trắng tinh khôi với bao tình cảm tuổi học trò nồng đượm giản dị nhưng sâu lắng, trong trẻo, đẹp vô cùng sẽ không bao giờ tìm lại trên đoạn đường còn lại của cuộc đời. Màu hoa phượng khơi gợi bao nhiêu kỷ niệm đẹp từ thưở hoa niên níu thời gian đong đưa trong tiếng ve khi nhớ về những người bạn học ngày nào.

"Mình thương mùa hạ con ve nhỏ

Gọi bạn phương xa hút nẻo về

Một chiều thấy phượng bừng trước ngõ

Chạnh lòng mình nhớ bạn mình ghê."


Chiều nay, cũng như bao ngày, mình đi dạo để tập thể dục và kinh hành niệm Phật. Xung quanh mình vẫn là tiếng ve kêu ra rả đêm ngày giữa rừng thông reo bạt ngàn. Tiếng ve ấy đưa mình lạc bước về lại với một quảng đời của tuổi thơ bên cánh đồng làng, bên vườn xoài rộng lớn của gia đình, của những cây trúc Quan Âm má trồng bạt ngàn, của những con kênh, dòng sông và cánh đồng, của những trò chơi tuổi thơ như chơi ô quan, chơi đánh trõng, nhảy lò cò, nắn đất làm tượng, rượt đuổi cùng bạn bè trên các cánh đồng, chơi nhà chòi, nấu cơm lon, lượm thóc trên các cánh đồng mùa lúa chín và nhất là xé giấy tập hết mùa học để thả diều. Tuổi thơ chỉ đơn giản, êm đềm có vậy, khép kín bình yên trong ngôi làng và chẳng biết gì về nghĩ suy lo toan của người lớn.

Đang men theo bìa rừng để ngắm cảnh và hoa, bất chợt mình thấy một cây có lá giống như cây phượng nhưng hoa màu tím. Mình cũng chẳng biết là cây gì. Lá giống cây phượng hay cây me, cây điệp nhưng hoa có nhiều cánh mỏng lia tia.

Thôi thì đành gọi là hoa phượng của Florida vậy cho đỡ buồn. Thay vì ngày xưa hái hoa phượng ép làm bướm hay chơi trò đá gà bằng hoa phượng với bạn bè thì mình hái vài hoa phượng Florida này bứt từng cánh mỏng rồi thả vào trong gió. Đột nhiên, một cơn gió từ đâu kéo đến thổi cả bụi, lá cây và hoa bay vòng vòng quanh mình, nhìn đẹp và dễ thương vô cùng.

"Ai thắp sáng những chùm phượng đỏ

Cho trời xanh mây trắng nắng vàng

Ai khơi dậy nổi niềm thương nhớ

Trong lòng người những lúc hè sang"

Hơn tám năm rồi kể từ ngày xa lìa đất nước, xa bạn bè, xa cả những khung trời mùa hè với bao kỷ niệm dấu yêu trên những ngôi trường đã đi qua. "Kỷ niệm đẹp êm, trở về bồi hồi bâng khuâng."

Cứ mỗi lần nhớ lại tự nhiên thấy bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi, vui vẻ, nhẹ nhàng và bình yên lắm. Áo học trò đã gấp từ lâu có chăng là áo sinh viên tiếp tục trải dài đến tận xứ người. Màu áo trắng học trò tinh khiết không dính bụi trần mấy ai từng đi qua mà không nhớ.

Áo trắng ngày xưa theo tháng năm đã chuyển mình đến với màu áo lam của cửa Phật. Mình cũng đã lớn, đã trưởng thành với bao vết bụi thời gian phong sương toan tính nên cũng không thể nào vẫn cứ như tuổi trẻ ngày xưa.

Bao áp lực lo toan, khổ đau giờ nương màu áo lam của trang nghiêm, thanh tịnh, bình đẳng bên chư Phật giúp gội bớt đi chút bụi trần và lọc tâm mình nhẹ gánh lo âu tiếp tục con đường trước mặt.

Hôm trước nghe bạn đạo cũng là huynh trưởng của gia đình Phật Tử Từ Nghiêm về Bến Tre, mình năn nỉ bạn nhớ chụp ảnh về xứ dừa vì ở đó đã chất chứa biết bao kỷ niệm cũng trong những ngày hè mình rong ruỗi qua các mùa hè xanh những ngày còn ở Việt Nam. Mình nghĩ bạn đi chơi nên chỉ mong chụp vài tấm hình bình dị của xứ dừa cho mình.

Bất ngờ làm sao, bạn hiền lại chọn chiếc áo lam của gia đình phật tử theo bạn trong chuyến hành trình này. Nhìn hình ảnh áo lam bạn hiền khoát lên người đi tận vào sâu trong những vùng quê khó khăn của Bến Tre làm mình xúc động nghẹn ngào cũng như thầm khâm phục, cảm động cho ý chí và suy nghĩ của bạn.

Thật ra, bạn không hề đi chơi như người ta đi bình thường mà bạn muốn mang sắc màu của gia đình Phật Tử, sắc màu của bi, trí dũng nhà Phật về với các vùng xa xôi. Nhìn màu áo lam bình dị, trang nghiêm nhưng thấm đẫm tình yêu quê hương, yêu đạo pháp ấy mình cứ ngỡ như chính bạn đang mang sắc màu Phật giáo về bao phủ cả vùng sông nước Bến Tre. Những miền quê nghèo Bến Tre ngày xưa mình đi mùa hè xanh không hề có bóng dáng của chùa chiền chứ nói chi đến gia đình Phật giáo như các bạn.

Do đó, mình thổ lộ tâm tư muốn bạn hãy cố gắng thiết lập được nhiều gia đình Phật tử như vậy ở Bến Tre và các tỉnh đồng bằng sông Cữu Long để cho thế hệ trẻ, tương lai của đất nước và đạo pháp, hiểu rõ hơn về Phật giáo nhằm mang đạo pháp vào lòng người trong mọi nẻo đường cuộc sống của họ.

Nói chuyện với bạn, mình buồn buồn khi biết được xứ dừa ngày xưa cũng có gia đình Phật tử nhưng năm tháng lịch sử khó khăn chia cách mọi người. Tuy nhiên, những anh chị áo lam ngày xưa, với tinh thần vì dân tộc và đạo pháp, cũng cố gắng tiếp tục tổ chức cho các em đi sinh hoạt gia đình lam trong khả năng có thể và mong ngày gia đình Phật Tử sẽ thật sự trở về đây, trở về mảnh đất oai hùng Đồng Khởi nhưng đầy ấp nghĩa tình.

Càng nhiều gia đình Lam được xây dựng lên thì sẽ có nhiều quán nhậu, bán bia được đóng cửa hay không mở rộng hơn nữa. Càng nhiều gia đình Lam được xây dựng lên thì nhiều tệ nạn xã hội sẽ được đẩy lùi. Bạn buồn buồn bảo mình rằng ngay dưới chân cầu Rạch Miễu, người ta để cả một tấm bảng rất to với một niềm tự hào về một công ty đã đạt được kỷ lục 1 triệu lít bia. Trời ơi, đây là niềm tự hào, kiêu hãnh ư? Thế hệ tương lai sẽ vùi vào trong rượu bia thế này đây à? Nghe mà tự nhiên mình thấy đau nhói trong lòng và rớm lệ bùi ngùi.

Hai cây cầu Rạch Miễu và Hàm Luông nối đôi bờ Bến Tre và Tiền Giang, nối các tỉnh thành miền Tây gần nhau hơn và cũng giúp cho đời sống của bà con khá lên nhanh chóng. Nhưng rồi với tốc độ phát triển như hiện nay cùng những cái xấu len lõi vào đời sống chất phát của người dân nghèo theo cấp số nhân thế này trong khi các giá trị đạo đức, nhân văn không được chú trọng, giáo dục, liệu rồi các bạn trẻ ấy, trong đó có các thế hệ con cháu học trò của mình, khi lớn lên họ có còn giữ và trân quý những di sản văn hóa trong tâm hồn của con người và dân tộc Việt Nam không nhỉ?

Liệu rồi các thế hệ tiếp theo sẽ giáo dục con cháu của mình những gì? Đời sống vật chất khá lên nhưng kênh rạch hiền hòa, đất rừng phương nam đầy sản vật sẽ chỉ còn lại trong những câu chuyện thôi sao? Nghe sao mà buồn da diết.

Quay trở lại với bạn hiền, tự nhiên mình thấy thương bạn mình với hạnh nguyện đại bi phổ độ Phật pháp về các cùng quê nghèo mong các em nhỏ có một mái nhà tâm linh an trú sao mà khó khăn vô cùng. Mỗi ngày, ngoài những việc cơm áo gạo tiền của thế gian thì còn lại bạn đã cống hiến hết mình cho gia đình lam, cho chùa chiền và cho đàn em thân yêu của bạn.

Nếu không biết bạn và nói chuyện với bạn thì mình không thể nào tin được bạn mình làm giám đốc một công ty bận rộn đêm ngày nhưng hễ có thời gian là bạn lại làm đủ mọi cách xây dựng gia đình lam. Bạn bảo mình công việc ấy cũng chỉ là vì gia đình lam, vì phương tiện để xây dựng những duyên lành quả ngọt khác cho đạo pháp và dân tộc.

Nghe bạn nói mà mình cảm động bật khóc. Vì không biết làm sao lan tỏa tình lam đến cho các bạn ở xa nên bạn còn gánh thêm trách nhiệm tạo nên một trang website gia đình Phật tử Từ Nghiêm chỉ với một ước muốn giản dị là kết nối tình lam trên cả quả địa cầu và để những ai thiếu duyên về bên tam bảo như mình có nơi tìm đến chuyện trò.

Bạn và các anh chị huynh trưởng cũng đang rất lo lắng, nghĩ suy rất nhiều làm thế nào để vực dậy gia đình Lam ở những vùng quê nghèo khó này. Người miền Tây chất phát thật thà, suy nghĩ giản đơn rất hợp với tinh thần của nhà Phật. Dù cái xấu cũng đang len lõi vào các ngõ ngách ở đây nhưng thiện tâm nhân chi sơ tính bản thiện và cái nét hiền hòa, hiếu khách của họ vẫn không thay đổi.

Đó là điều mà bạn hiền của mình lo lắng, nghĩ suy rất nhiều. Những việc làm tốt đẹp như thế này đến những thầy cô, gia đình còn chưa quan tâm, chưa giáo dục được thế hệ trẻ vậy mà các bạn vẫn ngày đêm tìm ra phương cách kéo các em về với cội nguồn tâm linh thiện nguyện giúp đời. Bạn làm mình ngưỡng mộ và khâm phục gia đình lam của các bạn quá.

Bạn hiền ơi, mình không phải là thành viên của gia đình Lam như bạn, không biết gì về gia đình Phật Tử cả, lại ở quá xa khuất tận chân trời nên chẳng biết làm gì giúp bạn cũng như các anh chị em khác cả. Mình chỉ có tấm lòng thành kính với Phật giáo và một người con Phật thiếu duyên thân cận tam bảo, thân cận bạn hiền.

Cảm ơn bạn đã tạo ra trang nhà ấy giúp kết nối những người Phật tử thiếu duyên như mình và giúp cho các Lam sinh có nơi để trao đổi, học hỏi lẫn nhau, mang đạo Pháp về cho dân tộc. Cảm ơn bạn với tinh thần và tấm lòng cao đẹp ấy làm mình cũng cảm thấy gần bên các bạn và cách trở địa lý không ngăn tình cảm bạn bè gần nhau tất cả vì đạo pháp.

Vì thế, ngoài tấm lòng biết ơn, quý trọng, khâm phục và ngưỡng mộ bạn và gia đình Lam, mình chẳng biết làm gì ngoài việc nguyện cầu mong Phật gia hộ, độ trì cho các bạn sớm biến ước mơ này thành hiện thực, sớm xây dựng nhiều mái nhà Lam không chỉ ở Bến Tre, ở các tỉnh miền Tây mà khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn và núi cao cho bà con dân tộc ít người. Màu áo lam ở đâu hiện hữu là ở đó đạo pháp được gieo trồng.

Mong các bạn trong gia đình Lam mãi luôn trân quý màu áo ấy và làm hành trang bên mình trong mọi quyết định của cuộc đời cũng như làm thế nào để xứng đáng với màu áo mình đang khoác lên người. Mong sao nhiều bạn trẻ ở quê nhà sẽ sớm được về bên Tam Bảo, được sinh hoạt trong gia đình Lam và bồi đắp cho đạo pháp của quê hương được đơm hoa kết trái ngọt ngào. Mình tin rằng với ý chí và hạnh nguyện của những Bồ Tát đi vào đời, của những con người cao đẹp xả thân cầu pháp như các bạn thì khi duyên tròn đầy, màu áo lam sẽ lan tỏa khắp muôn nơi trên mọi miền đất nước.

Nơi phương trời dịu vợi xa xôi này trong những ngày hè oi nồng, mình xin gởi bạn chút nắng hanh khô giúp truyền thêm ngọn lửa nhiệt tình và sức mạnh cho bạn trong tiếng ve ngân nga hát mừng chúc phúc, động viên những công việc thiện nguyện vì đạo pháp mà các bạn đang làm.

Mong bạn luôn vững tâm với những công việc tốt đẹp bạn đang làm để mai sau này giúp cho thế hệ trẻ của đất nước và các đàn em tương lai của chúng ta vẫn còn được tiếp tục thấy và cảm nhận nét trong trẻo của tuổi học trò, nét hồn nhiên tinh nghịch thơ ngây bên mái trường, bên hàng phượng vĩ trong tiếng ve ngân nga ngày hè mà trân quý màu áo trắng học trò phù hợp với lứa tuổi của mình.

Trong màu áo trắng tinh khôi của chân thiện mỹ phản chiếu sắc đỏ của phượng hồng sẽ là màu áo lam của bi trí, dũng trên mọi nẻo đường của quê hương Việt Nam dấu yêu.


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#32
Bạn mang hành trang gì khi vào đời?

Bước chân vào đời, ai cũng chuẩn bị cho mình một vài thứ hữu ích, nhưng hành trang của mỗi người không ai giống ai, có người chỉ cần một ít vốn về vật chất, có người mang trên vai những kiến thức đã từng được học, có người lại chẳng biết mình sẽ cần gì trên con đường tiến tới tương lai.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Còn bạn, bạn mang hành trang gì khi vào đời?

Một ít tăm... vì cái tăm sẽ nhắc bạn nhớ tìm và phát hiện những đức tính tốt của mọi người, kể cả bản thân của bạn.

Một sợi dây cao su... vì dây cao su sẽ nhắc bạn nhớ sống linh động. Mọi chuyện trên đời không phải lúc nào cũng đi theo hướng bạn muốn, nhưng dù cách này hay cách khác chúng ta vẫn giải quyết tốt được mọi vấn đề.

Một nụ hôn ngọt ngào… vì nụ hôn ấy sẽ nhắc bạn nhớ rằng mọi người cần nhận được một lần ôm hôn hoặc một lời khen tặng mỗi ngày.

Một miếng băng dán... vì miếng băng sẽ nhắc bạn nhớ hàn gắn những vết thương lòng của bạn hoặc của ai đó.

Một cục tẩy... vì cục tẩy sẽ nhắc bạn nhớ rằng ai đó cũng có thể phạm lỗi. Không sao, chúng ta học từ những lỗi lầm.

Một cây kẹo gum bubble... vì chất dính của kẹo gum sẽ nhắc bạn nhớ luôn bám theo mục tiêu đã đề ra, đừng bỏ cuộc và bạn sẽ đạt được những điều mình mong ước.

Một cây bút chì... vì bút chì sẽ nhắc bạn nhớ viết ra những điều tốt bạn làm hằng ngày.

Và hãy nhớ mang theo mình một túi trà… vì túi trà sẽ nhắc bạn nhớ hằng ngày nên nghỉ ngơi, thư giãn và ôn lại danh sách những điều phúc lành mà Thượng đế ban tặng.

Bạn có đem theo những vật đó không?


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#33
Hồng trần mấy kiếp rong chơi

Ở trường học, việc được gặp những nhân vật cấp cao, gặp giám đốc của trường hay là ngay cả gặp trưởng khoa cũng là điều hiếm thấy. Vậy mà trong viện dưỡng lão cao cấp này, những nhân vật nổi tiếng ấy lại vô tình trở thành bệnh nhân của con.



Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Ngoài ra còn có cảnh không thể nào tin được giờ những người ấy về hưu sống ở đây, bệnh tật triền miên, mất trí, trầm cảm cùng những loại bệnh khác của vô thường kéo đến làm cho họ trông thật thảm thương, tội nghiệp. Vì thế mỗi khi khám bệnh, trả lời, lấy máu hay chẩn đoán họ xong, con cũng hốt hoảng khi được giới thiệu về lịch sử của họ.

Những người nổi tiếng, sang trọng, quyền uy tột bực ngày xưa giờ lại là như thế này sao? Mấy mươi năm về trước có bao giờ họ nghĩ đến lúc mình như thế này không? Giờ họ ở đây dù giữa môt viện dưỡng lão hiện đại, sang trọng, nhưng vẫn sống một mình giữa những ngôi nhà lớn. Họ đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn muốn cố gắng sống một mình, tự làm mọi việc, cần lắm họ mới thuê người và tự lo cho cuộc sống của bản thân mình. Tuy nhiên, một số người phải chuyển đến nơi cần có y bác sĩ chăm sóc nếu họ không thể tự mình làm hoặc nếu tâm trí của họ có vấn đề. Nhìn cảnh những người sống ở đây dù là tự lập hay có sự giúp đỡ đều thầy ảm đạm, thương cảm làm sao ấy.

Đi ngang qua phòng ăn trong giờ trưa, những cụ ông cụ bà thiểu não ráng nhai từng muỗng cơm rất tội nghiệp. Đôi khi họ vừa ăn vừa ngủ và chỉ tỉnh dậy ăn tiếp nếu ai nhắc nhở họ. Xung quanh những chiếc ghế sang trọng là một số cụ già đang nằm thất thểu, một số mất trí cuồng loạn nói liên hồi và một số chẳng buồn cử động chẳng thấy một sức sống nào. Cả một màu ủ rũ, ảm đạm bao phủ trên những con người một thời vĩ đại giữa bao nhiêu của cải vật chất, tiện nghi hiện đại thuộc quyền sở hữu của họ nhưng chẳng ai còn có thể biết mình đang tận hưởng và làm gì cả.

Tự nhiên, con lại thấy thương và buồn cười với sự ngược đời. Con người ta phải khổ đau lặn ngụp suốt ngày, hành hạ thân xác của mình để kiếm tìm cho được những thứ ngũ dục thế gian, những vật chất bên ngoài trang hoàng lên cho bản thân mình, để mua vui thoáng chốc với tâm hơn thua và để thỏa mãn chút ham muốn của tâm. Để rồi giờ đây ở những giờ phút cuối đời, bên những tiện nghi ấy cũng vẫn chẳng ham đua, sao mà lại khổ đến vậy.

Những cụ ông cụ bà trong viện dưỡng lão này đã sắp đến ngày lần lượt về bên kia thế giới. Chỉ một làn gió làn suơng vô tình cũng có thể đưa thân trở về cát bụi. Kiếp người thật mong manh nhẹ thoảng bay ngang. Tất cả như một vở tuồng biến chuyển đủ thứ vai, hết vở lại xuống. Còn chăng là những hơi ấm tình thương lan tỏa trên khắp các nẽo đường và giữ tâm mình bất động giữa khổ đau của dòng đời.

Một kiếp sống nhẹ tựa lông hồng sa chân biết đến chừng nào mới có thể mong trở lại làm người. Thiên nhiên đẹp như thế nhưng chẳng ai lo chăm giữ vui chơi. Tâm mình đẹp trong thuần khiết với bổn tâm thanh tịnh nhưng chẳng ai muốn giữ lấy chỉ mãi chạy theo ngã trần. Bình yên thanh tịnh sao khó giữ mình giữa chốn trần gian đầy cám dỗ này quá đi thôi.

Nhìn cảnh tượng buồn thương ấy con chỉ biết niệm Phật rồi nhanh chóng mở cửa thoát ra ngoài. Thế giới bên ngoài giữa thiên nhiên cỏ cây mới là nơi con muốn đến. Đường rộng thênh thang, gió thổi qua những rặng cây thêm âm thanh vi vu vui thích. Con ngồi xuống trên băng ghế kế bên vệ đường khuất tầm nhìn ngắm cây xanh và nghe chim hót. Không biết bao nhiêu tiếng chim hót, ve kêu tạo nên một bản hòa nhạc của núi rừng. “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”.

Không, đây là tiếng chim hót giữa rừng cây ở viện dưỡng lão làm tăng thêm chút sinh khí buồn ảm ở đây. Cảnh quá đẹp và hữu tình nhưng chẳng ai dạo bước chỉ mỗi mình con. Thỉnh thoảng lắm mới có một hai người giúp việc hay một ông cụ nào đó đi xe đạp chạy qua cũng ngoái cổ ngước nhìn con một thân đi dạo khi đang mặc trên mình chiếc áo blouse trắng của thầy thuốc. Khung cảnh thật bình an làm tâm con không hề nổi sóng.

Lâu lắm rồi con mới thấy dễ chịu, sảng khoái và thích được ở mãi giữa thiên nhiên như vậy. Dưới chân là hoa nở, cỏ xanh trải thảm ngút ngàn còn trên đầu là cây xanh hòa điệu với biết bao nhiêu tiếng chim hót liên hồi. Chỉ cách nhau một vài con đường và một cánh rừng thì bên ngoài kia là cả một cuộc sống tấp nập, bon chen, ồn ào, mỏi mệt mà đôi khi con cũng dừng lại tự hỏi mình đang chạy đi đâu. Chỉ cách một cánh cửa nhưng bên trong là một sự ảm đạm của những con người một thời quyền uy lỗi lạc. Con ước ao ngày nào mình cũng được sống và đi dạo trong khung cảnh như thế này thì làm sao còn biết đếm tham sân si.

Tiếng chuông từ đâu điểm canh kéo con về với thực tại. Đã đến giờ con phải trở vào tiếp tục vật lộn với bệnh tật, mang lại những gì có thể cho sức khỏe, bình an của bệnh nhân mình. Người sung sướng giàu sang hay nghèo khổ khi thân bệnh đến đều như nhau, đều đau khổ cả. Bao nhiêu năm con đã nhờ thân này bước đi trả nghiệp liệu còn được bao nhiêu lâu nữa thì sẽ được thoát ly lưới trần này. Nghiệp duyên bao phủ hằng sa chỉ mong tịnh tâm để bớt đi phiền muộn và không phải tạo thêm ác nghiệp. Mong cho tâm mình ngày nào cũng được thanh thản bình yên như cuộc dạo chơi giữa hồng trần nơi bên ngoài viện dưỡng lão hôm nay.

“Xin cho bốn mùa
Đất trời lặng gió
Đường trần con đi
Hoa vàng mấy độ.”


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#34
Âm thanh ngân giữa Vườn hoa

Mỗi sớm mai thức dậy, việc đầu tiên mà bạn làm là gì? Đi bộ thể dục? ra ngoài trời hít hà không khí buổi sáng hay là ngồi ngẫm nghĩ về những điều mà ngày hôm nay mình phải làm?


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Và nếu mỗi sớm mai bạn được lạc vào trong một khu vườn có nhiều âm sắc thanh nhã của cuộc sống, đắm chìm trong những hương thơm tinh khiết và những mùi vị trong lành của nắng mai. Được lắng mình lại trong những âm thanh trong trẻo và nhẹ nhàng thì liệu tâm hồn bạn có cảm thấy được an nhiên?

Vườn hoa phật giáo – một khu vườn có nhiều loài hoa thơm ngát, những hương thơm thanh nhã nằm trong nền xanh mát của đạo Phật. Trong khu vườn đó, ngoài những hương sắc thơm mát đó còn có những âm thanh nhẹ nhàng như tiếng hót của chim rừng buổi sáng.

Như tiếng cựa mình thức giấc của những cánh hoa đang chuẩn bị bung nở trong nắng sớm. Nếu một lần đặt chân vào đây, mong bạn đường bước đi vội, hãy để cho sắc, vị và âm của khu vườn thanh lọc và nuôi dưỡng lại cho tâm hồn của bạn.
Khi cánh hoa bung nở cũng là lúc những âm thanh kia được cất lên.

Trong khoảnh vườn dành riêng cho âm thanh mang tên thư viện audio trong khu vườn chung đó, nó được chia thành nhiều thư mục khác nhau như âm nhạc, pháp âm, radio Phật giáo, nhạc chờ Phật giáo.

Trong phần âm nhạc thì có nhạc Phật, nhạc Thiền, nhạc Trịnh, nhạc Niệm Phật, Nhạc Hoa – Anh Phật giáo; trong Pháp âm lại có Kinh tụng Phật giáo, sách nói Phật giáo; có Radio Phật giáo; có nhạc chờ Phật giáo ở nhiều nhà mạng khác nhau.

Một hệ thống tuy chưa thật đầy đủ nhưng cách phân chia thư viện thành nhiều thư mục như thế đã tạo đường dẫn để cho những du khách ghé chân vào khu vườn có thể tìm thấy cho mình được những âm thanh phù hợp nhất để ru hồn mình vào trong thế giới của những thanh nhã và nhẹ nhàng.

Dựa trên tinh thần và nền tảng chung của mục đích khi xây dựng trang web, thư viện audio của trang web mang nhiều màu sắc của Phật giáo. Trên nền tảng đó, ta có thể nhận thấy 2 thể loại nhạc xuất hiện trong thư viện âm thanh của trang.
Trước hết, đó là những kinh tụng và Âm nhạc của đạo Phật.

Những kinh pháp của đạo Phật và những bài hát về đạo Phật là những âm thanh để dành cho những ai muốn được gột rửa và thanh lọc cho tâm hồn mình. Muốn được sống trong những giáo lý và những nền tảng triết lý của Phật giáo.

Những triết lý mang nhiều lẽ sống và đạo làm người, sự nhẫn nhịn, sự chịu đựng để vượt qua mọi buồn đau u phiền, sự bình tâm và tự hiểu mình để tránh những va vấp ở đời và biết mỉm cười cả khi thành công và hay thất bại.

Triết lý của đạo Phật đưa con người ta hướng thiện, hãy nghe và cảm nhận những gì mà kinh Phật mang lại, nếu tập trung thì bạn sẽ cảm thấy mình như đang được ngồi nghe kinh kệ giữa một chốn thiền môn thanh tịnh nào đó ngay trong ngôi nhà của mình.

Sau đó, thứ âm thanh mà ta lắng nghe được ở trong khoảnh vườn âm nhạc của trang chính là nhạc đời – nhạc Trinh. Đó là thứ âm nhạc mà chỉ có những ai đã bước chân vào cuộc sống, có nhiều sự từng trải và thực sự say trong đời thì mới có thể hiểu được.

Có thể sẽ chẳng ai hiểu được tận tất cả những âm nốt và ca từ trong những sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này, nhưng, nếu lắng lòng để nghe và đắm mình trong ca từ của nó thì những giá trị của những âm khúc đó mang lại sẽ làm cho tâm hồn của chúng ta – những người sống trong đời thêm trân quý hơn cuộc sống của mình.

Nhẹ nhàng, du dương và ru đời vào trong nhiều cảm xúc – phải chăng giữa những sáng tác của Trịnh Công Sơn và những nền tảng triết lý cuộc sống của đạo Phật có sự giao thoa kết nối?

Bên cạnh những bản nhạc, những lời ca thì còn có những chủ đề Radio mang nhiều vấn đề của cuộc sống. Bằng giọng đọc mang nhiều cảm xúc, cách truyền tải của từng chủ đề thu hút theo từng nội dung nên đây chính là thư mục được nhiều người quan tâm và đặc biệt chú ý.

Đó là bức tranh tổng quan nhất về khoảnh vườn dành riêng cho âm thanh của vườn hoa Phật giáo. Bức tranh đó tuy không đi sâu vào từng phần, tuy không chỉ rõ những nội dung trong từng thư mục cụ thể nhưng có thể nó sẽ góp phần giúp cho những vị điền khách ghé chân vào đây được dễ dàng tìm kiếm và cảm nhận những giá trị mà nó mang lại.

Hãy đi đi, nó không thể mở ra hết mọi điều cho bạn ở lời mở đầu nhưng ở đằng sau đó là cả một thế giới âm nhạc đang chờ bạn khám phá và thưởng thức.

Nếu bước chân vào Vườn hoa Phật giáo, hãy một lần lắng lại trong những bản nhạc nhẹ nhàng, thanh nhã và du dương kia. Con đường dẫn vào từng bản nhạc đang mở cửa chào đón bạn vào.

Hãy đừng vội vàng, chậm bước lại và lắng lòng mình, mở rộng mọi giác quan để có thể cảm nhận hết những âm nốt mà nó mang lại cho tâm hồn.

Một ngày mới sẽ bắt đầu, cuộc sống tất bật và nhộn nhịp ở ngoài kia đang chờ đón bạn, vậy tại sao không bắt đầu ngày mới bằng những gì thanh nhã nhất trong tâm hồn mình? Vườn hoa phật giáo – khu vườn của âm sắc và hương luôn chào đón bạn bằng những thứ nhẹ nhàng và thanh nhã nhất để mang đến cho bạn một ngày mới an nhiên và thanh bình nhất.


Vườn hoa Phật giáo
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#35
Có và Không

Vấn đề này đối với người này nói “có”, đối với người khác nói “không” như vậy có khác nhau không? Thật ra, không có gì khác cả, đạo thì chỉ có một, “có” “không” là hai mặt của đạo mà thôi. Đạo là tùy theo căn tánh của con người mà có khác nhau.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Có một vị cư sĩ đến học đạo và thỉnh vấn Trí Tạng thiền sư như sau: “Xin hỏi thiền sư thiên đường và địa ngục có hay không?”.
Thiền sư trả lời “có”.

Ông ta hỏi tiếp: “xin hỏi Phật và Bồ tát có không?”
- “Có”
- “Xin hỏi có nhân quả báo ứng không?”
- “Có”

Ông ta hỏi bất cứ điều gì, Trí Tạng thiền sư đều trả lời “có”.
Sau khi nghe xong vị cư sĩ này cảm thấy hoài nghi liền phản ứng rằng: “thiền sư! Ngài nói sai rồi”.

Thiền sư ôn tồn đáp “tôi nói sai ở đâu?”
Vị cư sĩ cao giọng nói “con đã hỏi Kinh Sơn thiền sư và Ngài đều nói "không"”.

- "Nói “không” như thế nào?"
- "Con hỏi: có nhân quả báo ứng không? Kinh Sơn thiền sư nói “không”; có Phật Bồ tát không? trả lời “không”; có thiên đường địa ngục không? cũng nói “không” và con hỏi những gì thì Kinh Sơn thiền sư đều trã lời “không”. Nhưng ngược lại đối với Ngài thì tất cả đều nói “có”."

Trí Tạng thiền sư hiểu rỏ căn tánh và trình độ của vị cư sĩ ở cấp bậc nào rồi và vui vẻ nói: “Ồ! ông có vợ không?” Vị cư sĩ thưa “dạ có”; “ông có con không?” - “dạ có”; “Ông có tiền của không?” - “dạ có”; “Ông có nhà cửa xe cộ không?” - “dạ có”.

Trí Tạng thiền sư lại hỏi tiếp: “Kinh Sơn thiền sư có vợ không?” Vị cư sĩ nọ thưa “dạ không”;“Kinh Sơn thiền sư có con không?” - “dạ không”; “Kinh Sơn thiền sư có tiền của nhà cửa không?” - “dạ thưa không”.

Trí Tạng thiền sư kết luận: "vì thế Kinh Sơn thiền sư trả lời với Ông “không”. Ta Trả lời với Ông“có” vì Ông có vợ, con,…"

Vấn đề này đối với người này nói “có”, đối với người khác nói “không” như vậy có khác nhau không? Thật ra, không có gì khác cả, đạo thì chỉ có một, “có” “không” là hai mặt của đạo mà thôi. Đạo là tùy theo căn tánh của con người mà có khác nhau. Hỏi đáp và trả lời của thiền sư lúc thì “có” lúc thì “không” chỉ vì trình độ của chúng ta có khác hoặc là thứ tự hiểu biết vấn đề của chúng ta có khác nhau mà thôi.


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#36
Mở mắt chiêm bao

Cái cảnh “nhắm mắt chiêm bao” thì chúng ta ai cũng biết rõ, nhưng cái cảnh “mở mắt chiêm bao” đây thì chúng ta ai cũng lầm hết trọi, cũng vì thế mà mỗi lần để giấc mơ dẫn đi xa, chúng ta thường khỏ lầm lên đầu các tôn giả chung quanh mình kêu cái tróc và đổ thừa “tại người này làm tôi phiền não đây.” Vì vậy cách khôn nhất là tự mình tỉnh giấc chiêm bao ấy đi và coi chừng phải đứng cách xa những chúng sanh đang “mở mắt chiêm bao” một cách an toàn, kẻo ăn phải cán quạt của họ.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Thuở xưa, có một chú sa di tên là Tăng Hộ. Tăng Hộ xuất gia với vị thầy tế độ, một vị La Hán, nguyên là cậu ruột của chú.
Một hôm Tăng Hộ được thí chủ dâng cúng hai xấp vải thật đẹp, chú mừng lắm định về dâng lên thầy để tỏ lòng biết ơn và kính mộ của mình. Ngờ đâu khi mới mở lời, vị thầy tế độ của chú đã gạt đi:

- Thôi! Ta đã đủ ba y rồi, con hãy giữ lấy mà xài hoặc dâng cúng những vị nào còn thiếu. Chú Tăng Hộ năn nỉ đến ba lần nhưng thầy chú vẫn một mực từ chối. Tăng Hộ đâm ra buồn rầu, bực bội, vừa đứng quạt hầu cho thầy, chú vừa để dòng tư tưởng trôi lan man… mình tứ cố vô thân chẳng có ai để nương tựa…

Chỉ có cậu mình là người thân nhất trên đời. Vậy mà cậu cũng không thương ta, vậy ta còn sống ở đây chi cho bận lòng ông. Ta đã năn nỉ ông ba lần mà ông cứ lạnh lùng từ chối… Thôi, ta đi khuất mắt cho rồi… nhưng ta đi đâu bây giờ? Lấy gì mà sinh sống… À! Phải rồi! Mình sẽ bán xấp vải lấy tiền mua một con bê để nuôi, hằng ngày mình dắt bê đi ăn cỏ bên vệ đường vừa thanh thản, vừa ít tốn kém. Loài thú này sanh sản rất mau nên chừng vài năm là mình đã có một bầy gia súc. Mình sẽ bán bớt đi để tậu nhà cửa, ruộng đất, giường chõng… đồ đạc trong nhà cho khang trang và đến lúc trưởng thành mình sẽ cưới một cô vợ. Khi đứa con đầu lòng chào đời, mình sẽ bế nó đến quy y với cậu mình… Ô! Thằng bé mới kháu khỉnh làm sao… Ðường xa trời nắng ngó mụ vợ đã mỏi tay, ta bảo:

- Ðưa thằng cu anh bế cho, nhưng nó không nghe cứ dành ẵm trên tay… bất chợt… mụ vợ vấp một rễ cây, thằng bé rớt xuống đất… giận quá, ta với lấy một cành cây, gõ cho mụ vợ một cái nên thân:
- Ðã bảo đưa ta bế mà cứ không nghe… cái thứ đàn bà hư… chỉ biết có cãi lời.

Dòng tư tưởng của chú sa di còn đang tiếp tục trôi chảy như thế thì bỗng nhiên chú nghe tiếng nói điềm đạm của thầy chú, vị La Hán, cất lên:
- Này chú! Chú đánh không trúng cái mụ vợ hư thân ấy đâu mà lại trúng ngay cái đầu trọc của ta kêu cái “tróc” đây này!
Tăng Hộ bừng tỉnh cơn mơ, chú hốt hoảng co giò chạy, vừa ngẫm nghĩ:
- Chết rồi… Ta nghĩ trong bụng ổng cũng biết hết trọi… phải chạy cho lẹ mới được.

Thấy chú khi không bỏ chạy như ma đuổi, các bạn chú vội vã chạy theo bắt lại.
Ðương sự được dẫn đến gặp đức Phật. Sau khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, Ngài an ủi chú tiểu:
- Này chú, cái tâm của phàm phu thường hay lén lút đi chơi như thế, nó thường đi rất xa, vô hình, vô dạng… Người thiện trí nên khéo léo như gã mục đồng dùng dây xỏ mũi con trâu hoang, dẫn nó về chuồng cũ, chăn dắt cho đến lúc nào buông lơi dây mà nó không lén đi rong nữa mới tạm yên.

Ðược lời dạy dỗ của đức Thế Tôn, chú Tăng Hộ bình tĩnh ở lại tu viện và tu cho đến ngày đắc quả A La Hán… tuy lâu lâu, chú vẫn bị lâm vào cảnh mở mắt chiêm bao, nhưng không khi nào chú trở cán quạt gõ vào đầu sư phụ như lần trước vì chú đã biết cách chăn trâu và cột trâu rồi.

Loay hoay đã nửa kiếp người
Thu bay trên nửa nụ cười xanh xao
Rõ ràng mở mắt chiêm bao
Biết như mộng huyễn vẫn đau xé lòng
Ngửa tay có được gì không?
Họa chăng mấy hạt bụi hồng phiêu linh
Dường như mình chẳng phải mình
Rừng thiêng đày đọa dạng hình long đong
Mây bay qua khu rừng đông
Người thong dong ngắm nắng hồng trên cây
Mây bay qua rừng tây
Rêu xanh in nửa dấu hài bỏ quên.


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#37
Tâm và Tánh

Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: “Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: “ tâm và tánh khác nhau thế nào?"


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Thiền sư trả lời: “lúc mê có khác, khi ngộ thì không”.

Vị học tăng lại hỏi tiếp: “trong kinh nói rằng: Phật tính thì thường mà tâm thì vô thường, vì sao Ngài nói không có khác biệt?”
Thiền sư đưa ra ví dụ để giải thích cho học tăng như sau: “ngươi chỉ dựa vào ngữ mà không y vào nghĩa, ví như khi lạnh thì nước kết thành băng, khi ấm lên thì băng tan thành nước; lúc mê thì tánh kết thành tâm, lúc ngộ thì tâm tan thành tánh, tâm tánh vốn đồng, do mê ngộ mà có khác biệt”. Vị học tăng nhân đó mà liễu ngộ.

Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như “bổn lai diện mục”, “như lai tạng”, “ pháp thân”, “thật tướng”, “chân như”, “tự tánh”, “bổn thể”, “ chân tâm”, “ bát nhã”, “ thiền”… Đó cũng chỉ là nhiều phương pháp, dùng nhiều từ để chúng ta nhận thức chính mình. Mê ngộ tuy có khác, bổn tánh vẫn không khác. Như vàng thì chỉ có một nhưng chế tạo thành nhiều thứ khác nhau như bông tai, nhẫn, dây chuyền… các món đồ này có tên gọi khác nhau nhưng thể của nó cũng chỉ là vàng mà thôi. Cũng vậy, Tâm và Tánh tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ bản thể của chúng ta.


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#38
Từ bi là phương thuốc nhiệm màu

Muốn làm người tốt trong hiện tại và mai sau, chúng ta phải biết ý thức trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, làm thế nào để không tổn hại cho người khác. Khi ta đã có ý thức rồi thì mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của mình đều được lợi lạc.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Chúng ta sống để được tự do và hạnh phúc, nhưng phải có hiểu biết và nhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước, nắm giữ, tôn sùng nguyên tắc quá đáng. Khi ta cảm thấy còn yếu kém, chưa đủ sức vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi, thì ta phải biết tôn trọng nguyên tắc để giúp mình kìm hãm bớt những thói quen xấu còn đang tiềm ẩn trong tâm.

Cho đến khi ta đã làm chủ được các cảm xúc tốt, xấu, không còn bị những thứ này chi phối, thì có thể ung dung, tự tại, đi vào đời hóa độ chúng sinh mà không phải lo toan, bận bịu ta người, được mất, hơn thua, phải quấy, vì ta đã sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình qua thân-miệng-ý.

Trong suốt quá trình sống để tiến hóa, con người đã tìm ra phương pháp làm chủ bản thân để đạt được an lạc, hạnh phúc, đó là sự ý thức nhận biết của chính tâm ý mình. Từ những ý thức đó, nhờ sự chiêm nghiệm, quán chiếu, suy xét, tìm tòi, ta biết rõ sự thật, giả trong cuộc đời, mà chuyển kiến thức hiểu biết thành trí tuệ. Nhờ trí tuệ đó, ta biết cách soi sáng muôn loài vật để giúp mình sống an lạc, hạnh phúc.

Thói quen của con người luôn hướng tới để tìm kiếm sự hưởng thụ, nên cần phải có nhiều tài sản, của cải, danh vọng, sắc đẹp, sống lâu, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, và yêu thích cảm xúc thoải mái khoái lạc, ghét bỏ cảm xúc khó chịu. Cho nên, chúng ta muốn duy trì trạng thái bình an, hạnh phúc lâu dài, thì phải biết buông xả những cảm xúc không tốt, không cần thiết.

Đó là sự trải nghiệm quý báu của các bậc hiền Thánh đã đi trước, nhờ siêng năng tinh cần tu tập bằng nhận thức sáng suốt, và phải trả một giá rất đắc, để ta ngày nay có cơ hội thực tập và lãnh hội.

Chúng ta muốn sống được an lạc, hạnh phúc thì phải từ nơi tâm mình, để khỏi phải mất thời gian tìm tòi. Khi quay lại chính mình, ta ít để xảy ra những lỗi lầm đáng tiếc mà làm mình và người đau khổ. Chính vì vậy, ai sống được như thế thì khỏi phải bận bịu lo toan những thứ được mất, hơn thua, thành bại trong cuộc đời, mà chỉ tùy duyên làm lợi ích để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Ai cũng có thói quen sống và quan niệm khác nhau, nên ta muốn sống hòa hợp, vui vẻ cùng nhau không phải dễ dàng, và đơn giản tí nào. Mỗi người đều có một suy nghĩ và nhận thức riêng, vả lại tâm tính con người thường xuyên thay đổi bất thường, nên ta khó mà cân bằng cảm xúc, do đó phải lấy hạnh dung hòa làm nền tảng, hòa mà không đồng và có sự cảm thông cho nhau.

Chính vì tâm ý, và tập nghiệp mỗi người khác nhau, không ai giống ai, nên nhu cầu sinh hoạt càng đông và lớn, ta phải có nguyên tắc cần thiết nhất định để trở thành tiếng nói chung mà bảo vệ cho nhau. Có những nguyên tắc được ghi chép thành văn bản được mọi người biết đến rõ ràng, có những nguyên tắc mọi người cần phải ý thức và có lòng tự trọng cao mới giữ cho nhau được.

Do đó, nguyên tắc có những cái bất di bất dịch, có những cái phải được thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại. Con người luôn tiến bộ và không ngừng đổi mới, những người sống có nguyên tắc, và biết bảo vệ hợp lý là người có bản lĩnh, biết đặt mình vào khuôn phép mà vẫn sống an lạc, hạnh phúc, và biết hòa hợp với mọi người.

Chúng ta thử giả sử, thế gian này nếu không có pháp luật thì con người sẽ sống ra sao. Ai muốn làm gì thì làm mà không có khuôn phép chung, thì chắc chắn, nó sẽ thành một bãi chiến trường đẫm máu vì sự si mê chấp ngã và lòng tham của con người.

Một số người bê tha, tùy tiện sống không có ý thức, thích thì làm, không thích thì thôi, họ sống bằng cảm tính nên bất chấp mọi hậu quả. Gia đình, xã hội nào có nhiều con người như thế thì thế gian này sẽ bất an, loạn lạc. Do đó, cuộc sống của chúng ta cần phải có nguyên tắc để giúp mọi người từng bước thuần thục thói quen xấu mà biết sống hòa hợp với nhau.

Dân gian Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu ta không chiêm nghiệm kỹ càng thì thấy nó rất thông thường, nhưng đó là một nguyên tắc rất cần thiết cho những người còn đầy dẫy tham-sân-si, dễ bị lây nhiễm thói quen xấu.

Nói chung, ai đã thật sự trưởng thành hoặc đã vượt qua biển khổ, sông mê nhờ trải nghiệm và tự tại, làm chủ bản thân, thì đối với họ, những nguyên tắc đó không cần thiết nữa. Chính vì vậy, các vị Thiền sư tay cầm bình rượu, tay xách cá chép hòa nhập vào cuộc đời, vượt khỏi khuôn phép, để có cơ hội gần gũi, nhằm thực hiện lý tưởng cao cả và mục đích to lớn.

Chúng ta sống để được tự do và hạnh phúc, nhưng phải có hiểu biết và nhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước, nắm giữ, tôn sùng nguyên tắc quá đáng. Khi ta cảm thấy còn yếu kém, chưa đủ sức vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi, thì ta phải biết tôn trọng nguyên tắc để giúp mình kìm hãm bớt những thói quen xấu còn đang tiềm ẩn trong tâm. Cho đến khi ta đã làm chủ được các cảm xúc tốt, xấu, không còn bị những thứ này chi phối, thì có thể ung dung, tự tại, đi vào đời hóa độ chúng sinh mà không phải lo toan, bận bịu ta người, được mất, hơn thua, phải quấy, vì ta đã sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình qua thân-miệng-ý.

Có một chú tiểu, tuy đã được xuất gia trong chùa nhiều năm, nhưng có cố tật hay ăn cắp vặt. Các huynh đệ lớn đã nhiều lần nhắc nhở, khuyên nhủ, và cũng đã trình lên Thiền sư, nhưng chẳng thấy thầy chỉ dạy gì hết mà chỉ nói một câu, “thôi, các chú hãy ráng bao dung, và độ lượng một chút”.

Một hôm, vẫn chứng nào tật nấy, chú lấy trộm một món đồ có giá trị, nên các huynh đệ liền dẫn giải chú đến gặp Thiền sư, đồng thanh kiến nghị, dứt khoát phải đuổi chú đi ngay lập tức, “nếu sư phụ không giải quyết thì huynh đệ chúng con sẽ bỏ đi hết”.

Ở vào vị thế chủ đạo, Thiền sư vẫn bình tĩnh, an nhiên, chỉ nói một câu đơn giản, nhẹ nhàng mà đầy đủ ý nghĩa, “các con muốn đi đâu thì đi, vì các con đã có ý thức về mọi suy nghĩ, nói năng, cho đến hành động của mình, nên các con đi đâu, và ở đâu cũng sống được an ổn mà không làm phiền lòng người khác; còn chú tiểu này phải ở lại để ta hướng dẫn, và dạy dỗ thêm”.

Cả đại chúng đều bàng bàng hoàng, và sửng sốt trước lời nói của Thiền sư, tất cả chỉ để đánh đổi một mình chú tiểu hư đốn. Nhưng khi mọi người bình tâm lại, chiêm nghiệm lời dạy của Thiền sư, mới thấy rõ tấm lòng bao dung, và độ lượng của Người. Nhờ sự bao dung, và độ lượng ấy mà vị Thiền sư đã giúp chú tiểu hồi tâm phục thiện, sau này trở thành bậc Pháp khí trong Thiền môn.

Thiền viện là nơi để mọi người đến học hỏi và tu tập, nhằm thay đổi những lỗi lầm, chuyển hóa tham lam, sân giận, si mê, và cái thói quen xấu khác thành vô lượng trí tuệ, từ bi. Ở ngoài đời cũng có những nguyên tắc nhất định của nó, để giúp mọi người ngăn ngừa tội lỗi vì lòng tham lam, ích kỷ, hẹp hòi; còn giới luật trong nhà chùa nhằm để nhắc nhở chúng ta ngăn ngừa và không rơi vào hố sâu của tội lỗi, từng bước thay đổi thói quen xấu để chuyển ba nghiệp thân-miệng-ý được thanh tịnh, sáng suốt, mà ngày càng sống tốt hơn để làm vuông tròn đạo và đời.

Nhiều người quá cố chấp, chỉ lấy khuôn vàng thước ngọc, tôn thờ nguyên tắc, ai làm khác đi thì không chịu, vô tình tạo nên bức tường thành kiên cố, làm con người ta không có cơ hội chuyển hóa được lỗi lầm.

Như những người bị vướng vào vòng tệ nạn xã hội, nhẹ thì được đưa vào các trung tâm để cải hóa, nặng thì bị xử án tù một năm, cho đến chung thân hoặc tử hình. Những người đang bị như vậy, họ đang ở trong tâm trạng oán giận, thù hằn, và luôn trách móc, oán ghét xã hội. Nếu ta chỉ dùng biện pháp thích đáng để trừng trị thì không còn gì để giáo dục, và giúp họ chuyển hóa những lầm lỡ khi xưa, còn làm tăng thêm lòng oán giận, hận thù. Vì trong họ chỉ có ý nghĩ duy nhất là ta đã cùng đời rồi, quan niệm cùi không còn sợ lở, nên khi có cơ hội làm ác là họ sẵn sàng làm ngay.

Ta muốn làm một người tốt để có sự hiểu biết chân chính và thật sự tin sâu nhân quả, là cả một quá trình học tập và chuyển hóa. Thế gian trồng cây phải mất ít nhất 10 năm mới có thể sử dụng, còn chúng ta trồng người phải mất cả trăm năm mới có thể thay đổi và buông xả các thói quen thâm căn cố đế như tham lam, ích kỷ, hẹp hòi và lường gạt, trộm cướp của người.

Ta oán giận, thù hằn, ghét bỏ, nên chửi mắng, đánh đập, giết hại lẫn nhau. Ta si mê mờ mịt, nên rơi vào chỗ tối tăm, do uống rượu say sưa, hay dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma túy. Cho nên, muốn giúp người phạm lỗi ý thức được sự tác hại của nó mà từng bước cố gắng làm lại cuộc đời, thì ta phải giáo dục họ tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, và tự tin chính mình có khả năng sáng suốt để làm lại cuộc đời.

Nguyên tắc làm người tốt là phải có nền tảng quan trọng là ý thức và hiểu biết, giúp chúng ta biết được điều hay lẽ phải, đùm bọc, san sẻ, nâng đỡ cho nhau bằng tình người trong cuộc sống. Trước tiên, chúng ta phải ý thức rằng, khổ đau do sự giết hại gây ra, mình không giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, không khai thác bừa bãi. Ta không trực tiếp, xúi bảo, hay hoan hỷ, vui vẻ khi thấy người khác gây hại.

Giết hại là nhân gây thù chuốc oán, làm khổ đau cho nhau không có ngày thôi dứt. Cuộc sống của chúng ta vô cùng quý giá, ai cũng tham sống sợ chết, cớ sao ta đành lòng nhẫn tâm giết hại người, và vật một cách vô cớ.

Chúng ta ý thức được như vậy là nhân mở rộng, và phát triển lòng từ bi, nên lúc nào mình cũng khởi lên tâm niệm chia vui, sớt khổ mà sống yêu thương, cùng san sẻ, và nâng đỡ cho nhau. Quả báo của sự giết hại là nhân dẫn đến chết yểu, chết bất đắc kỳ tử, chết do tai nạn bất ngờ và sống dưới sáu mươi tuổi, đều gọi chung là sống không thọ.

Chúng ta ý thức được khổ đau do gian tham, trộm cướp, lường gạt lấy của người bằng nhiều hình thức. Trộm có nghĩa là lén lấy hay canh me, rình rập, không cho người khác thấy. Cướp có nghĩa công khai lấy, hoặc dùng sức mạnh để tước đoạt, khống chế lấy. Cân non bán thiếu, trốn thuế, lường gạt đều gọi chung là trộm. Lợi dụng quyền cao tham ô, hối lộ, ăn chặn, bắt chẹt người phải đưa tiền đều gọi là cướp.

Nhân gian tham trộm cướp có quả báo dẫn đến nghèo cùng, khốn khổ, làm thuê, làm mướn, nô lệ, ở đợ mà vẫn thiếu trước, hụt sau, nếu giàu có, nhiều tài sản, của cải, nhưng vẫn không được thụ hưởng, mà phải sống như người nghèo khổ.

Chúng ta ý thức được sự khổ đau do sống không chung thủy, một vợ-một chồng, hay dan díu, ngoại tình, làm khổ đau gia đình người khác. Ai tham đắm về hưởng thụ khoái lạc xác thịt quá đáng sẽ dễ làm mất hạnh phúc gia đình vì ghen tuông, giận dỗi, mắng nhiếc, đánh đập và trả thù bằng nhiều hình thức. Quả báo hiện đời không bao giờ có mái ấm gia đình hạnh phúc, và mai sau sẽ chịu hậu quả không bao giờ có được đời sống gia đình trọn vẹn.

Chúng ta ý thức được khổ đau do lời nói dối để lường gạt hại người. Nói dối là việc có nói không, việc không nói có, hay hứa với người rồi mà không giữ lời, hoặc lật lọng, tráo trở. Quả báo hiện đời nói không ai tin, và mai sau bị người gạt lại.

Chúng ta ý thức được khổ đau do si mê gây ra bởi uống rượu, say sưa, hay dùng các chất kích thích có hại, hoặc sử dụng xì ke, ma túy. Rượu tác hại mười, còn xì ke, ma túy tác hại gấp trăm ngàn lần. Quả báo hiện tại và mai sau sẽ bị si mê, khờ dại, bệnh thần kinh, và lý trí ngu ngơ, mờ mịt, sống không hiểu biết, và khó có cơ hội được trở lại làm người bởi nghiệp si mê này.

Nói tóm lại, muốn làm người tốt trong hiện tại và mai sau, chúng ta phải biết ý thức trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, làm thế nào để không tổn hại cho người khác. Khi ta đã có ý thức rồi thì mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của mình đều được lợi lạc.

Đối với thế gian, cuộc sống chỉ có chiến trường và thương trường, nên lúc nào cũng sử dụng nguyên tắc cứng ngắt, theo quan niệm, có công thì thưởng, có tội thì trừng. Nếu ai cũng bám chặt vào quan điểm trên thì trái tim hiểu biết và độ lượng của mình sẽ bị chai cứng, bởi thiếu tâm lượng từ bi.

Cho nên, các nước tiến bộ bãi bỏ hình thức tử hình, để kẻ tử tội ý thức được hành động sai trái của mình mà biết ăn năn, sám hối, làm lại cuộc đời. Do đó, có những cái ta phải dùng pháp luật để trừng trị thích đáng, có những cái ta phải dùng sự bao dung và độ lượng, để giúp người kia vượt qua mặc cảm tội lỗi mà ý thức được rằng, ai cũng là người tốt, nên cố gắng làm lại cuộc đời.


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#39
Nguồn gốc lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm

Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện.


Ảnh: Internet

Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, hầu hết những nước có Phật giáo và các phật tử đều tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển). Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ đấng Trung Tôn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa. Riêng hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi quốc gia lại mang hình tượng giống người quốc gia đó. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh, nhưng Đức Phật vẫn khuyến khích ăn chay và không được sát sinh.

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật, đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Nhiều người còn thả chim, thả cá nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc.


Vườn hoa Phật giáo
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#40
Ý nghĩa giải thoát trong bảy bước hoa sen

Sự hiểu đúng giá trị, ý nghĩa của câu chuyện bẩy bước hoa sen, rồi phổ biến nó đến những Phật tử chưa hiểu là đóng góp một pháp lành vào điều dạy của Đức Thích Ca “Theo ta mà không hiểu ta là hủy báng ta”.


Ảnh: Internet

Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc hài nhi xuất hiện?

Đức Thích Ca nếu có dịp trở lại ghé thăm thế giới của chúng ta, chắc ngài cũng phải quở: “Đạo của ta là đạo của sự thật, đạo của trí tuệ, thế mà các ông không thấy sự giới thiệu của các ông khởi đầu về ta là hư ảo, là thần thoại như vậy chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao?”

Nay với khung cảnh tiến bộ, hiện đại của xã hội, cộng đồng, trình độ của các Phật tử đòi hỏi phải giải thích các giáo pháp của Phật theo chiều hướng có quy luật và duy lý, ta nên xem tất cả các giải thích thần thoại về Đức Phật như là một loại lịch sử bên lề, thích hợp với thời đại mà con người còn lo ngại bóng tối và hứng thú với những chuyện dị thường, thì sự trưng dẫn chuyện tích phải cung ứng những giá trị đại loại như vậy để tồn tại, thích hợp và phát triển trong khung cảnh đó.

Vậy nay đã đến lúc chúng ta phải có bổn phận tách biệt vị thầy của trí tuệ ra khỏi những chuyện hoang đường, có đầu mà chẳng có kết như xưa đã từng làm, bằng cách giải thích hình cảnh bẩy bước hoa sen một cách hợp lý, hầu mang lại cho nó một giá trị mô phạm thích hợp, và xứng đáng làm biểu tượng đẹp đẽ ngay nơi tiền diện của các chùa.

Song song với việc biến nó thành một trình tự theo đúng với quy luật nhân quả: Ai gieo một chủng tử Phật Pháp nơi đất tâm là đã thành một vị tiểu Phật vừa mới ra đời (cũng đồng nghĩa là thành một Phật tử), sau đó tin sâu, theo học một cách chuyên cần, rồi sau cùng cũng sẽ đạt được quả Phật (cái ta giải thoát), biến cái ta vô minh, mờ tối khi xưa trở thành một cái ta quý giá, trên trời dưới đất không có gì quý bằng.

Mỗi năm gần đến ngày Phật Đản, trên mạng lại xuất hiện một số bài viết về đề tài này, nhằm giới thiệu Đức Phật và nhân đó quảng bá Phật Pháp, tùy cái “thấy” khác nhau của người viết. Tựu trung tất cả đều dựa trên những chuyện tích cũ của Đức Phật là ngài mới sinh ra đã trỗi dạy, đứng và đi trên bẩy hoa sen hiện ra trước mặt, dừng ở hoa sen thứ bẩy, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất và tuyên bố lời dị thường.

Chấp nhận và lướt qua sự giới thiệu thần thoại này với sự dễ dãi, thì ngay sau đó lại đối mặt với nhiều mâu thuẫn hiển nhiên, dẫn đến bế tắc như nêu trên trong phần đầu của “Lời nói đầu” mà ta không cần dông dài liệt kê ra đây.

Với mục đích đóng góp một sự giải thích hợp lý cho Hình Cảnh BẨY BƯỚC HOA SEN, phật tử Ngẫu Hồ xin được trở lại đề tài trong dịp kính mừng Phật Đản:

1. Nhằm đưa Đức Thích Ca ra khỏi sự gán ghép, không cần thiết, và chấm dứt vĩnh viễn sự liên kết ngài với khởi đầu bằng một chuyện huyễn hoặc, mơ hồ, vì ngài đã và mãi mãi là một bậc thầy về trí tuệ của nhân loại.

2. Sự hiểu đúng giá trị, ý nghĩa của câu chuyện bẩy bước hoa sen, rồi phổ biến nó đến những Phật tử chưa hiểu là đóng góp một pháp lành vào điều dạy của Đức Thích Ca “Theo ta mà không hiểu ta là hủy báng ta”.

3. Nhằm đề phòng những sự hiểu biết sai lạc, sẽ dẫn đến biến tấu, hạ thấp giá trị của chánh pháp.

4. Nhằm tạo thiện cảm, tâm phục cho những người ở ngoài văn hóa Phật giáo, trong ngay lần tiếp xúc đầu tiên với Phật giáo, đồng thời giúp cho mọi người dù ở trong hay ở ngoài văn hóa Phật Giáo khi nhìn thấy hình cảnh của vị tiểu Phật đứng trên hoa sen, thì ai ai cũng thọ hiểu trong sự hoan hỉ.

Biết bao trang sách biện giải, biết bao lý luận tỷ giảo để sau cùng cũng để chỉ ra cái tối hậu giải thoát này, vậy mà nó được gói ghém trọn vẹn trong hình cảnh bẩy bước hoa sen vậy mà ta lại đem giải thích nó sai hẳn với giá trị thật của nó, cùng lúc biến Đức Thích Ca thành một nhi thần mới sinh, xuất xuất, nhập nhập, giống như trong một chuyện đồng bóng, nhập hồn, xuất hồn tầm thường thì thật là đau lòng.

Sau đây là phần chi tiết:
Một người bất kể ai, khuynh hướng nào, tuổi tác bao nhiêu, khi được tiếp xúc với Phật Pháp, bỗng dưng bùng vỡ một cái “thấy” (Hàm nghĩa thấm nhập được sự giải thích của Phật Pháp là qúa đúng), thì ngay đó, mình trở thành một vị tiểu Phật vừa mới sinh ra đời, một chủng tử Phật vừa mới được gieo nơi đất tâm của mình (tức thức thứ tám hay còn gọi là A Lai Da thức, hay còn gọi là ngã thức). Thành một vị tiểu Phật vừa mới ra đời, cũng đồng nghĩa là thành một Phật tử sẽ quyết tâm đi tìm hiểu thêm về giáo pháp.

Theo thiển ý, đây là một giải thích mang tính chiêu dụ rất trang trọng, rất tâm lý. Người nghe được ví mình là một vị tiểu Phật sẽ làm cho họ phấn chấn, hãnh diện, tuy thế, cũng nên giải thích sau đó, là thành một vị tiểu Phật không có nghĩa là đã thành đạt được quả vị Phật ngay. Tiểu Phật được dụ cho một mầm hạt Phật vừa đã được gieo trồng và phải được chăm sóc một cách đúng mức, kỹ lưỡng, thì sau đó, hạt mầm mới nảy lên thành cây (cây Phật) được.

Trở lại, tại sao tôi lại nhấn mạnh đến sự bùng vỡ một cái thấy là vì muốn ám chỉ một cái thấy gây kinh ngạc, một cái thấy chưa bao giờ mình tiếp xúc được từ trước đến giờ, nhờ đó mà sau sẽ đem đến sự chuyển hóa nội tâm, biến cái tâm lang thang, không định hướng trước đây của ta, nay thành một khuynh hướng rõ nét: khuynh hướng Phật tử và ngang đây ta trở thành một Phật tử (Một Tiểu Phật mới ra đời), có niềm tin sâu vào Phật pháp.

Sự chăm sóc mầm Phật để nên cây là dụ cho công lao tìm học, tu tập một cách nghiêm túc các pháp Phật, sự lớn lên dần, vững chãi của cây với thời gian, dụ cho sự thấm nhập các pháp cao hơn (chiều cao của cây và sự đâm rễ sâu hơn). Cây càng cao, rễ càng sâu, tư duy Phật pháp càng trưởng thành, dần dần hoa sen đầu tiên đã bắt đầu ló dạng.

Đức Thích Ca đã dùng hoa sen để biểu trưng cuộc sống và giáo lý của ngài (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa), vì thế, hoa sen thường được dùng trong các chuyện tích của Phật giáo, ám chỉ đặc biệt của sự không nhiễm ô, vì hoa sen tuy xuất hiện và trưởng thành trong bùn tanh tạp chất, vẫn đứng thẳng lên và tỏa hương thơm tinh khiết.

Bùn tanh tạp chất là dụ cho đời thường, trần gian; hoa sen đứng thẳng lên từ bùn, dụ cho hình ảnh một hành giả Phật tử sống trong đó, mà không bị ảnh hưởng, lôi cuốn, trì kéo bởi những cám dỗ, lậu uẩn, mà vẫn hướng đến giải thoát cao thượng.

Qua năm tháng học hỏi, tu tập nghiêm túc, hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát. Đây là lời giảng khẳng định của Đức Thích Ca trong kinh Lăng Nghiêm cho ngài A Nan.

Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý và mạt na thức, đã được thanh sạch, (Sáu căn (hay thức) lúc này không còn chạy theo sáu trần, cũng có nghĩa là Tâm chẳng chấp chước vào đâu cả). Việc đứng trên thức thứ bẩy (Mạt na thức) mới tuyên bố lời chung kết là được dụ cho sự sạch hết hoàn toàn các lậu uẩn vi tế, tiềm ẩn sâu xa nơi tâm thức, vì thức thứ bẩy nằm sâu hơn ý thức như sự giải thích của Duy Thức Học. Đứng và đi được trên bẩy hoa sen, dụ cho sự làm chủ được các thức tình này, tức là giải thoát rốt ráo, trọn vẹn. Khi bẩy thức được giải thoát, thì thức thứ tám là ngã thức (tức là A Lai Da thức) cũng được giải thoát thành hoa sen thứ tám, vô hình, vô tướng. Đây cũng chính là Chân Ngã tôn quý nhất trần gian, được tượng trưng bởi câu:

Dịch từ câu:
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.

Ta (ngã) trong đây, chính là Chân Ngã, chính là Phật Tánh của mỗi hành giả Phật tử sau khi đã “xong việc nhàn ca”.

Tóm lại, khởi đi từ một chủng tử Phật, thành một vị tiểu Phật mới ra đời, công phu kiên cố, để sau cùng đạt được quả Phật, thì cái ta trong lời tuyên bố chung kết nọ mới có ý nghĩa là cái Ta giải thoát (Phật tánh). Đó chính là cái mục tiêu tối hậu của tất cả các hành gỉa tu theo Phật nhắm đến.

Vì là Phật tánh, nên trên trời, dưới đất mới không gì quý bằng. Ý nghĩa nay đã thật rõ ràng.

Thiên Thượng Thiên Hạ
Duy Ngã Độc Tôn
Nhất Thiết Thế Gian
Sinh, Lão, Bệnh, Tử.


Xin góp vài lời thô thiển biện giải:
Thế gian chỉ là trò đùa của sinh, diệt và luân hồi, chẳng có gì là đáng giá trị cả, chỉ khi nào sống trong Tánh Giác (hay Phật Tánh), giải thoát ra khỏi sinh diệt, luân hồi, thì khi đó cái ta (Chân Ngã) mới thật đáng quý, trên trời dưới đất chẳng có gì bằng.

Kết luận:
Phật tử Ngẫu Hồ tôi chỉ mong giải thích câu chuyện bẩy bước hoa sen bằng Phật pháp, hy vọng nêu lên được một quy luật nhân quả rằng, ai gieo một chủng tử Phật, với một lòng tin sâu, sau đó tìm học và hành Phật pháp, thì sau cùng sẽ đạt được quả vị Phật, không sai chạy, và sự đính chính rõ rệt là vị tiểu Phật lúc sinh ra đời đi bẩy bước không nhất thiết là Đức Thích Ca Mâu Ni. Sở dĩ, tôi phải nhắc đi, nhắc lại hai điều này, vì các chùa thường hay đặt hình cảnh này ở ngay mặt tiền, mà nếu không giải thích khế hợp, hoặc lảng tránh sự giải thích, ý nghĩa câu chuyện khi được hỏi đến, thì có khi biến cuộc tao ngộ đầu tiên với Phật Pháp cuả Khách, thành một buổi trà đàm ngắn ngủi đầy hoang mang, nghi ngờ. Vậy, điều cẩn thận này, nếu được đánh giá là quá đáng thì xin quý vị Phật tử cho tôi được xin lỗi (3 lần).

Nếu các bạn đồng thuận sự giải thích như trên, thì xin được phổ biến khi thuận duyên.

Ngoài mục đích đơn giản, rõ rệt nêu trên trong bài, tôi không mong đề tài dắt đến sự tranh luận đúng sai của các pháp Phật.

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Vườn hoa Phật giáo
 
Status
Không mở trả lời sau này.