Xe Lửa (từ Krongpha –> DaLat)
Một Con Đường Sắt Huyền Thoại Ở Châu Á:
Một Con Đường Sắt Huyền Thoại Ở Châu Á:
Các bạn đã từng đến Đà Lạt, cũng đã từng đi chuyến xe lửa Đà Lạt – Trại Mát dài 8 cây số trên chuyến xe lửa với đầu kéo chạy bằng hơi nước được đốt bởi than đá ?
Hãy hoài niệm với những hình ảnh cũ xưa từ lúc hình thành tuyến xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt khi xưa được xây dựng từ 1903 –> 1932 với chiều dài 84 Km trong đó hơn 43 km là đường rầy răng cưa Abt với độ dốc thường xuyên từ 12‰ đến hơn 100‰ nên phải dùng loại đường rầy trên & loại đầu kéo đặc chế có trang bị hệ thống bánh răng cưa Abt, Và đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa độc đáo và độc nhất trên thế giới –“nay chỉ còn 1”.
Và hãy xem hành trình các đầu máy, các đoạn đường rầy (được cải tiến riêng cho VN leo dốc trên 120‰) đã rời Việt Nam đi Thụy Sỹ theo chiến dịch “Back To Switzerland” và hiện tại như thế nào. Nay người ta phải trã tiền vé 60 Usd/vé đễ chỉ hưởng cảm giác đó với đoạn đường không tới 25 Km với độ dốc kém xa VN…
Đoàn xe lửa đang leo trên đường răng cưa ở đèo Bellevue (Ngoạn Mục Krongpha) 1955
Cũng với đầu kéo VHX 31-201 trên (H1&2) ở Furka 1993, trước kia ở Krong Pha
1 chuyến xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt vào 6/6/1975 do các cựu nhân viên Hoả Xa Việt Nam vận hành,
tái xử dụng tuyến đường trong mục tiêu xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Một đoạn dốc đường sắt có răng cưa ở giữa đường ray Tháp Chàm – Đà Lạt (Xưa và nay)
Cầu Dran (Đơn Dương) trong những ngày chưa thi công
Cầu Dran có đường rầy răng cưa (Đơn Dương) được «thi công» vào năm 2004
Các đầu kéo đã tập kết chuẩn bị “vượt biên” tại ga Đà Lạt 1990 theo chiến dịch “Back To Switzerland”
và đến 1993 tại Thụy Sỹ
Xưa & Nay
Gắn thêm bảng đồng có tên Việt Nam
Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành đầu máy hơi nước Tự Lực mang tên "Nguyễn Văn Trỗi"
Một đầu kéo hơi nước Tự Lực được trưng bầy tại Cơ Xưởng Gia Lâm…. sau ngày đất nước thống nhất, nó được dùng để kéo đoàn tàu đầu tiên xuất phát từ Hà Nội khai thông tuyến đường sắt huyết mạch vào Nam, khởi hành ngày 31/12/1976 - Sau này nó được Ga Sài Gòn trao một nhiệm vụ đặc biệt. Đó là tiếp tục tự giới thiệu với dân chúng và khách vãng lai trong cuộc trưng bày cố định, dài hạn trên sân ga. Được đặt lộ thiên sau cổng ra vào sân Ga Sài Gòn. (theo : Vietnamnet )
Như vậy từ 1965 ta đã từng chế tạo đầu máy kéo xe lửa, nước VNDCCH đã bước vào Ngành Kỷ Nghệ Nặng,
có nghiã "đến thời điểm đó" là Việt Nam thừa khả năng để tân trang các đầu máy hơi nước…
Rất nhiều du khách ngoại quốc đến Đà Lạt sau này vẫn mua vé tàu du lịch từ ga Đà Lạt để đi tìm lại dấu vết tuyến đường sắt cũ. Rất tiếc là hai toa tàu du lịch cũ từ ga này chỉ có thể giúp họ tìm lại được 12km từ Đà Lạt về Trạm Hành (nay chỉ đến Trại Mát). Tuy thế, rất nhiều người ưa khám phá, thích tìm dấu xưa vẫn đi xe ô tô về vùng É Lâm Thượng cũ (xã Lâm Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận ngày nay) và đi bộ vượt rừng tìm dấu đường sắt răng cưa.
…Hiện có thông tin Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư tới 5.000 tỷ đồng để phục hồi tuyến đường này…hoàn tất vào 2015 !!
Bao giờ trở lại dấu xưa?
Xem toàn bộ hình ảnh & tham khảo thêm tại:
- Từ Krong Pha (Việt Nam) đến Furka (Thụy Sĩ)
- Dấu tích tuyến đường sắt độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
- Cái chết của một cây cầu trăm tuổi.
- Đường xe hỏa răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt
- Tóm lược Lịch sử phát triển ngành GTVT
- Phá cầu sắt Dran-Hiện đại hóa hay xóa sổ lịch sử?
Bài viết của thành viên diễn đàn handheldvn