[Hồ sơ F2A, 2B] Hồ sơ F2A - uyencarol86

uyencarol86

Thành viên tích cực
#1
Xin chào các anh chị trên diễn đàn.
Theo như em được biết đã có thông báo vể việc giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi, đến tháng 01/2013 mới có quyết định thông báo này có được ban thành luật hay không.
Anh chị có thông tin chính xác về thông báo này xin chia sẻ với em cũng như những thành viên khác đang hy vọng thông báo sẽ được ban thành luật, để em cũng như các anh chị khác sớm được đoàn tụ với gia đình.
Chúc sức khỏe anh chị.
 

luckyman

Thành viên tích cực
#2
Ðề: giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi

Chào bạn,

Tôi cũng đang theo dõi vấn đề này và đang chờ kết quả cuối cùng. USCIS có 90 ngày kháng cáo và đã xin gia hạn thêm 30 ngày nữa, nghĩa là đến hết ngày 25/01/13 này sẽ có kết quả. Cầu mong cho chính phủ chấp nhận phán quyết của toà án khu vực 9 để chúng ta mau có cơ hội đoàn tụ với gia đình bên Mỹ.
 

Giang

Thành viên mới
#3
Ðề: giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi

mình chỉ có 1 thắc mắc là khi luật này được thông qua thì mấy người không nằm ở khu vực 9 có được áp dụng luật này không nhỉ?
mình được cha mẹ bảo lãnh hồ sơ ở minesota
 

vivian_tran

Thành viên tích cực
#4
Ðề: giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi

Mình cũng mong là sẽ mau có kết quả sớm. Mình cũng đang ở trong tình trạng này
 

uyencarol86

Thành viên tích cực
#5
Ðề: giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi

Anh chi vui lòng cho em hỏi.
Em nghe nói luât giữ ngày ưu tiên cho con trên 21t đôc thân sẽ chính thức đươc ban thành luât tháng 1/2013. Nhưng sao em vẫn chưa thấy thông báo chính thức gì về vấn đề này. Anh chi nào có thông tin gì mới vui lòng cung cấp giúp em.
Xin chân thành cảm ơn.
Chúc anh chi năm mới dồi dào sưc khoẻ và van sư như ỳ.
 

duy_nguyen

Thành viên mới
#6
Ðề: giữ ngày ưu tiên cho con quá 21 tuổi

Ngày 26/09/2012 vừa qua, Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ trong khu vực Rộng Quyền Thứ 9 đã phán quyết, trong vụ án DeOsorio v. Napolitano, về việc "chuyển đổi tự động" trong luật bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức luật CSPA) cho phép những người con của thường trú nhân, những người con đã quá tuổi trong khi chờ đợi cùng với cha mẹ theo diện bảo lãnh gia đình theo hạng mục ưu tiên thứ ba và thứ tư. Vì thế, cho đến khi nào những người con này vẫn còn độc thân, họ sẽ được phép giữ ngày ưu tiên nguyên thủy của hồ sơ bảo lãnh cha mẹ, sau khi cha mẹ của họ sang Hoa Kỳ và nộp hồ sơ bảo lãnh họ theo diện ưu tiên F2B. Trong hầu hết các hồ sơ F2B này, khi nói rằng được giữ "ngày ưu tiên nguyên thủy" thì có nghĩa là thời gian chờ đợi của diện F2B gần như không còn nữa.

Nhưng tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, vào ngày 25 tháng Giêng năm 2013 vừa qua, người ta thấy rõ là hình như bàn tay trái không biết bàn tay phải đang làm gì. Vào buổi sáng, Tòa Bạch Cung loan báo rằng Tổng thống Barack Obama sẽ khởi động nỗ lực xem xét lại toàn bộ hệ thống di trú quốc gia và mang lại tình trạng hợp pháp cho hàng triệu di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Thì ngay buổi trưa cùng ngày, Bộ Tư Pháp, là một bộ phận trong ban hành pháp của Tổng thống Obama, lại nộp một án lệnh Certiori gửi đến Tối Cao Pháp Viện. Án lệnh này yêu cầu Tối Cao Pháp Viện duyệt lại phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 về những hồ sơ diện Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA). Thật khó mà hiểu được tại sao Bộ Tư Pháp lại có hành động tương phản với ý định của Tổng thống muốn cải thiện hệ thống di trú.

"Bản kế hoạch" của Tổng thống kêu gọi việc mở đường quốc tịch hóa cho những di dân bất hợp pháp, gia tăng an ninh biên giới, phạt nặng những doanh nghiệp thuê muớn nhân công bất hợp pháp, cấp thẻ xanh cho những công nhân có khả năng cao và tạo sự thuận lợi cho việc di trú hợp pháp của những thân nhân trực hệ của các công dân Mỹ.

Trong khi tin vui đang nở rộ trong cộng đồng di dân, thì sự việc Bộ Tư Pháp chống lại quyết định ưu đãi đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em đã mang lại sự ngạc nhiên, thất vọng và gây choáng váng. Người dân hiện đang nêu câu hỏi rằng liệu ban Hành Pháp của Tổng thống Obama có thực sự hiểu nỗi đau khổ đã mang đến cho các gia đình Mỹ vì luật di trú và những quyết định mà ban hành pháp thi hành hay không.

Tối Cao Pháp Viện có toàn quyền chấp nhận hay từ chối lời yêu cầu duyệt xét lại, vì thế có hai khả năng có thể xảy ra cho phán quyết của Tòa thứ 9. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý nghe việc điều trần này thì có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn để giàn xếp. Nhưng nếu Tối Cao Pháp Viện từ chối nghe điều trần về hồ sơ này, phán quyết của Tòa Án Rộng Quyền Thứ 9 sẽ có hiệu lực trong tất cả tiểu bang.

Tối Cao Pháp Viện thường không duyệt xét những hồ sơ muốn kháng cáo. Trên thực tế, Tối Cao Pháp Viện thường chỉ chấp thuận 2% những hồ sơ đã nộp cho họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người đứng gây vấn đề là Bộ Tư Pháp. Thêm vào đó, phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9 không được đa số tuyệt đối tán thành và vấn đề của đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em thuộc về quyền lợi quốc gia. Vì thế, ngoại trừ Tổng thống Obama dùng ảnh hưởng của ông, nếu không thì hồ sơ này có thể được chuyển đến Tối Cao Pháp Viện.

Tối Cao Pháp Viện sẽ bỏ phiếu có chấp thuận cho điều trần hồ sơ này hay không. Phải có ít nhất 4 thẩm phán đồng ý việc này. Nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý duyệt xét hồ sơ, họ sẽ nhận một bản điều trần tóm tắt và tổ chức một buổi tranh luận. Nhiều phần Tối Cao Pháp Viện sẽ không tổ chức buổi tranh luận trước tháng Mười vì Tòa sẽ ngưng họp từ tháng Sáu đến tháng Mười. Một quyết định có thể sẽ có vào khoảng một năm nữa.

Vì thế, có hai cơ hội để chấm dứt việc tranh đấu vấn đề luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em. Cơ hội thứ nhất là trong bất cứ trường hợp nào Tối Cao Pháp Viện cũng chấp thuận hồ sơ này. Cơ hội thứ hai là khi tòa án tối cao quyết định về số phận của hồ sơ này.

Mặc dù rất thất vọng về việc Bộ Tư Pháp quyết định thách thức phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9, nhưng vẫn có lý do tốt để hy vọng. Những luật sư đang thụ lý hồ sơ này có nhiều người rất giỏi trong công việc này và có rất nhiều sự ủng hộ của cộng đồng về phán quyết của Tòa Rộng Quyền Thứ 9. Ngay cả ông Obama cũng biết rõ điều này. Bộ Tư Pháp vẫn còn phải vất vả khi phải lội ngược dòng. Ðây chỉ là vấn đề chậm trễ chứ không phải là sự thất bại.

p/s: Lại chờ đợi có lẽ đã hết hy vọng...:2: