[Hồ sơ F3] Hồ sơ F3 - HCM2009820310*

tuantran756

Thành viên mới
#1
Receipt number : LIN-04-139-5217
Priority Date : April 15,2004
Case number :HCM2009820310
Approval Notice : November 10,2009

Trường hợp cùa tôi thật là cấp thiết do là vì ba tôi người bảo lãnh mất năm 2006 mà approval là 2009 . Em ruột tôi thay ba làm người bảo lãnh thì có đươc không ? và trường hợp tôi có được giữ lai ngày ưu tiên không? tôi cần phải làm gì để hồ sơ tôi được cưu xét. Mong Anh Chi giúp đỡ tôi thật sự rất lo lắng. Vừa qua NVC gửi thư thông báo yêu cầu hoàn tất DS-361 và chuẩn bị nhận thông báo đóng lệ phí... tôi phải làm sao đây các Anh Chị?
 

vuthangsi

Ban điều hành
#2
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Receipt number : LIN-04-139-5217
Priority Date : April 15,2004
Case number :HCM2009820310
Approval Notice : November 10,2009

Trường hợp cùa tôi thật là cấp thiết do là vì ba tôi người bảo lãnh mất năm 2006 mà approval là 2009 . Em ruột tôi thay ba làm người bảo lãnh thì có đươc không ? và trường hợp tôi có được giữ lai ngày ưu tiên không? tôi cần phải làm gì để hồ sơ tôi được cưu xét. Mong Anh Chi giúp đỡ tôi thật sự rất lo lắng. Vừa qua NVC gửi thư thông báo yêu cầu hoàn tất DS-361 và chuẩn bị nhận thông báo đóng lệ phí... tôi phải làm sao đây các Anh Chị?

Bạn xem ở đây

http://xuatnhapcanh.com/forum/showt...m-tra-gium-hồ-sơ-F3/page2?highlight=phunguyen

http://xuatnhapcanh.com/forum/showt...(eligible)-từ-NVC/page5?highlight=kimdang2703

CẢ 2 TRƯỜNG HỢP HỒ SƠ NÀY LÀ NBL QUA ĐỜI SAU KHI HỒ SƠ ĐÃ ĐƯỢC CHẤP THUẬN .

và ở đây

http://xuatnhapcanh.com/forum/showt...h-qua-đời-người-thân-khác-thay-thế-được-không

Người bảo lãnh qua đời, người thân khác thay thế được không ?

Câu trả lời là ĐƯỢC với điều kiện sau:

Nếu người bảo lãnh qua đời SAU KHI hồ sơ bảo lãnh I-130 được chấp thuận, thì hồ sơ vẫn tiếp tục được coi là một hồ sơ mở. Bất cứ ai là thân nhân, họ hàng của người được bảo lãnh chính đều có thể tiếp tục hồ sơ bảo trợ tài chánh thay cho người bảo lãnh đã qua đời, nếu người thân này trên 18t và là một thường trú nhân hợp pháp, hay là một công dân Hoa kỳ. Điều này, được thực hiện ngay trên mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864, phần 1, câu 1f, trang 12/19.
http://www.uscis.gov/files/form/I-864.pd…
Tuy nhiên trường hợp hò sơ của bạn , do NBL ĐÃ QUA ĐỜI TRƯỚC KHI HỒ SƠ ĐƯỢC CHẤP THUẬN

ba tôi người bảo lãnh mất năm 2006 mà approval là 2009 .
Nên trường hợp hồ sơ của gia đình bạn rất KHÓ để được phục hồi đơn I-130., NẾU KHÔNG MUỐN NÓI LÀ KHÔNG THỂ ĐƯỢC .

Gia đình bạn nên nhờ đến một văn phòng luật sư chuyên về di trú định cư tại HOA KỲ , để được hướng dẫn cụ thể về trường hợp hồ sơ này .

Nói rõ thêm để bạn có hướng xử lý về trường hợp này .

USCIS , NVC chưa biết NBL đã qua đời là do gia đình bạn chưa có thông báo việc này cho họ biết .

Nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ không biết .

Hồ sơ gia đình bạn đã được mỡ ,

Vừa qua NVC gửi thư thông báo yêu cầu hoàn tất DS-361 và chuẩn bị nhận thông báo đóng lệ phí... tôi phải làm sao đây các Anh Chị?
một trong những loại giấy tờ mà NBL bắt buộc phải có là

ĐƠN CAM KẾT BẢO TRỢ TÀI CHÍNH , FORM I-864 .

Trên form i-864 này , PHẢI GHI SỐ AN SINH XÃ HỘI SS NUMBER CỦA NBL .

VÀ NBL PHẢI KÝ CHỮ KÝ SỐNG TRÊN FORM I-864 NÀY .

KHI NVC VÀ LSQ HOA KỲ truy cập vào số này , họ cũng sẽ biết NBL ĐÃ QUA ĐỜI .

Và khi việc này bị phát hiện , thì hồ sơ bảo lảnh của gia đình bạn sẽ khép lại vỉnh viển .

Lưu ý quan trọng

Xin lưu ý rằng chữ ký của đương đơn trên bất kỳ mẫu đơn xin cấp thị thực nào chính là sự bảo đảm của đương đơn về tất cả các thông tin mà đương đơn cung cấp là đúng sự thật và chính xác. Đương đơn phải tự chịu trách nhiệm về chính bản thân mình cũng như về mặt pháp lý, ngay cả khi một đại lý du lịch hoặc một người nào khác chuẩn bị hồ sơ cho đương đơn. Bất kỳ một giấy tờ giả mạo nào hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch đều có thể dẫn đến việc đương đơn vĩnh viễn không hội đủ tiêu chuẩn cho bất kỳ loại thị thực nào trong tương lai.
Người mở hồ sơ bảo lãnh cho tôi hiện không làm việc? Người đó có cần phải nộp đơn Bảo trợ Tài chánh không?

Cần. Người bảo lãnh cần phải nộp đơn Bảo trợ Tài chánh I-864 theo điều khoản 213A của luật Di trú và Nhập tịch.

Nếu không có mẫu đơn bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh, viên chức Lãnh sự không thể cấp thị thực cho đương đơn.

Qui định này áp dụng cho tất cả các trường hợp, ngay cả khi người bảo lãnh không làm việc hay làm việc nhưng không đủ thu nhập bảo lãnh tài chánh.
Người bảo lãnh qua đời: vui lòng gởi bản sao giấy chứng tử của người bảo lãnh đến văn phòng chúng tôi qua thư điện tử, thư gởi bưu điện hay nộp trực tiếp. Khi người bảo lãnh qua đời, hồ sơ bảo lãnh sẽ tự động bị huỷ bỏ và trả về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Đương đơn có thể trực tiếp liên hệ với Sở Di Trú Hoa Kỳ về vấn đề xin được tiếp tục hồ sơ vì lý do nhân đạo.
 

tuantran756

Thành viên mới
#3
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Vậy Anh chị có thể giúp tôi giới thiệu 1 luật sư nào tại Hoa kỳ để tôi có thể liên lạc nhờ chuyển tiếp thay đổi NBL là em tôi hay không ạ ?
 

vuthangsi

Ban điều hành
#4
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Vậy Anh chị có thể giúp tôi giới thiệu 1 luật sư nào tại Hoa kỳ để tôi có thể liên lạc nhờ chuyển tiếp thay đổi NBL là em tôi hay không ạ ?
EM của bạn chỉ là người bảo trợ tài chính thay thế cho hồ sơ này .
Việc tìm một văn phòng luật sư tại HOA KỲ , BẠN NÊN NHỜ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH Ở HOA KỲ TÌM SẼ THUẬN TIỆN HƠN .

Theo nội qui của diển đàn XNC ,

CHÚNG TÔI KHÔNG GIỚI THIỆU HAY HƯỚNG DẪN CÁC THÀNH VIÊN ĐẾN CÁC VĂN PHÒNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ CÓ THU PHÍ , TRONG NƯỚC CŨNG NHƯ NGOÀI NƯỚC .

DIỂN ĐÀN XUATNHAPCANH CHIA SẼ SỰ KHÔNG MAY MẮN CỦA GIA ĐÌNH BẠN .


 

tuantran756

Thành viên mới
#5
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Xin cảm ơn sự nhiệt tình giải thích của BQT. Trong trường hợp của gia đình tôi sự không may mắn đã xãy ra từ khi Ba tôi (NBL ) qua đời , chúng tôi thật sự bị shock và tiếp theo sau đó chúng tôi gần như tuyệt vọng khi biết HS của mình sẽ closed theo người đã mất . Sau gần như hơn mười năm an phận của mình thì nhận được thông báo làm DS-261 , buâng khuâng và khó hiểu cuối cùng cũng nhận được ra rằng do vì NVC không được thông báo báo tử từ LSQ ( gia đình tôi đã làm giấy báo tử sau khi Ba tôi qua đời 1 tuần ), cứ nghĩ rằng LSQ có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan khác có liên quan . Đến nay sự việc đã rõ ràng chúng tôi muốn nhân cơ hôi nầy xin được cứu xét theo diện nhân đạo và chuyển tiếp sang diện F4 (em ruột bảo lãnh ) nhưng con đường trứơc mắt thật là tối tăm. Tuy vậy chúng tôi một lần nữa xin cảm ơn các Anh Chị đã giúp đỡ chia sẽ với chúng tôi . Chúc các AC bình an.
 

vuthangsi

Ban điều hành
#6
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Xin cảm ơn sự nhiệt tình giải thích của BQT. Trong trường hợp của gia đình tôi sự không may mắn đã xãy ra từ khi Ba tôi (NBL ) qua đời , chúng tôi thật sự bị shock và tiếp theo sau đó chúng tôi gần như tuyệt vọng khi biết HS của mình sẽ closed theo người đã mất . Sau gần như hơn mười năm an phận của mình thì nhận được thông báo làm DS-261 , buâng khuâng và khó hiểu cuối cùng cũng nhận được ra rằng do vì NVC không được thông báo báo tử từ LSQ ( gia đình tôi đã làm giấy báo tử sau khi Ba tôi qua đời 1 tuần ), cứ nghĩ rằng LSQ có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan khác có liên quan . Đến nay sự việc đã rõ ràng chúng tôi muốn nhân cơ hôi nầy xin được cứu xét theo diện nhân đạo và chuyển tiếp sang diện F4 (em ruột bảo lãnh ) nhưng con đường trứơc mắt thật là tối tăm. Tuy vậy chúng tôi một lần nữa xin cảm ơn các Anh Chị đã giúp đỡ chia sẽ với chúng tôi . Chúc các AC bình an.
Trường hợp hồ sơ của bạn là RẤT KHÓ KHĂN , NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ TUYỆT VỌNG , TỐI TĂM NHƯ BẠN NGHĨ .

Xem ở đây

Cập Nhật Thủ Tục Duyệt Xét Của Sở Di Trú Sau Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời

Sở Di Trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo cập nhật những diễn biến sẽ xảy ra khi người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh có thể nộp đơn xin chiếu khán (visa) di dân. Sự cập nhật này liên quan đến điều luật 204(l). Điều luật này áp dụng cho những người được bảo lãnh đang sống ở Hoa Kỳ như khách du lịch hoặc sinh viên du học khi người bảo lãnh qua đời.

Nếu đơn bảo lãnh đang chờ đợi duyệt xét khi người bảo lãnh qua đời, qúy vị sẽ không cần nộp thêm đơn bảo lãnh mới. Người được bảo lãnh chỉ cần thông báo cho Sở di trú biết về sự qua đời của người bảo lãnh và chứng minh rằng mình đang ở Hoa Kỳ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời và vẫn đang tiếp tục ở Hoa Kỳ.

Nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, người được bảo lãnh cần nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận.

Hiện chưa có mẫu đơn tiêu chuẩn để xin hưởng quyền lợi của điều luật 204 (l). Người được bảo lãnh chỉ cần nộp một bản sao giấy khai tử của người bảo lãnh và những chứng minh được yêu cầu, kèm theo một lá thư trình bày. Lý do duy nhất để Sở di trú từ chối đơn xin điều luật 204 (l) là nếu Sở di trú nghĩ rằng điều này sẽ không mang lại lợi ích cho cộng đồng nếu được chấp thuận.

Trong qua khứ, chỉ có người góa bụa của công dân Mỹ mới có thể tiếp tục xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Điều luật 204 (l) thêm vào những quyền lợi di trú của người còn sống vào trong những hạng mục thân nhân khác, bao gồm những người được bảo lãnh được đi theo trong những diện bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn như diện bảo lãnh F3 hoặc F4.

Điều luật này nhằm ưu tiên cho những đương đơn xin chiếu khán hiện đang ở Hoa Kỳ. Điều chưa rõ là điều luật này có dễ dàng cho những người hiện đang sống ở Việt Nam hay không.


Hiện chưa có người nào ở Việt Nam nộp đơn xin chiếu khán theo điều luật mới này.

Tuy nhiên, đối với những đương đơn còn ở Việt Nam, điều luật mới này thay thế những đòi hỏi của Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình và tạo thuận lợi hơn cho thủ tục duyệt xét cấp chiếu khán sau sự qua đời của "thân nhân đủ tiêu chuẩn".

Sở di trú nói rằng "Trong một số trường hợp nào đó, một người còn sống đang cư ngụ ngoài Hoa Kỳ vào thời điểm thân nhân đủ tiêu chuẩn qua đời, có thể yêu cầu "phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo" nếu người này có tên trong đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi "thân nhân đủ tiêu chuẩn" qua đời". Những người đang muốn hưởng những quyền lợi di trú của người được bảo lãnh còn sống theo điều luật 204 (l) hoặc xin phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo vẫn cần phải nộp Đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864), nhưng có thể được thực hiện từ người kế quyền bảo lãnh".

Sỡ di trú hiểu rằng nhóm chữ "thân nhân đủ tiêu chuẩn" có thể là là Người bảo lãnh Hoặc là Đương Đơn Chính (tức Người Được Bảo Lãnh chính). Nói cách khác, nếu Đương Đơn Chính đã kết hôn hoặc là cha/mẹ độc thân, và người này qua đời, thì người hôn phối còn sống và những người con còn sống của Đương Đơn Chính sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Đối với những người còn sống ở Việt Nam, Điều luật 204 (l) áp dụng cho bất cứ đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân đã được chấp thuận vào ngày hoặc

sau ngày 28 tháng 10 năm 2009, mặc dù đơn bảo lãnh hoặc đơn xin chiếu khán được nộp trước ngày này.

Receipt number : LIN-04-139-5217
Priority Date : April 15,2004
Case number :HCM2009820310

Approval Notice : November 10,2009
Để xin phục hồi (đơn bảo lãnh đã được chấp thuận) vì lý do nhân đạo, hoặc đơn bảo lãnh đã bị bác bỏ vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được bảo lãnh nên gửi thư yêu cầu phục hồi đơn bảo lãnh đến Sở di trú hoặc văn phòng di trú nào đã gửi giấu chấp thuận đơn bảo lãnh.

Đơn xin phải kèm theo bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh, giấy khai tử của người bảo lãnh (hoặc của người thân đủ tiêu chuẩn khác). Sở di trú cũng cần đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864) từ người kế quyền bảo lãnh và bằng chứng những liên hệ của người kế quyền bảo lãnh với người được bảo lãnh.

Những liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm chính trong việc xin "phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo". Tuy nhiên, không có những đòi hỏi quá khắt khe cho người được bảo lãnh phải trưng dẫn sự vô cùng khó khăn đối với người được bảo lãnh, hoặc đối với thân nhân đang sống ở Hoa Kỳ.

Chính vì những phức tạp trong ngôn từ di trú và trong cách giải quyết của Sở di trú, những người liên hệ trong điều luật này nên tham khảo với những văn phòng

LUẬT SƯ CHUYÊN NGHIỆP VỀ DI TRÚ ĐỊNH CƯ TẠI HOA KỲ để được hướng dẫn đúng đắn.
tôi muốn nhân cơ hôi nầy xin được cứu xét theo diện nhân đạo và chuyển tiếp sang diện F4 (em ruột bảo lãnh )
LUẬT DI TRÚ HOA KỲ KHÔNG CÓ ĐIỀU KHOÃN NÀO CHO PHÉP ĐƯỢC THAY THẾ NBL CẢ .

EM BẠN SẼ LÀM HỒ SƠ BẢO LẢNH DIỆN F4 , VỚI NGÀY ƯU TIÊN MỚI , KỂ TỪ NGÀY NỘP ĐƠN BẢO LẢNH .

 

tuantran756

Thành viên mới
#7
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Kính gửi A/C Vuthangsi . Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn AC đã giải thích và khuyến khích chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn . Vậy thì chúng tôi phải bắt đầu từ đâu để xin được cứu xét. Hôm nay chúng tôi nhận được thư yêu cầu đóng tiền cho mỗi cá nhân là 230$. Hiện nay chúng tôi chờ em tôi hoàn tất giấy bảo trợ tài chính , giấy đóng thuế , khai sinh chưng minh liên quan, giấy công nhận quốc tịch và các giấy tờ liên quan khác nhằm chuẩn bị cho việc xin phục hồi theo diện nhân đạo. Xin các Anh Chi hướng dẫn giúp để chúng tôi có thể làm từng bước như thế nào cho thuận lợi.
Xin cảm ơn .
 

tony.8910

Thành viên tích cực
#8
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Kính gửi A/C Vuthangsi . Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn AC đã giải thích và khuyến khích chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn . Vậy thì chúng tôi phải bắt đầu từ đâu để xin được cứu xét. Hôm nay chúng tôi nhận được thư yêu cầu đóng tiền cho mỗi cá nhân là 230$. Hiện nay chúng tôi chờ em tôi hoàn tất giấy bảo trợ tài chính , giấy đóng thuế , khai sinh chưng minh liên quan, giấy công nhận quốc tịch và các giấy tờ liên quan khác nhằm chuẩn bị cho việc xin phục hồi theo diện nhân đạo. Xin các Anh Chi hướng dẫn giúp để chúng tôi có thể làm từng bước như thế nào cho thuận lợi.
Xin cảm ơn .
Hiện giờ anh vuthangsi đang bận có việc và không thể online được.sẽ trả lời cho bạn sau nhé.
 

dangbienhoa

Thành viên mới
#10
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Xin BQT hướng dẩn giúp chúng tôi ạ.

Xin được chia sẻ với những khó khăn và gánh nặng tâm lý mà gia đình anh đang trải qua.

Mình đã tham gia diễn đàn này với mã hồ sơ: http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php/11895-Hcm-2009-701-142

Và gia đình mình đã chính thức được cấp Visa định cự tại Mỹ ( hôm qua, ngày 24/06/2014) sau khi bổ túc hồ sơ lần 2 với quá nhiều lo âu. Sau khi đọc bài viết của anh, mình thấy gia đình mình thật sự quá may mắn.

Theo ý kiến cá nhân, v/đ của anh là khá nghiêm trọng và sự hỗ trợ của BQT cũng có giới hạn vì nhiều lý do khác nhau cho nên minh khuyên anh nên tìm dịch vụ di trú để giúp anh có cái nhìn CHÍNH XÁC - ĐẦY ĐỦ - CHẶT CHẼ để tăng tối đa khả năng thành công của hồ sơ gia đình anh.

Nếu anh không tìm ra dịch vụ phù hợp, anh hãy Inbox mình sẽ gởi anh số điện thoại liên hệ dịch vụ lo cho gia đình mình mà cá nhân mình thấy khá an tâm. (Mod có thể xoá bài viết hoặc khoá tk mình nếu nghi nghờ mình có ý quảng cáo nhé)

Trên hết mọi sự, mình chân thành chia sẻ sự cố của gia đình anh.
 

Thành

Thích đủ thứ ...
#11
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Kính gửi A/C Vuthangsi . Gia đình chúng tôi chân thành cảm ơn AC đã giải thích và khuyến khích chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn . Vậy thì chúng tôi phải bắt đầu từ đâu để xin được cứu xét. Hôm nay chúng tôi nhận được thư yêu cầu đóng tiền cho mỗi cá nhân là 230$. Hiện nay chúng tôi chờ em tôi hoàn tất giấy bảo trợ tài chính , giấy đóng thuế , khai sinh chưng minh liên quan, giấy công nhận quốc tịch và các giấy tờ liên quan khác nhằm chuẩn bị cho việc xin phục hồi theo diện nhân đạo. Xin các Anh Chi hướng dẫn giúp để chúng tôi có thể làm từng bước như thế nào cho thuận lợi.
Xin cảm ơn .
Theo ý tôi hiện tại anh nên liên lạc với người nhà bên Hoa Kỳ làm các việc như sau:

1/ Gửi giấy báo tử người bảo lãnh đến NVC nhằm thông báo cho họ biết tình trạng hồ sơ của mình!

2/ Đồng thời gửi kèm theo một thư trình bày nguyện vọng của người em ruột đứng ra tiếp tục Bảo trợ cho gia đình.

Chỉ cần làm 2 việc này gửi đến cho NVC để họ xem xét. Các dịch vụ họ cũng phải làm các bước này mà thôi!

Sau khi xem xét tôi chắc chắn là NVC họ sẽ có phương án giải quyết cho gia đình. Chúc thành công !
 

hatronghuy

Thành viên mới
#12
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

Anh Chị Cho E Hỏi , Bác của e là người bảo lãnh , hồ sơ của e là diện f4 , giờ bác e qua đời , nhà e nhận giấy báo đã nộp hồ sơ từ năm 2005 , mà e nghe họ nói là diện e từ 10-12 năm , giờ bác e qua đời năm 2015 , anh chị cho e hỏi như vay có cách nào trong diện f4 này e đi được không :( , anh chị làm ơn giúp e với
 

AnhTu

Thành viên mới
#13
Ðề: Người bảo lãnh qua đời

ban nen tim mot luat su chuyen mon ve luat di dan de ho tu van cho ban lam cach nao,con theo kinh nghiem anhtu,mot khi nguoi bao lanh da qua doi ,neu nhu co ai la anh chi em ruot cua bac cua ban, ma chiu dung ra de thay the bo tuc tiep tuc bao lanh thi day cung co the duoc,anhtu chi noi la co the,chu khong co chac,chuc ban may man
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#14
ban nen tim mot luat su chuyen mon ve luat di dan de ho tu van cho ban lam cach nao,con theo kinh nghiem anhtu,mot khi nguoi bao lanh da qua doi ,neu nhu co ai la anh chi em ruot cua bac cua ban, ma chiu dung ra de thay the bo tuc tiep tuc bao lanh thi day cung co the duoc,anhtu chi noi la co the,chu khong co chac,chuc ban may man
@AnhTu,

Khi post bài bạn cần phải viết tiếng việt có dấu đầy đủ, vì đây là quy định chung của diễn đàn.
Bạn đừng để phạm quy, và hợp tác tốt với diễn đàn.
 

kim_dang_2703

Thành viên mới
#15
Anh Chị Cho E Hỏi , Bác của e là người bảo lãnh , hồ sơ của e là diện f4 , giờ bác e qua đời , nhà e nhận giấy báo đã nộp hồ sơ từ năm 2005 , mà e nghe họ nói là diện e từ 10-12 năm , giờ bác e qua đời năm 2015 , anh chị cho e hỏi như vay có cách nào trong diện f4 này e đi được không :( , anh chị làm ơn giúp e với
Chào bạn,

Nếu bạn còn người thân bên Mỹ nhiệt tình muốn gia đình bạn tại VN sang Mỹ đoàn tụ thì bạn nhờ người thân ấy tìm luật sư có uy tín (tốt hơn là người Mỹ) làm giúp giấy tờ xin Phục Hồi Nhân Đạo. Diện hồ sơ này có cơ hội thành công không cao, ngoại trừ gia đình bên VN của bạn có lý do nhân đạo. Bạn vào link này xem mình có lý do nhân đạo nào trong số các lý do đó không. Khi nhờ luật sư giúp, gia đình bạn nhớ cung cấp đầy đủ thông tin về gia đình bạn để luật sư xem xét trường hợp của ban có đủ khả năng xin nhân đạo được không nhé.
http://xuatnhapcanh.com/forum/showthread.php?t=223

Xin chia buồn về sự mất mát của gia đình bạn. Chúc bạn và gia đình vui khỏe, may mắn.