Cộng đồng

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#1
Hàn Quốc mở lại chợ lao động cho người Việt năm 2017.

TT - Chính phủ Hàn Quốc sẽ mở lại thị trường lao động cho lao động Việt cư trú tại Hàn Quốc từ năm 2017, theo Hãng tin Yonhap ngày 15-5.


Ảnh minh họa -Nguồn: Internet

Năm 2012, Seoul ngừng cấp phép người mang quốc tịch Việt Nam làm việc tại nước này sau khi một số lượng lớn lao động Việt vẫn bất chấp visa thị thực công việc hết hạn, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc.

Theo Yonhap, Hàn Quốc điều hành một hệ thống giấy phép nhân sự, cho phép các công ty yêu cầu chính phủ cho phép sử dụng lao động nước ngoài. Các nhà chức trách có quyền cho phép hoặc từ chối yêu cầu dựa trên tính hợp lệ của yêu cầu, cũng như cân nhắc bảo hộ những thị trường lao động địa phương khác có liên quan.

Theo Yonhap, một bản ghi nhớ việc nối lại các thỏa thuận về lao động nhập cư Việt Nam sẽ đạt được tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Lao động Hàn Quốc và Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra ngày 17-5.

Hiệp định này được đưa ra khi các doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi cho việc dỡ bỏ lệnh cấm công nhân người Việt. Các doanh nghiệp địa phương khen ngợi người lao động từ các nước Đông Nam Á về khả năng thích ứng điều kiện làm việc tại địa phương và có được những kỹ năng làm việc phù hợp rất nhanh, khiến họ trở thành các nhân viên có giá trị.

Ngoài ra, Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết bước tiến đến việc dỡ bỏ lệnh cấm sau khi Hà Nội đưa ra lộ trình 2016 - 2018 quản lý tốt hơn người Việt cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.

Bên cạnh các vấn đề lao động cư trú, các bộ trưởng của hai nước sẽ bàn thảo thêm về các vấn đề hệ thống thông tin lao động, luật lao động...

Theo Yonhap, nhiều công ty Hàn Quốc đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam và có nhiều nhân viên Hàn Quốc làm việc tại các công ty này. Phía Việt Nam đã bắt đầu thắt chặt các quy định về thị thực cấp visa lao động tay nghề cao khiến những người trẻ Hàn Quốc khó được thuê tại các công ty này.

Phong Vân
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#2
Đức sẽ chi hơn 100 tỷ USD cho người tị nạn

TT - Tạp chí Der Spiegel tiết lộ số tiền này nằm trong bản dự thảo đàm phán của Bộ tài chính với 19 bang thuộc nước này và sẽ được dùng cho nhiều mục đích, bao gồm cả giải quyết gốc rễ của cuộc khủng hoảng tị nạn.


Một gia đình Syria đến trung tâm tiếp nhận người tị nạn và di cư tại Friedland, Đức tháng 4-2016. Ảnh: Reuters

Cụ thể, theo Der Spiegel, số tiền 93,6 tỷ euro (khoảng hơn 106 tỷ USD) sẽ được giải ngân từ đây đến năm 2020 cho các công tác tiếp nhận, hỗ trợ người tị nạn hòa nhập cộng đồng và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ.

Trong đó, 25,7 tỷ euro sẽ được dùng cho việc trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhiều quyền lợi khác mà người tị nạn sắp được hưởng từ nay đến năm 2020.

5,7 tỷ euro sẽ được chi trả cho các khóa học tiếng Đức dành cho người tị nạn, 4,6 tỷ euro nữa sẽ dành cho công tác hỗ trợ và tìm kiếm việc làm cho những người này.

Báo cáo của Bộ tài chính Đức cũng cho biết chi phí hàng năm dành cho người tị nạn sẽ tăng dần từ mức khoảng 16,1 tỷ euro năm 2016 lên mức hơn 20 tỷ euro năm 2020.

Trong khi đó, theo Der Spiegel, các bang khác ở Đức thì khẳng định chi phí hàng năm sẽ không thấp như vậy. Chính quyền các bang này tin rằng chi phí trong năm nay sẽ ở mức hơn 21 tỷ euro và sẽ tăng lên mức 30 tỷ euro trong bốn năm tới. Họ cũng phàn nàn vì không thể đối phó với dòng người tị nạn và các chi phí liên quan khác.

Giữa chính phủ liên bang và chính quyền các bang cũng có những mâu thuẫn trong việc nên chi bao nhiêu tiền và như thế nào cho người tị nạn.

Người phát ngôn Bộ Tài chính Đức từ chối đưa ra bình luận về con số 93,6 tỷ euro và cho biết chính phủ liên bang vẫn đang đàm phán với các chính quyền bang. Dự kiến các bên sẽ gặp lại nhau vào cuối tháng này để bàn bạc tiếp về kế hoạch tài chính trên.

Theo tính toán của một số quan chức Đức, sẽ có khoảng 600.000 người tị nạn đến Đức trong năm nay, năm tới sẽ là 400.000 và 300.000 người mỗi năm sau đó. Dự kiến, sẽ có khoảng 55% người tị nạn được công nhận ở Đức sẽ có việc làm trong năm năm tới.

Duy Linh
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#3
Việc làm – chìa khóa giải quyết vấn đề người tị nạn

TGVN - Tạo công ăn việc làm không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của những người tị nạn mà còn góp phần vào sự phát triển của những nước tiếp nhận họ.


Những người tị nạn làm việc tại một nhà máy ở Jordan. Ảnh -Nguồn: Sputnik

Fawzi Hamama nhìn tờ hóa đơn điện trong 4 tháng qua, băn khoăn tự hỏi làm sao anh có thể trả số tiền này. Kể từ khi rời Syria đến Jordan cách đây 3 năm, anh đã phải bán đi tất cả số vàng mà anh tặng vợ làm của hồi môn. Gia đình 4 người của Fawzi giờ đây đang sống dựa vào trợ cấp của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Tuy nhiên, khoản tiền ít ỏi này không đủ trả tiền thuê nhà, đó là chưa kể đến hóa đơn điện, nước. “Chúng tôi có thể bị đuổi ra khỏi nhà bất cứ lúc nào”, Fawzi chia sẻ.

Thỏa thuận EU - Jordan
Miền Bắc Syria, quê hương của Fawzi, rơi vào tình trạng đói nghèo và hỗn loạn kể từ khi quân đội Chính phủ Syria tiến hành không kích các nhóm phiến quân nổi dậy. Trong bối cảnh đó, anh đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và công việc giảng dạy lái xe ở quê nhà, rồi cùng vợ con lên đường chạy loạn. Ở Jordan, đầu tiên gia đình anh sống trong một trại tị nạn, sau đó họ được một người họ hàng bảo lãnh và chuyển đến một căn hộ bình dân ở thủ đô Amman.

Mấy tháng qua, Fawzi đi học nghề sửa chữa điện lạnh theo một chương trình được Chính phủ Anh tài trợ. Hiện anh đang đợi giấy phép từ các cơ quan chức năng Jordan để có thể hành nghề hợp pháp tại đây. “Người Syria không trông chờ sự cảm thông hay hỗ trợ tiền bạc. Hãy cho chúng tôi công việc”, Fawzi nói.

Khát vọng nói trên cũng chính là động lực đưa đến một sáng kiến của Liên minh châu Âu (EU) và Jordan nhằm giúp đỡ những người tị nạn tại các quốc gia tiếp nhận. “Hiệp định Jordan”, được ký kết tại London (Anh) hồi tháng 2 năm nay, khẳng định các nước nhỏ như Jordan đang phải gánh vác một lượng người tị nạn vượt quá sức mình và Chính quyền Amman không đủ nguồn lực để giúp đỡ những người này. Để giải quyết thực trạng đó, EU sẽ nhập khẩu các sản phẩm chủ lực của Jordan nếu quốc gia Trung Đông này cho phép những người nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp trọng điểm (SEZs), vốn chủ yếu tuyển lao động bản địa.

Trên thực tế, các SEZs của Jordan hiện đang tuyển những người nhập cư từ Bangladesh, Sri Lanka và một số quốc gia khác ở Nam Á. Hầu hết những người này là thợ may trong các nhà máy dệt, chẳng hạn như nhà máy Ad-Dulayl ở ngoại ô Amman. Chính những người nhập cư này đã làm nên những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ như Under Armour hay LL Bean.

Mới đây, các lãnh đạo của nhà máy Needle Craft cho biết, họ sẵn sàng tiếp nhận những người tị nạn Syria vào làm việc, đồng thời đánh giá cao những người đến từ khu vực Aleppo vốn có nghề dệt lụa truyền thống rất tinh xảo. Nhà máy này cũng khẳng định sẽ cung cấp thực phẩm và chỗ ở cho người tị nạn Syria.

Hy vọng trong tầm với
Giới chức châu Âu cho rằng, để những người Syria làm việc ở những nơi như trên có thể giúp họ nâng cao kỹ năng trình độ nhằm giúp tái thiết quê hương khi chiến tranh kết thúc. Đồng thời, những người tị nạn này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của Jordan, vốn chịu ảnh hưởng không nhỏ vì cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Syria.

Thực chất, sáng kiến của EU cũng tính đến những lợi ích cho chính bản thân châu Âu, bởi khuyến khích việc làm ở Jordan sẽ giúp làm giảm dòng người tị nạn tràn vào “lục địa già”. Ông Justine Greening, Bộ trưởng Phát triển quốc tế Anh, nói: “Cho những người nhập cư một niềm hy vọng nằm trong tầm với là cách tốt nhất để những người này không đánh cuộc mạng sống để đến châu Âu”.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Wana của Jordan cho rằng, việc giải quyết vấn đề người tị nạn của quốc gia này đang có một “lỗ hổng nghiêm trọng”. Theo luật quốc tế, các quốc gia tiếp nhận như Jordan không được trục xuất những người đang trong tình trạng bị đe dọa đến tính mạng. Trong khi đó, các nước giàu có không nhất thiết phải có nghĩa vụ hỗ trợ tài chính cho Jordan. Chính vì vậy, trong nhiều thập kỷ qua, Chính quyền Amman bất đắc dĩ phải ngửa tay xin hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Điều này đã gây tác động xấu đến nền kinh tế Jordan và khiến quốc gia Trung Đông nhỏ bé này bị phụ thuộc vào viện trợ.

Giới chức Anh dự đoán, những người tị nạn Syria sẽ ở lại Jordan từ 5-10 năm tới. Vì vậy, việc cung cấp việc làm cho những người này là vấn đề khá nhạy cảm, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Jordan đang ở mức 14%. Vì vậy, nhiều người đang quan ngại rằng, chính những người tị nạn đang đặt gánh nặng lên vai Chính quyền và nhân dân của nước tiếp nhận. Một doanh nhân địa phương chua chát nói rằng: “Ở Jordan bây giờ, người Ai Cập, người Syria hay người Iraq thì làm việc, trong khi người Jordan chỉ đứng xem mà thôi”.

Nhằm trấn an dư luận về vấn đề này, Chính phủ Jordan đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ ưu đãi của châu Âu. Về phần mình, giới chức EU cho rằng cần phải nhanh chóng kết thúc đàm phán với Jordan trong vòng vài tháng tới, sau đó nhanh chóng triển khai kế hoạch. Khi biết tin này, Fawzi cảm thấy rất hào hứng. Anh nói: “Nếu tôi có thể kiếm được một công việc ổn định và có mức lương thỏa đáng, tôi sẽ không nghĩ đến chuyện tới châu Âu nữa”.

Quang Chinh
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#4
Mỹ đóng cửa quán phở Việt vì có gián

vnexpress - Thanh tra y tế Mỹ đã yêu cầu Phở Today tại bang Florida đóng cửa tạm thời sau khi phát hiện những con gián bên trong nhà hàng này.


Nhà hàng Phở Today. Ảnh: Yelp

Theo Nex4Jax, thanh tra y tế đã tìm thấy gần chục con gián trong quán Phở Today ở thành phố Jacksonville. Những con gián chạy quanh tủ đông lạnh, và bàn chuẩn bị đồ ăn nhưng nhiều nhất là bên trong một chiếc tủ ở phía trước cửa sổ khu nấu nướng.

Giới chức cũng tìm thấy bình xịt, và mồi khử gián trên bàn cạnh lò vi sóng. Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng khác bởi có khả năng thực phẩm bị nhiễm hóa chất.

Quản lý nhà hàng Lisa Ly cho hay họ tiến hành diệt gián đều đặn trong các tuần gần đây. "Chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể", Ly nói.

Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng quay lại Phở Today vào ngày hôm sau, họ vẫn phát hiện các con gián dù không nhiều. Theo quy định, nhà hàng phải hoàn toàn sạch gián mới được phép mở cửa trở lại.

Ly nói cô muốn xin lỗi các khách hàng của mình. "Chúng tôi phải nói lời xin lỗi. Chúng tôi đang cố gắng để khắc phục tình trạng này tốt nhất", cô nói.

Vào một cuộc kiểm tra sau đó, thanh tra y tế xác nhận Phở Today đã không còn vi phạm. Đây là lần đầu tiên nhà hàng này phải tạm ngừng hoạt động kể từ khi mở cửa.

Anh Ngọc
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#5
Tại sao kinh doanh tại Mỹ lại dễ dàng thành công?

vnexpress - Mỹ là quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới, đồng thời cũng là đất nước có nền kinh tế với mũi nhọn xuất khẩu hàng đầu thế giới...


Kinh doanh ở Mỹ dễ dàng thành công hơn ở các nước khác

Qua bài viết này, tôi xin trình bày một số nét ưu việt của Mỹ, khiến quốc gia này trở thành vùng đất thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi có nền kinh tế với mũi nhọn xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Mỹ hoàn toàn có khả năng tự cung tự cấp nhưng họ vẫn mở rộng cửa giao thương với thế giới. Vậy tại sao kinh doanh trên đất Mỹ lại dễ dàng thành công?

Sự công bằng trong hệ thống pháp luật
Đây được xem là điểm mạnh của Mỹ so với nhiều đất nước khác. Kể từ khi thành lập, Mỹ đã có vai trò độc đáo, và uy tín giữa các quốc gia. Họ là đất nước đầu tiên được sáng lập dựa trên nguyên tắc tự trị hạn chế.

Bác bỏ chế độ quân chủ, những người sáng lập đã tạo ra một chính phủ liên bang với 3 chi nhánh riêng biệt: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Mỗi chi nhánh trong khi thực hiện chức năng được giao vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của hai chi nhánh còn lại.

Các công ty đều được đối xử bình đẳng tại Hoa Kỳ và phải tuân theo cùng một nền luật pháp, quy tắc, và các thủ tục để triển khai việc kinh doanh. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và không phân biệt đối xử.

Tại Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tự do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng vật chất, tài chính tiên tiến và truy đòi hợp pháp... không phân biệt đối xử trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến đầu tư.

Ngoài ra, họ không có cơ quan kiểm tra bắt buộc để xem xét, và phê duyệt đầu tư nước ngoài. Không giống như các nước khác, Mỹ cũng không có quy định "đầu tư tối thiểu cần thiết" hoặc những quy tắc khác.

Sự ổn định của hệ thống chính trị
Mỹ có hệ thống chính trị ổn định, và pháp lý mạnh mẽ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế tại đây.

Là một nước Cộng hòa Lên bang, Mỹ thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Mỹ quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống, và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp, và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.

Hệ thống chính trị Mỹ được xây dựng dựa trên kiểm tra, và cân bằng để đảm bảo rằng không ai có quá nhiều quyền lực, do đó đảm bảo hòa bình, chính phủ ổn định. Họ được hưởng gần 150 năm ổn định chính trị kể từ khi kết thúc nội chiến.

Thủ tục đăng ký và thành lập công ty đơn giản, chi phí thấp, và nhanh chóng
Các công ty nước ngoài có thể thành lập nhiều loại hình công ty như chi nhánh, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty liên doanh TNHH… tùy theo luật mỗi bang cho phép, và tùy theo loại hình kinh doanh.

Tuy nhiên, thông thường người ta chọn công ty cổ phần TNHH, cơ cấu tổ chức ổn định tương đối lâu dài, và có khả năng hùn vốn bằng cách bán cổ phiếu và trái phiếu. Hầu hết các công ty của Mỹ đều mang danh viết tắt Corp. (công ty cổ phần) hay Inc. (trách nhiệm hữu hạn) như một phần của tên giao dịch.

Hợp đồng lao động linh hoạt
Hợp đồng lao động thể hiện ý chí tự do của hai bên: Bên sử dụng lao động và bên lao động, giúp cả hai đều công bằng trước pháp luật. Sức lao động cũng là một loại hàng hóa thuận mua vừa bán. Pháp luật bảo vệ sự thỏa thuận ban đầu của đôi bên. Do đó, doanh nghiệp được tự do tuyển dụng nhân sự vừa ý mình.

Dạng thứ nhất là "At-Will": tức là hợp động lao động tự nguyện giữa hai bên, và đây được xem là dạng hợp đồng chính được sử dụng tại Mỹ cho đa số các công ty và hãng, xưởng. Dạng "At-Will" này cho phép người chủ cho công nhân nghỉ việc hay khai trừ nhân viên không cần lý do.

Dạng hợp đồng thứ hai "Just-Cause": thì chỉ cho phép người chủ sa thải nhân viên nếu có lý do chính đáng. Loại hợp đồng này thường thấy ở những công ty lớn và lâu đời tại Mỹ, hoặc cũng có thể thấy trong những hợp đồng lao động do công đoàn đại diện ký. Khi bạn ký hợp đồng lao động với công đoàn, người chủ hay quản lý công ty hoàn toàn không thể sa thải nhân viên nếu không có lý do chính đáng.

Ngoài hai dạng hợp đồng trên thì những dạng lao động khác là lao động theo hợp đồng được thỏa thuận trước giữa hai bên cung cấp dich vụ, và bên nhận dịch vụ. Những dạng này không được coi là hợp đồng thuê mướn, mà chỉ là dịch vụ dành cho các người làm independent contractor (cung cấp dịch vụ độc lập).

Quy hoạch kinh doanh khoa học
Tùy theo ngành nghề mà cơ quan chức năng Mỹ sẽ quyết định số lượng giấy phép kinh doanh được cấp theo từng khu vực. Việc này nhằm đảm bảo sự an toàn trong đầu tư kinh doanh, tránh sự cạnh tranh không cần thiết khi có quá nhiều địa điểm kinh doanh cùng ngành nghề ở một vị trí địa lý, làm giảm lợi nhuận chung của ngành.

Sở hữu trí tuệ
Mỹ là quốc gia nổi tiếng thế giới về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả. Sự hiệu quả của cơ quan hành pháp giúp Mỹ luôn có những phát minh tiên tiến, có tầm ảnh hưởng với sự phát triển của nhân loại, tạo ra sự giàu có thịnh vượng cho nền kinh tế.

Quản lý nhân thân của người dân
Chính phủ Mỹ quản lý người dân bằng cách cấp cho mỗi người một số an sinh xã hội, đồng thời, số an sinh xã hội này sẽ được quản lý trên hệ thống máy tính quốc gia. Do đó, ở Mỹ không có chuyện quản lý người dân bằng hộ khẩu.

Người dân có quyền sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Khi có việc liên quan đến luật pháp, y tế, kinh doanh... họ chỉ cần xuất trình số an sinh xã hội thì mọi thông tin đều hiện ra rạch ròi, và chính xác, vì thế, ít có chuyện lừa đảo xảy ra ở Mỹ.

Vì những lý do trên, kinh doanh ở Mỹ dễ thành công là như vậy.

Francis Hùng
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#6
Bé gái gốc Việt duyên dáng trên cánh đồng hoa tulip

vnexpress - Cô bé Katie đáng yêu tạo dáng trước ống kính của mẹ tại cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc tại đất nước Hà Lan...


Ảnh bé Katie

Bé Katie sinh năm 2009, năm nay vừa tròn 7 tuổi, có mẹ là người Việt, bố người Đức. Từ lúc sinh ra, bé đã được mẹ tập cho làm quen trước ống kính, vì thế bé tạo dáng rất chuyên nghiệp và tự tin. Katie ước mơ sau này sẽ là một nhạc sĩ piano chuyên nghiệp.

Bảo Ngọc Lê
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#7
5 điểm khác biệt khiến Mỹ luôn là siêu cường giáo dục thế giới

vnexpress - Hằng năm, rất nhiều nhân tài trên mọi lĩnh vực đều tốt nghiệp tại các trường ở Mỹ, từ nghiên cứu khoa học, kinh doanh, thể thao... cho đến giải Nobel.


Tại Mỹ, học sinh không bắt buộc phải đến trường mà có thể được bố mẹ dạy học tại nhà

Hệ thống giáo dục thiết kế khoa học, không gò bó nên Mỹ luôn được đánh giá là siêu cường trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Năm điểm khác biệt sau đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao sinh viên tại Mỹ luôn thành công sau khi tốt nghiệp.

Học sinh được dạy tại nhà
Trẻ em Mỹ không buộc phải đến trường, mà cha mẹ có thể dạy con tại nhà, nếu chưa biết phương pháp thì có những website hướng dẫn rất thuận tiện.

Điểm tích cực của phương pháp giáo dục này là cha mẹ luôn gần gũi con cái, hiểu được tài năng thiên bẩm của con, từ đó sẽ có phương pháp giáo dục tối ưu, nhằm phát huy tài năng thiên bẩm đó.

Thời gian học tập mỗi ngày không kéo dài quá vài tiếng, quỹ thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu, hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng một triệu gia đình ở Mỹ áp dụng phương thức này và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.

Không một quốc gia nào có phương pháp giáo dục theo kiểu này giống Mỹ, do đó Mỹ luôn ở vị trí siêu cường.

Các trường tại Mỹ không theo một chương trình thống nhất
Các trường tại Mỹ được quyền đưa ra chương trình của riêng mình, vì quan niệm của họ kể cả trong vấn đề giáo dục cũng được khuyến khích cạnh tranh tối đa. Mỗi trường phải đầu tư nghiên cứu để làm sao đưa ra chương trình phù hợp nhất, hấp dẫn nhất.

Họ không có quan niệm như một số nước rằng thành viên Bộ Giáo dục phải “áp” một nội dung thống nhất lên chương trình giảng dạy quốc gia, bởi làm như thế khác nào đẩy phương pháp giáo dục tối ưu phù hợp từng vùng miền vào năng lực hạn chế của một số vị “chức sắc giáo dục”.

Sáng tạo là đặc điểm trong thiết kế nội dung giáo dục tại Mỹ. Tuy nhiên, nền tảng của nội dung là phát huy tối đa năng lực suy nghĩ, năng lực nói và viết của học sinh. Nội dung bài học có thể khác nhau, nhưng nền tảng này tương đối giống nhau ở các địa phương.

Trình độ của học sinh tốt nghiệp trung học tại Mỹ tuy không đều về nội dung, nhưng lại rất đều về năng lực tư duy, và sự tự tin.

Không đều về nội dung có nghĩa là có những nội dung được đào tạo ở bang này nhưng không được đào tạo ở bang khác, được đào tạo ở trường này nhưng không được đào tạo ở trường khác.

Mỹ không quan trọng học sinh đưa vào đầu khối lượng kiến thức như thế nào, nhưng lại xem trọng “phương pháp đưa”. Họ nhấn mạnh “phương pháp” chứ không phải “lượng kiến thức”.

Mỹ không có sách giáo khoa chung cho cả nước
Như đã nói ở trên, chọn nội dung nào để đào tạo con trẻ là quyền của các bậc phụ huynh. Họ có thể chọn để dạy ở nhà, hoặc đưa tới trường những nội dung mà tự họ cho nó là phù hợp. Việc lựa chọn những cuốn sách để dạy trong trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương hay trường học.

Có những tiểu bang cấm dạy thuyết Darwin vì họ xem đó là thuyết chống nghịch Đức Chúa Trời (hầu hết các tiểu bang).

Mỹ là đất nước đặt nền tảng của Kinh Thánh - tức là Lời của Đức Chúa Trời làm nền tảng quản trị quốc gia. Tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều đặt tay trên Kinh Thánh để tuyên thệ sẽ quản trị đất nước theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Tôi cho rằng đây là yếu tố quan trọng khiến Mỹ luôn giữ vị thế siêu cường số một thế giới kể từ khi lập quốc đến nay.

Xem nhà trường là mô hình doanh nghiệp
Vấn đề thương mại hóa giáo dục được đề cao ở Hoa Kỳ, trường nào có nội dung phù hợp, hấp dẫn, giúp đào tạo ra những tài năng xuất chúng có quyền định mức học phí theo ý mình.

Sinh viên có quyền chọn trường, chi trả học phí, có thể đi học hoặc không đều là quyền của họ (vì đã trả học phí).

Tuy nhiên, học sinh các trường công từ lớp một đến 12 ở Mỹ không phải trả học phí mà do chính phủ đài thọ. Học phí tại các trường đại học tương đối cao, sinh viên có quyền vay tiền của chính phủ để chi trả, khi nào tốt nghiệp thì từ từ hoàn lại.

Các trường cũng không tổ chức thi đầu vào, nhưng có quyền xét tuyển, tức là có quyền nhận, hoặc không nhận hồ sơ nào đó của sinh viên.

Các trường đại học có thể thiết kế sự khác biệt trong khung học phí dành cho sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế, thông thường sinh viên quốc tế phải trả một mức học phí đắt hơn sinh viên Mỹ.

Mỹ luôn là siêu cường
Hằng năm, các trường tại Mỹ thường xuyên cho ra số lượng nhân tài lớn nhất thế giới. Bằng chứng là sinh viên tốt nghiệp Mỹ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất...

Francis Hùng
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#8
Đài Loan sẽ miễn thị thực cho các nước ASEAN

TN - Cơ quan Ngoại giao Đài Loan vừa trình lên một số ủy ban của nghị viện báo cáo về việc miễn thị thực cho du khách từ 8 nước thành viên ASEAN.


Đài Loan đang tập trung hội nhập nền kinh tế khu vực và thu hút du khách từ Đông Nam Á và Nam Á - Ảnh: Reuters

Hãng tin CNA mới đây đưa tin Cơ quan Ngoại giao Đài Loan vừa trình lên một số ủy ban của nghị viện báo cáo về việc miễn thị thực cho du khách từ 8 nước thành viên ASEAN, gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Theo báo cáo, du khách từ 8 nước trên sẽ được hưởng các ưu tiên như miễn thị thực, nhận thị thực ngay khi đến, hoặc được cấp thị thực điện tử. Những công dân của 2 nước thành viên ASEAN còn lại là Malaysia, và Singapore hiện đã được hưởng chế độ miễn thị thực với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.

Động thái nói trên của Đài Bắc nằm trong khuôn khổ “Chính sách hướng nam mới” được vạch ra bởi lãnh đạo Thái Anh Văn, người mới nhậm chức ngày 20.5. “Chính sách hướng nam mới” nhằm tạo ra sự chuyển đổi kinh tế cho Đài Loan, và đẩy mạnh vai trò của vùng lãnh thổ này trong những vấn đề ngoại giao và toàn cầu, trong đó Đông Nam Á cấu thành một phần quan trọng trong nỗ lực mở rộng thị trường nội địa với chiến lược tập trung vào con người.

Để đạt mục tiêu này, Đài Loan đang tập trung hội nhập nền kinh tế khu vực, và thu hút du khách từ Đông Nam Á, và Nam Á.

Minh Trung
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#9
Nước mắt hội nhập của người Việt ở Đức

vnexpress - Người Việt Nam ở Đức được đánh giá là siêng năng, cần mẫn và thành đạt, thế nhưng đằng sau sự thành công đó là nhiều nỗ lực và sự đánh đổi.


Nhiều người Việt ở Berlin làm việc ở các cửa hàng hoa từ sáng đến tối mịt - Ảnh: Fluter

Nếu ai muốn tìm đến thế giới Việt Nam ở Đức, người đó sẽ được dẫn đến quận Lichtenberg ở thành phố Berlin, Fluter cho hay. Nằm giữa những tòa nhà lắp ghép, và ống khói cũ xây bằng gạch nung là 6 dãy nhà dài, được xây dựng theo kiểu có thể mô tả nôm na là "phù hợp cho mục đích sử dụng".

Cấu trúc bên trong những ngôi nhà này cái nào cũng như nhau, gồm một hành lang dài, bên phải bên trái vô số cửa hàng, cửa hiệu. Đó là khu giao hàng lớn của người Việt Nam tại Berlin, nơi mà bạn có thể mua hoa giả, mua quần áo, cắt tóc, mang tên Chợ Đồng Xuân.

Nếu ai muốn tìm đến thế giới Việt Nam ở Đức, người đó sẽ được dẫn đến quận Lichtenberg ở thành phố Berlin, Fluter cho hay. Nằm giữa những tòa nhà lắp ghép, và ống khói cũ xây bằng gạch nung là 6 dãy nhà dài, được xây dựng theo kiểu có thể mô tả nôm na là "phù hợp cho mục đích sử dụng".

Cấu trúc bên trong những ngôi nhà này cái nào cũng như nhau, gồm một hành lang dài, bên phải bên trái vô số cửa hàng, cửa hiệu. Đó là khu giao hàng lớn của người Việt Nam tại Berlin, nơi mà bạn có thể mua hoa giả, mua quần áo, cắt tóc, mang tên Chợ Đồng Xuân.

Vào những năm 1990, người Việt Nam ở Đông Đức không chỉ phải bôn ba lo cho cuộc sống. Họ còn phải chịu đựng nạn phân biệt chủng tộc, nhiều lúc còn bị đuổi đánh. Đối với nhiều người dân bản xứ, người Việt thường bị coi là "Fiji", và tốt nhất nên trục xuất ra khỏi nước Đức.

Trong một cuộc bạo loạn ở Rostock vào năm 1992, những người cánh hữu cực đoan đã châm lửa đốt một ngôi nhà tập thể nơi người Việt Nam sinh sống.

Những năm gần đây, sự phân biệt chủng tộc đã giảm bớt, và cái nhìn chung của người Đức về người Việt Nam cũng được thay đổi một cách hoàn toàn. Nếu trong những năm 1990, người ta thường nói về chuyện rửa tiền, tống tiền, và giết người tàn bạo của mafia Việt Nam thì hiện nay báo chí Đức lại viết về "phép lạ Việt Nam", về "những người nhập cư thành công". Đài truyền hình Đức phát những bài phóng sự nói về "Người Việt Nam khôn ngoan". Họ còn cho hay học sinh gốc Việt nhận được bằng tú tài nhiều hơn là cả học sinh Đức cùng trang lứa.

Ông Thilo Sarrazin, tác giả của những quyển sách gây tranh cãi nhưng rất ăn khách thường mang nội dung phê phán người nhập cư, cũng đã phải đưa ra hình ảnh của nhóm người nhập cư đến từ Đông Nam Á gương mẫu, chí thú, hiếu học, im lặng hòa nhập, và không gây ra một vấn đề gì cho nước Đức. Các nhà chính trị cũng thường nhấn mạnh rằng người Việt Nam đã hòa nhập vào xã hội Đức một cách tuyệt vời.

Tuy nhiên, với bà Mai Phương Kollath, người có một văn phòng cùng phố với Chợ Đồng Xuân, những lời khen ngợi trên có phần sáo rỗng và làm bà khó chịu. Bà cảm thấy bực bội khi nghe các bài phát biểu mà trong đó chỉ thấy ca ngợi người Việt là những người nhập cư tuyệt vời.

Bản thân bà từng là công nhân hợp tác lao động ở Đức, và hiện làm công tác tư vấn cho người Việt và người Đức về trao đổi văn hóa.

"Chính sách nhà nước không hỗ trợ được nhiều cho người Việt ở Đông Đức. Ví dụ như phía chính quyền chưa bao giờ nỗ lực để đưa người Việt vào các khóa học tiếng Đức", bà Kollath nói. "Nhiều người nhập cư Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất ở Đông Đức đang sống với mức thu nhập tối thiểu dù họ làm việc rất nhiều. Thậm chí sau 30 năm, nhiều người ở thế hệ thứ nhất cũng chỉ biết bập bẹ tiếng Đức".

Họ không thể tham gia vào các cuộc tranh luận, không bày tỏ được ý kiến phê phán của mình cũng như không thu hút, lôi kéo được sự chú ý vào những vấn đề thực tế.

"Thế hệ thứ nhất dồn hết tiền của của mình cho con cái và cho việc học hành của chúng. Họ bảo con em mình rằng chúng phải học từ sáng đến tối. Tốt nhất là học cả vào cuối tuần. Nhiều trẻ em trong gia đình người Việt rất sợ mang điểm xấu về nhà, sợ không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ", bà Kollath nói.

Trẻ em trong các gia đình người Việt không có năng khiếu hơn, thông minh hơn hay thành đạt hơn các trẻ em khác, nhưng những áp lực mà chúng phải đối mặt là nặng hơn.

Bà Lương Thủy, một nhân viên công tác xã hội ở trường Barnim Gymnasium tại Berlin - Lichtenberg xác nhận điều này. Trong số 1.000 học sinh ở đây, có khoảng 170 em có bố mẹ là người Việt Nam.

Đối với nhiều phụ huynh Việt Nam, cái quan trọng nhất đối với họ là chu cấp đầy đủ cho con cái về mặt vật chất. "Chính vì thế mà họ làm việc rất nhiều. Họ muốn tạo cho con cái mọi điều kiện có thể ở nước Đức. Nhưng nhiều em lại không cần phải có nhiều tiền hơn mà chỉ muốn được bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm, và hiểu mình nhiều hơn", bà Thủy nói.

Cũng vì các bố mẹ làm việc cả ngày từ sáng đến tối trong cửa hàng, trong các quán xá nên các em không ít thì nhiều phải tự thân vận động.

"Đối với các bậc phụ huynh người Việt, mỗi người trong gia đình phải gánh một trách nhiệm phù hợp với vai trò của mình", bà Thủy nói. "Họ rất hay lấy thành tích của con mình ra để so sánh với thành tích của các cháu khác trong cộng đồng người Việt".

Sự khác biệt về những giá trị và tư tưởng giữa hai thế hệ bố mẹ Việt Nam và con cái sinh ra ở Đức cứ va chạm nhau hằng ngày. Hai thế giới quá khác biệt đến mức chúng không thể đơn giản tồn tại cạnh nhau một cách lặng lẽ, và trong ôn hòa.

Sự bất đồng ngôn ngữ giữa hai thế hệ cũng không phải là chuyện hiếm. Thế hệ thứ nhất, và thế hệ thứ hai rất hay gặp khó khăn khi giao tiếp với nhau, và để hiểu được nhau. Con cái nói nhiều tiếng Đức, ngôn ngữ mà chúng nắm vững một cách hoàn hảo, và nói quá ít tiếng Việt để có thể trò chuyện với bố mẹ một cách sâu sắc.

Cấu trúc tiếng Việt cũng khác hoàn toàn với tiếng Đức. Người lớn tuổi trong gia đình được gọi bằng cô (em gái của bố), bằng mợ (vợ của em trai mẹ), chú (em trai bố)... Bản thân người nói đã tự xưng mình ở ngôi thứ ba. Khue Pham, một nhà báo ở Đức, từng viết về cách xưng hô này một cách rất khéo léo: "Nếu bạn ở Việt Nam, bạn sẽ quên mất ngôi tôi".

Những ranh giới ngôn ngữ, văn hóa và đạo đức xảy ra trong phòng khách của một gia đình là điều mà Thao Tran từng trải qua. Thao sinh năm 1992, bố mẹ cô từ Việt Nam sang Cottbus vào năm 1988.

"Ở trường, tôi luôn là một học sinh giỏi, tôi muốn trở thành bác sĩ và muốn làm tất cả để gia đình tự hào. Tôi không biết gì khác, và cũng không thắc mắc tại sao lại như vậy", Thao nói.

Năm 16 tuổi, Thao sang Mỹ theo chương trình trao đổi học sinh. "Ở đó, có một lần tôi được hỏi là tôi muốn sau này làm nghề gì, ý tưởng của tôi là gì. Hết năm học ở Mỹ, tôi quay về Đức và khi về đến nhà, tôi như gặp một cú sốc văn hóa", Thao nói. "Luôn phải có thành tích, luôn phải thành công, luôn phải cống hiến tất cả cho gia đình. Chúng tôi đã phải trải qua một thời kỳ đau khổ, phải sống xa nhau, và rồi lại được đoàn tụ cùng nhau".

Tuy nhiên, một thời gian sau đó, bố mẹ cô chia tay nhau. Đó là một điều không thể tưởng tượng được đối với các gia đình Việt Nam.

"Chúng tôi đã giải phóng cho mình khỏi những gì mà chúng tôi luôn nghĩ đó là dĩ nhiên, những gì mà truyền thống định sẵn từ khi bố mẹ tôi lớn lên ở Việt Nam", Thao nói.

Sau đó, cô không trở thành bác sĩ nữa, không mang trên vai danh dự của gia đình nữa. Thay vào đó, cô lên Berlin, làm việc ở nhà hát, và học một ngành khoa học nhân văn.

Bố mẹ cô hiện nay là bạn bè tốt với nhau, và thi thoảng, hai người cũng cùng con gái về Việt Nam thăm quê. "Đến giờ ông bà nội tôi vẫn làm như bố mẹ tôi chưa hề bỏ nhau. Bởi vì đáng ra, điều đó không thể xảy ra", Thảo cười, và nói.

Cô đã tự giải phóng mình ra khỏi những truyền thống nhưng không quên đi văn hóa gốc gác. Có lẽ chỉ khi rời xa quê hương, người ta mới thực sự hiểu bản thân mình là ai.

Hoàng Minh Tuấn
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#10
Tôi đã vượt qua cảnh thất nghiệp ở nước ngoài như thế nào

vnexpress - Từ việc đang đi làm và có chỗ đứng trong xã hội nay chỉ quanh quẩn trong nhà, và làm người nội trợ, trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ "than thân trách phận".


Tôi hiểu rằng giai đoạn thất nghiệp cũng là một khoảng lặng cần thiết để giúp tôi khám phá chính bản thân mình. Ảnh minh họa: lifecoach

Khi rời Việt Nam để lập nghiệp ở một đất nước mới, rất ít người có một công việc chờ sẵn mà hầu hết phải sang bên kia mới bắt đầu tìm việc. Điều đó có nghĩa là nhiều người từ chỗ có công ăn việc làm ổn định, thậm chí vị trí tốt, lương cao, rơi vào cảnh thất nghiệp, từ chỗ có bố mẹ hay người giúp việc phụ việc nhà thì chính mình phải quán xuyến tất cả công việc nấu nướng, dọn dẹp.

Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều này khi bỏ một công việc tốt để sang Australia theo chồng và chịu đựng cảnh thất nghiệp.

Cảm giác của những người thất nghiệp trong tình huống như vậy có thể là:

- Mất tự chủ về kinh tế: Đang từ chỗ có một công việc, và thu nhập đều đặn rơi vào cảnh không có việc làm, và không có thu nhập, có người phải dựa vào thu nhập của vợ hay chồng, người dùng tiền tiết kiệm, có người lại cậy nhờ gia đình hoặc bạn bè.

Dù trong trường hợp nào thì sự tự do về kinh tế bị giảm đi và nhiều người từ chỗ chi tiêu thoải mái phải chuyển sang "thắt lưng buộc bụng" và tính toán trước sau. Có người mang theo cảm giác "ăn bám" và vì vậy lúc nào cũng cảm thấy bí bách, khó chịu.

- Thiếu tự tin: Khi bị thất nghiệp ở nước ngoài, một trong những điều đầu tiên phải làm là đi xin việc. Khi xin việc ở nước ngoài, do vô vàn lý do như bằng cấp không phù hợp, bằng cấp ở Việt Nam không được công nhận, trình độ ngôn ngữ chưa tốt, chưa biết cách viết đơn xin việc... mà các nhà tuyển dụng sẽ từ chối. Khi nhận được hết lá thư từ chối này đến lá thư từ chối khác thì cảm giác chán nản, tự ti là điều không tránh khỏi.

- Hụt hẫng: Từ việc đang đi làm, và có chỗ đứng trong xã hội trở thành một người quanh quẩn trong nhà, và làm người nội trợ, sự hoán đổi vị trí này quả là không dễ dàng. Trong đầu nhiều người xuất hiện những suy nghĩ "than thân trách phận", băn khoăn xem liệu mình có quyết định sai lầm. Tôi cũng từng tự hỏi mình rằng "sao ở nhà công việc bận rộn mà sang đây suốt ngày chỉ quanh quẩn xó bếp?", "sao mình lại trở thành người vô dụng thế này?".

- Cô đơn: Từ chỗ có các mối quan hệ xã hội dày đặc thành không có nhiều người quen biết hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ ở một đất nước mới do rào cản ngôn ngữ hay văn hóa thì cảm giác cô đơn là tất yếu.

Tôi và những người cùng hoàn cảnh thất nghiệp đều có thể có chung những cảm xúc trên nhưng cách mỗi người đương đầu với hoàn cảnh đó có thể khác nhau.

Lúc đầu mới sang Australia, tôi cảm thấy rất buồn vì suốt ngày chỉ quanh quẩn ở trong nhà, mỗi buổi sáng thức dậy lại thấy rất nhớ cảm giác được đi làm. Tuy nhiên, chỉ mất khoảng hai tuần để buồn chán, tôi quyết định ra khỏi nhà để khám phá môi trường xung quanh mình.

Tôi bắt xe buýt đi khắp thành phố, tìm hiểu địa hình, và địa lý của vùng mình đang ở, tìm các cửa hàng bán đồ ăn Việt Nam, tìm hiểu các dịch vụ công cộng như thư viện, trường học.

Thư viện là khám phá tuyệt vời nhất đối với tôi vì ngoài việc mượn sách để đọc thì tôi còn mượn được các quyển tiểu thuyết audio - book (sách nói) mà tôi có thể nghe lúc đi trên xe buýt hoặc lúc làm việc nhà, khiến cho những công việc như lau dọn hay là quần áo trở nên đỡ nhàm chán hơn. Tôi cũng mượn những cuốn sách để tìm hiểu về văn hóa của đất nước tôi đang ở và những cuốn sách văn học kinh điển của họ.

Một điều nữa mà mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn luôn cảm ơn thời gian thất nghiệp đó là khám phá ra những sở thích của mình. Nhờ có nhiều thời gian rảnh rỗi, tôi học cách chế biến các món ăn cầu kỳ hơn bình thường từ những nguyên liệu cơ bản, khiến chúng trở nên đẹp mắt và ngon miệng hơn.

Tôi bắt đầu thử sức trong việc làm bánh, một thứ vô cùng xa lạ với bản thân lúc đó nhưng khi nhìn ngắm thành quả là những chiếc bánh nho nhỏ, thơm ngon, lòng tôi tràn ngập cảm giác vui sướng.

Tôi cũng bắt đầu học đan, và móc quần áo, tất, giày trẻ con rồi mang tặng những người bạn mới sinh con, vừa ý nghĩa vừa tiết kiệm tiền. Tôi còn tranh thủ đi học học tiếng Trung, và học vẽ, những điều mà tôi mơ ước trước kia nhưng chưa có điều kiện thực hiện.

Cũng vì có nhiều thời gian mà tôi quyết định tham gia vào các tổ chức từ thiện của địa phương để vừa có cơ hội làm việc tốt lại vừa được gặp gỡ, và giao lưu với những người bạn mới có cùng chí hướng với mình. Công việc từ thiện còn giúp tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp, tăng cường khả năng ngôn ngữ, và cũng là một điểm cộng cho đơn xin việc sau này của tôi.

Tôi cũng mạnh dạn nhờ những người có kinh nghiệm đọc và hướng dẫn tôi cách viết đơn xin việc sao cho rõ ràng, cụ thể, và ấn tượng với người tuyển dụng. Mỗi lần thất bại tôi lại coi đó là một bài học, rút kinh nghiệm dần trong cách viết đơn xin việc hay trả lời phỏng vấn.

Có một điều quan trọng là cá nhân tôi không bao giờ coi mình là "kẻ ăn bám" chồng vì tôi ở nhà lo toan nội trợ, đảm bảo bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng, chăm chút nhà cửa gọn gàng. Tôi cũng đang "làm việc", chỉ không phải là làm ở văn phòng mà thôi.

Rồi giai đoạn thất nghiệp cũng qua đi. Tôi có thể làm công việc lao động chân tay hay công việc văn phòng để có thu nhập nhưng công việc nào cũng đáng trân trọng, và đem lại cho tôi những trải nghiệm của cuộc sống.

Sau tất cả, tôi biết trân trọng đồng tiền mình làm ra, và hiểu rằng giai đoạn thất nghiệp cũng là một khoảng lặng cần thiết để giúp tôi khám phá chính bản thân mình.

Thu Hương
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#11
Nguy cơ mất tiền khi đầu tư định cư Mỹ

vnexpress - Nhà đầu tư góp vốn vào dự án tại Mỹ có khả năng mất trắng, kể cả khi dự án được bảo trợ bởi Chính phủ hay nhận sự ủng hộ từ chính trị gia.


Ông Trần Văn Tỉnh - sáng lập viên IMM Group

- Ông đánh giá thế nào về nguy cơ trắng tay của nhà đầu tư khi chọn cách đến Mỹ bằng hình thức đầu tư EB-5?

- Thông thường, nhà đầu tư không đóng tiền trực tiếp vào dự án mà chuyển vào một công ty TNHH gọi là General Partner (GP). Công ty này hoạt động độc lập với nhà phát triển dự án, do công ty quản lý vùng (Regional Center) hoặc một số công ty khác quản lý. GP chịu trách nhiệm quản lý vốn, phân bổ dòng tiền vào dự án theo tiến độ thi công hoặc điều khoản hợp đồng ký kết.

Tuy nhiên, tại khu phức hợp Jay Peak, GP được xem như "sân sau" của chủ đầu tư dự án, có những mối liên hệ ngầm mật thiết với nhau. Do đó, mặc dù công ty quản lý vùng Vermont được vận hành bởi chính phủ, có uy tín và nhiều kinh nghiệm về EB-5 nhưng vẫn bị qua mặt. Kiểm soát GP nên chủ dự án toàn quyền sử dụng vốn để chuyển sang đầu tư các công trình khác, dùng trái phép cho mục đích cá nhân. Khi các nhà đầu tư trước khiếu kiện vì không được hoàn vốn thì sai phạm bắt đầu bộc lộ, do thiếu hụt nguồn tiền để xây dựng Jay Peak mà không có khoản nào bù đắp vào.

Vụ bê bối này gây rúng động bởi dự án Jay Peak còn được các chính trị gia ủng hộ. Cả 2 đời thống đốc, và nhiều nghị sĩ bang còn sang các nước khác để tiếp thị. Cụ thể năm 2013, thống đốc bang Vermont cùng ban điều hành Jay Peak qua Việt Nam để quảng bá dự án Jay Peak với các nhà đầu tư EB-5.

Điều này cho thấy dự án được bảo trợ bởi các công ty quản lý vùng lâu năm, được vận hành bởi chính phủ hay nhận ủng hộ từ chính trị gia không phải là yếu tố quyết định sự minh bạch, an toàn. Mỗi dự án có cấu trúc tài chính riêng, cơ cấu vận hành khác biệt, mức độ thành công khác nhau.

Nếu công ty quản lý quỹ vận hành với vai trò độc lập, và đủ năng lực thì khâu quản lý, giám sát sử dụng vốn và chi tiêu tiền mới đúng mục đích, tránh trường hợp chủ đầu tư "tự biên tự diễn" dẫn đến thất thoát.

- Vậy ai sẽ đứng ra giải quyết các thiệt hại cho nhà đầu tư?

- Hiện tại chưa có hướng giải quyết cụ thể. Chính quyền bang đang thanh lọc những hợp phần trong khu phức hợp đã triển khai tốt nhằm đưa ra giải pháp cứu vãn. Tuy nhiên, chắc chắn không ít nhà đầu tư bị mất tiền và không thể xin xóa điều kiện thẻ xanh, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải quay về nước.

Một số tài sản của chủ dự án đã bị phong tỏa, và tòa cử người xuống Vermont tạm điều hành dự án trong lúc cuộc điều tra tiếp diễn. Chủ dự án Jay Peak sẽ bị phạt hành chính nặng, chưa kể đến khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự. Tòa cũng gửi trát yêu cầu văn phòng thống đốc bang cung cấp hàng trăm nghìn email liên quan đến dự án EB-5 này trong nhiều năm qua để hỗ trợ cho việc điều tra.

- Hàng loạt vụ bê bối liên quan đến hình thức định cư ở Mỹ theo kiểu rót vốn đầu tư, nhưng vẫn có nhiều người Việt đăng ký tham gia. Lý do vì sao, thưa ông?

- Có được thẻ xanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc kinh doanh toàn cầu, và có thêm phúc lợi trong việc học hành của con cái. Nhiều người Việt chọn đầu tư vào dự án tại Mỹ theo diện EB-5 để lấy thẻ xanh do mô hình này có ưu điểm. Không đặt nặng yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm quản lý, ngoại ngữ, độ tuổi..., chỉ cần khoản vốn đầu tư tối thiểu 500.000 USD và tạo ra khoảng 10 việc làm cho người bản địa là có thể được chấp nhận định cư. Tuy nhiên hình thức này vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn.

- Những rủi ro thường gặp nhất là gì?

- Ngoài rủi ro của việc chứng minh nguồn tiền thiếu thận trọng có thể dẫn đến hồ sơ bị từ chối thì rủi ro tiếp theo là phía quản lý vốn đầu tư vào dự án.

Hiện các dự án EB-5 do các công ty quản lý vùng (Regional Center) lập nên, và Sở Di trú Mỹ thẩm định, cấp phép. Bên cạnh những công ty lớn thì cũng có nhiều công ty quản lý vùng mới gia nhập thị trường nên chưa có kinh nghiệm cấu trúc và triển khai dự án EB-5. Do đó, nếu đầu tư vào dự án của những "tay mơ" thì khả năng bị chậm tiến độ hay không đảm bảo hiệu suất kinh doanh rất cao.

Một số Regional Center lấy lợi thế là có nhiều năm kinh nghiệm "đẻ" cùng lúc nhiều dự án nên thường "nhân bản" kế hoạch phát triển, dẫn đến giải pháp thực hiện, phương án kinh doanh na ná nhau, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự thận trọng trong kiểm soát vốn và dự án. Hay dự án có quy mô quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc phân bổ việc làm cho mỗi nhà đầu tư EB-5.

Rủi ro còn đến từ việc mất tiền nếu dự án không có một bên thứ 3 độc lập đứng ra quản lý dòng tiền hoặc công ty quản lý vốn này không có nhiều năm kinh nghiệm trong EB5.

- Làm cách nào để nhà đầu tư xác định dự án đủ cơ sở pháp lý, khả năng tài chính đảm bảo, vận hành đúng kế hoạch?

- Câu chuyện của Jay Peak cũng như nhiều dự án EB-5 khác chỉ ra nhiều nhà đầu tư bỏ tiền theo trào lưu chứ không dựa trên những phân tích cụ thể. Việc thẩm định chỉ được nhà đầu tư lướt qua do tài liệu liên quan đến dự án có thể lên đến vài nghìn trang. Cần đọc kỹ các thông tin pháp lý, điều khoản công bố rủi ro để biết được quyền lợi, trách nhiệm và quyền hạn của mình khi đầu tư vào dự án.

Từ vụ Jay Peak cho thấy, nhà đầu tư không nên quá tin những thông tin được quảng cáo như quy mô dự án, thương hiệu nhà phát triển, yếu tố chính phủ... để đưa ra quyết định. Cần thẩm tra kỹ các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư như sức khỏe tài chính, độ tín nhiệm, kế hoạch trả nợ… Bên cạnh đó, công ty quản lý vốn mới là pháp nhân có trách nhiệm pháp lý hoàn vốn cho nhà đầu tư chứ không phải chủ dự án. Do vậy, quan trọng không kém là việc xác minh khả năng thực tế của công ty quản lý vốn vì đây chính là người quyết định tiền đầu tư sẽ đổ về đâu, và hoàn vốn như thế nào.

Hiện tại, một số công ty tư vấn dịch vụ EB-5 thổi phồng ưu điểm của dự án, không công bố những rủi ro mà nhà đầu tư có thể đón nhận. Vì thế, bạn nên chọn những công ty uy tín, minh bạch để được tư vấn. Các công ty này cần có đạo đức nghề nghiệp, và đủ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, các chuyên gia CPA, chuyên gia trong lĩnh vực EB-5, và quản lý vốn để làm thẩm tra dự án.

USCIS là cơ quan quản lý Chương trình đầu tư nhập cư hay còn được biết đến với tên gọi "EB-5". Loại visa này được Quốc hội Mỹ áp dụng từ năm 1990 với mục tiêu kích thích nền kinh tế Mỹ thông qua việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Mỹ. Kể từ khi chương trình thí điểm lần đầu tiên vào năm 1992, và sau nhiều lần tái cấp phép thì visa EB-5 được xác định chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư vào Trung tâm vùng do USCIS chỉ định, dựa trên các đề xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Minh Trí
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#12
'Anh em nhà Samsung' chi triệu USD trồng ớt ở Việt Nam

vnexpress - Ngoài việc chi hàng triệu USD để đầu tư trồng 10ha ớt tại Việt Nam, đại gia Hàn Quốc còn tham vọng chuyển vùng nguyên liệu ớt tại Trung Quốc về Việt Nam.


Tập đoàn CJ lên kế hoạch chuyển vùng nguyên liệu trồng ớt từ Trung Quốc về Việt Nam

Chia sẻ với VnExpress, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CJ tại Việt Nam cho biết, sau nửa năm thử nghiệm thành công việc trồng ớt tại Ninh Thuận, tập đoàn quyết định chi 2,1 triệu USD cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) kết hợp với nông dân tại đây trồng 10ha ớt, đồng thời, cơ quan này còn giúp đỡ người dân xây trường học, nhà văn hóa cho thôn.

"Bắt đầu từ đầu tháng 7 chúng tôi sẽ cùng hơn 50 hộ gia đình tại Ninh Thuận khởi động vụ mới. Chúng tôi không chỉ cung cấp giống, phân bón mà còn đem tiến sĩ, kỹ sư nông nghiệp Hàn Quốc sang hỗ trợ nông dân về kỹ thuật canh tác và chăm sóc. Dự kiến với 10ha ớt mỗi năm công ty có thể thu được 200 tấn. Toàn bộ sản phẩm sẽ được tập đoàn bao tiêu theo giá cả thị trường", ông Chang nói và cho biết, mỗi năm Công ty sẽ có báo cáo thị trường về giá cả ớt trên thế giới. Do vậy, người dân nên yên tâm vì tập đoàn sẽ thu mua sản phẩm theo giá thị trường ở mức hợp lý nhất. Còn về biện pháp canh tác, công ty sẽ cùng nông dân thực hiện trồng theo hướng thâm canh, tức là sau khi thu hoạch ớt thì khoảng thời gian để tái tạo đất nông dân có thể trồng đậu xanh. Đây là loại cây trồng không chỉ cho thu hoạch mà cải tạo thành phần của đất rất tốt.

Sắp tới để phục vụ cho việc chế biến ớt tại Việt Nam, Công ty này cũng dự định xây nhà máy sản xuất tại Ninh Thuận. Một phần ớt chế biến xong sẽ dùng để sản xuất kim chi tại Việt Nam, số lượng còn lại xuất khẩu sang Hàn Quốc.

"Nếu 10ha ớt đầu tiên sản xuất thành công, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ở nhiều tỉnh thành khác trên đất nước Việt Nam, dần dần hướng tới mục tiêu có vùng nguyên liệu 500ha. Vùng nguyên liệu này có thể thay thế nguồn hàng từ Trung Quốc", ông Chang bộc bạch.

Chia sẻ về lý do chọn ớt là cây trồng tại Việt Nam, ông Chang cho rằng, ớt là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến thực phẩm tại Hàn Quốc, trong khi đó, Việt Nam lại là nơi cho sản phẩm chất lượng tốt, ngon, và cay hơn so với nhiều quốc gia khác. Trước đây, công ty đặt vùng nguyên liệu tại Trung Quốc nhưng vì chất lượng ớt tại quốc gia này kém nên Việt Nam là lựa chọn hợp lý để thay thế. Tuy nhiên, theo ông Chang, tại Việt Nam việc tạo ra vùng trồng ớt lớn tương đối khó khăn vì mỗi hộ dân chỉ được cấp những thửa ruộng khá nhỏ. Do vậy, công ty ông đang nhờ sự giúp đỡ của tỉnh Ninh thuận cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại đây vận động bà con kết hợp với nhau để tạo thành vùng nguyên liệu lớn. Sau khi thu hoạch, lợi nhuận sẽ được chia hợp lý theo quy mô của mỗi hộ gia đình.

Tập đoàn CJ của Hàn Quốc tiền thân là nhánh kinh doanh thực phẩm của Tập đoàn Samsung. Sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chul qua đời năm 1987, Tập đoàn Samsung tách thành 4 doanh nghiệp gồm: Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Shinegae, Tập đoàn CJ, và Tập đoàn Hansol vào năm 1991, và 1997.

Hiện CJ hoạt động trong 4 lĩnh vực kinh doanh chính gồm: Thực phẩm và dịch vụ thực phẩm, Sinh học và dược phẩm, Giải trí và truyền thông, Truyền hình mua sắm (Homeshopping) và Logistics, Cơ sở hạ tầng.

Vào Việt Nam năm 1998, hết năm 2015 CJ đã đầu tư 400 triệu USD, và có được 13 công ty con, nổi bật với các thương hiệu như hệ thống rạp chiếu phim CGV, Tour les Jours, kênh mua sắm SCJ...

Đơn vị này cũng cho biết, trong năm 2016 tập đoàn sẽ chi thêm 500 triệu USD để đầu tư vào M&A, và các dự án mới trong các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ sinh học, bán lẻ, và giải trí. Riêng với M&A, công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm.

Hồi tháng 1/2016, CJ Việt Nam đã mua lại thương hiệu kim chi Ông Kim. Mới đây, trong đợt IPO của Vissan, công ty cũng chi ra hơn 300 tỷ đồng để mua 3 triệu cổ phiếu, tương đương 4,18% cổ phần công ty này với giá 102.000 đồng - mức giá cao nhất trong đợt đấu giá công khai.

Thi Hà
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#13
Tự tin, dễ mến và là chính mình

TT - Vừa nhận được lời mời làm việc từ sáu tập đoàn lớn trên thế giới (gồm Google, Apple, BlackRock, Goldman Sachs, HSBC, Bank of England), Chris Khoa Nguyễn (22 tuổi, ĐH Exeter, Anh) hiện là niềm tự hào của cộng đồng du học sinh Việt.


Chris Khoa Nguyễn (trái) chụp hình cùng bạn bè - Ảnh: K.N

Ngoài bảng thành tích học tập đáng nể, Chris còn là một người mẫu cho nhiều thương hiệu thời trang, tạp chí lớn.

Một trong những thói quen của Chris là đọc sách. “Tôi có rất nhiều kỷ niệm thú vị tại các hiệu sách cũ. Trong iPad của tôi có cả bộ “sưu tập sách” tích lũy từ nhiều năm trước” - Chris cho biết.

Quyển sách mà anh chàng yêu thích nhất là Hi vọng táo bạo (The audacity of hope) của Tổng thống Mỹ Barack Obama bởi theo Chris, “Quyển sách này vạch ra những ước mơ táo bạo, bản lĩnh của một người trẻ”.

“Tôi cũng thường xuyên đi bơi, và chơi tennis vì muốn duy trì lối sống lành mạnh” - Chris chia sẻ với Nhịp sống trẻ.

Nhận được cái gật đầu từ sáu “ông lớn” sau nhiều vòng thi tuyển căng thẳng, Chris khiêm tốn cho rằng mình may mắn, và đúc kết kinh nghiệm: “Các nhà tuyển dụng cũng chỉ là người bình thường và những gì họ mong muốn là tuyển được những người mà họ muốn làm việc cùng, phù hợp với văn hóa công ty. Hãy tự tin, dễ mến, và hãy là chính bạn”.

Chris chọn đầu quân vào BlackRock - tập đoàn đầu tư quốc tế lớn nhất thế giới - ở bộ phận chống tội phạm tài chính, và tham nhũng.

“Đây là nơi tôi có nhiều tiềm năng phát triển nhất, và sẽ có cơ hội làm việc cận kề với chính phủ, các tổ chức tài chính toàn cầu” - Chris giải thích về chọn lựa khiến nhiều người ngạc nhiên.

Ngoài việc học, Chris tình cờ lọt vào “mắt xanh” của nhãn thời trang Abercrombie (Mỹ) thông qua các bức ảnh chụp trên Instagram. Đến nay, Chris đã có cơ hội làm việc cùng các thương hiệu lớn như Banana Republic, Lenovo... và sắp tới là một hãng đồng hồ Thụy Sĩ.

Chris cũng liên tục xuất hiện trên những tạp chí thời trang quốc tế như Elle, Cosmopolitan, Esquire...

Dẫu vậy, Chris khẳng định: “Tôi chỉ xem đây là một công việc bán thời gian, và là động lực để giữ gìn sức khỏe, ngoại hình của mình. Dĩ nhiên, nghề người mẫu cũng như bất kỳ công việc nào khác cũng giúp tôi có những trải nghiệm mới mẻ, bài học thú vị”.

Nói về việc nhiều bạn trẻ hiện quan tâm đến ngoại hình hơn trau dồi tri thức, Chris cho rằng: “Ở góc độ tích cực, việc chú tâm hoàn thiện bề ngoài sẽ tạo động lực để mọi người sống lành mạnh, ăn uống, và tập thể dục một cách khoa học.

Tuy nhiên, ngoại hình không nên là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá người khác, gây áp lực ở các bạn trẻ. Tôi mong xã hội, giới trẻ trân trọng tính cách, tài năng, khát vọng, và sự khác biệt trong ngoại hình của mọi người hơn”.

Sinh ra ở thủ đô Praha (Cộng hòa Czech) và phần lớn thời gian sinh sống, học tập ở nước ngoài nhưng Chris vẫn nói, và viết tiếng Việt thông thạo.

Tự nhận bản thân có rất nhiều thần tượng như Phạm Tuân, Michael Phelps, John F.Kennedy... và là người không ngại những thay đổi, Chris cho biết thêm:

“Tôi không vạch ra kế hoạch dài hơi như 5 năm, 10 năm sau... sẽ làm gì, ra sao vì với tôi điều đó đồng nghĩa với việc tự giới hạn mình trước những cơ hội mới. Điều quan trọng nhất là được làm chính mình, kiên trì đi theo sở thích, và những giá trị ban đầu đề ra”.

Công Nhật
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#14
Tiệm kem ngon nhất Montréal của một người gốc Việt

TT - Món kem của tiệm Virevent do một người phụ nữ gốc Việt làm chủ vừa được thính giả đài phát thanh Radio-Canada bình chọn là ngon nhất thành phố Montréal (Canada).


Chị Diem-Thu Doan đang làm kem - Ảnh: Le journal de Montréal

Tiệm Virevent được chị Diem-Thu Doan - một phụ nữ gốc Việt - thành lập năm 2013 trên đường Fleury Est, khu phố Ahuntsic, quận Ahuntsic-Cartierville, thành phố Montréal.

Ở đại học, chị Diem-Thu Doan học toán, và quản trị kinh doanh. Sau một thời gian làm việc cho quỹ tín dụng Desjardins, chị chuyển sang lĩnh vực nhà hàng do say mê.

Chị có ba con. Các con của chị đều có tên riêng thứ hai là tên Việt.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Le journal de Montréal (Canada), chị Diem-Thu Doan cám ơn những người bạn Canada đã tận tâm giúp đỡ mình, và chị tiếc khi các con mình không nói được tiếng Việt.

Chuyên bán các loại kem, bánh, và sôcôla, Virevent nổi tiếng với món kem caramel mặn, kem xoài, và kem dừa. Đặc biệt, thực khách có thể chọn một trong sáu loại sôcôla Bỉ để phủ lên trên món kem.

Montréal là thành phố đông dân thứ hai của Canada (sau Toronto) và cũng là thành phố nói tiếng Pháp lớn thứ hai trên thế giới (sau Paris). Khoảng 50% dân cư Montréal nói tiếng Pháp, 13% nói tiếng Anh, và 33% nói các thứ tiếng khác.

Công Khanh
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#15
Hai lao động Việt tố chủ Trung Quốc bóc lột

vnexpress - Hai lao động Việt Nam hôm qua ra tòa làm chứng chống lại hai ông chủ Trung Quốc tại nhà máy dệt may ở quốc đảo Malta với cáo buộc nợ lương và bạc đãi họ.


Công ty dệt may Leisure Clothing ở quốc đảo Malta. Ảnh: Times of Malta

Theo Malta Today, giám đốc quản lý của công ty Leisure Clothing, ông Han Bin, 46 tuổi, và giám đốc marketing Jia Liu, 31 tuổi, bị buộc tội buôn người, và vi phạm luật lao động.

Họ bị tố biển thủ lương của các công nhân người Việt, không trả lương, tiền làm thêm giờ, và tiền phụ cấp cho nhân viên, cũng như không tuân thủ các điều kiện làm việc.

Hai lao động Việt Nam là Tran Nang Do, và Thi Thu Tran đã làm chứng trước tòa án về những cáo buộc trên.

Tran bị bắt hồi tháng 7/2014 cùng hai đồng hương khi chuẩn bị lên thuyền tới đảo Sicily của Italy với giấy tờ giả. Cảnh sát sau đó mở một cuộc điều tra, và tiếp tục bắt giữ ông Han cùng ông Jia.

Tran khai cô đến Malta với mục đích duy nhất là tìm việc làm, và gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà.

"Tôi không có ý định đến nước nào khác. Nhưng thực tế rất khác với những gì tôi được nghe kể và mong chờ. Tôi không thể tiếp tục công việc này nữa nên tôi phải bỏ đi", Tran nói. "Khi tôi bị ốm, tôi không được phép đi khám. Khi tôi đến đây, công ty liền tịch thu hộ chiếu của tôi".

Cả Tran và Do đều cho hay cứ hai tháng họ mới được trả 150 euro (170 USD). Tuy nhiên, Tran khai với tòa rằng hầu hết thời gian rảnh cô "đi mua sắm, và đi chơi với bạn bè".

Tran cho hay nhân viên môi giới việc làm đe dọa rằng nếu cô khiếu nại, người này sẽ báo cáo cho cơ quan phụ trách lao động ở Việt Nam, và cô sẽ bị phạt. Cô sợ bị mất 2.000 euro (2.200 USD) đặt cọc cho nhân viên môi giới để sang Malta làm việc nên đã bất chấp nguy hiểm, dùng giấy tờ giả để trốn khỏi Malta thay vì báo cáo với cảnh sát về việc bị bóc lột.

Tran không biết danh tính của người đã cung cấp giấy tờ giả cho cô, chỉ biết đó là "một người đàn ông da trắng", tiếp cận cô khi cô đang đi dạo gần nhà máy. Cô khẳng định cô không liên lạc với người này thông qua ai khác.

Do cũng giải thích tương tự. Anh cho hay mình sợ bị trả về Việt Nam, và không trả được số tiền đã nợ công ty môi giới để sang Malta làm việc.

"Nếu công ty trả tôi về Việt Nam nghĩa là tôi phá hợp đồng, và phải nộp tiền phạt. Nếu không có tiền, tôi sẽ phải ngồi tù", Do nói thêm.

Do cho hay lúc rảnh, anh tham gia đá bóng. "Vào ngày nghỉ, tôi phải cọ nhà vệ sinh ở đó. Tôi thấy mình bị đối xử bất công so với các công nhân người Hoa", anh nói.

Vụ việc đang được giới chức Malta tiếp tục điều tra.

Anh Ngọc
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#16
Tòa tối cao Mỹ ngăn chặn chính sách nhập cư của Tổng thống Obama

TN - Tòa án tối cao Mỹ ngày 23.6 đã bác bỏ kế hoạch của Tổng thống Barack Obama nhằm giúp khoảng 4 triệu người định cư trái phép tại Mỹ không bị trục xuất.


Chính sách nhằm bảo vệ khoảng 4 triệu người nhập cư tại Mỹ của ông Obama vẫn chưa thể có hiệu lực - Ảnh: Reutrers

Kế hoạch mà Tổng thống Obama vạch ra giúp khoảng 4 triệu người (hầu hết là người Mỹ La-tinh) sống bất hợp pháp tại Mỹ từ năm 2010 không bị trục xuất, và được tạo công ăn việc làm. Với điều kiện những người này không có tiền án, tiền sự, và có con cái là công dân Mỹ hoặc định cư hợp pháp tại Mỹ, theo Reuters ngày 23.6.

Kế hoạch này được Tổng thống Obama thông báo vào cuối năm 2014 nhưng bị các tòa án cấp thấp ngăn chặn, và chưa thể có hiệu lực sau khi 26 tiểu bang nộp đơn kiện vì cho rằng tổng thống không có quyền để quyết định thay đổi. Tòa tối cao ngày 23.6 bị chia rẽ với tỉ lệ 4 đồng ý, 4 phản đối nên kế hoạch của Tổng thống Obama không thể có hiệu lực.

Chưởng lý bang Texas, Ken Paxton nói quyết định của toà án cho thấy rằng dù là ai, kể cả tổng thống thì cũng không thể đơn phương thay đổi luật pháp. Ông cũng nhận xét đây là thất bại của ông Obama trong việc nỗ lực mở rộng quyền hành pháp nhưng cũng là chiến thắng đối với những người tin vào sự phân chia quyền lực, và luật pháp.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan thì tuyên bố phán quyết của tòa khiến cho đề xuất về người nhập cư của Tổng thống Obama trở nên vô hiệu lực. “Hiến pháp quy định rõ rằng: Tổng thống không có quyền làm luật mà chỉ có Quốc hội”, ông Ryan khẳng định.

Tổng thống Obama thì nói rằng quyết định của tòa tối cao đẩy nước Mỹ đi xa hơn với những mong mỏi mà người dân chờ đợi. Ông Obama cũng chỉ ra rằng việc toà án đưa ra phán quyết chia rẽ cho thấy khoảng trống hiện tại sau khi thẩm phán Antonin Scalia qua đời hồi tháng 2, theo Fox News. Ông Obama đã đề cử ông Merrick Garland ngồi vào vị trí bỏ trống nhưng Thượng viện Mỹ vốn do phe Cộng hoà kiểm soát vẫn chưa quyết định.

Bảo Vinh
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#17
Cô dâu Việt ở Trung Quốc nuốt dao lam tự sát

vnexpress - Một cô dâu Việt ở Trung Quốc phải nhập viện cấp cứu do nuốt 13 mảnh dao lam tự sát khi đang mang thai 5 tháng.


Những mảnh dao lam mà cô gái nuốt vào người. Ảnh: QQ

Theo QQ, cô gái 27 tuổi, sống tại thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, được đưa tới bệnh viện vào tối 12/6.

Sau hơn hai giờ phẫu thuật, số dao trong bụng cô đã được lấy ra. Mảnh dao lam dài nhất khoảng 3 cm. Hiện cô đã qua giai đoạn nguy kịch, và đang được theo dõi tại bệnh viện.

Nguyên nhân khiến cô gái trên tự sát vẫn chưa được xác định rõ, nhưng nhiều người cho rằng có thể do mâu thuẫn với gia đình chồng.

Theo lời khai của nhà chồng, cô gái tự mua dao, và bắt đầu nuốt dao vào khoảng 3h chiều cùng ngày. Khi phát hiện sự việc, họ đã nhanh chóng đưa cô tới bệnh viện.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho hay bệnh nhân đang mang thai nên không thể gây mê. Ban đầu, cô vô cùng kích động, không chịu phối hợp với bác sĩ. Sau khi được trấn an tinh thần, cô mới đồng ý để họ kiểm tra, và siêu âm ổ bụng.

Nếu lưỡi dao còn trong bụng, chỉ cần bệnh nhân hơi cử động cũng có thể cứa vào các bộ phận xung quanh như khí quản, và các động mạch chủ ở ngực, rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Hải Yến
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#18
Người phụ nữ gốc Việt ở Australia khao khát tìm lại cha mẹ đẻ

vnexpress - Mỗi ngày nhìn vào gương, Lan Hopwood lại tự hỏi mình là ai. Ở một nơi nào đó tại Việt Nam, gia đình có lẽ cũng đang tìm kiếm cô, và cô muốn được gặp họ trước khi chết.


Lan Hopwood trong một bức ảnh chụp vào tháng 5/1974 (trái) ở Sài Gòn và hiện tại. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với VnExpress, Lan Hopwood cho hay cô đến Australia năm 1974, khi mới 3 tuổi, cùng một gia đình có mẹ là người Việt Nam, cha là người Australia, và con gái 8 tuổi của họ.

Suốt hàng chục năm, Lan không bao giờ được phép hỏi cha mẹ cô đã gặp nhau như thế nào hay đến Australia ra sao. Họ rất hạn chế nhắc đến chuyện quá khứ của gia đình.

"Khi còn là một đứa trẻ, tôi không hiểu từ con nuôi nghĩa là gì. Tôi chỉ cảm nhận được điều đó. Tôi không nhận ra những người xung quanh mình, và tôi chỉ biết rằng tôi không thuộc về họ", cô nói trong cuộc phỏng vấn với kênh SBS Australia.

Dù mẹ là người Việt, Lan thừa nhận cô không giống bà, và mối quan hệ giữa hai người cũng không dễ chịu. "Tôi chỉ cảm nhận được điều đó từ trái tim mình, rằng chúng tôi nhìn không giống nhau, tôi nói năng cũng không giống cha mẹ. Tôi khác biệt", cô nói.

Suốt hàng chục năm, Lan cứ thế sống trong những câu hỏi, và nỗi cô đơn. Cô cũng gặp khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng người Việt ở địa phương bởi không nói được tiếng Việt.

"Tôi được nuôi dạy ở Australia. Tôi nói tiếng Anh. Tôi nhìn giống người Việt nhưng những người Việt ở đây lại nói rằng tôi không giống người Việt. Tôi trở về Việt Nam, và mọi người cũng nói tôi không giống người Việt nhưng mọi người ở Việt Nam họ tử tế với tôi và chấp nhận tôi", cô kể.

Đến năm 2008, Lan mới tìm ra câu trả lời cho những hoài nghi của mình khi phát hiện rằng cô không nằm trong chương trình không vận trẻ em Việt Nam (Operation Babylift) đến Australia khi chiến tranh kết thúc.

Cô đã tìm đến tổ chức Freedom Information (Tự do Thông tin) để tìm kiếm thông tin về bản thân, và được biết trong hồ sơ của người mẹ hiện tại có một tờ giấy ghi rằng cô là trẻ mồ côi được nhận nuôi.

"Tôi đã khóc. Tôi khóc rất lâu vì phát hiện ra rằng tôi mất hết tất cả những gì tôi biết. Tất cả mọi thứ đều là dối trá. Tôi cảm giác rằng mình phải bắt đầu lại mọi thứ một lần nữa. Tôi phải thích nghi và suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo", cô nói.

Cha mẹ nuôi tỏ ra thất vọng khi biết Lan âm thầm tìm hiểu về thân thế của mình nhưng họ không hé lộ thêm điều gì. Cô đã cố gắng giải thích cho ba mẹ nuôi rằng cô mãi yêu thương họ, họ vẫn là gia đình của cô nhưng cô cần phải biết sự thật rằng mình đến từ đâu.

Lan đã về Việt Nam hai lần, và thuê một thám tử tư tìm kiếm cha mẹ ruột. Tất cả thông tin mà cô biết về bản thân mình đó là tên thật Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh ngày 8/7/1971 tại Vũng Tàu.

Cô bị sinh non 3 tháng, từng bị chó cắn ở Sài Gòn khi mới 18 tháng tuổi, và phải nằm viện 2 tuần để điều trị. Mẹ cô là người Việt còn cha cô có thể là người Việt, hoặc Hàn Quốc.

Hộ chiếu dùng để sang Australia của cô do phía Việt Nam cung cấp nhưng khi tìm đến cơ quan chức năng xuất nhập cảnh Việt Nam, họ cho hay hiện không có dữ liệu trước năm 1975.

Cô từng mừng hụt vì tưởng đã tìm được gia đình khi thám tử trên cho hay mẫu ADN của cô trùng với một số người nghi là anh chị em của cô ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cùng mẫu ADN này tại Mỹ lại cho kết quả ngược lại.

"Mỗi ngày tôi nhìn vào gương mà không biết tôi đang nhìn thấy ai. Rất khó để mọi người hiểu cảm giác của tôi. Tôi cảm thấy mình là người Việt Nam nhưng tôi không có lịch sử", người phụ nữ 45 tuổi nói. "Tôi muốn có cơ hội để xem tôi giống ba, hay giống mẹ, hoặc anh chị em. Ở một nơi nào đó tại Việt Nam, tôi có gia đình mà có lẽ họ cũng đang tìm kiếm tôi. Và tôi mong muốn có cơ hội được gặp họ trước khi chết".

Hiện Lan chỉ biết tiếp tục cuộc tìm kiếm bằng cách chia sẻ câu chuyện, và hình ảnh của mình trên mạng xã hội, hy vọng mọi người giúp lan tỏa nó càng nhiều càng tốt. Cô hy vọng một ngày nào đó, sẽ có người nhìn vào những bức ảnh của cô và thốt lên "Cô ấy trông thật giống tôi! Cô ấy trông như chị gái của tôi! Cô ấy trông giống mẹ tôi!".

"Tôi là một đứa trẻ Việt Nam. Tôi muốn tìm hiểu văn hóa của mình, và trở về quê hương, trở về với gia đình mình. Tôi muốn con cái của tôi biết gia đình của chúng, tổ tiên ông bà của chúng. Và tôi sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi tôi tìm thấy gia đình mình", cô nói.

Anh Ngọc
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#19
Trang trại 120.000 con gà của người Việt ở Mỹ

vnexpress - Nuôi tới 120.000 con gà nhưng mỗi ngày anh Đường Công Tuấn chỉ làm việc vài tiếng bởi toàn bộ quy trình nuôi đều được cài đặt sẵn, và xử lý tự động bằng hệ thống máy tính.


Trang trại gà của anh Tuấn nằm bên một bìa rừng tại vùng giáp ranh giữa bang Maryland, và Delaware thuộc miền đông nước Mỹ. Ảnh: VOV

Trang trại của anh Tuấn là 4 khu nhà một tầng màu xám, lợp tôn kín như bưng, chạy dài cả trăm mét bên một bìa rừng tại vùng giáp ranh giữa bang Maryland và Delaware thuộc miền đông nước Mỹ.

Hàng chục chiếc quạt thông gió khổng lồ đang chạy hết công suất cùng những bể kim loại cao lừng lững như tháp nước. Vừa bước lại gần chiếc quạt hút gió có đường kính gần hai mét thì một mùi hôi đến ngạt thở xộc thẳng vào mũi, khiến ai nấy bật ngửa người. Đó là mùi phân gà.

"Đấy là chưa quen thôi. Quen rồi ngày nào không ngửi lại cứ thấy thiếu cái gì đấy", anh Tuấn bật cười. "Tôi làm nail hơn hai chục năm, từ lúc mới bắt đầu sang Mỹ. Một lần tình cờ gặp một người bạn đang nuôi gà, tôi trao đổi với anh ấy thì thấy ngành này rất an tâm về đầu ra và đầu vào, lại được chính phủ tài trợ. Chính vì thế tôi quyết đi theo ngành gà, đến giờ cũng đã được 5 năm".

Theo VOV, anh Tuấn khởi nghiệp bằng một trại gà mua lại của một người Hàn Quốc cùng vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Chỉ cần 20% vốn tự có cùng hợp đồng nuôi gà cho công ty, anh đã có thể vay ngân hàng toàn bộ phần vốn đầu tư còn lại mà không cần phải thế chấp tài sản.

"Trước tiên, tôi ký hợp đồng nuôi gà cho hãng, mang hợp đồng lên ngân hàng để cho vay tiền. Sau đó, hàng tháng ngân hàng trừ dần các khoản vay từ lương của người nuôi, từ hãng nuôi gà", anh cho biết.

Các công ty chăn nuôi lớn tại Mỹ thường không trực tiếp nuôi mà thuê các hộ gia đình làm việc này. Trừ cơ sở hạ tầng như nhà xưởng và thiết bị kỹ thuật, công ty sẽ cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu vào, từ con giống, thức ăn cho đến thuốc phòng bệnh và bao toàn bộ sản phẩm. Người nuôi chỉ việc chăm sóc, và nhận thù lao.

"Mỗi đợt tôi nuôi khoảng 7 tuần. Khi gà đủ trọng lượng thì hãng đến thu mua, trả tiền công nuôi cho tôi theo trọng lượng của con gà", anh cho hay.

Trang trại tự động hóa
Nuôi tới 120.000 con gà nhưng mỗi ngày anh Tuấn chỉ cần làm việc chừng vài tiếng. Toàn bộ quy trình nuôi đều được cài đặt sẵn, và xử lý tự động bằng hệ thống máy tính, và được tính toán một cách vô cùng khoa học, từ cung cấp thức ăn, nước uống cho đến đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng.

Hàng tuần, các kỹ sư của công ty đến kiểm tra xem người nuôi có tuân thủ đúng quy trình hay không. Công việc duy nhất của anh Tuấn ở trại gà là thu lượm xác gà chết do giẫm đạp nhau và kiểm tra máy móc.

"Mỗi ngày tôi vào đây khoảng 2 tiếng buổi sáng, buổi chiều tôi không phải nhặt gà chết nữa thì chỉ đảo qua để kiểm tra xem thức ăn và nước có đảm bảo không, có hoạt động bình thường không. Nếu không có vấn đề gì thì công việc của tôi trong ngày đã xong", anh nói.

Tùy theo tiến triển của đàn gà, công ty chăn nuôi sẽ chuyển thức ăn đến theo tần suất tăng dần, từ 3 ngày một lần khi gà mới nở lên tối đa 10 tiếng một lần vào thời điểm chuẩn bị xuất chuồng.

Anh Tuấn giải thích rằng sở dĩ trại gà được quây kín vì ánh sáng là một yếu tố mấu chốt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của gà. Trang trại có một hệ thống máy tính để điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng hàng ngày, và hàng giờ phù hợp với tiến độ tăng trưởng của con gà. Khi còn nhỏ thì gà cần ánh sáng 100% để có thể tìm được thức ăn, và nước uống vì chưa quen.

"Khi gà đã đủ trưởng thành rồi thì không cần nhiều ánh sáng, chỉ cần đủ để cho chúng nhìn thấy. Nếu sáng quá thì gà sẽ hoạt động chạy nhảy nhiều, dẫn đến hao thịt, gà càng nặng tôi càng được nhiều tiền", anh nói.

Rủi ro thấp
Theo anh Tuấn, nếu nóng quá hoặc lạnh quá thì gà cũng dễ chết nên trang trại luôn có hệ thống sưởi ấm vào mùa đông, và làm mát vào mùa hè. Gà cũng được uống vaccine thường xuyên theo từng giai đoạn để phòng bệnh.

Trong trường hợp không may xảy ra dịch bệnh do lây nhiễm từ bên ngoài, công ty chăn nuôi sẽ cung cấp thuốc chữa, ngay cả tình huống xấu nhất thì người nuôi cũng không bị thiệt hại.

Nếu gà chết hàng loạt thì anh Tuấn vẫn có tiền bảo hiểm của hãng, và do anh mua riêng. Anh cho hay việc phòng chống dịch bệnh ở Mỹ rất đảm bảo. Người ngoài không được vào các trang trại này, ngay cả người chăm sóc ra vào đều phải qua phòng cách ly có chất diệt khuẩn.

Mỗi đợt xuất chuồng, tổng lượng gà thu được trong trang trại của anh Tuấn là gần 350 tấn. Giá gà nguyên con trung bình khoảng 2 USD một kg. Anh Tuấn cũng không phải chờ quá lâu để thu hồi vốn đầu tư với số tiền thù lao nhận được.

Gia đình anh dự tính xây dựng thêm một trang trại nữa với vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD sau khi ký xong hợp đồng với Tyson Foods, công ty chế biến thực phẩm hàng đầu của Mỹ.

Mỹ hiện là nước sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới với sản lượng thịt gà ước tính khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Ngoài tiêu thụ nội địa, gà Mỹ còn được xuất khẩu trên toàn thế giới với giá cả cạnh tranh, thậm chí còn thấp hơn đáng kể so với giá gà sản xuất tại nhiều nước.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trên toàn nước Mỹ hiện có khoảng hơn 200.000 trại gà, góp phần đưa Mỹ trở thành nước xuất khẩu thịt gà lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil, với kim ngạch trên 3 tỷ USD hàng năm.

Theo VOV
 

PhuongChau

Diễn đàn XNC
#20
Thần đồng gốc Việt 5 tuổi đoạt cúp piano quận Cam

vnexpress - Evan Le, cậu bé được ca ngợi là thần đồng piano, vừa vượt qua nhiều tài năng nhí khác ở cuộc thi âm nhạc của quận Cam, Mỹ, để mang về giải thưởng cao nhất.


Evan và chiếc cúp dành cho quán quân của cuộc thi. Ảnh: Quoc Le

Evan, 5 tuổi, là thí sinh nhỏ tuổi nhất tham gia cuộc thi piano do Hiệp hội Giáo viên Âm nhạc Mỹ ở quận Cam tổ chức. Cuộc thi được chia thành ba phân khúc, trong đó Evan tranh tài với các đối thủ là những trẻ em từ 11 tuổi trở xuống.

Tác phẩm được Evan lựa chọn biểu diễn là một bản concerto của Mozart, nhà soạn nhạc mà cậu bé yêu thích nhất. Evan đã thuộc lòng bản nhạc này từ lâu nhưng trước cuộc thi, em vẫn dành nhiều thời gian để trau chuốt kỹ thuật cùng cô giáo dạy piano.

Anh Quoc Le, bố của Evan, cho hay con trai anh rất háo hức được thi thố cùng các anh chị lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, do Evan còn quá nhỏ nên gia đình không đặt nhiều kỳ vọng hay gây sức ép gì với cậu bé.

"Giải nhất cuộc thi là kết quả thực sự rất bất ngờ đối với chúng tôi", anh cho hay. "Evan đã biểu diễn hết mình bằng sự hồn nhiên vốn có, và không hề có chút hồi hộp hay lo lắng nào".

Với việc trở thành quán quân tại cuộc thi, Evan nhận được giải thưởng là một cúp kỷ niệm cùng 300 USD, đồng thời đại diện cho quận Cam tham gia cuộc thi piano khu vực miền nam California vào giữa tháng 7.

Khi được nhiều người chúc mừng chiến thắng, thần đồng nhí tỏ rõ niềm vui, và khoe rằng cậu bé sẽ dự thi bằng bản concerto trên của Mozart cùng một đoạn mà em tự sáng tác riêng.

Evan nổi lên như một thần đồng piano vào tháng 7/2015, khi tham gia cuộc thi tài năng VStar Kids dành cho trẻ em người Việt ở Mỹ với những bản nhạc nổi tiếng như Hoài cảm, Rondo Alla Tura hay Asturias.

Dù mới học đàn được 7 tháng, thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi này đã chinh phục được ban giám khảo và mang về giải ba chung cuộc.

Evan được các cô giáo dạy đàn nhận xét là có tài năng thiên bẩm khi vừa đọc bản nhạc vừa đánh bằng cả hai tay, và chỉ ít ngày sau có thể đánh thành thạo cả bài mà không cần nhìn nốt nhạc. Evan còn tự sáng tác, và đánh lại những đoạn nhạc bất chợt nảy sinh trong đầu.

Nhiều chương trình giải trí lớn của Mỹ như Ellen Show hay America Got Talent đã bày tỏ sự ngưỡng mộ khi xem các video trình diễn của Evan, và nhiều lần thuyết phục cậu bé tham gia. Tuy nhiên, vợ chồng anh Quoc Le cho hay chỉ lựa chọn cho những chương trình phù hợp với lứa tuổi, khả năng, và tính cách của Evan vì không muốn gây áp lực hay thương mại hóa niềm đam mê của con trai.

Hồi tháng 3, cậu bé được Little Big Shots, chương trình về các tài năng nhí của đài NBC, mời ghi hình. Bằng những ngón đàn điêu luyện, Evan khiến MC, và khán giả của chương trình thán phục, và vỗ tay không ngớt.

Anh Ngọc
 
Status
Không mở trả lời sau này.