Hoa Kỳ và Thế giới

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#1
Người Việt nói gì về lễ nhậm chức của Trump?

BBC ghi nhận ý kiến của một số nhà báo, chuyên gia người Việt nhân sự kiện Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/01.


Ước tính khoảng 800.000 - 900.000 người dự kiến tới Washington chứng kiến lễ nhậm chức của ông Trump.
Quý vị luôn có thể gửi ý kiến bằng video cho BBC Tiếng Việt theo hướng dẫn tại đây.

Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Donald Trump dự kiến diễn ra vào 9:30 hôm 20/1 tại Washington DC tức 21:30 cùng ngày giờ Việt Nam.

Đúng 12:00, Tổng thống tân cử Trump sẽ đọc lời Tuyên thệ Nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Hôm 20/1, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, một Việt kiều Mỹ, nói: "Tôi cho rằng trong lễ nhậm chức sắp diễn ra, ông Trump sẽ cố gắng đưa vào tính triết lý khi đề cập về đường lối, chính sách mà nội các của ông sẽ thực thi."

"Nhiều khả năng bài phát biểu của ông ấy sẽ lặp lại câu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại."

"Nhưng có vẻ như thông điệp này chưa được người dân Mỹ chấp nhận hoàn toàn vì những lời đó chỉ mang tính khẩu hiệu, chứ với đa số người Mỹ, sự tin tưởng dành cho tân tổng thống còn thấp."

"Từ góc độ chuyên gia tài chính, tôi mong đợi ông Trump mau chóng công bố chi tiết chính sách kinh tế rõ hơn trong những ngày tới."

"Thực sự là tôi còn băn khoăn vì dường như chính sách đối ngoại của ông Trump với các nước đang đảo ngược chiều hướng của các chính quyền tiền nhiệm."

"Nhưng nếu suy nghĩ tích cực, chúng ta cũng nên hy vọng rằng tân Tổng thống Trump sẽ đưa nước Mỹ và quan hệ Việt - Mỹ vào giai đoạn mới."

'Hành động mạnh mẽ'

Từ bang California, Mỹ, nhà báo Khôi Nguyên, Tổng thư ký báo Người Việt Online, nói với BBC: "Lễ nhậm chức của ông Trump là sự kiện được dân Mỹ quan tâm chỉ sau ngày bầu cử."

"Tôi được biết các nghi thức của sự kiện này cũng giống như lễ của những người tiền nhiệm của ông nhưng thời lượng diễn ra sẽ ngắn hơn."

"Và dù có hơn 50 dân biểu liên bang tẩy chay, những người ủng hộ ông Trump vẫn đông đảo như thường."

"Tôi không nghĩ rằng sau buổi lễ sẽ có bất ổn dù đã có những lời kêu gọi biểu tình phản đối Trump của phong trào phụ nữ tại các thành phố lớn."

"Từ góc độ một người Việt sống ở Mỹ, tôi kỳ vọng sau ngày mai, tân tổng thống sẽ có tiếng nói, hành động mạnh mẽ hơn về tình hình khu vực Đông Nam Á và Biển Đông để Trung Quốc bớt hung hăng với các nước láng giềng."

Trump bị kiện tội phỉ báng

Ông Khôi Nguyên nói thêm: "Lễ nhậm chức của ông Trump cho thấy dân Mỹ vẫn đang tiếp tục bị "chia rẽ" như hồi chiến dịch tranh cử của cả hai đảng."

"Phe ủng hộ bà Clinton có vẻ không mấy hào hứng với sự kiện ông Trump tuyên thệ, trong lúc những người ủng hộ ông này lại "quá khích".

"Sự chia rẽ này lớn và rõ rệt hơn hẳn những mùa bầu cử trước."

Nhà báo cũng bày tỏ quan ngại về việc Tân tổng thống Trump "có thể tiếp tục những phát ngôn cổ súy cho làn sóng phân biệt chủng tộc".

BBC-New
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#2
Ngắm đệ nhất gia đình đầy tiềm năng của nước Mỹ: Donald Trump

TN - Tỉ phú Donald Trump từng cưới 2 người mẫu và một diễn viên, có 5 con và 8 cháu. Hẳn đó sẽ là một trong những đệ nhất gia đình “nhiều màu sắc” nhất trong lịch sử Nhà Trắng (nếu Trump trở thành tổng thống thật).


Đây chỉ mới là một phần gia đình đông đúc của tỉ phú Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Hãy thử ngắm qua hình ảnh các thành viên đông đúc nhà Trump, phòng khi gia đình đó có thật sự bước vào cánh cổng Nhà Trắng, bạn khỏi phải ngỡ ngàng.

Lấy vợ người mẫu
Ông Trump gặp bà vợ hiện nay, Melania vào năm 1998 tại một sự kiện thời trang. Lúc đó Melania là một người mẫu đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Cô nàng chân dài gốc Slovenia 28 tuổi đã lọt vào mắt xanh của ông tỉ phú 52 chuyên "quản" người mẫu. Hai người nhanh chóng hẹn hò. Tới năm 2005, họ làm đám cưới. Hai ông bà có chung một con trai nay mới 9 tuổi.

Trong một lần phỏng vấn với tạp chí thời trang Harper's Bazaar, Melania bảo rằng trong lần đầu gặp mặt, ông Trump đã hỏi xin số điện thoại của bà nhưng bà từ chối vì lúc đó ông ta đang “cặp” một phụ nữ khác, dẫn cô này đi cùng trong sự kiện thời trang hôm đó.

Con gái nối nghiệp cha
Trong số 5 người con của ông Trump, cô Ivanka Trump là nổi tiếng nhất. Ivanka từng kinh qua đủ nghề có "dính líu" tới sự nghiệp của người cha giàu sụ (trước khi ông rẽ qua con đường chính trị): người mẫu, nhà thiết kế thời trang và kinh doanh bất động sản. Cô là "sản phẩm" của cuộc hôn nhân đầu tiên giữa ông Trump và vợ Ivana. Cô Ivanka đã có 3 con, đứa nhỏ nhất chỉ mới hơn 1 tháng tuổi.

Con rể tài ba
Con rể nhà Trump: Jared Kushner, người cưới cô Ivanka là một đại gia bất động sản không cần cậy dựa vào nhà vợ. Kushner sở hữu công ty bất động sản đồ sộ Kushner Companies cùng với cha đẻ của mình.

Kushner cũng có tí dây mơ rễ má với một người nổi tiếng khác: em trai của anh ta đang hẹn hò với siêu mẫu Karlie Kloss.

Con dâu lừng lẫy
Không những được đặt trùng với tên của cha, cậu con trai Donald Trump Jr. cũng nối gót cha nốt. Anh chàng 38 tuổi này đang là một lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn của cha: The Trump Organization.

Ngoài ra, Trump "con" cũng noi gương cha trong chuyện khác: kết hôn với người đẹp bốc lửa. Vợ của Trump "con" - cô Vanessa Trump từng là người mẫu. Đó không phải là một cái tên hạng xoàng, bởi Vanessa Trump (tên thời con gái là Haydon) từng đầu quân cho công ty người mẫu trứ danh Wilhelmina Models. Theo tạp chí New York Times thì vào năm 20 tuổi, cô này từng cặp với siêu sao màn bạc Leonardo DiCaprio. Nhưng đó là chuyện quá khứ. Giờ đây Vanessa Trump đã sinh cho dòng họ Trump đến 5 người con để nối dõi tông đường.

Con thứ 3
Eric Trump - con thứ 3 của ông Trump cũng là đứa con cuối cùng giữa ông với bà Ivana. Cậu con Eric Trump cũng đang làm việc trong công ty đồ sộ The Trump Organization của bố. Eric Trump đã kết hôn và vợ anh ta: Lara Trump từng là một huấn luyện viên thể dục.

Thêm một người mẫu ra vào Nhà Trắng
Một cô con gái khá thầm lặng của ông Trump là Tiffany. Cô này 22 tuổi, đang học ở Đại học Pennsylvania (Mỹ). Mang dòng máu Trump, cô Tiffany cũng muốn trở thành người mẫu. Cô vừa lần đầu tiên ra mắt công chúng trên sàn catwalk trong Tuần lễ thời trang New York hồi tháng 2 vừa qua.

Tiffany là con của vợ thứ hai của ông Trump, bà Marla Maples.

Có con lúc ngoài 60
Khi đã quá cái tuổi lục tuần, tỉ phú Trump đa tình vẫn có diễm phúc làm cha lần thứ 5. Cậu con út Barron Trump chính là đứa con chung giữa Trump và bà vợ Melania hiện nay. Dẫu mới 9 tuổi nhưng hẳn sẽ có ngày Barron, giống như 2 ông anh cùng cha khác mẹ, sẽ bước vào hàng ngũ lãnh đạo trong The Trump Organization.

Vợ cả bền lâu
Ông Trump cưới vợ lần đầu tiên vào năm 1977. Người ông chọn là Ivana. Tất nhiên, đó phải là một người mẫu! Họ đã có 3 người con chung trước khi ly hôn vào năm 1992. Tính ra, cuộc hôn nhân này kéo dài được 15 năm. Sau khi đường ai nấy đi, bà Ivana lo phát triển các dòng sản phẩm quần áo, trang sức và mỹ phẩm. Bà cũng viết tiểu thuyết rất thành công.

Diễn viên nóng bỏng
Vợ hai của ông Trump không phải người mẫu chân dài, chỉ là… diễn viên nóng bỏng. Đó chính là Marla Maples. Họ cưới nhau vào năm 1993, có một cô con gái chung (Tiffany) rồi chia tay 6 năm sau đó. Tới tận hôm nay, Marla vẫn còn đang“giữ chân” được trong giới showbiz. Có tin cô này sẽ góp mặt trong mùa tới của chương trình truyền hình thực tế đình đám Dancing with the Stars.

Nhà Trắng rộn rã tiếng trẻ thơ?
Ông Trump “sở hữu” một đàn cháu đông đúc đến 8 đứa. Một con số khổng lồ so với xu thế khan con hiếm cháu ở thế giới phương Tây. Công lớn thuộc về vợ chồng cậu con cùng tên với ông. “Noi gương cha”, Donald Trump “con” và vợ lần lượt cho ra đời tới 5 đứa con. Cô em gái Ivanka Trump cũng không chịu thua kém quá xa, đã sinh ra 3 nhóc tì gọi tỉ phú Trump là ông ngoại, trong đó bé nhỏ nhất chỉ mới đầy tháng. Kể từ sang năm, Nhà Trắng sẽ rộn rã tiếng trẻ thơ?

Kiều Oanh
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#3
Venezuela chỉnh giờ nhanh hơn 30 phút để tiết kiệm điện

TN - Venezuela đã điều chỉnh giờ nhanh hơn 30 phút so với trước để tiết kiệm điện, một phần trong những biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn diện tại nước này.


Một chủ tiệm bán đồng hồ tại Venezuela đang chỉnh lại giờ - Ảnh: Reuters.

Theo The Independent, bắt đầu từ ngày 1.5, giờ địa phương của Venezuela sẽ nhanh hơn 30 phút, múi giờ của Venezuela sẽ là GMT-4. Cụ thể, nếu ở Việt Nam đang là 10 giờ sáng ngày 2.5 thì tại Venezuela là 23 giờ ngày 1.5.

Quyết định điều chỉnh giờ này được Tổng thống Nicolas Maduro đưa ra vào giữa tháng 4 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.5 tại Venezuela. Mục đích của việc đổi giờ nhanh hơn 30 phút là để tiết kiệm điện. Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Venezuela, ông Jorge Arreaza cho biết việc điều chỉnh múi giờ như vậy sẽ giảm thời gian sử dụng đèn thắp sáng cũng như điều hòa nhiệt độ vào ban đêm của mọi người.

Theo ông Jorge Arreaza: "Chỉ đơn giản là vặn đồng hồ nhanh hơn nửa tiếng, như vậy chúng ta sẽ được tận hưởng ánh sáng ban ngày nhiều hơn, đồng thời trời sẽ không tối quá sớm". Trên thực tế, việc chỉnh giờ như vậy đồng nghĩa với việc Venezuela trở lại múi giờ như trước năm 2007. Cố tổng thống Hugo Chavez là người đã quyết định đổi múi giờ chậm hơn 30 phút so với trước.

Đây là một phần trong hàng loạt biện pháp mà Venezuela đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng điện trầm trọng hiện nay. Trước đó, chính phủ Venezuela đã lệnh cho các trường học đóng cửa vào thứ 6 hàng tuần, các trung tâm thương mại phải tự kiếm điện để dùng đồng thời giảm thời gian mở cửa.

Không những thế, chính phủ nước này còn yêu cầu công chức chỉ làm việc hai ngày trong tuần. Đồng thời, chính quyền Maduro tiến hành cắt điện 4 giờ/ngày trong thời gian 40 ngày tại nhiều thành phố và thị trấn trên toàn quốc, ngoại trừ thủ đô Caracas.

Theo BBC, Venezuela đang gặp khó khăn không chỉ vì thiếu điện trầm trọng mà còn lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Venezuela vốn là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới và nền kinh tế của Venezuela cũng phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ.

Khủng hoảng hiện nay khiến quốc gia Nam Mỹ này thiếu thốn nhiều nhu yếu phẩm. Tổng thống Maduro cáo buộc rằng tình hình khó khăn của Venezuela khởi phát từ việc giới tư bản Mỹ dùng đòn "chiến tranh kinh tế" chống lại Venezuela. Trong khi đó, lực lượng đối lập ở Venezuela cho rằng khủng hoảng kinh tế - xã hội hiện nay ở nước này là do sự quản lý sai lầm của ông Maduro.

Ngọc Mai
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#4
Con gái Obama tiếp bước cha mẹ vào Harvard

TN - Malia Obama , con gái lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama, sẽ tiếp bước cha mẹ để trở thành sinh viên Đại học Harvard.


Malia Obama là con gái lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters.

CNN dẫn thông báo của Nhà Trắng ngày 1.5 cho biết Malia Obama, tiểu thư lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama, sẽ học đại học tại trường Harvard danh tiếng. Khóa học của Malia bắt đầu vào mùa thu năm 2017 và kết thúc vào năm 2021.

Malia sẽ tròn 18 tuổi vào tháng 7 năm nay. Ái nữ của ông Obama đang học trung học năm cuối tại trường Sidwell Friends. Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, gái lớn của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ có một năm nghỉ ngơi (gap year) trước khi vào Đại học Harvard.

Theo The New York Times, một năm "gap year" sẽ là cơ hội để Malia trải nghiệm cuộc sống ngoài trường học như đi du lịch, thực hiện các dự án đặc biệt, khám phá thế giới. Đây là lựa chọn của nhiều học sinh trung học tại Mỹ. Trường Harvard cũng chủ động khuyến khích học sinh, sinh viên có một năm nghỉ ngơi trước khi vào đại học.

Việc Malia sẽ học Đại học Harvard được đánh giá là tiếp nối lựa chọn của cha mẹ. Cả Tổng thống Obama và phu nhân Michelle đều từng là sinh viên trường luật Harvard. Vào trường này, Malia cũng sẽ nối dài danh sách con cái của các tổng thống theo học tại đây, trong đó có thể kể đến con trai, con gái của John Quincy Adams, Abraham Lincoln, Franklin Delano Roosevelt, John F. Kennedy, George W. Bush.

Tối 30.4, trong bữa tiệc dành cho Hiệp hội phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama chia sẻ rằng sau khi rời nhiệm sở, ông sẽ ở lại thủ đô Washington hai năm để con gái út Sasha hoàn thành chương trình học phổ thông.

Ngọc Mai
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#5
Gần 140.000 người Việt cư trú tại Hàn Quốc

TN - Tính đến cuối tháng 3.2016, số người Việt Nam cư trú tại Hàn Quốc là 137.654, chiếm 7,1% tổng số người nước ngoài cư trú tại nước này, theo thống kê mới nhất của Bộ Tư Pháp Hàn Quốc.


Số người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc đã vượt qua con số 1,9 triệu người
THE KOREA TIMES.
Đài KBS dẫn thống kê nói trên cho hay tính đến cuối tháng 3, số người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc đạt 1.943.576 người, tăng 4,7% so với tháng 2 và 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê mới còn cho thấy số công dân nước ngoài cư trú ở Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1,9 triệu người và mức kỷ lục cuối năm 2015 là 1.899.519 người, theo KBS.
Trong số đó, người Trung Quốc chiếm đông nhất, tới 50,8%, tức 986.820 người; kế đến là người Mỹ (7,4%, 143.974). Đứng thứ 3 là người Việt Nam và theo sau là người Thái Lan (4,6%, 90.235 ), người Philippines (2,8%, 54.014) và người Nhật Bản (2,1%, 41.188), theo KBS.

Xét theo thời hạn cư trú, số người ở tại Hàn Quốc trên 90 ngày là 1.465.005 người, chiếm 75,4% và số người cư trú ngắn hạn là 478.571 người, chiếm 24,6%, theo thống kê nói trên.

Văn Khoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#6
Tổng thống Obama: Không có TPP, Mỹ sẽ mất cơ hội vào tay Trung Quốc


Tổng thống Mỹ Barack Obama hối thúc Quốc hội thông qua TPP. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2.5 có bài viết tâm huyết đăng trên The Washington Post nhằm hối thúc quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP - Cơ hội lớn cho Mỹ
Ông Obama cho rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi mà Mỹ đang có cơ hội lớn nhất về kinh tế. "Tăng cường thương mại ở khu vực này sẽ tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như người lao động Mỹ, đồng thời giúp Mỹ vượt qua các đối thủ cạnh tranh kinh tế của chúng ta, trong đó có quốc gia mà chúng ta nghe nhiều những ngày này là Trung Quốc", ông Obama khẳng định.

Theo Tổng thống Obama, với vị thế là một nước lớn ở Thái Bình Dương, Mỹ đang thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương để tận dụng những cơ hội kinh tế quý giá trên. Ông nhấn mạnh: "Thỏa thuận thương mại TPP trước hết sẽ giúp cho người lao động Mỹ và đảm bảo rằng Mỹ là người viết nên luật lệ cho lộ trình thương mại của thế kỷ 21".

Ông Obama chỉ ra rằng TPP sẽ khiến kinh tế Mỹ mạnh hơn khi thỏa thuận này gắn kết 12 quốc gia chiếm gần 40% kinh tế toàn cầu. Theo đó, TPP sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp tư nhân có sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nhà nước. Không những thế, TPP còn thúc đẩy tự do internet, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, cắt giảm các loại thuế. Một khi TPP đi vào thực thi, các doanh nghiệp Mỹ có thể xuất khẩu nhiều hơn và qua đó hỗ trợ việc làm cho người lao động để họ có thu nhập cao hơn.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, TPP không chỉ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế mà còn tăng cường an ninh quốc gia của Mỹ. Ông cho rằng có TPP, càng ít người phải sống trong nghèo khó, các đối tác của Mỹ cũng mạnh lên và sự gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ với khu vực quan trọng và có tính chiến lược như châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp Mỹ vừa mạnh lên và vừa an toàn hơn.

Không có TPP, Mỹ sẽ mất cơ hội vào tay Trung Quốc
Mặc dù vậy, ông Obama cảnh báo tất cả những điều tốt đẹp trên sẽ không thể thành hiện thực nếu quốc hội Mỹ không thông qua TPP. Bởi lẽ dù có Mỹ hay không, châu Á - Thái Bình Dương cũng vẫn sẽ hội nhập kinh tế. "Chúng ta có thể dẫn dắt quá trình này, hoặc chúng ta sẽ ngồi bên ngoài và nhìn sự thịnh vượng ấy vụt qua mình", ông Obama khẳng định.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, nếu không có TPP, hàng hóa của Mỹ sẽ tiếp tục đối mặt với mức thuế cao cùng các rào cản thương mại ở khu vực. Như vậy các doanh nghiệp Mỹ sẽ mất đi cơ hội cạnh tranh ở thị trường châu Á. Thêm vào đó, nếu không có TPP, người lao động Mỹ cũng sẽ mất cơ hội cạnh tranh ở một sân chơi bình đẳng.

Trong lúc đó, đối thủ của Mỹ là Trung Quốc cũng có cơ hội lớn trong giao thương kinh tế với các nước láng giềng và nước này đã không phí phạm thời gian. Bắc Kinh đã đẩy mạnh đàm phán một thỏa thuận thương mại vốn có thể chia rẽ một số thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới, và đẩy việc làm, các doanh nghiệp và hàng hóa của Mỹ vào nguy cơ rủi ro.

Với tham vọng đó, Trung Quốc và 15 nước khác mới đây đã nhóm họp ở Úc nhằm mục tiêu đẩy nhanh việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước cuối năm 2016. Ông Obama cho rằng RCEP không thể ngăn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo hộ. Thêm vào đó, RCEP cũng không bảo vệ môi trường tự do trên internet cũng như sở hữu trí tuệ. Đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định thỏa thuận do Trung Quốc khởi xướng sẽ không có lợi cho người lao động Mỹ và môi trường.

Nhìn nhận điều đó, ông Obama hối thúc Quốc hội nhanh chóng thông qua TPP, bởi lẽ "chúng ta càng chờ đợi lâu, việc thông qua TPP càng khó khăn".

"Tôi hiểu những hoài nghi của mọi người về các thỏa thuận thương mại, đặc biệt là trong những cộng đồng nơi công nhân và các gia đình hứng chịu hậu quả của tự động hóa và toàn cầu hóa nặng nề nhất. Nhưng dựng lên bức tường để cô lập mình khỏi nền kinh tế thế giới chỉ tách chúng ta ra khỏi những cơ hội tuyệt vời mà nó mang lại. Thay vào đó, nước Mỹ cần phải viết nên luật lệ. Các nước khác cần phải chơi theo luật mà Mỹ và các đối tác lập nên, chứ không phải ngược lại", ông Obama viết.

Ông khẳng định: "TPP sẽ mang lại cho Mỹ sức mạnh để làm điều đó. Thế giới đã thay đổi, các luật chơi cũng đang thay đổi. Mỹ chứ không phải Trung Quốc là nước nên viết ra những luật lệ đó. Hãy nắm bắt cơ hội này, thông qua TPP và chắc chắn rằng Mỹ là người cầm bút viết luật chứ không phải cái giỏ chấp nhận luật chơi của người khác".

Ngọc Mai
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#7
Mỹ buộc giới ngân hàng tăng cường chặn nạn rửa tiền

TTO - Chính phủ Mỹ hôm 5-5 ban hành quy định bị trì hoãn lâu nay nhằm buộc giới ngân hàng nhận diện các công ty bình phong và các công ty phải báo cáo danh tính chủ nhân thực sự nhằm ngăn chặn nạn rửa tiền...


Biểu tình trước văn phòng Hãng luật Mossack Fonseca ở Panama.
Ảnh: Reuters.

Quy định nhận dạng khách hàng CDD, được vận động từ năm 2012, nhằm ngăn những kẻ phạm tội sử dụng công ty bình phong để che giấu tài sản và rửa tiền, gây hại cho hệ thống kinh tế toàn cầu.

Vấn nạn trốn thuế, và che giấu tài sản bằng công ty bình phong đang là tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau vụ rò rỉ “tài liệu Panama” của Hãng luật Mossack Fonseca. Vụ việc làm xấu mặt nhiều lãnh đạo, người nổi tiếng trên thế giới và buộc nhiều chính phủ phải vào cuộc điều tra.

Liên đoàn các nhà báo điều tra quốc tế tuyên bố họ tiếp tục công bố thêm cơ sở dữ liệu của 200.000 công ty liên quan đến bê bối này vào ngày 9-5.

“Hệ thống của chúng ta không nên cho những người giàu, quyền lực, và tham nhũng có cơ hội để che giấu tài sản” - Reuters dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về kinh tế quốc tế Wally Adeyemo cảnh báo.

Luật CDD yêu cầu các ngân hàng, người môi giới, quỹ tương hỗ và các định chế tài chính khác thu thập thông tin và xác thực danh tính của người là chủ, hoặc chủ hưởng lợi, người điều hành công ty khi những công ty này mở tài khoản.

Cụ thể, các định chế tài chính phải xác thực danh tính của người, hoặc công ty, sở hữu hơn 25% công ty đăng ký, và một người còn sống đang kiểm soát công ty dù người này có thể sở hữu ít hơn 25%.

Theo phó trợ lý bộ trưởng tài chính Jennifer Fowler, các ngân hàng có hai năm để xây dựng hệ thống nhằm thực hiện quy định trên. Bộ Tài chính Mỹ lên kế hoạch thực hiện luật CDD từ năm 2012 nhưng sau đó vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới tài chính.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các công ty báo cáo danh tính chủ hưởng lợi của công ty khi công ty hợp thành tổ chức. Một cơ sở đăng ký trung ương được thành lập để tiếp nhận thông tin.

Các quan chức Mỹ hi vọng các biện pháp mới sẽ giúp hệ thống tài chính minh bạch hơn và khép lại các lỗ hổng có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phạm pháp.

Mỗi năm ở Mỹ có hơn 1.000 vụ truy tố rửa tiền. “Đây là kỷ lục mà không nước nào trên thế giới có thể bì kịp” - bà Fowler nói.

Trần Phương
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#8
Mỹ chia rẽ trước việc có nên cho đem súng vào trường

TT - Dù nhiều bang đã cho phép mang súng vào trường để ngăn chặn các vụ xả súng nhưng các vụ xả súng đẫm máu tại trường học vẫn không có dấu hiệu ngừng lại.


Các nhà hoạt động súng ống diễu hành gần trường ĐH Texas - Ảnh: AFP.

Theo AFP ngày 6-5, trong vài năm trở lại đây nước Mỹ đang hứng chịu những cơn thịnh nộ trước việc xảy ra nhiều vụ xả súng tại trường học với ước tính các vụ bạo lực súng ống này đã giết khoảng 90 người mỗi ngày.

Tuy nhiên, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách ngăn chặn những cuộc thảm sát như thế xảy ra.

Một số người cho rằng cần phải cho sinh viên, và giáo viên mang vũ khí để tự vệ trong khi số người khác cho rằng cần tăng cường việc kiểm soát súng ống.

Trong tuần này, Tennessee trở thành bang mới nhất cho phép mang súng ngắn vào trường cao đẳng cộng đồng và các trường ĐH.

Ngược lại, cũng trong thời gian này, thống đốc bang Georgia đã bác bỏ dự luật tương tự về việc mang súng ống đến trường.

Cuộc tranh cãi chưa có hồi kết về việc nên hay không nên cho phép mang súng tự vệ vào trường học tại Mỹ diễn ra trước làn sóng hàng loạt các vụ xả súng chết người trong khuôn viên trường học.

Một trong những vụ thảm sát đáng lưu ý nhất là tại Virginia Tech hồi năm 2007 khi một sinh viên mang súng vào trường và bắn chết 32 người khác trước khi tự sát.

Gần đây hơn là vụ một tay súng giết chết 9 người tại trường học cộng đồng Umpqua tại Oregon trong năm 2015.

Hiệp hội súng ống quốc gia đầy sức ảnh hưởng tại Mỹ lập luận rằng những vụ xả súng như trên sẽ không xảy ra nếu sinh viên có quyền mang vũ khí để tự bảo vệ bản thân.

Theo sau tuyên bố này, ít nhất 19 bang đã đề xuất luật cho phép mang súng đến trường hồi năm 2013, và ít nhất 14 bang khác làm điều tương tự trong năm 2014.

Tuy nhiên chỉ có một vài trong số các dự luật trên được thông qua và chính thức có hiệu lực.

Trong khi đó tại Tennessee và Arkansas, việc mang súng vào trường chỉ dành riêng cho nhân viên, và giáo viên. Theo luật mới sẽ có hiệu lực vào 1-7 tới tại Tennessee, súng ống vẫn bị cấm trong các cuộc họp kỷ luật hoặc các sự kiện công cộng.

Tại Mississippi, sinh viên, hoặc giáo viên, có thể mang súng vào lớp nếu đã trải qua một khóa huấn luyện sử dụng súng.

Anh Thư
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#9
Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5


Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Ảnh: Reuters.

Theo tin từ Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Obama dự kiến hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam về tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, nhân quyền, những vấn đề khu vực và quốc tế...

Tại Hà Nội và TP.HCM, ông Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ song phương, thảo luận về tầm quan trọng của việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, gặp gỡ thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các hội nhóm và cộng đồng doanh nghiệp.

Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Nhà Trắng khẳng định chuyến công du lần này làm nổi bật thêm chính sách tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ giữa Mỹ với khu vực về ngoại giao, kinh tế và an ninh.

Không thay đổi dù ai là Tổng thống
Cũng trong ngày 10.5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã gặp gỡ báo chí tại Hà Nội về chuyến thăm của Tổng thống Obama.

Trả lời câu hỏi về việc ông Obama sắp mãn nhiệm và chính sách đối với Việt Nam của chính quyền mới, ông Russel khẳng định: “Chính sách của Mỹ là ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam” và “dù là tổng thống nào thì chính sách đối ngoại của Mỹ cũng luôn ủng hộ thúc đẩy các lợi ích đảm bảo nguyên tắc của Mỹ. Các lợi ích và nguyên tắc của Mỹ thì luôn nhất quán vì vậy các bạn có thể mong đợi rằng các chính sách của chính phủ mới cũng sẽ nhất quán như vậy”.

Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết chuyến thăm của Tổng thống Obama được tổ chức theo nguyên tắc “quá khứ, hiện tại và tương lai”. Cụ thể, ông Obama sẽ thảo luận về giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như hợp tác rà phá bom mìn, tìm kiếm hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ, xử lý các khu vực nhiễm dioxin… Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc tăng cường các chương trình, hoạt động nhằm giải quyết các thách thức ngày càng gia tăng trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

“Tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ”, ông Russel nói đồng thời nhấn mạnh thông điệp của chuyến thăm là một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát và pháp quyền sẽ không chỉ phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Mỹ.

Tăng cường hợp tác an ninh biển
Liên quan đến hợp tác kinh tế song phương, ông Russel nhấn mạnh Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện TPP, hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới mà Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập. Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc hợp tác ứng phó một loạt thách thức khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống bệnh dịch truyền nhiễm, thách thức của khủng bố quốc tế…

Đặc biệt, an ninh biển cũng sẽ là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm và “sẽ được thảo luận kỹ”. Theo ông Russel, Việt Nam và Mỹ hợp tác để “thúc đẩy trật tự dựa trên nguyên tắc và giải quyết căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, nhằm bảo đảm quyền của tất cả các bên và luật pháp quốc tế được tôn trọng, bảo đảm mỗi nước liên quan đến tranh chấp cần xuống thang, giảm căng thẳng”.

Ông Russel khẳng định Biển Đông là mối quan tâm lớn của nhiều nước chứ không chỉ của các nước tuyên bố chủ quyền và đã có nhiều nước bày tỏ quan tâm sâu sắc về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các thực thể, quân sự hóa trên Biển Đông. Theo ông, Mỹ không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật Biển quốc tế.

Trả lời câu hỏi về các chuyến hải hành của tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây đắp phi pháp trên Biển Đông, trợ lý Ngoại trưởng Russel nói quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế là dành cho tất cả các nước. “Nếu một tàu hải quân không thực hiện được quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế thì sao các tàu cá, tàu hàng có thể thực hiện quyền đó mà không bị các nước lớn khác ngăn cản?”, ông đặt vấn đề.

Về thông tin Mỹ sắp tới có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Russel cho biết Mỹ chưa có quyết định nào nhưng đây là vấn đề được xem xét định kỳ thường xuyên.

Trường Sơn
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#10
Năm điểm quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama

TN - Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội (10.5) để công bố thông tin về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.


Tổng thống Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam vào cuối tháng 5.2016
Ảnh: Reuters.

Ông Obama muốn gặp các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam
Liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, ông Obama, ông Daniel Russel cho biết đã có những cuộc làm việc hữu ích với các cơ quan hữu quan Việt Nam như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ban đối ngoại T.Ư, Bộ Công an và dự kiến sẽ có các cuộc gặp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.

Không chia sẻ các chi tiết liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Obama với lý do lịch trình do Nhà trắng và phía Việt Nam chuẩn bị, ông Daniel Russel chỉ chia sẻ một số suy nghĩ về quan hệ song phương và mục tiêu của chuyến thăm.

Theo ông Daniel Russel, nguyên tắc tổ chức chuyến thăm của Obama bao gồm “quá khứ, hiện tại và tương lai”. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục làm việc để vượt qua những vấn đề do quá khứ khó khăn để lại trong đó có vấn đề chiến tranh. Hai bên cũng sẽ tăng cường các chương trình và hoạt động, đẩy mạnh giải quyết các thách thức ngày càng khó khăn trên khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, hai nước cũng sẽ vạch hướng cho tương lai và đầu tư nhiều hơn vào tài sản quý báu nhất của Việt Nam là thế hệ trẻ thông qua các chương trình giáo dục, giao lưu học giả. Và cũng đầu tư cho tương lai chung của hai nước như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

“Tổng thống Obama đã hân hạnh đón tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ trong vai trò chủ nhà và giờ đây ông cũng rất mong muốn đến Hà Nội để găp các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam”, ông Daniel Russel nhấn mạnh.

Quan hệ Việt - Mỹ: Thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng của Mỹ
Theo ông Daniel Russel, 5 lĩnh vực quan trọng liên quan đến chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama gồm có:
Thứ nhất, chuyến thăm nhấn mạnh một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát, tôn trọng pháp quyền, sẽ không chỉ phục vụ lợi ích tốt nhất của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Mỹ. Tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Một phần quan trọng trong hợp tác kinh tế song phương là Việt Nam là thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới. Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong hiệp định quan trọng này. Mở rộng hợp tác an ninh song phương là một thành tố trong quan hệ 2 nước, trong đó có việc gìn giữ hòa bình quốc tế, hợp tác cứu trợ thảm hoạ, nhân đạo, nâng cao nắm bắt tình hình trên biển, hợp tác an ninh hàng hải.

Thứ hai, hợp tác giao lưu nhân dân Việt - Mỹ mạnh mẽ, tăng cường đầu tư vào thế hệ trẻ Việt Nam thông qua nhiều chương trình như sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á, các chương trình giao lưu giáo dục, học thuật hay việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam, các chương trình giảng dạy tiếng Anh, qua đó giúp đầu tư vào thế hệ trẻ và tương lai của Việt Nam.

Thứ ba, hợp tác ứng phó một loạt thách thức khu vực và toàn cầu. Việt Nam và Mỹ cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mà biểu hiện rõ là tình trạng khô hạn ở khu vực sông Mekong, các vấn đề toàn cầu khác như y tế, chống bệnh dịch truyền nhiễm cũng như thách thức khủng bố quốc tế. Lý do hai bên làm việc là nhằm hướng tới trật tự dựa trên luật pháp quốc tế và nguyên tắc chung, làm giảm căng thẳng ở Biển Đông, đảm bảo quyền của các bên, đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng. Các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần làm giảm căng thẳng và xuống thang tình hình.

Thứ tư, hai bên cùng nhau giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có việc hợp tác rà phá bom mìn, tìm kiếm hồi hương hài cốt lính Mỹ, xử lý các khu vực nhiễm dioxin như ở Đà Nẵng.

Vấn đề cuối cùng là tiếp tục thảo luận cùng nhau mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền và cải cách pháp luật của Việt Nam. Theo ông Russel, đây là thành tố luôn được quan tâm và mở rộng trong hợp tác giữa 2 bên. Hai bên đã liên tục đối thoại vấn đề nhân quyền thông qua nhiều hình thức như các vòng đối thoại hay các cuộc gặp của quan chức cấp cao.

Ông Russel cũng cho biết, Mỹ quan tâm đến việc cải cách pháp luật ở Việt Nam đang được tiến hành, trong đó có việc sửa đổi các luật phù hợp với Hiến pháp và tiêu chuẩn phổ quát quốc tế. Ông Russel đồng thời nhấn mạnh phía Mỹ mong muốn nhân dân các nước, trong đó có Việt Nam, được hưởng các quyền con người phổ quát và tin rằng việc cải thiện nhân quyền không chỉ quan trọng với quan hệ song phương, mà còn quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của các đối tác.

Trường Sơn
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#11
Hai 'đại công chúa' mang họ Trump & Clinton

TN - Đường đua đến Nhà Trắng (Mỹ) đến nay dường như chỉ còn lại 2 đối thủ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Cả hai đều có cánh tay mặt vững chắc là chồng/vợ bên cạnh “vũ khí bí mật” là các con gái cưng.


Chelsea (trái) và Ivanka.

Điều trớ trêu là cuộc đối đầu của cha mẹ họ khiến đôi bạn khá thân này phải tạm gác tình bạn qua một bên để làm tròn vai trò “cảm tình viên” cho cha mẹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đầy màu sắc của năm nay.

Các chiến lược gia… ngầm
Nếu bà Clinton và ông Trump đã xác lập hai chiến tuyến rõ ràng thì Chelsea Clinton - cô con gái duy nhất của nhà Clinton và Ivanka Trump - con gái đầu của nhà Trump lại có rất nhiều điểm tương đồng. Chelsea, 36 tuổi và Ivanka, 34 tuổi đều sinh ra, lớn lên trong sự sung túc và làm quen với áp lực đến từ tên tuổi của cha mẹ ngay từ nhỏ. Có lẽ vì vậy nên cách đây vài năm, họ gặp nhau sau sự giới thiệu của hai ông chồng và nhanh chóng trở thành bạn bè. Ivanka từng nhắc đến Chelsea trên Twitter với hashtag “những lời nói thông thái”, còn Chelsea trong một lần phỏng vấn của tờ Vogue đã ca ngợi bạn mình: “Ivanka luôn khiến mọi người tận hưởng từng khoảnh khắc. Chẳng có gì hời hợt về cô ấy cả”.

Những lời nói có cánh về nhau giờ đây nhường chỗ cho sự im lặng mà cả hai hiểu rằng đó là điều cần thiết ngay sau khi họ được cha mẹ chọn làm “hình ảnh đại diện”. Tháng 4.2015, khi bà Hillary chính thức công bố tham gia tranh cử, Chelsea cũng thông báo trên Twitter như một cách khẳng định vị trí của mình trong hoạt động của mẹ. Hai tháng sau, đến lượt Donald Trump đăng đàn, ông đã chọn Ivanka làm người giới thiệu ông đến với công chúng dù ai mà chẳng biết đến ông tỉ phú này.

Ivanka xuất hiện bên cạnh cha ở một vài tiểu bang then chốt và từng tung ra mẩu quảng cáo cho chiến dịch tranh cử của cha mình với tinh thần “cha tôi luôn nói với tôi rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì một khi tôi đã quyết tâm”. Tuy nhiên, thực tế đôi khi đi ngược lại với tuyên ngôn.

Những người thân với nhà Trump cho biết ông Trump chỉ tin tưởng vào nhận định của con gái trong kinh doanh và ít cởi mở đón nhận những nhận xét liên quan đến chính trị của Ivanka. Theo tạp chí New York Magazine, Ivanka có lần thuyết phục cha “làm mềm ngôn ngữ” khi nói về người nhập cư từ Mexico nhưng ông Trump vẫn kiên quyết không thay đổi. Tờ The Washington Post từng gọi Ivanka là “anti-Donald” (kẻ chống đối Donald) bởi mục tiêu lớn nhất của Ivanka vẫn là bảo vệ thương hiệu trị giá hàng tỉ USD của gia đình.

“Kẻ chống đối” ấy từng khiến mọi người ngỡ ngàng khi chia sẻ video cô con gái 4 tuổi của mình hát bài năm mới âm lịch bằng tiếng Hoa sau khi ông ngoại cô bé không ngại ngần tấn công các lãnh đạo Trung Quốc vì đã “hút khô máu nước Mỹ”. Để tạo ra khoảng cách an toàn giữa chính trị với việc kinh doanh của gia đình quả là một gánh nặng với Ivanka trong thời điểm này. Trang web của The Trump Organization - nơi Ivanka đang giữ chức Phó tổng giám đốc điều hành đã phải gỡ bỏ các nhãn hiệu quần áo, giày dép và phụ kiện của cô trước chỉ trích cho rằng phần nhiều các sản phẩm này được sản xuất ở Trung Quốc và các nước khác trong khi ông Trump lại lớn tiếng chỉ trích các công ty Mỹ chuyển việc ra nước ngoài.

Trước những lời lẽ có phần chạm đến tự ái của phụ nữ từ cha mình, Ivanka biện hộ cho cha bằng chính sự nghiệp của cô: “Tôi không nghĩ rằng ông ấy muốn nhắm đến chuyện giới tính. Tôi sẽ không thể nào là tôi của ngày hôm nay, tôi sẽ không thể nào có được vị trí quản lý cao cấp trong tổ chức của ông ấy nếu ông ấy suy nghĩ như vậy. Ông ấy luôn ủng hộ và khuyến khích phụ nữ. Ông là người tuyệt vời đối với phụ nữ ở đất nước này”.

Nếu Ivanka luôn tìm cách tránh xa những câu chuyện chính trị diễn ra trong chiến dịch của ông Trump và bày tỏ sự ủng hộ ông theo cách riêng thì công việc “chiến lược gia” xem ra dễ dàng hơn đối với Chelsea - một cựu thành viên của đệ nhất gia đình Mỹ.

Cũng giống như Ivanka, Chelsea cũng tham gia sâu vào công việc của gia đình thông qua vị trí Phó chủ tịch Clinton Foundation. Bởi tổ chức phi lợi nhuận này lâu nay luôn ưu tiên các vấn đề vốn là điểm nóng trong chiến dịch của bà Clinton như chăm sóc sức khỏe, trao quyền cho trẻ em và phụ nữ nên Chelsea luôn tỏ ra rất chuyên nghiệp trong các hoạt động tìm kiếm cử tri cho mẹ. Chelsea đã tổ chức được hơn 58 cuộc gặp gỡ khắp nước Mỹ theo một chương trình rất bài bản: bài phát biểu dài 15 phút về bà Clinton, trả lời câu hỏi trong 45 phút đồng thời giải thích cặn kẽ các chiến lược tranh cử của mẹ.

Cuộc sống không phải… màu hồng
Một khi đã đăng đàn thì phải chịu búa rìu dư luận, cả Chelsea và Ivanka đều hiểu và đều trải qua những soi mói bởi họ lớn lên trong những gia đình quyền lực. Cả hai cùng chung một “con đường đến trường”, từ các trường tư danh tiếng đến những trường đại học Ivy League (hàng top của nước Mỹ). Nếu Ivanka, năm 10 tuổi, phải chứng kiến cuộc ly hôn tốn nhiều giấy mực của cha cô với người vợ thứ hai thì Chelsea, năm 18 tuổi, phải âm thầm cùng mẹ vượt qua scandal liên quan đến chuyện ngoại tình của cha cô - ông Bill Clinton - Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky vốn lớn hơn Chelsea chỉ 6 tuổi.

Hai đại công chúa của nhà Clinton và Trump đều chọn váy cưới của Vera Wang để lên xe hoa với hai người đàn ông Do Thái. Chỉ có khác là Ivanka cải đạo theo chồng còn Chelsea thì không. Và hai người chồng của họ cũng đều xuất thân từ những gia đình Do Thái giàu có, vậy nên 2 cô gái sau khi trở thành vợ lại “chia sẻ với nhau” trước bi kịch chung của gia đình chồng. Ông Charles Kushner, cha chồng của Ivanka, từng trải qua một năm trong nhà tù liên bang vì trốn thuế còn ông Ed Mezvingsky, cha chồng của Chelsea, đã ngồi tù 5 năm vì tội lừa đảo gia đình và bạn bè để lấy gần 10 triệu USD.

Một điểm chung nữa mà hẳn cả hai đều muốn mọi người nhắc đến là họ đang ở độ tuổi rất đẹp của phụ nữ và là mẹ của những đứa bé (Ivanka vừa mới sinh đứa con thứ 3 còn Chelsea đang mang bầu đứa thứ 2). Cùng “đóng đô” ở Manhattan - trái tim của New York, họ đã và đang cố gắng để xứng đáng với hình ảnh “biểu tượng của phụ nữ Mỹ”: vừa khẳng định được sự nghiệp độc lập của mình vừa tham gia chính trị một cách thông minh.

Nguyệt Hàn
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#12
Bà Yingluck bị yêu cầu nộp phạt 8 tỉ USD



Bà Yingluck bị yêu cầu nộp phạt 8 tỉ USD - Ảnh: Reuters.
Theo báo Bangkok Post, mức tiền phạt này do ông Jirachai Moonthongroy, phó bí thư thường trực Văn phòng Thủ tướng, nêu ra trong phần luận tội trước Tòa án tối cao ngày 13-5.

Theo đó, bà Yingluck bị cáo buộc đã không hoàn thành chức trách, không ngăn chặn chương trình trợ giá lúa gạo gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nền kinh tế đất nước, bất chấp việc đã được cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Theo ước tính của Bộ Tài chính Thái Lan, mức thiệt hại liên quan tới chương trình này đã vượt quá mốc 500 tỉ baht (14 tỉ USD).

Ngoài việc “luận tội”, chính quyền quân đội cũng muốn các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tài chính và phải đền bù thiệt hại cho nhà nước. Do đó tháng 4 năm ngoái, chính quyền đã thành lập một ủy ban để xác minh số tiền cụ thể mà các trường hợp liên đới phải nộp phạt. Ông Jirachai là người đứng đầu ủy ban này.

Tuy vậy, do mới nhận được thêm các tài liệu nên các luật sư của bà Yingluck yêu cầu tòa tạm hoãn phần chất vấn của ông Jirachai lại cho tới khi họ có thể xem xét, đánh giá các tài liệu mới.

Ngày 24-6, ông Jirachai sẽ tiếp tục trở lại phần luận tội. Bà Yingluck cũng có mặt tại phiên tòa ở Bangkok ngày 13-5 và sau khi nghe các nội dung cáo buộc và luận tội, bà đã lập tức rời tòa án. Các công tố viên vẫn còn hai nhân chứng khác sẽ có mặt tại tòa trình bày lời khai ngày 18-5.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#13
Mỹ cạn nguồn thuốc để thi hành án tử

TN - Tờ Le Figaro dẫn thông cáo của Tập đoàn dược Pfizer (Mỹ) cho biết vì “nền tảng nhân đạo”, hãng này từ nay sẽ cấm sử dụng dược phẩm của mình để hành quyết tử tù.


Mỹ đang thiếu thuốc độc dùng để thi hành án tử, vì nhiều hãng dược từ chối cung cấp - Ảnh: Reuters.

Như vậy, Mỹ đã mất nguồn thuốc hợp pháp cuối cùng để xử tử bằng tiêm thuốc độc, vì trước đó 25 hãng dược lần lượt từ chối cung cấp sản phẩm.

Tình hình này khiến 31 bang của Mỹ hiện đang cạn kiệt các loại thuốc để thi hành án. Đây cũng là một trong những lý do làm số lượng tử tù bị hành quyết giảm dần trong những năm qua ở nước này.

Theo Le Figaro, năm 2015 chỉ có 28 người bị tử hình, thấp nhất kể từ năm 1991.

Tại Mỹ, hiện hầu như không thể kiếm đủ các loại thuốc để thực hiện 3 bước trong quy trình xử tử bằng tiêm độc: gây mê, gây tê liệt các cơ, và gây ngưng tim. Để đối phó, một số bang đã phải dùng các loại thuốc mới, chưa được thử nghiệm đầy đủ, và dẫn đến những trường hợp thời gian “ngắc ngoải” của tử tù bị kéo dài.

Lan Chi
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#14
Mỹ nợ 19.160 tỉ USD

TN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 17.5 công bố tổng nợ công của nước này và lần đầu tiên cho biết chính xác số nợ Ả Rập Xê Út.


Lược đồ về nợ công của Mỹ tính đến cuối tháng 3.2016
BỘ TÀI CHÍNH MỸ.
Bloomberg ngày 17.5 dẫn số liệu chính thức từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết tính đến ngày 31.3.2016, nợ công nước này là 19.160 tỉ USD, trong đó nợ nước ngoài 6.290 tỉ USD. Trung Quốc vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ với 1.240 tỉ USD, tiếp theo là Nhật Bản 1.140 tỉ USD. Cũng theo Bloomberg, số nợ Nhật có chiều hướng sẽ tăng thêm do chính quyền Tokyo dự tính mua thêm trái phiếu Mỹ, còn Trung Quốc lại tỏ dấu hiệu sẽ bán bớt.

Đáng chú ý, Cayman, lãnh thổ hải ngoại của Anh với không đầy 60.000 dân, nhưng nắm tới 265 tỉ USD trái phiếu Mỹ. Quần đảo này là một trong những “thiên đường thuế” khét tiếng và đã xuất hiện trong vụ rò rỉ Hồ sơ Panama gây chấn động thế giới vừa qua. Ngoài ra, Mỹ còn nợ Bermuda, một “thiên đường thuế” khác 63 tỉ USD.
Giới chuyên gia nhận định nợ công Mỹ vẫn đang có chiều hướng tăng nhanh. Dù khả năng vỡ nợ hầu như bằng không, nhưng hình ảnh chiếc đồng hồ nợ công ở trung tâm New York liên tục nhảy số từng giây từng phút vẫn khiến nhiều người lo lắng.

Trong quá trình vận động tranh cử, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump nhiều lần chỉ trích chính phủ “biến quốc gia thành chúa chổm”. Ông cũng tuyên bố sẽ “tái cấu trúc” và giảm nợ công bằng những biện pháp quyết liệt như thương lượng lại với chủ nợ, mua lại trái phiếu với giá thấp trên thị trường, đánh thuế lên hàng nhập khẩu, tăng thuế đối với giới giàu có... Những tuyên bố này lập tức bị giới chuyên gia, và quan chức chỉ trích là “mơ hồ, viển vông” và sẽ gây hại cho Mỹ về kinh tế, ngoại giao...

Bí ẩn Ả Rập Xê Út
Cũng trong đợt công bố lần này, Washington đã giải đáp một trong những câu hỏi lớn nhất thế giới tài chính trong hơn 40 năm qua: Mỹ nợ Ả Rập Xê Út bao nhiêu tiền? Theo số liệu, Ả Rập Xê Út đang nắm trong tay 116,8 tỉ USD giá trị trái phiếu tính đến tháng 3.2016, đứng thứ 13 trong danh sách chủ nợ của Mỹ.

Không giống như các chủ nợ lớn khác, kể từ thập niên 1970, Bộ Tài chính Mỹ không công bố cụ thể số nợ Ả Rập Xê Út. Theo Đài RT, đây là kết quả của một thỏa thuận đặc biệt để giải quyết cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Khi đó, các thành viên Ả Rập của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cộng thêm Ai Cập và Syria cấm bán dầu cho Mỹ cùng một số đồng minh, để trả đũa việc hậu thuẫn quân sự cho Israel trong cuộc chiến Yom Kippur. Quyết định này khiến giá dầu thế giới tăng mạnh, kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Để giải quyết, Mỹ bí mật thương thảo với Ả Rập Xê Út, và cam kết giữ kín số nợ như bằng chứng cho quan hệ chiến lược gắn bó giữa hai nước. Đây cũng là một trong những điều kiện để Washington được ưu tiên tiếp cận nguồn dầu mỏ dồi dào của đồng minh.

Động thái bất ngờ của Bộ Tài chính Mỹ được các chuyên gia đánh giá là phản ánh những diễn biến xấu gần đây trong quan hệ song phương. Ả Rập Xê Út thời gian qua tỏ ra khó chịu với Mỹ về nhiều vấn đề như phương Tây cải thiện quan hệ với Iran, và tình hình Trung Đông. Đặc biệt là hồi tháng 4, Ả Rập Xê Út đe dọa sẽ bán số tài sản trị giá 750 tỉ USD ở Mỹ, bao gồm cả trái phiếu của Bộ Tài chính, nếu quốc hội Mỹ thông qua dự luật mở đường cho gia đình các nạn nhân vụ khủng bố 11.9.2001 khởi kiện chính quyền Riyadh, vốn bị nghi ngờ là có liên quan đến vụ việc.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ con số 116,8 tỉ USD. Theo CNN, Ngân hàng Trung ương Ả Rập Xê Út từng công bố đang sở hữu 587 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và 2/3 trong số này là USD. Nhiều nhà phân tích cho rằng có thể số nợ thật lớn hơn rất nhiều nhưng được phân tán qua các quỹ ký thác ở nhiều quốc gia hoặc vẫn chưa được bạch hóa hoàn toàn vì lý do chính trị. “Chính trị lúc nào cũng đầy bí mật và tài chính cũng vậy”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia David Ottoway thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson (Mỹ) nói.

Thụy Miên
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#15
Xe chở Tổng thống Obama đã có mặt ở Hà Nội

TTO - Nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết lúc 1g và 1g30 sáng 20-5, hai máy bay vận tải Boeing C-17 Globemaster III đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội).


Đội xe được cho là đưa từ Mỹ sang để phục vụ cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama - Ảnh: Quang Thế.
Một máy bay chở theo hai ô tô dùng chở Tổng thống Obama, máy bay kia chở theo rất nhiều hàng hóa, đồ dùng phục vụ chuyến thăm VN của tổng thống Mỹ. Cả hai máy bay này chỉ ở lại sân bay Nội Bài trong thời gian ngắn.

Trước đó trưa 19-5, một máy bay vận tải C-17 đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chở theo máy bay trực thăng Marine One, và nhiều hàng hóa thiết bị. Chiếc Marine One thứ nhất đã được không quân Mỹ đưa đến sân bay quốc tế Nội Bài sáng 18-5.

Khi đội xe được đưa về một khách sạn cao cấp trên đường Đỗ Đức Dục (Hà Nội), an ninh đã thắt chặt tại đây. Trong đội xe, ngoài hai chiếc xe “khủng” còn có rất nhiều xe làm nhiệm vụ dẫn đoàn, ngụy trang, hỗ trợ...

Cơ quan chức năng thông báo miệng: “Cấm chụp ảnh, quay phim” xe được cho là phục vụ đoàn Tổng thống Obama. Chiều 20-5, khu vực sảnh chính của khách sạn trên đã được nhân viên an ninh căng dây đảm bảo an toàn. Có rất nhiều nhân viên an ninh của VN và Mỹ, đang làm nhiệm vụ tại đây.

Dường như mọi người ra vào khách sạn đều phải qua sự “kiểm soát” của nhân viên an ninh. Không chỉ ở trong khách sạn mà bên ngoài khuôn viên, trên đường Đỗ Đức Dục cũng có rất nhiều lực lượng đang làm nhiệm vụ.

Những người dân sống gần khách sạn này cho biết cách đây vài ngày họ đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hạn chế tiếng ồn. “Họ đến dặn mấy hôm nữa có người quan trọng tới khách sạn nên phải chấp hành mọi quy định kinh doanh, không được tụ tập đông người” - một chủ quán cho hay.

Tổng thống Obama có thể thăm chùa Ngọc Hoàng
Nguồn tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM cho hay dự kiến chiều 24-5 sau khi vào TP.HCM, Tổng thống Obama có thể sẽ ghé thăm chùa Ngọc Hoàng (hay còn được gọi là Phước Hải Tự hoặc chùa Đa Kao) ở 73 Mai Thị Lựu, Q.1.

Đại diện an ninh Mỹ, và VN đã đến chùa khảo sát công tác bảo vệ an ninh. Dự kiến trong thời gian tổng thống ghé thăm, chùa sẽ tạm thời không đón khách tham quan, và phật tử.

Theo Tổng cục Du lịch VN, chùa Ngọc Hoàng được xây dựng trong giai đoạn 1892-1900 trên diện tích 2.300m². Năm 1984, chùa được đổi tên thành Phước Hải Tự.

Chùa Ngọc Hoàng được xem là ngôi chùa duy nhất ở VN có những bức tượng cổ bằng giấy bồi mô tả sinh động cuộc họp mặt của các chư vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.

Lê Nam - Quang Thế
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#16
Báo Mỹ nhận định vì sao Việt Nam và Mỹ là bạn tốt của nhau

TT - Với tựa đề Vì sao Việt Nam và Mỹ là bạn tốt của nhau hơn bạn nghĩ, báo Chicago Tribune có bài xã luận nêu bật những lý do thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 nước nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.


Ông Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ thứ 3 thăm Việt Nam kể từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao - Ảnh: Reuters.

Bài viết đăng ngày 19.5 nhận định Việt Nam đang là một đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ ở châu Á với nhà máy Nike đặt ở đây, McDonald’s cũng đã mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam cách đây 2 năm.

Nhưng theo Chicago Tribune, thương mại là mối quan hệ dễ tạo lập dẫu giữa 2 cựu thù. Cái đáng nói hơn là Việt Nam, và Mỹ đang nhận thấy cần phải thắt chặt quan hệ quân sự. Việt Nam muốn Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí, từ đó Việt Nam có thể mua máy bay, và các thiết bị quân sự khác từ Mỹ. Trong những ngày qua, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama đã rộ nhiều thông tin về việc Mỹ có thể làm điều này.

Hải quân Mỹ cũng có yêu cầu riêng của mình: được tiếp cận thường xuyên vào cảng Cam Ranh. Với Mỹ, cảng Cam Ranh là một địa danh rất quen thuộc bởi trong thời chiến, nó đóng một vai trò quan trọng với quân đội Mỹ. Đó từng là một trung tâm hậu cần then chốt, một căn cứ chiến lược cho máy bay chiến đấu và một địa điểm chính chữa trị lính Mỹ bị thương. Đó là chuyện trước đây.

Còn bây giờ, Việt Nam và Mỹ, có lý do quan trọng để hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng: cả 2 đều lo ngại trước mối đe dọa từ Trung Quốc, theo Chicago Tribune. Giữa lúc Trung Quốc đang tác oai tác quái ở ở Thái Bình Dương, Mỹ có nhiệm vụ phải phô trương sức mạnh để duy trì hòa bình.

Cùng với một số quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam cần Mỹ trong vai trò gìn giữ hòa bình, và bảo vệ.

Năm ngoái, Trung Quốc đã khiến cho các nước láng giềng thêm phần lo lắng, khi đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở Trường Sa như xây dựng đảo nhân tạo, biến nhiều nơi thành các tiền đồn quân sự, và tuần tra ở các vùng biển giữa Việt Nam, và Philippines như thể phần lớn vùng biển đó là của mình.

Hẳn không phải là thế. Mỹ đã thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc bằng cách cho tàu chiến, và máy bay qua khu vực này. Mới vừa qua, Trung Quốc đã phải tung máy bay chiến đấu đến bay cản một máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ.

Cuộc tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia và không dễ giải quyết. Nhưng Washington cần phải chặn Bắc Kinh chiếm quyền ở đó.

Mỹ cũng đã thắt chặt quan hệ quân sự với Philippines, một nước khác có quan hệ lịch sử với Mỹ, và nghi ngại Trung Quốc. Thắt chặt quan hệ với Việt Nam, và Philippines là bằng chứng rõ ràng trong cam kết của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương, và các tuyến đường biển quan trọng ở đó. Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra và các thiết bị khác trong bối cảnh Vịnh Cam Ranh là nơi neo đậu dễ dàng nằm gần Trường Sa.

Báo Chicago Tribune cũng đề cập đến một số bất đồng giữa Việt Nam, và Mỹ nhưng kết luận rằng Mỹ không thể ngó lơ trước mối đe dọa từ Trung Quốc cũng như các lợi ích chung ngày càng lớn với Việt Nam. Lịch sử là bất biến nhưng thời gian không đứng yên một chỗ!

Kiều Oanh
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#17
Chuyến thăm của Tổng thống Obama rất thành công

TT - Chiều 25-5, ngay sau khi tiễn Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Mỹ, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Obama đã rất thành công.


Ông Obama vẫy chào tạm biệt trước khi rời Việt Nam - Ảnh: Phi Ngô.
Thành công với khách, và cả với nước chủ nhà. Bằng chứng là hai bên đã ra tuyên bố chung nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện theo hướng thực chất, hiệu quả, bền vững vì lợi ích hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực, và trên thế giới.

Theo ông Ngọc, Tổng thống Obama đã khẳng định dù chính quyền mới ở Mỹ là của đảng nào, chính sách với Việt Nam sẽ được tiếp tục. Đặc biệt, hai bên đã nhất trí cao lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm của quan hệ hai nước trong thời gian tới.

* Báo chí quốc tế cũng đã có nhiều bài bình luận, phân tích về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama. Tờ Guardian nhận định chuyến thăm Việt Nam là cơ hội tốt để tô đậm thêm hai chủ đề bao trùm mà ông Obama luôn đặt vào trung tâm trong chính sách ngoại giao của mình: sẵn sàng lật sang trang mới từ những di sản buồn của quá khứ, và tập trung cho những ưu tiên chiến lược tái cân bằng của Mỹ hướng về châu Á.

Tờ Thời Báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài bình luận “Chuyến thăm Hà Nội của ông Obama củng cố thêm chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ”.

Theo đó, tờ báo nói rằng chuyện ông Obama tuyên bố việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc rõ ràng là “một lời nói dối rất rẻ tiền”. Vì Thời Báo Hoàn Cầu cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm đó rõ ràng cho thấy những căng thẳng chiến lược trầm trọng hơn giữa Washington, và Bắc Kinh.

Tờ China Daily, nhật báo của Trung Quốc, cũng đồng quan điểm với Thời Báo Hoàn Cầu khi cảnh báo cả Mỹ và Việt Nam không được gây ra tình huống căng thẳng cho khu vực. Tờ báo này nêu ra những nghi ngại về việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sẽ “cản trở sự phát triển của Trung Quốc”.

Sau khi khẳng định “Việt Nam đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách tái cân bằng của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, tờ báo này chỉ ra ba điểm trọng tâm trong chính sách với Việt Nam của Nhà Trắng là tư tưởng, an ninh, kinh tế và thương mại với mục đích cuối cùng là củng cố vị trí thống lĩnh của Mỹ trong khu vực này.

Tuy nhiên theo báo Russia Today (Nga), những lời lẽ trên báo chí Trung Quốc lại rất khác xa với những phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi cho biết về phản ứng của nước này trước việc Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bà Hoa nói: “Là một quốc gia láng giềng, chúng tôi rất vui mừng khi thấy Việt Nam gây dựng được các quan hệ hợp tác bình thường, và hữu nghị với tất cả các quốc gia khác, trong đó có Mỹ. Chúng tôi hi vọng những quan hệ bình thường và hữu nghị này sẽ tạo nên sự ổn định và phát triển trong khu vực”.

L.Thanh - D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#18
Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe bắt tay về Biển Đông

TT - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay, 26-5, đã có cuộc hội đàm riêng về những căng thẳng tại Biển Đông.


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
- Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy sự liên minh chặt chẽ giữa hai quốc gia trong bối cảnh đối mặt với các động thái gia tăng căng thẳng trên biển của Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo chung, ông Abe khẳng định các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông cần được đưa ra trên cơ sở “phù hợp luật pháp quốc tế” chứ không phải thông qua “đe dọa” hay “những thay đổi đơn phương với hiện trạng”.

Cùng đó, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi rất mong muốn được thấy một nghị quyết hòa bình cho những tranh chấp này. Điều ngăn cản việc có được nghị quyết đó không phải là bất cứ việc gì mà chúng tôi đang tiến hành”.

Ý ông Obama muốn phản bác lại quan điểm Bắc Kinh luôn cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào các vấn đề Biển Đông.

Tổng thống Mỹ khẳng định việc giải quyết những tranh chấp xung đột hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc.

Có vẻ như cả ông Abe lẫn ông Obama đều cảm thấy các thành viên của Liên minh châu Âu trong nhóm G7 chưa thực sự quan ngại về tình hình Biển Đông, hoặc còn lấn cấn trong việc bày tỏ thái độ khi Trung Quốc là bạn hàng lớn và quan trọng với họ.

Do đó, bằng cách đẩy vấn đề này lên ngay trước các phiên nghị sự chính thức của G7, Nhật Bản và Mỹ mong muốn các thành viên khác sẽ sẵn sàng hơn với nội dung này.

Theo các nguồn tin ngoại giao từ Mỹ và Trung Quốc của Nikkei, Bắc Kinh lo ngại các nhà lãnh đạo G7 sẽ bày tỏ lập trường cứng rắn về các động thái của họ ở Biển Đông trong tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.

Vì lẽ đó, Trung Quốc đã kín đáo vận động Ý và các thành viên G7 khác có nhiều quan tâm tới các khoản đầu tư của Trung Quốc giúp họ ngăn cản việc Nhật Bản, và Mỹ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự.

Tuy nhiên nguồn tin của Nikkei cũng nói cả ông Abe lẫn ông Obama dường như đều bỏ qua các áp lực vận động hành lang đó.

D.Kim Thoa
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#19
Các tổng thống Mỹ sống ra sao sau khi mãn nhiệm?

TN - Theo luật Mỹ, ngoài lương hưu chỉ khoảng 200.000 USD/năm cùng sự bảo vệ trọn đời từ Cơ quan Mật vụ, những cựu tổng thống sau khi rời chiếc ghế quyền lực không được hưởng bất cứ quyền lợi nào khác.

Mẩu quảng cáo cho buổi diễn thuyết đầu tiên của ông George W.Bush sau khi rời Nhà Trắng - The Telegraph.

Thông tin Tổng thống Barack Obama sau khi rời Nhà Trắng có thể sẽ phải thuê một căn biệt thự nếu muốn tiếp tục ở lại Washington D.C cho đến khi con gái út tốt nghiệp trung học vào năm 2018, khiến nhiều người thắc mắc: vậy các tổng thống Mỹ được hưởng đặc quyền gì, và sống ra sao sau khi mãn nhiệm?

Theo luật Mỹ, ngoài lương hưu chỉ khoảng 200.000 USD/năm cùng sự bảo vệ trọn đời từ Cơ quan Mật vụ, những cựu tổng thống sau khi rời chiếc ghế quyền lực không được hưởng bất cứ quyền lợi nào khác. Thậm chí, họ còn không có quyền giữ lại những món quà giá trị cao được tặng trong thời gian tại vị mà nếu muốn thì phải bỏ tiền túi ra mua theo giá thị trường.

Thật ra trước đây thì các cựu tổng thống và gia đình cũng chỉ được mật vụ bảo vệ trong vòng 10 năm kể từ khi rời nhiệm sở. Tuy nhiên, đến năm 2012, Tổng thống Barack Obama ký thành luật bãi bỏ giới hạn 10 năm, và cung cấp sự bảo vệ trọn đời đối với mọi cựu tổng thống, cựu đệ nhất phu nhân/phu quân và con cái dưới 16 tuổi, theo tờ The Washington Post.

Chính vì thế, không như lãnh đạo nhiều nước khác, các cựu chủ nhân Nhà Trắng vẫn hoạt động hết sức tích cực trong nhiều ngành nghề khác nhau chứ không an nhiên vui thú điền viên.

Ông Obama sẽ đi dạy học?
Tổng thống Obama sẽ chính thức mãn nhiệm vào tháng 1.2017. Ông từng cho biết ý định sẽ tiếp tục ở lại thủ đô Washington cho đến khi con gái út tốt nghiệp trung học vào năm 2018. Tờ The New York Times dẫn nguồn tin riêng tiết lộ gia đình Obama có thể sẽ chuyển đến sống tại một căn biệt thự thuê tại khu Kalorama, cách Nhà Trắng không xa. Theo nhiều trang web về bất động sản, căn biệt thự rộng 762 m2 này trị giá khoảng 6 triệu USD với tiền thuê tầm 22.000 USD/tháng.

Do đó, để có thể trang trải tại một nơi đắt đỏ như thủ đô, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng ông Obama sẽ làm những công việc sở trường như viết lách hoặc hùng biện... Có thể sắp tới, ông sẽ tập trung viết hồi ký, công việc mang lại thu nhập khả quan cho các cựu tổng thống.

“Viết hồi ký luôn là cách kiếm tiền có thể chấp nhận được của các vị tổng thống”, nhà sử học Mark Updegrove, Giám đốc thư viện Tổng thống Lyndon B.Johnson cho hay.

Cũng có dấu hiệu ông Obama sẽ trở lại với công việc giảng dạy tại những trường ông từng học như Đại học Columbia, Đại học Harvard hoặc Đại học Chicago, nơi ông đứng lớp giai đoạn 1992 - 2004. “Tôi thích dạy học. Tôi nhớ lớp học và những khoảnh khắc ở bên sinh viên”, ông Obama từng kể trên tờ The New Yorker. Tài hùng biện nổi tiếng thế giới cũng có thể giúp tổng thống dấn thân vào con đường diễn thuyết, nghề hái ra tiền của không ít người tiền nhiệm.

Vất vả mưu sinh
Các tổng thống thời kỳ đầu của Mỹ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống sau khi rời Nhà Trắng vì khi đó, họ không có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mới.

Theo trang Seeker.com, Tổng thống thứ ba Thomas Jefferson, một trong những bậc quốc phụ của Mỹ, và là người soạn thảo Hiến pháp, đã làm cùng lúc nhiều công việc. Ông mở trường Đại học Virginia tại thành phố Charlottesville và vừa viết sách vừa làm... nông dân. Tuy vậy, cựu chủ nhân Nhà Trắng vẫn sống trong nghèo khó và nợ nần. Thời điểm Tổng thống Jefferson qua đời vào ngày 4.7.1826, số nợ của ông đã lên đến khoảng 107.000 USD, ước tính vào tầm 1 - 2 triệu USD theo thời giá hiện nay.

Tương tự, Tổng thống thứ bảy Andrew Jackson sau khi rời Nhà Trắng cũng quay về quê làm nông, và những năm cuối đời, ông đã phải vay tiền để giữ đồn điền hoạt động, theo trang Knowsouthernhistory.net.

Tổng thống Ulysses S.Grant, người hùng của quân miền bắc trong Nội chiến, thì gặp thất bại liên tục trong kinh doanh và lâm vào cảnh khánh kiệt. Để trang trải chi phí cho gia đình, ông bắt đầu viết cho tạp chí Century và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Sau đó, ông chuyển sang viết hồi ký, và số tiền nhuận bút từ quyển Personal Memoirs of Ulysses S.Grant đã giúp ông vượt qua những ngày gian khó.

Đến thời hiện đại thì viết sách, và diễn thuyết trở thành công cụ kiếm tiền hữu hiệu cho các cựu tổng thống. Vào thời điểm ngay trước khi mãn nhiệm, Tổng thống Bill Clinton từng tiết lộ “không có tài sản gì ngoài khoản tiết kiệm bằng 10% thu nhập trong 8 năm”. Ngoài ra, khi đó ông còn đang nợ gần 12 triệu USD do những rắc rối pháp lý, theo The Washington Post. Do đó, sau khi giã từ Nhà Trắng, ông Clinton làm việc rất năng nổ. Ông nhận trước 15 triệu USD cho cuốn hồi ký My life, và đến nay được cho là đã bỏ túi hơn 100 triệu USD nhờ các buổi diễn thuyết trên khắp thế giới.

Tương tự, người kế nhiệm George W.Bush dành thời gian viết sách và cuốn hồi ký Decision Points của ông xuất bản hồi năm 2010 đã rất ăn khách, với hơn 2 triệu bản được bán trong vòng chưa tới 2 tháng sau khi phát hành. Ông Bush cũng đi diễn thuyết khắp nơi để tăng thu nhập và nhận từ 100.000 - 150.000 USD/lần, theo tờ The Daily Beast. David Sherzer, phát ngôn viên của cựu tổng thống cho biết kể từ khi rời nhiệm sở đến tháng 5.2011, ông có khoảng 140 bài diễn thuyết có thù lao, cả trong và ngoài nước, mang về chừng 15 triệu USD.

Vì cộng đồng
Kiếm sống không phải là mục đích làm việc duy nhất của nhiều cựu tổng thống Mỹ. Bằng ảnh hưởng, và uy tín của mình, họ thành lập các tổ chức, quỹ hỗ trợ để giúp giải quyết những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng trong nước lẫn thế giới và dành một phần thu nhập để làm ngân sách hoạt động. Tổng thống Jimmy Carter dùng phần lớn lợi nhuận từ viết sách để thành lập Trung tâm Carter với mục tiêu thúc đẩy nhân quyền, chống đói nghèo, xung đột và áp bức.

Ông đã hoạt động không ngừng nghỉ trong các hoạt động cứu trợ trên toàn cầu, và với vai trò trung gian hòa giải, thúc đẩy hòa bình trong các vấn đề Trung Đông, Haiti và CHDCND Triều Tiên, ông Carter được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 2002.

Tương tự, Tổng thống Clinton rất năng nổ tham gia hoạt động xã hội, từ thiện. Ông lập quỹ giúp chống AIDS tại châu Phi, tích cực hoạt động về chống biến đổi khí hậu, và quảng bá những tiến bộ trong chăm sóc y tế toàn cầu cũng như hoạt động cứu trợ sau thảm họa. Tổng thống George W.Bush dùng tài diễn thuyết huy động cho quỹ mang tên mình để hỗ trợ y tế tại nhiều nước, cải cách giáo dục, và cuộc chiến chống bệnh ung thư tại châu Phi, nơi ông nhiều lần đến thăm sau khi mãn nhiệm.

Từ đó, giới quan sát nhận định ông Obama chắc chắn cũng sẽ dấn thân vào con đường vì cộng đồng, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến giáo dục, và hỗ trợ giới trẻ tại những khu vực còn khó khăn.

Danh Toại
 
Chỉnh sửa cuối:

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#20
Nữ cố vấn gốc Việt hàng đầu ở Nhà Trắng

TN - Người góp phần quan trọng trong chính sách đối với Đông Nam Á nói riêng và chiến lược xoay trục nói chung của Tổng thống Obama là một nữ cố vấn gốc Việt.

Elizabeth Phú (ngồi trong cùng, hàng ghế bên trái) tham dự một cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld và Phó thủ tướng Singapore Tony Tan năm 2004 - Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Chúng tôi trông cậy vào cô ấy trong mọi thành quả chính sách phi thường mà chúng tôi đã thực hiện được trong vài năm qua”. Đó là những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về bà Elizabeth Phú tại buổi nói chuyện với 800 thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) trưa 25.5 ở TP.HCM.

Gọi bà bằng tên thân mật Liz một cách trìu mến, ông khẳng định: “Sau nhiều năm học hành và phấn đấu, Liz - một người Mỹ gốc Việt đáng tự hào - rốt cuộc đã trở thành một trong những cố vấn hàng đầu của tôi về châu Á trong Nhà Trắng”.

Thật vậy, trong gần 10 năm giữ cương vị ủy viên Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng, Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á, bà Phú đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và hỗ trợ chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt là đối với khu vực chiến lược Đông Nam Á.

10 chỉ vàng và 20 USD
10 chỉ vàng! Cái giá mà bọn hải tặc đưa ra để kéo con thuyền ọp ẹp chở hơn 250 người Việt Nam vào bờ biển Malaysia. Frank Phú biết rằng đó là con đường duy nhất để bảo toàn mạng sống cho vợ, và đứa con gái chập chững. Ông vận động những người trên thuyền gom góp cho đủ số, bỏ vào một túi nhỏ rồi ngậm chặt bơi sang tàu hải tặc. Nhờ vậy, thuyền của họ được chúng kéo đến gần đảo Pulau Penang. Sau thời gian sống trong một khu trại của chính quyền, cả gia đình cuối cùng cũng đã đặt chân lên đất California vào năm 1979, khi Elizabeth Phú chưa tròn 4 tuổi.

Đó là câu chuyện về hành trình đến Mỹ của một trong những phụ nữ thành công nhất cộng đồng người Việt tại nước này được thuật lại trên tờ Los Angeles Times. Và như lời Tổng thống Obama kể với các bạn trẻ Việt Nam: “Chỉ với 20 USD trong túi, cha mẹ Liz bắt đầu xây dựng một cuộc đời mới ở California. Họ dạy con cái về tầm quan trọng của giáo dục”.

Chính nghị lực của cha mẹ, nỗ lực của bản thân và sự thấu hiểu về tầm quan trọng của giáo dục mà bà Phú xây dựng được một sự nghiệp đầy thành quả. Theo trang Linkdln, bà lấy bằng cử nhân khoa học chính trị tại ngôi trường UC Berkeley danh tiếng vào năm 1997 rồi tiếp tục tốt nghiệp cao học chuyên ngành quan hệ quốc tế Thái Bình Dương tại UC San Diego.

Năm 2002, Elizabeth Phú bắt đầu làm việc tại Bộ Quốc phòng trong cương vị trợ lý chính sách về các vấn đề giữa NATO với Nga và Ukraine. Trong giai đoạn 2003 - 2004, dù không thể so được với những chiến lược gia lão làng của Lầu Năm Góc về kinh nghiệm, nhưng khả năng và sự hiểu biết về châu Á - Thái Bình Dương của bà Phú giúp bà liên tục được bổ nhiệm vào những vị trí cao như Giám đốc các vấn đề Đông Nam Á phụ trách phát triển nhiều chương trình hợp tác an ninh - quân sự quan trọng của Mỹ với Singapore, Philippines và Úc, Trợ lý chính sách chống phổ biến vũ khí…

Năm 2007, bà Phú chuyển sang làm việc trong Hội đồng An ninh quốc gia trong cương vị Giám đốc khu vực Đông Nam Á. Theo mô tả trên Linkdln, bà chịu trách nhiệm phác thảo chính sách về quan hệ với ASEAN và từng thành viên nói riêng, điều phối hoạt động và phản ứng của Mỹ về ngoại giao, quân sự, kinh tế… trước các sự kiện trong khu vực. Elizabeth Phú được đánh giá là có đóng góp vào sự hỗ trợ của Mỹ cho quá trình cải cách, chuyển biến dân chủ thành công ở Myanmar những năm qua.

Năm 2009, dù chỉ có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong chính phủ nhưng bà Phú đã được chọn đi tu nghiệp tại Trường Dwight D.Eisenhower về tiềm lực và chiến lược an ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng. Đây là ngôi trường chuyên đào tạo sĩ quan cấp cao, và những quan chức dân sự làm việc về chiến lược với định hướng cơ cấu trở thành lãnh đạo cấp cao trong tương lai. Hoàn thành khóa tu nghiệp năm 2010, Elizabeth Phú quay trở lại Lầu Năm Góc giữ trọng trách Giám đốc về các mối đe dọa toàn cầu.

“Nhân viên giỏi nhất”
Năm 2013, thời điểm Mỹ đẩy mạnh chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương, Elizabeth Phú một lần nữa được “vời” về Nhà Trắng. Hiểu biết, kinh nghiệm của bà về an ninh, chiến lược và Đông Nam Á trở thành một “tài sản” quý giá, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực để ứng phó tình hình an ninh ngày càng biến động. Cùng các đồng sự, bà chịu trách nhiệm tham mưu cho tổng thống về tác động kinh tế, chính trị và diễn biến an ninh của những quốc gia Đông Nam Á đến chính sách của Mỹ, trong đó có thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Bà còn tham gia chuẩn bị, dàn xếp nội dung nghị sự về chính trị, quốc phòng và kinh tế cho các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama với lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, theo Linkdln. Đặc biệt, bà Phú đứng đầu việc soạn thảo chương trình hỗ trợ tăng cường năng lực hàng hải của Mỹ cho một số nước ASEAN, bao gồm Việt Nam, được Nhà Trắng công bố cuối năm 2015.

Là một trong những người đóng góp vào quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm thành công tốt đẹp của Tổng thống Obama đến Việt Nam vừa qua, Elizabeth Phú liên tục cập nhật, quảng bá trên trang cá nhân về những điểm mốc của chuyến thăm được đánh giá là làm bền chặt hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.

Ngày 24.5, bà viết trên Twitter: “Chúc mừng một tuyên bố chung mạnh mẽ, Hội đồng An ninh quốc gia về châu Á! Nền tảng lớn để tiến tới sự hợp tác thực thụ” về tuyên bố chung sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama. Sau đó, bà tiếp tục viết về sự ủng hộ lưỡng đảng đối với quan hệ Việt Nam - Mỹ và “màn diễn” thú vị của ông Obama cùng ca sĩ Suboi.

Mới đây, bà Phú đăng lại bức ảnh gây sốt về bữa tối bún chả của ông Obama, và đầu bếp Anthony Bourdain tại Hà Nội cùng lời bình về “chuyến thăm tuyệt vời của tổng thống”. Cũng không lạ khi em gái bà Phú là Jenny Phú từng tự hào viết trên Facebook: “Tổng thống Obama nói với gia đình tôi rằng chị gái tôi Elizabeth Phú là một trong những nhân viên giỏi nhất của ông”.

Gần 15 năm phục vụ tại Nhà Trắng và Lầu Năm Góc qua 2 đời tổng thống George W.Bush và Obama, Elizabeth Phú đã góp phần phát triển, và đàm phán các thỏa thuận quốc tế có tác động đến an ninh quốc gia về lâu dài và nhiều lần được vinh danh bằng các giải thưởng như 2 huân chương dành cho nhân viên nhân sự xuất sắc của Bộ Quốc phòng, giải thưởng xuất sắc của Hội đồng An ninh quốc gia.

Theo trang Facebook cá nhân của Elizabeth Phú, bà kết hôn với ông Andrew Ridenour, làm việc tại Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn của chính phủ Mỹ, vào năm 2011, và hiện 2 người có 1 con trai gần 4 tuổi.

Bước tiến tất yếu
Đó là nhận xét của các chuyên gia quốc tế liên quan đến những kết quả sau chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhận định với Thanh Niên, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc Peter Jennings cho rằng việc thắt chặt quan hệ Việt - Mỹ vào thời điểm này là hoàn toàn hợp lý. Về phía Mỹ, dưới thời ông Obama, nước này đã khẳng định rõ chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Việt Nam là một cửa ngõ quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, và thời gian qua không ngừng nâng cao quan hệ với nhiều đối tác, bao gồm hầu hết các đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản và Úc. Việc tăng cường quan hệ Việt - Mỹ còn mở ra cho hai bên nhiều cơ hội hợp tác nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực. Ông cũng đánh giá cao việc chính phủ Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đóng vai trò như dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao quan hệ song phương.

GS James Holmes, thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, thì cho rằng trước mắt hai bên có thể tăng cường hợp tác trong việc đảm bảo ổn định cho vùng biển trong khu vực. Mỹ có thể sử dụng các dịch vụ hậu cần ở Cam Ranh khi phối hợp các hoạt động hàng hải chung giữa hai phía.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Koh Swee Lean Collin, chuyên gia quân sự của Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), nhận xét thông cáo chung đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama thể hiện nhiều triển vọng hợp tác trong các vấn đề như Sáng kiến an ninh hàng hải (MSI) vốn rất cần thiết hiện nay. Ông Koh kỳ vọng sẽ có một sự tương tác hải quân sâu rộng giữa Việt Nam, và Mỹ trong thời gian tới.

Trọng Kha
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.