HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

youandme8110

Thành viên tích cực
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Xin kính chào các anh chị em.

Em qua Mỹ cũng chắc hơn 2 tháng rồi. Em đã đi làm cuối tuần và đang đi học. Em thấy mọi thứ điều ổn, và chưa nhớ nhà lắm, chỉ nhớ má thôi, không nhớ cái nhà:24::24::24:.

Ở bên em, chợ Vn nhiều, nước mắm, cá mắm gì cũng có đủ, thèm món gì ở Vn cũng có đủ, nên em ăn uống ngon miêng lắm, ngon đến nỗi, mới có hai tháng mà lên 3 f rồi. Hiên tại em vẫn đang trên đà ngon miệng:24::24::24:.

Vô lớp học, thì cô giáo nói gì thì nói, mình muốn nói gì thì nói, không ai hiểu ai:24::24:. Cố gắng tra từ điển nhiều vô, tối ít ôm chồng chút thì chắc học được ( em anh văn dốt đặc, và đi học được 1 tháng rồi, thấy dể thở chút chút, nên mới nói vậy). ACE nào qua đây thì nhớ mua Kim từ điển theo, bên em kiếm cái kim từ điển tiếng việt-anh không ra, toàn là tây ban nha- anh không hà. Kiếm ra thì mắc tiền lắm, mà không đủ từ dể học nữa. ACE nào sắp đi thì nhớ mua 2 cái kim từ điển nha, qua đây 1 cái để ACE xài , còn 1 cá24:i cho em:24::24::24:

À ACE nào đi Mỹ thì nhớ xách luôn học bạ kèm theo bằng tốt nghiệp cấp 2 nha, nếu muốn đi học lên nữa thì nó rất quan trọng đó. Đem theo laptop có cài đủ chương trình theo, để qua đây khỏi mua, laptop rất là quan trọng với những người mới, cần dùng để học hành, để tra từ vựng, và để gọi về VN khỏi tốn tiến... Và vô XNC nửa chớ.

Và quan trọng nhất vẫn là mang theo tiền nha, càng nhiều càng tốt.

He he he , chúc ACE nào chưa đi Mỹ , cơ hội đi Mỹ sẽ nhanh đến nha, ACE nào đi Mỹ rồi, thì có nhiều sức khoẻ để làm ăn nha.

Y&M
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

-------------------------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

------------------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

-----------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

NamPhuong

Thành viên mới
Cần Giúp Đở

Mình đã đến Mỹ được gần 3 tháng , đã lấy được bằng lái xe , hơn 40 tuổi rồi ,đang ở Irvine , nam california. Rất mong anh chị em trong DD chỉ giúp cho mình một chổ học hàn ( Welding) bằng tiếng Việt , không ngại đi xa, thời gian càng ngắn càng tốt để tìm việc làm trong các hãng ( Tốt nhất là các trường giống như dạy nail ) Rất chân thành cám ơn
 

tamchi

Cộng tác viên
Một Ngày ở Nursing Home

Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc nhất. Không chút do dự hay suy nghỉ, tôi trả lời:
đó là cái Nursing Homẹ

Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì....

Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ truớc đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tuợng ra nỗị

Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.

Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyễn hai chuyến xe bus, GardenGrove,Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình.

Chúng tôi phải đi bộ khoãng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đuờng, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh,vắng vẻ,với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt.

Gồm ba dãy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với
những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu đuợc trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát duới tàng câỵ

Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sỉ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khoẻ cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, truớc khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nuớc, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏị

Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiềụ Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.

Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho nguời già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửạ Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kiạGần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại đuợc,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đâỵ Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gaị Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thuờng mà xã hội đặt ra để giải quyết.

Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem gửi cha mẹ vào viện dưỡng lãọ Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa thấụ Luật pháp ở đây không cho nguời già yếu và trẻ con ở nhà một mình. Thuê nguời giúp việc thì không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc.

Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, nguời ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng.

Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chổ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại nàỵ Chỉ có những viện dưỡng lão mới đáp ứng những lổ hổng mà người con không thể lấp đầy đuợc.

Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẳn sàng đáp ứng, giải quyết điều mình yêu cầụ Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô điều dưỡng nguời Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho nguời khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện thì tự do thãi vào tả lót, đến giờ họ đi thaỵ

10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ đuợc tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dàị Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.

11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở phòng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, thì yêu cầu mang vào phòng. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tròn. Bàn này có tám nguời, ba người đàn ông và năm người đàn bà.

Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mãnh maị Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nàọ

Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữạ Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết đuợc.

Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xaọ . . Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậỵ

Tôi được biết qua cô y tá nguời Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm. Hình ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh lòng buồn tủị Những ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra phòng ăn. Tôi không dám nhìn bà khóc thêm nữạ Lòng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dàị Bởi tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động. Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy rả Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình.

Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ vãng của một thời vàng son đã lần lượt, thường xuyên quay lại trong ký ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá cố, nhớ những đứa con bà hết lòng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc, nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang mõi mòn trông đợi hay không?

Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện đuợc. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo đuợc chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.

Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị đuợc những đau đớn tinh thần, những giao động tâm lý, những khắc khoải triền miên của lòng khát khao yêu thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sỉ, y tá nào chữa trị đuợc. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con nguời đã mõi mòn tìm kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ.

Mẹ chồng tôi có sáu nguời con: bốn trai hai gáị Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.

Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's daỵ Việt Nam có ngày Vu Lan -Bông hồng cài áọ Ai còn cha mẹ thì cài một đoá hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏị Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.

Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữạ . . . một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đã tự nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở.

Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ,với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng đuợc sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.

Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ nguời Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Nguời con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về truớc. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín . Bà không còn đủ sức để ngồi lâụ

Bà chỉ ăn cháo và uống sữạ Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên đuợc. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà?. Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?".Bà không còn hơi sức mà trả lờị Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt:"cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.

Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lão khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta sốt ruột vì thấy mẹ mình suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Lòng thương mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn phòng chỉ còn lại một mình mẹ chồng tôị

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Sáng khuya trưa tối, nhìn quanh một mình
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình

Đó là những câu hát não nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết cho số phận của mình vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu nãọ

Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi còn thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trỉu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đã vĩnh viễn không mở mắt nhìn cái trần nhà, mà mấy tháng ròng rã bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. Còn biết bao bà mẹ khác cũng đã và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế nàỵ
Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận đuợc tin khủng khiếp nàỵ Cô em chồng tức tưởi vì bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng duỡng. Cô đã không điều đình được với Thần Chết. Mọi nguời câm lặng chịu đựng.

Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa vì biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp".
Làm sao cân bằng lại tâm lý, tìm lại an bình, một khi lòng cứ khắc khoải bỡi những dằn vặt, ăn năn.

Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóạ Không biết đủ, không vừa lòng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đòi vật chất.

Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gị Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang
rình rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể cướp đi sinh mạng vốn đã mong manh trong từng hơi thở.

Tại aỉ Tại con ngườỉ Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ?

Nguyên Thúy
Trung - 08/26/11 14:20
http://community.vietfun.com/showthread.php?t=774930

(Bài hát Lòng Mẹ, theo yêu cầu của bác phuthohoa)
[FLASH]http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin3.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wNy8wOC85LzAvInagaMEOTBiZmQ0ZTlmMmFlODFiN2U5OWU2OGU2NzgyZTE1MjgdUngWeBXAzfEzDsm5nIE3hdUngrl8R2lhWeByBMaW5ofHwy[/FLASH]
 

tamchi

Cộng tác viên
Người Già Có Nên Về Sống Tại Việt Nam Không?

Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ vừa qua. Và có nhiều người trả lời, nhưng tựu trung không ai muốn về sống luôn ở Việt Nam. Tại sao?

1. Tại sao lại muốn về Việt Nam ?
Đã là người Việt Nam thì ai chẳng muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác, đó là tiếng Anh mà có nhiều người già không hiểu và không biết nói.
Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình. Đời sống ở Việt Nam thì tương đối đơn giản, thoải mái. Chi phí sống ở Việt Nam cũng thấp hơn sống ở Mỹ. Các món ăn hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ. Nói tóm lại, nếu được về sống ở Việt Nam để gần gũi thân nhân, gia đình và quê hương thì còn gì bằng? Thế mà vấn đề không đơn giản như vậy.

2. Một số người muốn về Việt Nam vì những lý do sau:
Có một số ít người về Việt Nam để xây biệt thự để về hưởng thụ. Ở Mỹ, ai cũng phải làm việc quần quật như trâu bò cả ngày, không ai biết mình là ai. Nay về Việt Nam được người ta trọng vọng, nể vì bởi cái "mác" Việt kiều thì thích chí.. Họ về Việt Nam để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về.
Một số khác để kiếm bồ bịch và hưởng lạc thú xác thịt. Đó là những sự thật trơ trẽn mà ai ai cũng biết...
Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác. Khi chết, họ sẽ đối diện với những tội ác của họ. Gia đình tôi và một số bạn bè tôi là một trong những nạn nhân của hạng người này.

3. Những trường hợp thực tế có thật:
-Một vị linh mục trên 90 tuổi đã suy xét rất kỹ về việc nên về Việt Nam sống và chết hay nên ở lại Mỹ. Kết cuộc, ngài chọn xin vào sống dưỡng lão trong Dòng Đồng Công ở Mỹ mà không về sống ở Việt Nam.
-Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ. Lúc sống hy vọng có các nữ tu đùm bọc, lúc hấp hối hy vọng có người lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng rốt cuộc, các bà không thể về sống ở Việt Nam được, vì một số nữ tu không nhận nuôi các bà, dù cho các bà có trả tiền đi nữa.
-Khi gia đình tôi về thăm Việt Nam, mẹ chúng tôi có ý định về dưỡng già ở Việt Nam nên chúng tôi đi tìm một dòng tu nữ để xin trả tiền cho mẹ tôi được về Việt Nam sống trong tu viện, nhưng bà bề trên nói rằng họ không thể cho bà ở trong tu viện của họ vì Dòng họ không có dòng Ba (dành cho giáo dân), và vì họ sợ sống chung đụng mất lòng.
-Còn một dòng tu khác thì cho giá cả là 100USD tiền thuê phòng, chưa kể tiền cơm nước và công thuê người giúp việc để săn sóc cho bà. Căn phòng quá nhỏ và thiếu tiện nghi tối thiểu. Đi thăm Việt Nam lần ấy về, mẹ tôi bỏ ngay ý định: "Ta về ta tắm ao ta" ngay. Thực tế nói nhiều hơn là trí tưởng tượng!
-Một lần khác, chúng tôi lại đưa mẹ tôi ra Huế. Bà lại có ý định ở lại trong một dòng tu nữ ở Huế. Lần ấy, các nữ tu cho gia đình chúng tôi ở trong những phòng chật chội và nóng bức, thiếu những tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ tôi nhìn thấy thực tế mà tỉnh mộng. Gia đình chúng tôi vội vàng thuê khách sạn ở ngay, và không ai đề cập gì thêm đến chuyện về sống ở Việt Nam nữa.
-Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Mặc dù các con của hai cụ ngăn cản chuyện hai cụ về lại Việt Nam , nhưng không giữ hai cụ được. Cuối cùng, họ gửi tiền về Việt Nam cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng người con nuôi ở Việt Nam đã đối xử rất tồi tệ với hai cụ. Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang cho các con ruột của hai cụ để đòi tiền thêm. Các con ruột của hai cụ nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lầm và lựa sai. Đây là một bài học cho những người già không chịu an phận ở với con cháu.
-Có hai cụ cố là cha mẹ của một vị linh mục. Hai cụ cố chỉ muốn về lại Việt Nam . Khi ra phi trường, hai cụ "cay cú" xé hết giấy tờ di trú vì không còn muốn ở Mỹ nữa. Về Việt Nam được khoảng 6 tháng, hai cụ chịu không được, muốn trở lại Mỹ thì không còn giấy tờ di trú nữa. Thành ra tội nghiệp cho người con linh mục phải lặn lội về lại Việt Nam chạy chọt giấy tờ để đưa cha mẹ trở về Mỹ.

4. Các lý do mà Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam:
Có nhiều lý do mà người Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam . Sau đây chỉ là một số lý do tại sao người ta không về sống ở Việt Nam :
-Điều kiện an ninh chưa tốt, còn có những sự khó khăn và không hoàn toàn tự do. Nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét.
-Khi hậu Việt Nam quá khắc nghiệt, nắng và nóng nực hơn 30 năm về trước nhiều. Đã nóng lại còn ẩm ướt, làm cho con người không được thoải mái.
-Ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe… Ở Sàigòn, không có một con đường nào là yên tĩnh và nên thơ để hít thở chút không khí trong lành. Như vậy con người dễ bị theo đường hô hấp, bịnh phổi, bịnh lao.
-Cách nấu ăn và thức uống không hợp vệ sinh. Đã có trường hợp rượu đế có pha thuốc rầy làm cho nhiều người chết. Rồi nạn bánh phở có chất độc cho bánh dai, làm người ăn chết oan. Nguồn nước uống không trong lành. Người ở Mỹ về thường bị đau bụng tiêu chảy, và bị ngứa ngáy khắp cơ thể.
-Cách lái xe của các tài xế quá ẩu, không có sự an toàn. Họ đã nhiều lần lái xe lấn áp những người lái xe gắn máy cho đến khi người ta té ngã hay chết. Trong thân nhân tôi, có trường hợp một phụ nữ có thai bị chết oan cả hai mẹ con vì bị tái xế xe hàng ép té bể đầu. Bản thân chúng tôi thuê xe đi mà tài xế suýt đụng xe mấy lần. Tại sao mình lại dại dột giao mạng sống mình cho những kẻ mình không biết gì về họ?
-Bước chân ra là tốn đủ mọi thứ tiền: Tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác. Trong khi ở Mỹ, ngoài hai bữa cơm, không tốn tiền xe cộ, và không tốn những món tiền không cần thiết khác.
-Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp..
-Điều kiện chữa trị y tế chắc chắn là thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống y tế tiến bộ nhất thế giới. Khi về già thì hay sinh ra nhiều bịnh. Tại sao lại chọn cái xấu mà chê cái tốt, khi càng già càng mang nhiều bịnh? Đó là chưa kể khi mình bị bịnh nặng, lại mang danh là Việt kiều, liệu các nhân viên y tế có hết lòng chăm lo cho Việt kiều hay là để cho mình chết cho mau?
-Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình
-Điều quan trọng nhất là: những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng gần 900USD. Nếu các ông bà này ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt viện trợ ngay. Vậy khi về ở luôn ở Việt Nam là xem như quý vị không còn tiền trợ cấp xã hội nữa. Liệu có ai hầu hạ và chăm sóc không công cho một người già không tiền hay không?
-Quý vị thử đến thăm thân nhân hay ngay cả các tu sĩ mà không tặng họ tiền, thì sẽ thấy ngay phản ứng của họ. Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?

5. Giải pháp tốt nhất:
Nếu quý vị không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc cho quý vị, thì xin hãy vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California. Chúng tôi đã từng đi thăm nhiều viện dưỡng lão. Tại đó có Thánh lễ hàng tuần và có các Thừa Tác Viên Thánh Thể kiệu Mình Thánh Chúa đến cho quý vị hàng ngày.
-Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng tọa đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời.
-Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã phỏng vấn một số cụ già, cả nam lẫn nữ. Họ rất vui khi ở trong các viện dưỡng lão này.

6. Kết luận:
Vì thế, nhiều người kết luận rằng: Họ chỉ về thăm quê hương và giúp đỡ người nghèo và tàn tật, chứ không về ở luôn tại Việt Nam . Những ông bà cụ có con cháu còn ở lại Việt Nam thì họ về thăm cho đỡ nhớ, rồi sau đó, họ cũng trở lại Hoa Kỳ vì nhiều lý do tế nhị khác mà không thể nói ra hết được.
Tốt hơn hết, mình nên sống ở Hoa Kỳ. Con cháu mình ở đâu thi gia đình mình ở đấy. Nhà mình ở đâu thì tổ ấm ở nơi đấy. Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ.

Kim Hà
http://thongtinberlin.de/diendan/nov/nguoigiaconenvesongtaivietnam.htm
 

maistefanac

Thành viên mới
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Minh nghi chi Yen Bui 54 noi dung , minh moi qua my cung gan 02 tuan, minh thi biet anh van, nhung kho noi khu nha chong o chang co nguoi VN, nhung minh co the vuot qua rao cnag english, cho kho noila minh ko an duoc thuc an cua my, nen cuoi tuan minh phai loi nguoc ve khu liitle saigon, ma rau cu mat qua troi, nhung van co mua ve cho be no an, no ko chiu an thuc an my. minh cung da tim hieu qua viec kiem viec roi, dung nhu chi yen bui noi, kim viec cung de lam, mien la minh phai hy sinh cai toi cua minh, de ma lan xa vao bat cu cv gi . minh cu ng tim hieu VL , thay cung con rat nhieu noi can do moi nguoi ah, chi can chiu cuc kho thoi gian dau la duoc....
Du sao o my con nguoi, moi truong deu rat tot cac , minh cung di du lich nhiue noi trong thoi gian nay, nen minh nghi moi nguoi qua day roi se thay moi truong ben nay rat tot, va se de dang thich nghi thoi....hihi
Minh o san mateo,
dia chi mail: candy10405@yahoo.com. ai can minh giup thi cu mial minh ...bye
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Gởi bạn TamChi về đề tài "Người Già Có Nên Về Sống Tại Việt Nam Không?"
Bài viết này hay á, mà cũng giống gia đình mình nữa. Ba Má mình sang Mỹ đã 9 năm rồi. Lâu lâu ông bà cũng nhớ VN vì còn bạn bè ở đó nên cứ muốn về VN sống nhưng về được 1 tháng thì ông bà không thấy đầy đủ tiện nghi, khí hậu thì oi bức, ra đường thì mạnh ai nấy chen chen chúc chúc, xe cộ không được an toàn như bên Mỹ, nên ông bà cuống gói quay về Mỹ ngay. Mình đã gởi ông bà vào viện dưỡng lão sống vì trong đó có nhiều người cùng lứa tuổi và được chăm sóc chu đáo hơn ở nhà nên ông bà rất thích. Mỗi ngày đều có các hoạt động như chơi bingo, cờ tiến lên, đọc kinh... Ông bà vui lắm. Vui còn hơn ở nhà nữa á chứ. Mấy hôm nay mình rướt ông bà về nhà chơi vào dịp holiday mà ông bà cứ đòi vào tại trong viện dưỡng lão. Ông bà không chịu ở nhà vì chơi với con cháu ở nhà còn buồn hơn là trong nursing home nữa. haha, Ba Má nhà mình già rồi mà con ham vui quá à.
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

-------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

---------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

---------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

maytrangdiuem

Thành viên tích cực
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Tết năm nào không được ra HN là em cảm thấy rất buồn vì không khí Tết ở SG đã rất khác rồi, qua Mỹ chắc còn buồn hơn nữa. Lấy chồng xa xứ được chồng, được con nhưng lại phải xa cha mẹ, anh chị em, bạn bè, xa cả nơi mình thân thuộc với mình mấy chục năm. Bây giờ lại thêm bài toán đi hay ở...
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Tết năm nào không được ra HN là em cảm thấy rất buồn vì không khí Tết ở SG đã rất khác rồi, qua Mỹ chắc còn buồn hơn nữa. Lấy chồng xa xứ được chồng, được con nhưng lại phải xa cha mẹ, anh chị em, bạn bè, xa cả nơi mình thân thuộc với mình mấy chục năm. Bây giờ lại thêm bài toán đi hay ở...
Bạn nói đúng rồi đó. Ai ra đi cũng mang 1 tâm trạng như thế nhưng qua đến Mỹ nếu bạn không thích thì sau khi lấy thẻ xanh hay vào công dân bạn vẫn được về VN sinh sống luôn mà. Đó là tự do lựa chọn của bạn chứ không ai ép bạn đâu. Bạn đừng phân vân nhiều nhé vì chẳng có gì là perfect cả, được cái này mất cái khác. Nếu bạn có hết và cs của bạn perfect hết thì chắc bạn không phải là ... người trên trần gian này rồi.
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Tết năm nào không được ra HN là em cảm thấy rất buồn vì không khí Tết ở SG đã rất khác rồi, qua Mỹ chắc còn buồn hơn nữa. Lấy chồng xa xứ được chồng, được con nhưng lại phải xa cha mẹ, anh chị em, bạn bè, xa cả nơi mình thân thuộc với mình mấy chục năm. Bây giờ lại thêm bài toán đi hay ở...
Có gì đâu mà phân vân bạn ơi. Đi Mỹ thì khó, làm giấy tờ đủ thứ, rồi tốn cả đống tiền phía người bảo trợ, rồi phải chờ đợi biết bao nhiêu năm mòn mỏi, chứ về lại thì dễ thôi, cầm cái passport, mua vé máy bay, 18 tiếng đồng hồ sau là bạn đã có mặt ở VN rồi, chẳng có ai bắt bạn phải chờ đợi vài năm và cũng chẳng có ai bắt bạn phải kê khai tài chánh hay LLTP của bạn cả, vì vậy chẳng có gì là phân vân hết bạn à. Mình chỉ sợ sau khi bạn qua Mỹ, có nhà, có vài chiếc xe hơi chạy nhong nhong sướng quá mà về lại VN không đành lòng thôi. Đó là sự thật nha, mình không chọc quê bạn đâu bởi vì chính mình cũng vậy đó.
 

maytrangdiuem

Thành viên tích cực
Ðề: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Có gì đâu mà phân vân bạn ơi. Đi Mỹ thì khó, làm giấy tờ đủ thứ, rồi tốn cả đống tiền phía người bảo trợ, rồi phải chờ đợi biết bao nhiêu năm mòn mỏi, chứ về lại thì dễ thôi, cầm cái passport, mua vé máy bay, 18 tiếng đồng hồ sau là bạn đã có mặt ở VN rồi, chẳng có ai bắt bạn phải chờ đợi vài năm và cũng chẳng có ai bắt bạn phải kê khai tài chánh hay LLTP của bạn cả, vì vậy chẳng có gì là phân vân hết bạn à. Mình chỉ sợ sau khi bạn qua Mỹ, có nhà, có vài chiếc xe hơi chạy nhong nhong sướng quá mà về lại VN không đành lòng thôi. Đó là sự thật nha, mình không chọc quê bạn đâu bởi vì chính mình cũng vậy đó.
Chồng con em đều có quốc tịch Mỹ nên em không đi thì không đành lòng còn đi thì bỏ lại cha mẹ già ở quê hương, lúc ốm đau không ai chăm sóc . Bởi vậy nên lấy nhau mấy năm rồi em vẫn giữ ox ở VN, không cho về Mỹ để bảo lãnh nhưng bây giờ có con rồi thì lại nghĩ nhiều đến tương lai của con và sợ đủ thứ chuyện có thể xảy ra cho con như môi trường ô nhiễm, an toàn giao thông, nhiễm độc thực phẩm...Chồng em sống ở Mỹ 30 năm rồi nên chỉ muốn về Mỹ thôi, yêu vợ yêu con lắm mới chịu ở lại đây mấy năm qua.
 

nguyetts

Thành viên tích cực
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Xin chào ace trong gia đình ,vc tôi qua Mỹ được 8 tháng rồi ,tâm trạng buồn vui của mọi người không ai giống ai ,còn nói về tình người thì tôi không biết định nghĩa làm sao . Tôi xin kể :tôi ở Columbus ,đi ra đường gặp người Mỹ họ Hi hoặc helo hay good morning , còn gặp người Việt họ nhìn rồi quay mặt chỗ khàc .tôi mua giày size 5 người lớn không có , 1 bà Mỹ đi mua giày kiếm giúp tôi giày kid size 3 tôi mang vừa ,chỉ ra dấu thôi mả giúp tận tỉnh .Tôi lên Atlanta với con gái nó làm tóc , tôi qua tiêm Victoria mua đôi giày cao ,2 giờ sau ,nó dẩn tôi qua đổi đôi thấp vì chân tôi đi đôi cao không được ,bà Hoa chủ tiệm không đổi ,nói dưới giày dính tóc ,con tôi nói đứng ở tiệm tóc thử thì phài dính tóc chứ ,con gái tôi làm mặt lạnh ,thôi đi mẹ ,khỏi cần đổi.bà Hoa bảo thôi đổi đi ,thấy mặt cháu cô khó chịu quá .Tình người khó nói .Vài dòng tâm sự .Xin cảm ơn ace và chúc đại gia đình XNC ngày càng lớn mạnh .Chào thân ái.
 

F4ChoDaiCo

Cựu Ban điều hành
Ðề: HOT: Chia sẻ tâm trạng (vui buồn) nơi đất lạ quê người!

Xin chào ace trong gia đình ,vc tôi qua Mỹ được 8 tháng rồi ,tâm trạng buồn vui của mọi người không ai giống ai ,còn nói về tình người thì tôi không biết định nghĩa làm sao.
Lâu lâu mình cũng gặp vài người Việt có tính tình kỳ quái như vậy đó. Ở VN cũng vậy mà, đâu phải qua tới Mỹ mới thấy đâu. Có 1 chị tên Thu trong diễn đàn này đang sống ở Los Angeles, qua Mỹ được 5 tháng, đang làm babysit cho gia đình bác sĩ người Việt. Bác sĩ này thấy gia đình chị ấy mới qua tội nghiệp nên đã giúp cho gia đình chị Thu này 1 ngôi nhà khang trang không trả tiền thuê nhà gì hết, chị Thu và Ba của chị ấy hiện đang sống ở đây. Hàng ngày chỉ nuôi giữ 2 bé trai 3 và 4 tuổi, mỗi tháng bác sĩ đều trả tiền lương 920 đô. Vậy cũng còn những người Việt nhân hậu trên trần gian này mà.