Leo vửa nghe đc thông tin này thì post liền cho các ACE cùng chia sẻ và mau mau bảo lãnh con cái của mình nhé.
Với điều luật mới vừa phán quyết của Tòa Kháng Án Liên Bang Khu Vực 9 ở San Francisco,
"kể từ nay, cha mẹ có thể bảo lãnh con cái vào Mỹ cho dù người đó trên 21 tuổi, nếu hồ sơ bảo lãnh gốc được làm khi người con chưa đủ 21 tuổi."
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương, giải thích về phán quyết này như sau: “Trước đây, khi cha mẹ được một người bà con bảo lãnh sang Mỹ, chỉ có cha mẹ được đi, còn con cái ở lại.”
“Sau khi sang Mỹ và có thẻ xanh, cha mẹ được quyền bảo lãnh những người con của mình, nhưng vì lúc này những người con đó đã được 21 tuổi, hồ sơ ưu tiên sẽ bị lọt vào diện ưu tiên 2B. Thời gian chờ đợi cho diện ưu tiên 2B là khoảng tám năm. Phán quyết này cho phép cha mẹ của những người con này làm đơn yêu cầu áp dụng ngày ưu tiên của hồ sơ người thân bảo lãnh cho cha mẹ vào hồ sơ của người con,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương giải thích tiếp.
Với phán quyết này của tòa, những người được bảo lãnh trong trường hợp này sẽ được phục hồi quyền ưu tiên trước đây và được bảo lãnh vào Mỹ.
“Tuy nhiên, cha mẹ phải làm hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) cho phép giữ lại ngày ưu tiên cho những người con này liền, chứ luật không tự động cho những người này giữ ngày ưu tiên,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương nói thêm.
Luật sư này cũng cho biết đây là “một phán quyết rất quan trọng, giúp cho rất nhiều người, mà chuyện bị mất quyền ưu tiên không phải là lỗi của họ.”
Trước đó, USCIS nói rằng những người con này “lớn thêm” (aged out) trong khi chờ đợi bảo lãnh nên bị mất ưu tiên, cho dù cha mẹ họ đã nộp đơn khi họ chưa được 21 tuổi.
Theo luật di trú Hoa Kỳ, con cái từ 21 tuổi trở lên không được “ăn theo” khi cha mẹ được bảo lãnh sang Hoa Kỳ.
Với tỉ lệ bỏ phiếu phiếu sít sao 6-5, tòa kháng án phán quyết rằng những người con này có thể giữ “ngày ưu tiên” như khi cha mẹ nộp đơn bảo lãnh cho họ.
Phán quyết cho rằng Quốc Hội có ý định giúp những người này khi thông qua đạo luật “Child Status Protection Act” năm 2002. Ý nghĩa của đạo luật này là giữ nguyên ngày nộp đơn của những người con trước khi họ được 21 tuổi trong thời gian cha mẹ nộp đơn bảo lãnh.
“Chúng tôi kết luận rằng ngôn ngữ rất rõ ràng của đạo luật cho phép giữ lại sự ưu tiên này cho những người này kể từ khi họ được bảo lãnh, cho dù sau đó họ được 21 tuổi,” Chánh Án Mary Murguia, đại diện cho đa số của tòa, viết, theo một bản tin của hãng thông tấn AP.
Tòa kháng án phán quyết rằng USCIS đã sai khi bắt những người được bảo lãnh này phải nộp đơn lại, làm cho ưu tiên của họ bị đẩy xuống trong thứ tự hồ sơ. Phán quyết mới này yêu cầu USCIS xem xét từ ngày nộp đơn bảo lãnh trước đây trong khi giải quyết hồ sơ.
Chánh Án Milan Smith, đại diện cho thiểu số của tòa, nói rằng đạo luật năm 2002 mâu thuẫn, và ông nói rằng luật do Quốc Hội thông qua không rõ ràng, cũng theo tường thuật của AP. Ngoài ra, ông cũng nói (sau phán quyết) những người mới nộp đơn gần đây phần lớn sẽ bị những người được “hồi phục” sự ưu tiên đẩy xuống trong thứ tự hồ sơ.
Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho USCIS, nhưng không liên lạc được vì múi giờ khác nhau giữa California và Washington, DC.
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương cho rằng phán quyết này rất quan trọng cho các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ.
Ông nói: “Thực ra, khi những người được bảo lãnh bị mất quyền ưu tiên kiện, một tòa cấp thấp của liên bang ra phán quyết đồng ý với USCIS. Khi sự việc được đưa lên Tòa Kháng Án Khu Vực 9, tòa này y án của tòa dưới. Trong một vụ kiện khác, Khalid v. Holder, ở Tòa Kháng Án Khu Vực 5 vào năm 2011, với chi tiết y như vụ kiện ở Tòa Kháng Án Khu Vực 9, các chánh án phán quyết cho phép đương sự được giữ lại ngày ưu tiên.”
“Sau phán quyết này, giới luật sư di trú tiếp tục vận động và đưa vấn đề trở lại Tòa Kháng Án Khu Vực 9. Tôi nghĩ, chính nhờ phán quyết của Tòa Kháng Án Khu Vực 5 mà tòa ở San Francisco đảo ngược phán quyết trước đây của họ,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương giải thích.
Khi được hỏi tại sao Tòa Kháng Án Khu Vực 5 đã phán quyết rồi, cần gì phải thêm phán quyết của Tòa Kháng Án Khu Vực 9 để làm gì, vị luật sư giải thích: “Phán quyết của tòa số 5 chỉ có hiệu lực ở ba tiểu bang Texas, Louisiana và Mississippi theo vùng trách nhiệm của họ. Trong khi đó, tòa số 9 bao trùm một vùng rộng lớn hơn, với các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ như Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon và Washington, nơi có nhiều người Việt cư ngụ. Thành ra, phán quyết của tòa số 9 có ảnh hưởng lớn với cộng đồng Á Châu nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng ở những tiểu bang này.”
Nguồn: Báo Người Việt
Chúc các ACE may mắn.
Với điều luật mới vừa phán quyết của Tòa Kháng Án Liên Bang Khu Vực 9 ở San Francisco,
"kể từ nay, cha mẹ có thể bảo lãnh con cái vào Mỹ cho dù người đó trên 21 tuổi, nếu hồ sơ bảo lãnh gốc được làm khi người con chưa đủ 21 tuổi."
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương, giải thích về phán quyết này như sau: “Trước đây, khi cha mẹ được một người bà con bảo lãnh sang Mỹ, chỉ có cha mẹ được đi, còn con cái ở lại.”
“Sau khi sang Mỹ và có thẻ xanh, cha mẹ được quyền bảo lãnh những người con của mình, nhưng vì lúc này những người con đó đã được 21 tuổi, hồ sơ ưu tiên sẽ bị lọt vào diện ưu tiên 2B. Thời gian chờ đợi cho diện ưu tiên 2B là khoảng tám năm. Phán quyết này cho phép cha mẹ của những người con này làm đơn yêu cầu áp dụng ngày ưu tiên của hồ sơ người thân bảo lãnh cho cha mẹ vào hồ sơ của người con,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương giải thích tiếp.
Với phán quyết này của tòa, những người được bảo lãnh trong trường hợp này sẽ được phục hồi quyền ưu tiên trước đây và được bảo lãnh vào Mỹ.
“Tuy nhiên, cha mẹ phải làm hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) cho phép giữ lại ngày ưu tiên cho những người con này liền, chứ luật không tự động cho những người này giữ ngày ưu tiên,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương nói thêm.
Luật sư này cũng cho biết đây là “một phán quyết rất quan trọng, giúp cho rất nhiều người, mà chuyện bị mất quyền ưu tiên không phải là lỗi của họ.”
Trước đó, USCIS nói rằng những người con này “lớn thêm” (aged out) trong khi chờ đợi bảo lãnh nên bị mất ưu tiên, cho dù cha mẹ họ đã nộp đơn khi họ chưa được 21 tuổi.
Theo luật di trú Hoa Kỳ, con cái từ 21 tuổi trở lên không được “ăn theo” khi cha mẹ được bảo lãnh sang Hoa Kỳ.
Với tỉ lệ bỏ phiếu phiếu sít sao 6-5, tòa kháng án phán quyết rằng những người con này có thể giữ “ngày ưu tiên” như khi cha mẹ nộp đơn bảo lãnh cho họ.
Phán quyết cho rằng Quốc Hội có ý định giúp những người này khi thông qua đạo luật “Child Status Protection Act” năm 2002. Ý nghĩa của đạo luật này là giữ nguyên ngày nộp đơn của những người con trước khi họ được 21 tuổi trong thời gian cha mẹ nộp đơn bảo lãnh.
“Chúng tôi kết luận rằng ngôn ngữ rất rõ ràng của đạo luật cho phép giữ lại sự ưu tiên này cho những người này kể từ khi họ được bảo lãnh, cho dù sau đó họ được 21 tuổi,” Chánh Án Mary Murguia, đại diện cho đa số của tòa, viết, theo một bản tin của hãng thông tấn AP.
Tòa kháng án phán quyết rằng USCIS đã sai khi bắt những người được bảo lãnh này phải nộp đơn lại, làm cho ưu tiên của họ bị đẩy xuống trong thứ tự hồ sơ. Phán quyết mới này yêu cầu USCIS xem xét từ ngày nộp đơn bảo lãnh trước đây trong khi giải quyết hồ sơ.
Chánh Án Milan Smith, đại diện cho thiểu số của tòa, nói rằng đạo luật năm 2002 mâu thuẫn, và ông nói rằng luật do Quốc Hội thông qua không rõ ràng, cũng theo tường thuật của AP. Ngoài ra, ông cũng nói (sau phán quyết) những người mới nộp đơn gần đây phần lớn sẽ bị những người được “hồi phục” sự ưu tiên đẩy xuống trong thứ tự hồ sơ.
Nhật báo Người Việt có gọi điện thoại cho USCIS, nhưng không liên lạc được vì múi giờ khác nhau giữa California và Washington, DC.
Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương cho rằng phán quyết này rất quan trọng cho các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ.
Ông nói: “Thực ra, khi những người được bảo lãnh bị mất quyền ưu tiên kiện, một tòa cấp thấp của liên bang ra phán quyết đồng ý với USCIS. Khi sự việc được đưa lên Tòa Kháng Án Khu Vực 9, tòa này y án của tòa dưới. Trong một vụ kiện khác, Khalid v. Holder, ở Tòa Kháng Án Khu Vực 5 vào năm 2011, với chi tiết y như vụ kiện ở Tòa Kháng Án Khu Vực 9, các chánh án phán quyết cho phép đương sự được giữ lại ngày ưu tiên.”
“Sau phán quyết này, giới luật sư di trú tiếp tục vận động và đưa vấn đề trở lại Tòa Kháng Án Khu Vực 9. Tôi nghĩ, chính nhờ phán quyết của Tòa Kháng Án Khu Vực 5 mà tòa ở San Francisco đảo ngược phán quyết trước đây của họ,” Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương giải thích.
Khi được hỏi tại sao Tòa Kháng Án Khu Vực 5 đã phán quyết rồi, cần gì phải thêm phán quyết của Tòa Kháng Án Khu Vực 9 để làm gì, vị luật sư giải thích: “Phán quyết của tòa số 5 chỉ có hiệu lực ở ba tiểu bang Texas, Louisiana và Mississippi theo vùng trách nhiệm của họ. Trong khi đó, tòa số 9 bao trùm một vùng rộng lớn hơn, với các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ như Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon và Washington, nơi có nhiều người Việt cư ngụ. Thành ra, phán quyết của tòa số 9 có ảnh hưởng lớn với cộng đồng Á Châu nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng ở những tiểu bang này.”
Nguồn: Báo Người Việt
Chúc các ACE may mắn.
Last edited by a moderator: