[Hồ sơ F3] Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Status
Không mở trả lời sau này.

truonghai

Thành viên tích cực
#1
Số là em vừa đc người bảo lãnh tại Mỹ thông báo 1 tin cực kỳ quan trọng .
Đó là sự ra đời của 1 dự luật mới :

Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín Phán Rằng Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) Ðược Chuyển Ðổi Và Giữ Ngày Ưu Tiên Cho Những Người Ðược Bảo Lãnh Quá Tuổi

Điều này rất quan trọng đối với những ai có con rớt lại vì quá tuổi CSPA ( trong đó có mềnh:24::)) )

Đây sẻ là 1 niềm kích lệ và động viên rất lớn cho những gia đình và những bạn trẻ quá tuổi không theo đc với gia đình

http://rmiodp.com/D_1-2_2-61_4-603_5..._list_bookmark

Tin Ðặc Biệt Cho Những Gia Ðình Bảo Lãnh Con Lớn Tuổi Ở Việt Nam. Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em Thắng Lớn
(10/02/2012 09:14 PM) (Xem: 9354)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.


Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín Phán Rằng Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) Ðược Chuyển Ðổi Và Giữ Ngày Ưu Tiên Cho Những Người Ðược Bảo Lãnh Quá Tuổi

Hầu như chúng ta đều quen thuộc với tình trạng như sau: Một công dân Mỹ bảo lãnh cho con đã lập gia đình hoặc bảo lãnh anh-chị-em đã có gia đình trong các diện F3 và F4. Một số trẻ em trong những gia đình này đã hơn 21 tuổi và không hội đủ tiêu chuẩn của Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Ðạo Luật Child Status Protection Act). Trong trường hợp này, cha mẹ phải để những đứa con đã quá tuổi ở lại Việt Nam và đến Hoa Kỳ trước. Sau đó, họ nộp đơn bảo lãnh mới cho những người con này theo diện F2B. Thời gian chờ đợi của diện bảo lãnh F2B có thể hơn 5 năm.

Tuy nhiên, trong tuần qua, Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín phán rằng khi cha mẹ ở Hoa Kỳ nộp đơn bảo lãnh mới theo diện F2B, đơn bảo lãnh này được giữ lại ngày ưu tiên của đơn bảo lãnh nguyên thủy trước đã được nộp để bảo lãnh cha mẹ của những trẻ em này. Nói cách khác, đơn bảo lãnh mới theo diện F2B sẽ không có thời gian chờ đợi nữa. Ngày ưu tiên của diện F2B sẽ được chuyển sang ngày ưu tiên trước đây của hồ sơ bảo lãnh cha mẹ.

Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tất cả những hồ sơ bảo lãnh diện F2B đang được cứu xét và sẽ được bảo lãnh trong tương lai của những người bảo lãnh cư ngụ trong phạm vi của Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín, bao gồm các tiểu bang California, Arizona, Nevada, Oregon, Idaho, Montana, Washington và Alaska. Một quyết định tương tự năm 2011 đã áp dụng trong phạm vi của Tòa Án Rộng Quyền Thứ Năm, bao gồm những tiểu bang Texas, Louisiana và Mississppi. Vì thế, phán quyết này sẽ mang lại lợi ích cho những cư dân của California và Texas, hai nơi có những cộng đồng di dân lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín phán rằng sự chuyển đổi tự động và giữ lại ngày ưu tiên của Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em đương nhiên áp dụng cho tất cả những người được bảo lãnh trong những đơn bảo lãnh diện gia đình.

Ðiều có thể xảy ra là Sở di trú sẽ yêu vấn đề này phải có ý kiến của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, nhưng có lẽ khó thể xảy ra. Vùng phạm vi của hai Tòa Án Rộng Quyền Thứ Năm và Thứ Chín có hàng triệu người di dân và điều này có nghĩa là có hàng triệu cử tri sẽ đi bầu cử. Các dân biểu chắc chắn sẽ ủng hộ quyết định của hai tòa án rộng quyền kể trên.

Trong một vấn đề liên hệ khác, văn phòng Robert Mullins International đã kiểm lại số lượng chiếu khán (visa) diện bảo lãnh gia đình mới đây đã được Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn cấp phát. Chúng tôi thấy rằng khoảng 17.500 chiếu khán di dân có thứ tư ưu tiên được cấp năm 2011 và số chiếu khán loại này còn dư khoảng 8.000 dành cho Việt Nam. Vì thế, chúng tôi tin rằng số chiếu khán đang có sẵn để cấp phát.

Với phán quyết mới của Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín và với số chiếu khán đang có sẵn, chúng tôi rất muốn góp ý rằng những người bảo lãnh nên nghĩ đến việc nộp đơn bảo lãnh như hình thức đầu tư để cải tiến thế hệ trong tương lai. Bảo lãnh theo diện F3 và F4 có thể hơi lâu một chút, nhưng các gia đình có thể yên tâm là những trẻ em trên 21 tuổi sẽ không phải chờ đợi lâu khi được bảo lãnh.

Hỏi Ðáp Di Trú

- Hỏi 1: Ðến khi nào Sở di trú sẽ áp dụng quyết định của Tòa Án Mở Rộng Thứ Chín?

- Ðáp 1: Hầu hết những sự thay đổi về điều luật và tiến trình giải quyết của Sở di trú đòi hỏi ít nhất sáu tháng để hoàn chỉnh.

- Hỏi 2: Tôi vừa đến Hoa Kỳ với chiếu khán diện F3. Con trai tôi không đủ hợp lệ theo Ðạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, vì thế cháu vẫn còn ở Việt Nam. Tôi nên nộp đơn bảo lãnh con theo diện bảo lãnh F2B ngay bây giờ hay đợi cho đến khi Sở di trú thay đổi tiến trình duyệt xét đơn bảo lãnh theo phán quyết của Tòa Án Rộng Quyền Thứ Chín?

- Ðáp 2: Ðiều tốt nhất là nên bảo lãnh ngay bây giờ. Phán quyết này sẽ tự động chuyển đổi để cho phép con trai của qúy vị được giữ ngày ưu tiên theo đơn bảo lãnh cũ diện F3.

-Hỏi 3: Ngày ưu tiên hồi tố có thời gian giới hạn nộp đơn xin hay không?

-Đáp 3: Khi luật mới được ban hành, nó sẽ trở thành luật cố định và không có ngày hết hạn

-Hỏi 4: Nếu người cha/mẹ đợi nhập tịch Mỹ rồi mới lập hồ sơ bảo lãnh cho con độc thân, liệu hồ sơ loại này có được hưởng quy chế ngày ưu tiên hồi tố hay không?

Đáp 4: Luật mới áp dụng cho tất cả diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình phải chờ chiếu khán hiệu lực, nên diện cha mẹ là công dân Hoa Kỳ hay là thường trú bảo lãnh cho con độc thân đều có một sự ưu tiên duyệt xét như nhau

Hỏi 5: Trước đây luật tương tự đã ban hành cho tòa án rộng quyền thứ 5 bao gồm Texas, Louisiana và Mississppi, bây giờ là tòa án rộng quyền thứ 9, bao gồm các tiểu bang California, Arizona, Nevada, Oregon, Idaho, Montana, Washington và Alaska luật này có áp dụng đồng loạt cho người thụ hưởng đang ở trong nước Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới không?

Đáp 5: Đúng vậy, luật mới áp dụng như nhau cho hai tòa hòa giải rộng quyền thứ 5 và thứ 9. Điều này có nghĩa là bất kể người thụ hưởng đang cư ngụ tại đâu, miễn sao là có tiêu chuẩn xin ngày tháng ưu tiên của cha mẹ, sẽ được hưởng ngày ưu tiên hồi tố của hồ sơ cha mẹ.

Hỏi 6: Nếu một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cha mẹ và anh chị em cùng lúc, nhưng cha mẹ đi trước và sau khi đến Mỹ lập hồ sơ bảo lãnh lại cho con còn ở Việtnam, trường hợp này có hưởng ngày ưu tiên của cha mẹ hay không?

Đáp 6: Không được, vì cha mẹ được cứu xét theo diện chiếu khán luôn luôn hiệu lực, nên con cái không được cùng đi theo. Do đó luật ngày ưu tiên hồi tố không áp dụng cho diện này.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.:
 

napoliti

Thành viên mới
#2
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Cho em hỏi :
Cha mẹ được bảo lãnh đã qua Mỹ con gái ở lại rồi cưới chồng sinh con, trong trường hợp này thì thế nào, vì hiện tại hồ sơ cũ bị bỏ hết và bắt làm hồ sơ mới hoàn toàn. mình có xin cứu xét được không?
Cảm ơn nhièu!
 

vuthangsi

Ban điều hành
#3
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Cho em hỏi :
Cha mẹ được bảo lãnh đã qua Mỹ con gái ở lại rồi cưới chồng sinh con, trong trường hợp này thì thế nào, vì hiện tại hồ sơ cũ bị bỏ hết và bắt làm hồ sơ mới hoàn toàn. mình có xin cứu xét được không?
Cảm ơn nhièu!
Chào bạn .
khi bạn đã lập gia đình ,cha hoặc mẹ bạn phải có quốc tịch hoa kỳ ,thỉ mới bảo lảnh cho gia đình bạn được .Không có việc cứu xét gì trong trường hợp này cả ,phải làm hồ sơ bảo lảnh mới diện F3 từ đầu .
 

Bibi Chip

Thành viên mới
#4
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Cho em hoi,

Ba me em vua phong van hom 26/11 va co dong 230usd de tinh tuoi trong lanh su quan, luc vao phong van thi ho tra loi la em khong duoc di vi da qua tuoi. (Gia dinh em nop ho so luc em 14t va bay gio em da~ 24 tuoi, nghia~ la ho so keo dai trong vong 10 nam)

Vay bay gio gia dinh em co nen tim luat su de khieu nai 1 lan nua khong? Hoac la de ba me di truoc , Va theo nhu bai viet tren thi neu ba me em di my thi bao lau sau em moi co giay moi phong van theo dang cha me bao lanh con doc than??

Em xin cam on
 

vuthangsi

Ban điều hành
#5
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Cho em hoi,

Ba me em vua phong van hom 26/11 va co dong 230usd de tinh tuoi trong lanh su quan, luc vao phong van thi ho tra loi la em khong duoc di vi da qua tuoi. (Gia dinh em nop ho so luc em 14t va bay gio em da~ 24 tuoi, nghia~ la ho so keo dai trong vong 10 nam)

Vay bay gio gia dinh em co nen tim luat su de khieu nai 1 lan nua khong? Hoac la de ba me di truoc , Va theo nhu bai viet tren thi neu ba me em di my thi bao lau sau em moi co giay moi phong van theo dang cha me bao lanh con doc than??

Em xin cam on
Chào bạn .
Bạn cần cung cấp các thông tin sau đây
1 Ngày ưu tiên hồ sơ gia đình bạn (ngày nộp đơn bảo lảnh) PRIORITY DATE.
2 Ngáy chấp thuận hồ sơ .APPROVAL DATE.
3 Ngày tháng năm sinh hiện tại của bạn .
Diển đàn sẽ tính tuổi CSPA cho bạn ,xem bạn có còn đủ tuổi để được xuất cảnh cùng gia đình hay không .
Nếu bạn còn đủ tuổi ,diển đàn sẽ hướng dẫn bước tiếp theo ,để bạn khiếu nại tuổi với LSQ.
Nếu bạn đã quá tuổi ,thì đành phải chờ ,khi cha mẹ bạn sang hoa kỳ sẽ làm bảo lảnh cho bạn theo diện F2 B.
Khi bạn đã không đủ tuổi ,thì cũng đừng thuê luật sư ,tốn tiền vô ích ,vì điều luật di trú hoa kỳ đã qui định như vậy ,không thay đổi được gì đâu .
Diện F2B ,phải giữ tình trạng độc thân ,và thời gian chờ khá lâu đó .
 

danhroi.1giacmo

Thành viên tích cực
#6
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

sau khi qua mỹ , ba mẹ bắt đầu đâm đơn cứu xét thì , người con ở việt nam phải chờ khoảng bao lâu nửa mới qua dc mỹ . tk máy đại ca nhìu:1:
 

vuthangsi

Ban điều hành
#7
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

sau khi qua mỹ , ba mẹ bắt đầu đâm đơn cứu xét thì , người con ở việt nam phải chờ khoảng bao lâu nửa mới qua dc mỹ . tk máy đại ca nhìu:1:
Thời gian chờ đợi diện F2 B khoãng từ 7 đến 8 năm .
Tại diển đàn này không có ai là đại ca đâu bạn ạ .chỉ là người đi trước hướng dẩn giúp đỡ người đi sau thôi .
lần sau post bài ,bạn nhớ viết có đầu đuôi đàng hoàng ,và không viết tắt .
khi bạn thể hiện sự trọng thị trong câu hỏi của mình ,bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị em trong diển đàn .chào bạn .
 

homhem2005

Thành viên mới
#8
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Chào các Anh Chị trong diễn đàn.
Gia đình mình mới phỏng vấn diện F4 có ngày ưu tiên là 15/03/2001 và đã thành công nhưng có 1 thành viên bị quá tuổi CSPA (Đã tính).
1/ Vậy khi sang tới Mỹ thì mình sẽ làm hồ sơ bảo lãnh liền cho người con ở lại theo diện F2B đúng không? và Thường thì thời gian chờ đợi của diện này khoảng bao lâu nếu người con đó cứ giữ tình trang độc thân?
2/ Nếu đạo luật như trên được thông qua thì có phải người con diện F2B này sẽ được lấy ngày ưu tiên 15/03/2001 là ngày ưu tiên diện F4 của gia đình không?
3/ Trước đến giờ những người con quá tuổi CSPA có thể xin nhân đạo trình bày về tình trạng đơn độc khi gia đình đi hết sang Mỹ để được cùng gia đình qua xuất cảnh chung hay không? (Nhờ luật sư chẳng hạn)
Cám ơn anh chị em đã quan tâm và trả lời giúp mình.
 

vuthangsi

Ban điều hành
#9
Ðề: Tin mừng đặc biệt cho anh chị em có con quá tuổi cspa ở diện F3 & F4

Chào các Anh Chị trong diễn đàn.
Gia đình mình mới phỏng vấn diện F4 có ngày ưu tiên là 15/03/2001 và đã thành công nhưng có 1 thành viên bị quá tuổi CSPA (Đã tính).
1/ Vậy khi sang tới Mỹ thì mình sẽ làm hồ sơ bảo lãnh liền cho người con ở lại theo diện F2B đúng không? và Thường thì thời gian chờ đợi của diện này khoảng bao lâu nếu người con đó cứ giữ tình trang độc thân?
2/ Nếu đạo luật như trên được thông qua thì có phải người con diện F2B này sẽ được lấy ngày ưu tiên 15/03/2001 là ngày ưu tiên diện F4 của gia đình không?
3/ Trước đến giờ những người con quá tuổi CSPA có thể xin nhân đạo trình bày về tình trạng đơn độc khi gia đình đi hết sang Mỹ để được cùng gia đình qua xuất cảnh chung hay không? (Nhờ luật sư chẳng hạn)
Cám ơn anh chị em đã quan tâm và trả lời giúp mình.
Chào bạn .
Trả lời bạn như sau .
câu 1 . đã trả lời ở trên .
câu 2 . đã trả lời ở trên .
câu 3 .KHÔNG có việc cứu xét nhân đạo trong trường hợp này .
 
Status
Không mở trả lời sau này.