Mẹ MARIA dạy sống Kinh Mân Côi

langvuon

khoai nướng
#41
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Chúa Nhật 19/12
Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng. Thánh Vịnh Tuần IV

Kính thánh tử đạo Đaminh Bùi Văn Úy
St 5: 1-4 Tv 80: 2-3, 15-16, 18-19 Dt 10: 5-10 Lc 1: 39-45
Kính thánh tử đạo Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Lm, Tôma Nguyễn Văn Đệ, Augustinô Nguyễn Văn Mới , Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, Giáo dân

Thánh Đaminh BÙI VĂN ÚY
Thày giảng dòng Ba Đaminh (1812-1839)

"Nếu tôi cả gan bước qua Thánh Giá thì tôi xúc phạm đến Chúa và bất hiếu với cha mẹ. Vì song thân sinh ra tôi đã dạy tôi trung thành với niềm tin cho đến chết."

Thấy Đaminh Úy đã đặt trọn niềm tin của mình trong truyền thống tiên tổ. Không biết cha mẹ căn dặn thày trung kiên dù phải tử đạo vào lúc nào, khi mới có cuộc bách hại hay khí vào thăm trong tù ? Nhưng rõ rệt là với thày, phản bội đức tin là phản bội lại những người đã nhọc công vun trồng niềm tin cho mình.

Đaminh Bùi Văn Úy sinh năm 1812 tại họ Tiên Môn, làng Kẻ Rèm, tỉnh Thái Bình. Từ bé cậu đã được gia đình gởi vào nhà xứ sống với cha Tự. Sau khi học thành thày giảng, thày luôn hoạt động bên cha tại xứ Kẻ Đanh rồi Kẻ Mốt (Bắc Ninh) thì bị bắt, lúc đó thày mới 26 tuổi. Bất cứ ai gặp thày Úy đều công nhận thày hiền lành có lòng yêu mến Chúa, đặc biệt là người trợ thủ đắc lực của cha Tự trong công tác, nhất là khi cuộc bách hại của vua Minh Mạng bùng nổ. Ước mơ lớn nhất của thày là được đóng vai "Lê Lai thế mạng" để cha Tự khỏi bị bắt. Khi đào hang trú ẩn, thày đào hai ngăn rồi tình nguyện ở ngăn bên ngoài.

Thày nói với mọi người : "Nếu các quan đến truy lùng, tôi sẽ ra trước nộp mình để cha khỏi bị bắt, hầu cha có thể giúp anh chị em".

Ngày 29-06-1838, lính đến vây làng Kẻ Mốt, đã bắt thày Úy chung với cha Tự. Cha dự định khai thày chỉ là giáo hữu vào làm bếp để đỡ nguy hiểm, nhưng thày nói : "Xin cha cứ nói con là thày giảng, may ra cũng được phúc tử đạo với cha".

Rồi thày xin xưng tội để chuẩn bị tâm hồn. Một lần tương kế tựu kế quan nói với ngài : "Cha Tự xuất giáo rồi sao anh còn cố chấp thế ?" Thày bình tĩnh trả lời : "Vô lý cha tôi không bao giờ làm như vậy, mà dù có thực thế tôi không bao giờ xuất giáo đâu".

Lần khác quan như muốn dạy khôn thày : "Anh còn trẻ hãy nghĩ lại và khôn ngoan một chút, ta chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ mà". Thày Úy đáp : "Đúng là khúc gỗ thưa quan, nhưng khúc gỗ đó tượng trưng cho Chúa tôi thờ. Quan nghĩ sao nếu tôi đạp lên ảnh vẽ hình cha mẹ tôi ?".

Hôm khác khi bị dụ dỗ bước qua Thánh Giá, thày khẳng khái nói : "Thưa quan có giám bước qua mặt Đức Vua không, mà lại bảo tôi bước qua mặt Chúa tôi được?".

Quan nghiêm nghị phán : "Tên phạm thượng ta sẽ chém đầu mi". Người chiến sĩ đức tin vui vẻ reo lên : "Anh em ơi, tôi sắp được chém đầu rồi". Nhưng phúc trường sinh đến với thày không quá mau như vậy.

Thánh Đaminh HÀ TRỌNG MẬU
Linh mục dòng Đaminh - (1794 – 1858)

Thánh lễ mạng sống

"Khi cha Hà Trọng Mậu bị điệu đến nơi xử, tôi thấy cha hết sức bình tĩnh, hai tay chắp lại như khi dâng lễ".

Lời chứng của bà Maria Di có lẽ cũng nói lên được tâm tình của thánh Đaminh Hà Trọng Mậu trong ngày tử đạo. 30 năm linh mục, với bao nhiêu thánh lễ trên bàn thờ, chắc chắn giờ dây cha cũng hân hoan khi được hiến dâng chính mạng sống mình như Đức Giêsu xưa trên đồi Golgotha. Tại bờ sông Hưng Yên hôm ấy, giữa tiếng quát tháo ồn ào của quân lính và dân chúng, ngài đã quỳ đó thinh lặng, ngây ngất cầu nguyện và nghiêng mình lãnh nhận nhát gươm hồng phúc.

Gian nan chẳng sờn

Năm 1794, làng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, quê hương của thánh Tôma Dụ và Đaminh Đạt, đã được vinh dự chào đón ngày sinh của bé Đaminh Hà Trọng Mậu, vị tử đạo tương lai. Lớn lên cậu xin phép cha mẹ, ông bà Đaminh và Maria Mỹ, dâng mình cho Chúa và chung sống với những bạn đồng chí hướng. Như hạt giống tốt được ươm vào mảnh đất phì nhiêu, nơi đây cậu Mậu được học chữ nghĩa và tập tành các nhân đức. Càng thêm tuổi, cậu càng thêm khôn ngoan và đạo đức, càng được mọi người mến thương.

Tiếp đó, cậu nhận thấy Chúa muốn cho mình tiến xa hơn, nên cậu xin vào chủng viện và kiên trì học tập cho đến ngày thụ phong linh mục. Năm 1829, cùng với 10 linh mục khác trong giáo phận, cha Mậu xin vào dòng Đaminh để có thể kết hiệp mật thiết hơn với Chúa, và gắn bó với nhau trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Năm sau, cả 11 vị khấn dòng. Lớp tập của cha sau này tử đạo bảy vị, sáu vị kia đều thuộc danh sách các Đấng đáng kính chờ được phong lên bậc Chân Phước.(1)

Trải qua những ngày gian khổ dưới cuộc bách hại của vua Minh Mạng, rồi những ngày bình an hơn dưới thời vua Thiệu trị, cho đến mười năm đầy khó khăn, thời vua Tự Đức, cha luôn luôn tỏ ra là một người tận tụy với đoàn chiên, không quản ngại vất vả, không lùi bước trước khó khăn, đem hết tâm trí sức lực mưu ích cho các linh hồn. Cha đảm nhiệm nhiều giáo xứ, nhưng bất cứ nơi nào cần, cha sẵn sàng đến, coi thường mọi hiểm nguy.

Ngày 27.08.1858, quan quân đến vây làng Kẻ Diền và bắt được cha Mậu, những người phục vụ trong nhà xứ và một số giáo dân khác, giải về Hưng Yên. Hơn hai tháng bị giam trong ngục, dầu phải mang gông xiềng và chịu tra tấn nhiều lần, cha vẫn cương quyết tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Ngược lại, cha biến nhà giam thành một nơi hoạt động mới. Tại đây, cha gặp gỡ và khích lệ các giáo hữu cùng bị giam chấp nhận mọi khổ đau vì niềm tin. Tại đây, cha giúp nhiều tội nhân hóan cải đời sống. Đặc biệt, một số phụ nữ đạo đức tìm cách đưa giáo hữu ở ngoài vào thăm để được xưng tội với cha.

Hiến lễ tình yêu

Mặc dù phải ra tòa nhiều lần, nhưng cha luôn luôn giữ trong mình chuỗi tràng hạt Mân Côi. Cha cố dành ra những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện và suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Đối với mọi người, cha luôn cư xử cách nhân ái, yêu thương săn sóc, nên ai cũng quý mến cha. Bà Anna Ngoan, một người vẫn thường xuyên vào thăm cha trong tù, khẳng định rằng: "Các lính canh cũng kính nể và khâm phục cha".

Khi thấy không thể làm cho vị chiến sĩ đức tin bỏ đạo, quan tỉnh Nam Định làm án trảm quyết cho cha và 21 giáo hữu khác. Khi biết tin này, cha Mậu tỏ ra hân hoan, giứp đỡ các giáo hữu xưng tội và chuẩn bị đón nhận hồng phúc tử đạo.

Ngày 05.11.1858, trên đường ra pháp trường, mọi người đi dự đều có cảm tưởng cha đang nghiêm trang cử hành thánh lễ. Ngước mắt lên trời, đôi khi tay chắp lại, cha dẫn đầu đòan người tử đạo. Khi đến nơi xử, bên bờ sông Hưng Yên, cha quỳ gối xuống, tiếp tục cầu nguyện ít lâu, rồi đưa cổ cho lý hình chém. Thi thể cha được mai táng trọng thể tại nhà thờ xứ Mai Linh, tỉnh Nam Định.
Đức Piô XII suy tôn cha Đaminh Hà Trọng Mậu, linh mục dòng Giảng Thuyết lên bậc Chân Phước ngày 29.04.1951. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Thánh Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ
Thợ may dòng Ba Đaminh - (1811 1838)

Hai mươi tám tuổi đời, một người vợ ba người con, đó là mối ưu tư trăn trở của anh Tôma Đệ trong những ngày bị giam cầm. Không thể bỏ đức tin, nhưng tương lai của người vợ trẻ và đàn con dại sẽ ra sao ?… Trong nhiều ngày anh suy nghĩ và tha thiết cầu nguyện xin Chúa soi sáng. Cuối cùng anh tìm được an bình trong tâm hồn, phó thác tất cả trong bàn tay Chúa quan phòng. Anh nói với người vợ đến thăm :

"Đừng khóc mình ạ ! Mình hãy về dãy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi được thêm sức mạnh để nhẫn lại đến cùng".

Ra đời trong một gia đình Công Giáo tại làng Bồ Tràng, tỉnh Thái Bình năm 1811, Tôma Nguyễn Văn Đệ vì lý do sinh kế, theo cha mẹ về xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh), và ở ngay gần nhà thờ. Lớn lên anh theo nghề thợ may và được mọi người yêu chuộng. Anh rất nhiệt tình với công việc trong xứ trong họ. Hầu hết cờ quạt, đồ trang hoàng trong nhà thờ và nhà xứ đều nhờ đến bàn tay khéo léo và sáng tạo của anh. Khi kinh tế gia đình ổn định, anh lập gia đình, ra ở riêng và sinh hạ được ba người con.

Ngày 29.6.1830, quân lính vây làng Kẻ Mốt, và ép buộc mọi người trên 18 tuổi phải đạp lên Thánh Giá, anh lẩn trốn ra phía sau nhà. Đến khi quân lính xồng xộc vào nhà lùng bắt, anh biết mình không thể tránh được nữa, liền giã từ vợ, dặn đưa con về bên ngoại, ôm hôn từng đứa, rồi ra trình diện. Đến trước Thánh Giá, anh Đệ quỳ xuống cầu nguyện lớn rằng "Lạy Chúa! sẽ không bao giờ con bước qua mặt Ngài".

Quân lính áp giải anh Tôma Đệ cùng với cha Tự, ông Trùm Cảnh, hai thày Uy, Mậu và anh Mới, Vinh về giam tại Bắc Ninh.

Thánh Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI
Nông dân dòng Ba Đaminh - (1806 – 1839)

Tuy là một tân tòng mới theo đạo, anh Augustinô Mới đã biểu lộ một đức tin kiên cường, không thua kém gì những kitô hữu vững tin nhất.

Augustinô Nguyễn Văn Mới sinh năm 1806, tạt làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nông dân ngoại giáo. Đến tuổi trưởng thành, anh đến làng Đức Trai, xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh) để làm mướn. Tiếp xúc với giáo hữu ở đây, càng ngày anh càng thấy mến đạo, và xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha Tự rửa tội và đặt tên thánh bổn mạng là Augustinô.

Mấy năm sau, cha Tự cũng chủ sự lễ thành hôn cho anh với một thiếu nữ trong xứ. Theo các lời chứng trong hồ sơ phong thánh, anh Augustinô Mới sống đạo rất tốt, đặc biệt là đọc kinh Mân Côi mỗi tối. Dù có ngày lao động vất vả đến mãi khuya mới về, anh cũng không quên đọc kinh Mân Côi kính Đức Mẹ.

Ngày 19.6,1838, khi quân lính bao vây làng Kẻ Mốt và bắt cha Tự, họ buộc tòan dân phải ra đình điểm danh, rồi bước qua Thánh Giá. Một số tín hữu nhanh chân lẩn tránh được, một số nhát gan thực hiện yêu cầu các lính. Các anh Mới, Vinh và Đệ cương quyết không chịu đạp lên Thánh Giá, nên bị bắt và bị áp giải chung với cha tự, ông Trùm Cảnh và hai thày Uy, Mậu, lên giam tại Bắc Ninh.

Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh
Tá điền, dòng Ba Đaminh - (1813 – 1839)

Thánh Stêphanô Vinh là một trường hợp hy hữu, trong danh mục các thánh tử đạo Việt Nam. Khi bị bắt, anh mới chỉ là dự tòng chưa được rửa tội. Nhưng với những hiểu biết ít ỏi về đạo, anh đã kiên trì làm chứng cho chân lý. Mặc dù khi vào tù anh mới chính thức gia nhập đạo, rồi thành hội viên dòng ba Đaminh, nhưng anh không thua kém ai về lòng can đảm tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa.

Stêphanô Nguyễn văn Vinh sinh năm 1813 tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình. Sống trong một gia đình ngoại giáo rất nghèo, một miếng đất cũng không có, anh Vinh quanh năm phải làm thuê làm mướn cho các gia đình ở Kẻ Mốt (Bắc Ninh). Trường học duy nhất anh ham thích và theo được là các lớp giáo lý, nơi anh tập đánh vần và học truyền khẩu. Đặc biệt anh đem các điều học ở đó ra thực hành trong cuộc sống. Có điều là người ta không biết vì sao anh chưa được rửa tội. mọi người đều mến thương anh vì anh đơn sơ, chất phác, khỏe mạnh và thật thà. Trong công việc, anh không bao giờ làm cho qua lần chiếu lệ, ai thuê việc gì, anh cũng chu toàn tốt đẹp không cần kiểm soát, không có gì chê trách. Cho đến khi bị bắt, anh vẫn độc thân chưa lập gia đình.

Ngày 29.6.1839, khi quan quân vây bắt cha Tự ở Kẻ Mốt, và bắt mọi người phải đạp lên Thánh Giá, chàng thanh niên 25 tuổi này đã anh dũng nói thẳng với họ rằng : "Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên Thánh Giá, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật".

Vì lời này, quan quân tưởng anh là người trong đạo, thế là họ bắt anh Vinh và áp giải về trại giam Bắc Ninh chung với cha Tự, ông Trùm Cảnh, thày Uy, thày Mậu, và hai anh Mới, Đệ. Chính tại đây, anh Vinh được diễm phúc làm người Kitô hữu, được hân hạnh là con Cha Thánh Đaminh. Suốt hành trình tử đạo, anh là một nhân chứng trầm lặng, nhưng cùng lập trường với các vị khác. Gông cùm, xiềng xích và tra tấn không lần nào có thể làm anh sa ngã hay nản chí. Chọn quan thày Stêphanô trong tù, anh cương quyết noi theo vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng.

*

Lời an ủi ấm lòng…


Sau gần một tháng dọa nạt tra khảo bảy chiến sĩ đức tin nhưng vô hiệu, ngày 27.7.1838, quan tỉnh Bắc Ninh đệ án vào triều xin xử giảo cha Tự và ông Trùm cảnh, còn năm vị kia quan cho là nhẹ dạ tin theo, nên xin đánh mỗi người 100 roi rồi phát lưu vào Bình Định. Luật vua thời đó xử giảo các phù thủy, đồng cốt, còn những kẻ a dua chỉ bị đánh đòn và phát lưu 300 dặm. Thế nhưng vua Minh Mạng cho rằng tội theo đạo Gia Tô thuộc loại nặng hơn, nên quyết định xử chém hai vị trên ngay tức khắc, còn tất cả sẽ bị xử giảo sau một năm nếu không chịu thay đổi ý kiến.

Ngày 05.9.1838, khi biết tin cha Phêrô Tự và ông Trùm Cảnh đã bị chém tại pháp trường Kinh Bắc, năm vị trong ngục buồn bã nhớ thương. Thày Mậu kêu gọi anh em ngồi lại bên nhau cùng đọc kinh, vừa khích lệ nhau, vừa ôn lại những lời khuyên của cha mình. sau đó ba buổi tối, như chính các vị thuật lại, trong lúc họ đang cầu nguyện thì bất ngờ tất cả đều thấy như cha Tự hiện ra ngay bên an ủi họ : "Các con đừng buồn, chắc chắn các con sẽ được chết vì đạo. Tuy nhiên, các con sẽ phải qua một thời gian thử thách nữa, để xứng đáng với phúc trọng này". Có thể đó chỉ là giấc mơ chứ không phải sự thật, cũng có thể đó là lời nhắn nhủ cuối cùng của vị linh mục, nhưng kể từ ngày đó, họ hết sầu buồn, tìm lại được can đảm để nêu gương ngay trong cảnh quẫn bách ở trong trại giam.

Tuyên khấn trong ngục tù


Ấn tượng ghi nét sâu đậm vào lòng năm vị chứng nhân là lời cha Tự trong ngày lãnh phúc tử đạo. Cha mặc áo dòng và nói với mọi người về chiếc áo đó. Trước đây, bốn vị, đến khi vào tù có thêm anh Vinh, đã mặc áo dòng ba thánh Đaminh, nhưng chưa ai khấn cả. Thày Mậu liền viết thư cho cha Huấn dòng Đaminh để bày tỏ niềm ước nguyện được hiệp thông với dòng cách trọn vẹn. Thày viết :

"Chúng con tất cả là năm tập sinh của dòng ba nhưng chúng con không thể giữ chay đủ các ngày thứ hai, thứ tư, sáu và bảy được, nên chúng con xin cha thương rộng phép chuẩn chước cho sự thiếu sót đó. Qua thư này, chúng con xin tuyên khấn trước mặt cha vậy, xin cha cho phép.

"Để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa toàn năng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng con là Phanxicô, Đaminh, Augustinô, Tôma và Stêphanô, trước mặt cha Huấn, đại diện cha Hemosilla, giám đốc dòng Ba Hãm mình Thánh Đaminh, chúng con xin hứa và ước ao giữ lề luật và tập tục của dòng cho đến chết".

Những chữ "cho đến chết" trong ngục tù khi đó chắc hẳn phải có âm vang đặc biệt đối với các vị. Được nối kết với truyền thống hơn 600 năm truyền giáo của Thánh Phụ và một dòng tu lớn trong Giáo Hội, từ nay năm anh em tích cực hơn với việc tông đồ. Dưới sự điều hành của thày Mậu, năm hội viên chia nhau tiếp xúc gặp gỡ các bạn tù, giới thiệu với họ về Thiên Chúa, cắt nghĩa giáo lý, rồi dẫn họ đến thày Mậu lãnh nhận bí tích rửa tội. Ít ra các vị đã rửa tội được 44 người. ngục tù giờ đây trở thành nguyện đường, hàng ngày vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa, lời cầu nguyện cho Giáo Hội và cho mọi người, mọi giới đầy tràn ơn lành của Ngài.

Làm chứng trước quan quyền

Thấm thoát hơn một năm tù đã trôi qua, triều đình quyết định lại việc xử giảo cả năm người. Ngày 19.8.1839, quan cho điệu tất cả ra tòa, vẫn Thánh Giá một bên, bên kia là dụng cụ tra tấn. quan hỏi : "Các anh bị giam cầm đã lâu ngày, chịu khổ cũng đã nhiều, vậy bỏ đạo đi, ta tha về với vợ con". Thày Mậu đại diện anh em trả lời : "Chúng tôi đã quyết tâm trung thành với Chúa, nên quan ra lệnh chém đầu hay giết cách nào khác, chúng tôi đều sẵn sàng".

Rồi cả năm vị quỳ xuống bái lạy Thánh Giá và cầu nguyện : "Lạy Chúa ! Xin cứu chúng con, con xin phó thác hồn con trong tay Chúa".

Thất vọng, quan cho lính đưa tất cả về ngục và thốt lên : "Bọn này không thể tha thứ được, mà chúng có thèm được tha đâu !".

Ngày 24.11, năm vị phải ra tòa một lần nữa. Quang cảnh vẫn như lần trước, và các tôi tớ Chúa vẫn một mực cương quyết không chối đạo. Thày mậu thay mặt anh em nói với quan : "Chúng tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là cha chung muôn loài, là vua trên hết các vua, là Đấng chúng tôi mong được đổ máu ra để chứng tỏ lòng trung thành và yêu mến".

Như rừng mong mỏi tìm về suối nước trong…

Ngày 19.12.1839, trước khi đi xử, quan cho năm vị một cơ hội cuối cùng. Ông nói : "Chỉ cần đi ngang qua phía chân tượng, ta cũng tha". Sau đó, ông lại nói : "Chỉ cần đi vòng quanh tượng ta cũng tha". Nhưng các chứng nhân đức tin không để bị mắc lừa, họ bảo nhau quỳ xuống đọc kinh Kính Danh Chúa Giêsu. Có lẽ do ảnh hưởng những lời kinh Giáo Hội trong mùa Vọng, đón chờ Chúa giáng sinh, thày Mậu nói với quan những lời kinh Thánh Vịnh 41 (c1-2) : "Thưa quan, chúng tôi ước mong về với Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy. Xin quan cứ thi hành án lệnh của nhà vua".

Biết không thể làm nao núng ý chí sắt đá của những con người này được nữa, quan liền truyền đem đi xử với bản án như sau : "Bọn gian ác theo Gia Tô tả đạo, mặc dầu đã khuyên răn sửa phạt, vẫn ngoan cố không chịu bước qua Thập Tự, nay chúng bị xử giảo".

Trên đường ra pháp trường, thày Mậu rảo chân bước đi trước, cha anh em bước theo sau, tất cả đều tỏ ra hân hoan kiên cường. Dân chúng hiếu kỳ xem rất đông và xì xào với nhau là các vị này bị giết oan. Theo gương thày Mậu, các chứng nhân tươi cười nói với mọi người : "Anh em chúng tôi đang tiến về Thiên Đàng đây".

Khi tới nới xử, mỗi vị bị trói vào một cọc đã chôn sẵn. Rồi cùng một lúc lý hình xiết cổ các vị bằng dây thừng cho đến lúc tắt thở. Các tín hữu đem thi thể các vị về an táng tại họ đạo mình. Thánh Mậu ở Kẻ La, thánh Úy ở Đồng Tiến, thánh Mới ở Phượng Vĩ, thánh Đệ ở Phong Cốc và thánh Vinh ở Hương La, tất cả đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII đã suy tôn năm vị anh hùng tử đạo : Phanxicô Xavie Hà Trọng Mậu, Đaminh Bùi Văn Úy, Augustinô Nguyễn Văn Mới, Tôma Nguyễn Văn Đệ và Stêphanô Nguyễn Văn Vinh lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh.
 

langvuon

khoai nướng
#42
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Hai 20/12
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng
Is 7: 10-14 G 24: 1-2, 3-4, 5-6 Lc 1: 26-38

Thứ Ba 21/12
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng
Thánh Phêrô Canisius, Lmts
St 2: 8-14 Xp 3: 14-18 Tv 33: 2-3, 11-12, 20-21 Lc 1: 39-45
Kính thánh tử đạo Phêrô Trương Văn Thi , Anrê Trần Anh Dũng, Lm

Thánh Phêrô Canisius

Thánh Phêrô Canisius là một trong các Cha Dòng Tên đầu tiên, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cải cách và hoàn bị lại Giáo Hội miền Trung Âu châu. Thánh nhân là người tin rằng muốn chống lại những nhóm thệ phản một cách hữu hiệu trước tiên là phải dọn dẹp nhà mình cho sạch sẽ, trình bày Ðức Tin của mình rỏ ràng, sống thánh thiện như một chứng nhân và có tình thương yêu như Tin Mùng mình rao giảng.

Sinh trưởng tại Hòa Lan, ngài theo học tại Ðại học Louvain, gia nhập Dòng Tên. Ngài là người thứ tám tuyên thệ vào Dòng. Ngài trở thành một nhân vật trọng yếu trong việc đổi mới Hội Thánh Công giáo. Ngài được gởi đi làm mục vụ tại Sicily, Roma, Bavaria và Vienna. Sau đó ngài làm Giám tỉnh Dòng toàn vùng miền Nam nước Ðức. Ðến năm 1580 thì ngài đưọc gởi đến Fribourg, ngài thành lập một Ðại Học Công giáo (Ðại Học Fribourg) để gìn giữ truyền thống Công giáo giữa một xã hội thệ phản. Ngài qua đời năm 1579.

Thánh nhân là người đầy xác tín và rao giảng Tin Mừng bằng lối sống không trái nghịch với Lời Chúa. Trong thời bấy gìờ những nhóm thệ phản, những nhóm Cải Cách nổi dậy chống đối Giáo Hội. Thánh Canisius luôn tỏ ra ôn hòa, rộng lượng và nhân từ với những nhóm chống đối.

Năm 1555 ngài cho xuất bản cuốn “Gíao lý Công giáo”, cuốn sách đã thành công vượt mức, xuất bản đến lần thứ 200 và được dịch ra 15 thứ tiếng. Ngài trình bày Ðức Tin một cách khoa học và mạch lạc và không hề đả động gì đến những bình luận sai lạc của nhóm thệ phản chống đối.

Thành công thứ hai là ngài đã tận dụng ấn loát để phổ biến các tài liệu Công giáo đến quảng đại quần chúng để lôi kéo họ trở về với Giáo Hội Công Giáo. Thánh Canisius không chỉ dùng lời thuyết giảng hay ngòi bút để cổ vỏ biện chứng niềm tin của mình mà còn thành lập những nhà xuất bản và nhà in Công giáo trong việc loan truyền Tin Mừng và đem những kẻ lầm đường lạc lối về với Giáo Hội. Chính Ðức Giáo Hoàng Pius XI đã nhắc nhở đến công trạng này trong khi phong hiển thánh năm 1925 và tuyên dương ngài là Tiến sĩ của Giáo Hội.
PhóTế Huỳnh Mai Trác

Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN THI
Linh mục - (1763 – 1839)

Lý hình cõng tử tội

Trên đường ra pháp trường, từ nhà ngục Hà Nội đến ô Cầu Giấy, người tử tội ốm yếu bệnh tật với tuổi già 76, bước đi chẳng nổi nữa. Ông bước đi lảo đảo rồi ngã quỵ xuống đường. Trước tình cảnh tang thương đó, một người lính đoàn hành quyết khom lưng cõng tử tội đến nơi xử, và được tử tội âu iếm tặng đôi giầy của mình làm kỷ niệm. Thế đó, lính tráng ngỡ ngàng, dân chúng nghẹn ngào, các tín hữu xúc động. Người hành quyết cõng tử tội đến pháp trường. Tử tội đó là linh mục Phêrô Trương Văn Thi.

Người mục tử hiền hòa nghèo khó

Phêrô trương văn Thi mở mắt chào đời năm 1763 tại làng Kẻ Sở, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào nhà Đức Chúa Trời để tu học, tập tành các nhân đức, rồi trở thành thày giảng. Trong chức vụ này, thày thi luôn chứng tỏ nhiệt tâm tông đồ, đời sống đạo đức, và khả năng đời đạo, nên được gửi vào chủng viện. Đến ngày 22.3.1806, thày lãnh chức linh mục khi đã 43 tuổi.

Trong 27 năm liền, cha Thi coi sóc xứ Sông Chảy thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1833, ngài được bổ nhiệm chính xứ Kẻ Sông, và ở đó cho đến khi tử đạo năm 1839. Theo lới chứng của các tín hữu tại đây, cha Thi là một linh mục : "Rất nhân đức, mỗi ngày đọc kinh cầu nguyện lâu giờ ba bốn lần, cử hành thánh lễ trang nghiêm, ăn uống đạm bạc, thường ăn chay các thứ sáu, mặc dù sức khỏe của ngài yếu kém với chứng đau bụng thường xuyên".

Thừa sai Jeantet Khiêm sau làm Giám mục Tây đàng Ngoài đã viết về cha Thi : "Tôi quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phục ngài về lòng đạo đức thâm sâu, có tính hiền hòa, khôn ngoan và trung thành giữ lề luật". Cha sống khó nghèo, ngoài áo chùng thâm, cha chỉ mặc đồ nâu như một nông dân nghèo nàn. Ngoài giáo xứ chính, cha còn phụ trách thêm nhiều họ lẻ. Một lần di chuyển trên sông, thuyền của cha bị đắm, người tháp tùng cha chết đuối, còn cha sống sót được nhờ bám vào hòm đựng đồ lễ. Suốt mấy chục năm phục vụ giáo xứ, không hề thấy một ai kêu ca, chê trách cha lới nào.

Do chiếu chỉ cấm đạo tòan quốc của vua Minh Mạng, cha Thi luôn hoạt động âm thầm. Được một thời gian khá lâu, bất ngờ vào ngày 10.10.1839, khi cha Dũng lạc ở làng kế cận tìm đến xưng tội, viên lý trưởng tên Pháp hay tin, đưa người đến bắt cả hai linh mục. Lý Pháp mặc cả giá tiền chuộc với các tín hữu, và ngã giá là 200 quan. Khi các tín hữu mới gom góp được một nửa số tiền, ông chỉ tha một mình cha Dũng Lạc. Ai ngờ trên đường về, cha Dũng lạc lại bị một tốp lính khác bắt được. Thế là Lý Pháp không dám cho chuộc cha Thi nữa, và cho áp giải ngài về Bình Lục. Giữa đường, ông gặp đám lính đang áp giải cha Dũng Lạc, liền nộp cha Thi cho quan huyện. Từ đó, hai vị chung một số phận tù ngục và cùng chung hưởng phúc vinh quang.

Ông "quan bên đạo" dưới mắt ông quan bên đời.

Quan huyện Bình Lục tỏ ra rất vị nể hai linh mục. Riêng với cha Thi, quan ái ngại cho tuổi già sức yếu, nên cư xử càng lịch thiệp hơn. Ông nói : "Tôi làm quan bên đời, còn ông làm quan bên đạo". Dĩ nhiên, quan đã hiểu sai về chức năng phục vụ của người linh mục, nhưng dầu sao, đó cũng là bằng chứng của sự kính nể. Biết không thể lay chuyển lòng tin của hai vị, quan không tra tấn gì cả, chỉ giữ lại ba ngày rồi cho giải về Hà Nội. Như Philatô rửa tay trong vụ án đức Giêsu, viên quan huyện sau đó cũng mở lễ cúng vái các thần, thanh minh với mọi người, và xin trời đất chứng giám cho mình vô can trong cái chết của những kẻ vô tội.

Khi hai cha được đưa lên Hà Nội bằng thuyền theo đường sông Hồng, các tín hữu kéo nhau đi theo rất đông, kẻ đi thuyền, người đi bộ trên bờ đê.

Ngày 16.10, thuyền áp giải hai cha được cập bến. Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường và bắt đạp lên Thánh Giá. Cha Thi quỳ xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Đấng Cứu Độ. Sau nhiều lần hạch hỏi, quan thấy không có cách nào khuất phục được hai vị linh mục, liền làm án tâu vua xin trảm quyết.

Trong khi chờ đợi vua phê án, cha Thi biết trước số phận của mình, và chuẩn bị đón nhận phúc tử đạo của mình. cha gia tăng việu cầu nguyện và hãm mình. Cha ăn chay các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy. Bệnh tật gông cùm (dù cha chỉ phải mang gông nhẹ) và chay tịnh làm sức khỏe của cha càng sa sút. Thừa sai Jeantet Khiêm viết thư vào đề nghị cha giảm bớt khổ chế đi, nhưng cha vẫn không thay đổi.

Tình yêu không biên giới

Ngày 21.12.1839, lần thứ hai cha Trân đưa Mình Thánh vào, cha Thi đã liệt giường, phải nhờ cha Dũng Lạc ra nhận và trao Thánh Thể. Không ngờ chính hôm đó lại là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của các ngài, bản án vua châu phê đã vào tới. Quân lính dẫn hai cha ra pháp trường. Trên đường, cha Thi không còn sức đi nữa, nên một người lính đã đóng vai "Simon", cõng cha đến nơi thụ án.

Quãng đường cuối cùng của cha Thi: Đôi giầy, kỷ vật tặng cho người lính, hình ảnh một "Simon Xirênê" Việt Nam cõng tử tội ra pháp trường… Làm sao diễn tả hết ý nghĩa của những điều đó. Phải chăng hình ảnh đó có thể khái quát được tang thương của Giáo Hội Việt Nam thời khai nguyên ? Phải chăng điều đó đủ xoa dịu những đố kỵ còn sót lại cho đến ngày hôm nay ? Và phải chăng hình ảnh đó cho phép ước mơ một xã hội, tương lai sáng lạn hơn, khi mọi người dân vượt qua mọi trở ngại để đối xử với nhau bằng trái tim yêu thương ?

Giáo hữu thấm máu vị tử đạo, thâu lượm các di vật, rồi đưa thi hài các ngài về Kẻ Sở dâng lễ và an táng cách trọng thể.

Đức Lêo XIII đã suy tôn cha Phêrô Trương Văn Thi lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.
Thừa sai Jeantet Khiêm nhận định về cuộc tử đạo của cha Phêrô Thi như sau : "Ân sủng đã toàn thắng sự yếu đuối của con người. Nhờ ân sủng, con người bẩm sinh vốn hiền lành nay đã có được sức mạnh trước đây chưa từng có".

Thánh Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC​

Linh mục - (1795 - 1839)​

Theo gương thánh Phêrô

“Quo vadis, Domine ?” Lạy Thày, Thày đi đâu ?

Trên đường chạy trốn cơn bách hại khủng khiếp của bạo chúa Néron đang giáng xuống kinh thành Rôma, vị tông đồ trưởng Phêrô đã bàng hoàng thốt lên câu hỏi trên khi bất ngờ gặp Chúa Giêsu vác

Thập Giá đi ngược chiều với mình.

Sau đó là khoảnh khắc im lặng. Sự im lặng tưởng chừng như đến muôn đời sẽ không bao giờ có giây phút nào im lặng như thế. Phêrô như đọc thấy câu trả lời trong ánh mắt của Đức Kitô, có một chút gì giống ánh mắt Ngài đã nhìn mình sau ba lần chối Chúa. và tbầu khí thinh lặng đó, chợt vọng tới tai ông giọng nói buồn bã nhưng ngọt ngào: “Khi anh rời bỏ dân ta. Ta phải đến Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Phêrô lặng người đi và chợt hiểu.

Vị sứ đồ đã ra đi để xa lánh cơn điên cuồng của một bạo chúa, vì những lời nài nỉ chí tình chí thiết của đoàn tín hữu. Họ coi ngài là sức mạnh, là hơi thở, là chỗ dựa. Cần phải sống để tiếp tục mưu ích cho đoàn chiên. Giờ đây, Phêrô được ôn lại bài học vĩ đại nhất của vị Tôn sư Giêsu, người thợ mộc làng Nazaret đã chết gục vào tuổi 33 trên Thập Tự để cứu chuộc nhân loại.

Thế là trong cái khoảnh khắc kỳ diệu đó, thánh Phêrô chợt nhớ ra. Để rồi thay vì những bước chân rời rã, do dự chạy trốn thì giờ đây ngài bước một cách mạnh mẽ, dứt khoát quay lại. để có thể trở nên giống Thày mình. Từ đó, trên tảng đá Phêrô, Rôma trở nên kinh thành muôn thuở. Đâu có ai thời đó đã nghĩ ra như thế. Vâng, đâu có ai thời đó đã hiểu được điều ấy.

Sau lần bị bắt thứ ba, cha Anrê Dũng Lạc như cảm nhận được bài học của Thánh Phêrô xưa. Yù nghĩ con người không hẳn đã phù hợp với ý Chúa. ngài xin tín hữu đừng chuộc ngài nữa, ngài đã chấp nhận hy sinh chính bản thân để trở lên một ngọn đèn, góp lửa với nhiều ngọn đèn khác làm chứng cho Chúa trên quê hương yêu dấu này.

Ba lần bị bắt

Sinh ra trong một gia đình ngoại giáo ở Bắc Ninh năm 1795, Trần An Dũng theo cha mẹ vào Kẻ Chợ, nay là Hà Nội. Tại đây vì nhà nghèo, cậu được gán cho một thày giảng nuôi nấng dạy dỗ và rửa tội với tên Thánh là Anrê. Ít lâu sau, cậu dũng xin vào chủng viện Vĩnh Trị, ở với cha chính Lan. Ngay từ đó, cậu Dũng lại siêng năng cần mẫn, có khiếu về thơ phú và giao tiếp với mọi người cách lịch thiệp hòa nhã. Có người nói rằng cậu chỉ đọc qua một đoạn sách hai lần là đã thuộc lòng.

Sau 10 năm làm thày giảng và ba năm thần học, ngày 15.3.1823, thày Dũng được lãnh chức linh mục (cùng với lớp thánh Ngân và Nghi), rồi được bổ nhiệm làm phó xứ Đồng Chuối giúp cha Khiết. Sau đó, về giúp cha Thi ba năm ở xứ Đoài, rồi lại giúp cha Thuyết ở Sơn Miêng. Cuối cùng, khi cha làm chánh xứ Kẻ Đầm thì bị bắt. Suốt cuộc đời linh mục, cha Dũng sống nhiệm nhặt. Ngoài những ngày ăn chay theo luật của Giáo Hội, cha còn giữ chay suốt Mùa Chay, và nhiều khi cả các thứ sáu, thứ bảy quanh năm. Thường xuyên cha chỉ dùng những thức ăn đơn giản. Cha Dũng hết mình với nhiệm vụ chủ chăn, chẳng khi nào thấy cha ngại ngùng việc gì. Cha có lòng ưu ái đặc biệt với người nghèo. Có được của cải gì, cha chia sẻ cho họ hầu hết.

Khi lệnh bách hại của vua Minh Mạng trở nên gay gắt qua chiếu chỉ toàn quốc ngày 06.1.1833, cha phải ẩn náu tại các nhà bổn đạo, sau trốn lên Kẻ Roi và lập nhà xứ ở đó. Một hôm, cha dâng lễ vừa xong thì quân lính ập tới, cha liền cởi áo lễ và ngồi lẫn trong tín hữu. Lính bắt cha như một trong 30 giáo hữu hôm đó, vì quan quân không biết cha là linh mục. Oâng tổng Thìn bỏ ra sáu nén bạc, nhận cha là thân nhân đi dự lễ để chuộc về. Từ đấy cha đổi tên là Lạc.

Lần thứ hai cha bị bắt khi đến Kẻ Sông sưng tội với cha Thi theo thói quen hàng tháng. Lý trưởng Pháp bắt được hai linh mục và mặc cả với giáo hữu phải chuộc với giá 200 quan. Các tín hữu gom góp được 100 quan nên viên lý trưởng chỉ tha cha Lạc. Thế nhưng ngay trên đường về, vì gặp mưa gió, thuyền cha phải ghé vào bờ. Căn nhà cha đang trú lại đang bị quân lính khám xét. Thế là cha bị bắt lần thứ ba và bị giải lên huyện Bình Lục cùng với cha Thi.

Một lần nữa, giáo hữu cùng Đức cha Retordd Liêu tìm cách chuộc cha về, nhưng lần này cha Lạc thấy ý Chúa đã định cho mình, ngài nhắn với Đức cha câu chuyện thánh Phêrô hai lần thoát khỏi ngục, đến lần thứ ba, Chúa Giêsu đã yêu cầu ở lại tử đạo tại Rôma, và xin các tín hữu đừng lo liệu tiền chuộc làm chi nữa.

Được cảm tình mọi giới

Quan hyện Bình Lục đối xử với hai vị linh mục một cách tử tế. Ông truyền dọn cơm cho hai cha bằng mâm bát của mình, bắt Lý trưởng trả lại quần áo đã tịch thu và thanh minh rằng: “Phép triều đình cấm đạo và giết các cụ, chứ không phải tôi. Tôi không có tội gì trong việc này”. Ba ngày sau, quan huyện đưa hai cha xuống thuyền chuyển về Hà Nội. Các tín hữu thương tiếc đi theo rất đông, hoặc bằng thuyền, hoặc đi bộ trên bờ. Quan lấy làm lạ hỏi: “Đạo trưởng có cái gì mà dân chúng thương tiếc quá vậy ?”. Một phụ nữ đứng gần đó đáp lại: “Thưa quan, các cha dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải, dạy chồng hiền lành, đừng cờ bạc rượu chè, dạy vợ sống thuận thảo với chồng theo như giáo lý trong đạo”. Hai vị linh mục khi thấy nhiều người khóc lóc tiễn đưa mình, đã dừng lại an ủi khích lệ họ sống đạo cho tốt đẹp.

Tại Hà Nội, sau mấy lần tra hỏi và dọa nạt hai vị chứng nhân Đức Kitô không thành công, các quan làm án xin vua xủ trảm.

Thời gian trong tù, hai cha chiếm được cảm tình của lính gác, được tôn trọng và đối xử tử tế. Khi nhận được quà tiếp tế, hai cha chia cho lính canh, chỉ giữ lại những thứ tối thiểu. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối, hai cha quỳ bên nhau cầu nguyện lâu giờ. Tuy các tín hữu được phép đem cơm vào tù mỗi ngày, hai cha vẫn tìm cách hãm mình, nên dặn họ được đem thịt hay cá. Các ngài vẫm tiếp tục giữ chay ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy. Những ngày đó hai cha ăn thật ít, chỉ vừa đủ sống.

Lễ các Thánh (1-11-1939), linh mục Trân đưa Mình Thánh vào ngục. Vừa thấy ngài, cha Dũng Lạc ra chào đón: “Xin chào bác, tôi đợi bác đã lâu vì hết lương thực rồi”. Sau đó cha cung kính rước lễ và trao Mình Thánh cho cha già Thi.

Cuối năm 1939, khi quân lính đến công bố lệnh xử án, hai cha vui vẻ đón nhận bản án như một phần thưởng trọng hậu, trên đường đến pháp trường, hai cha yên lặng cầu nguyện. Lúc ra khỏi cổng thành, cha Lạc chắp tay lại, hát lớn tiếng mấy câu Latinh chúc tụng Chúa. Trước phút hành quyết, người lý hình đến nói với cha: “Chúng tôi không biết các Thày có tội gì, chúng tôi chỉ làm theo lệnh trên, xin các thày đừng chấp”

Cha Lạc tươi cười trả lời: “Quan đã truyền anh cứ thi hành”. Sau đó hai cha xin ít phút để cầu nguyện lần chót, rồi nghiêng đầu cho lý hình chém.

Hai vị đã lãnh phúc tử đạo ngày 21-12-1839 t5ai bãi ngoài cửa ô Cầu Giấy (Hà Nội), giáp đường lên tỉnh Sơn Tây. Thi hài của cha Lạc được đưa về an táng tại nhà bà Lý Quý gần đó.

Đức giáo hoàng Lêo XIII suy tôn chân phước cho linh mục Anrê Dũng Lạc ngày 27-5-1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài, đứng đầu danh sách 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Nhớ đến thánh Dũng Lạc, phải nhớ đến những vần thơ ngài tâm sự trong thư viết trong ngục cho cha Thực (trích theo Nguyễn Văn Tự, 42 Á Thánh Tử Đạo, Tr 76) rằng:

“Lạc rầy đã rõ chốn quan quân
Bút chép thơ này gửi thở than
Lòng nhớ bạn nỗi còn vất vả
Dạ thương khách chạy chữa yên hàn.
Đông qua tiết lại thời Xuân đến
Khổ trảm mai sau hưởng phúc an.
Làm kẻ anh hùng quản chi khó
Nguyện xin cùng gặp chốn thiên đàng”
 

langvuon

khoai nướng
#43
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Tư 22/12
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng
1Sm 1: 24-28 2: 1, 4-5, 6-7, 8 Lc 1: 46-56
MS Word In 17/11
Thứ Năm 23/12
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng
Thánh Gioan thành Kanty, Lm
St 3: 1-4, 23-24 Tv 25: 4-5, 8-9, 10, 14 Lc 1: 57-66

Thánh Gioan ở Kanty
(1390 - 1473)

Thánh Gioan là một người sinh trưởng ở thôn quê nhưng biết lợi dụng thị thành cũng như Ðại Học Krakow ở Ba Lan để trau dồi thêm kiến thức. Sau khi hoàn tất việc học, ngài được thụ phong linh mục và là giáo sư thần học. Không may, vấn đề phe cánh thời ấy còn rất nặng nề nên những người ganh tị sự nổi tiếng của ngài đã lập mưu để đẩy ngài ra khỏi chức giáo sư. Ngay cả ngài không được phép lên tiếng và dẫn chứng để bào chữa. Bởi thế, vào lúc 41 tuổi, ngài bị đẩy về giáo xứ Olkusz, để học làm cha xứ.

Người dân ở Olkusz, Bohemia có đủ lý do để nghi ngờ vị cha xứ mới. Họ biết một giáo sư đại học nghĩ gì về cái thành phố quê mùa nhỏ bé của họ. Tệ hơn nữa, thành phố của họ đã từng được coi là nơi chứa chấp các linh mục bị "thất sủng."

Chắc chắn rằng nếu ngài nổi cơn thịnh nộ trước sự bất công ấy, có lẽ không một người giáo dân nào đổ lỗi cho ngài. Nhưng vì không muốn họ phải gánh chịu những hậu quả của hành động mình nên ngài đã im lặng.

Cuộc sống ở Olkusz cũng không dễ dàng gì. Ngài lo sợ trách nhiệm của một cha xứ. Bất kể ngài có cố gắng đến đâu, giáo dân vẫn giữ một thái độ lạnh lùng, xa cách. Nhưng hoạch định của Cha Gioan rất đơn giản, và hoạch định ấy xuất phát từ con tim chứ không phải trí óc. Trong bất cứ chương trình nào thực hiện, ngài đều cho họ thấy ngài thực sự lưu tâm đến người dân. Mặc dù sau nhiều năm vẫn chưa thấy dấu hiệu của sự thành công, ngài thận trọng không lộ vẻ tức giận hay thiếu kiên nhẫn. Ngài biết, người ta không thể bị ép buộc sống bác ái, bởi thế ngài đã cho họ những gì tốt đẹp nhất mà ngài hy vọng một ngày nào đó họ sẽ tìm thấy.

Sau tám năm trường, ngài được miễn tội và được trở về Krakow. Lúc ấy, ngài đã thu phục được lòng dân ở Olkusz, nên những người từng là thù nghịch trước đây đã tiễn chân ngài đến vài dặm để năn nỉ xin ngài ở lại với họ.

Trong quãng đời còn lại, ngài là giáo sư Kinh Thánh của trường đại học. Ngài được người ta mến chuộng đến nỗi thường được giới quý tộc mời ăn uống. Có lần, ngài bị người gác cửa từ chối không cho vào dự tiệc chỉ vì chiếc áo chùng thâm bạc phếch của ngài. Cha Gioan cũng không cãi lại mà trở về nhà, thay chiếc áo mới rồi trở lại. Trong bữa tiệc, người hầu bàn sơ ý làm đổ thức ăn trên chiếc áo mới của ngài. Thay vì khó chịu, ngài lại pha trò, "Không có gì. Chiếc áo của tôi cũng được ăn uống chứ. Nếu không vì lý do đó thì tôi đâu có đến đây."

Có lần Cha Gioan đang ngồi ăn và thấy người ăn xin đi qua trước cửa, ngài đứng dậy, đi theo, và cho họ tất cả những thức ăn ngài có. Không hỏi một lời, cũng không yêu cầu gì, khi nhận thấy nhu cầu của người khác ngài lập tức giúp đỡ họ với bất cứ gì ngài có.

Cha Gioan luôn lập đi lập lại cho các sinh viên về triết lý này, "Chiến đấu với mọi sai lầm, nhưng hãy thi hành với sự vui vẻ, kiên nhẫn, ân cần, và bác ái. Sự khắc nghiệt chỉ làm hại chính linh hồn bạn và phá đổ mục đích tốt đẹp nhất."

Lời Bàn

Thánh Gioan ở Kanty là một vị thánh tiêu biểu: nhân từ, khiêm tốn và độ lượng; bị chống đối và sống kham khổ để ăn năn đền tội. Hầu hết mọi Kitô Hữu trong một xã hội giầu sang có thể hiểu được tất cả những đức tính trên, ngoại trừ đức tính sau cùng: bất cứ điều gì đòi hỏi sự rèn luyện dường như người ta cho rằng chỉ dành cho các lực sĩ. Giáng Sinh là thời gian tốt để bỏ bớt những đam mê vật chất.
Thánh Gioan ở Kanty
(1390 - 1473)

Thánh Gioan là một người sinh trưởng ở thôn quê nhưng biết lợi dụng thị thành cũng như Ðại Học Krakow ở Ba Lan để trau dồi thêm kiến thức. Sau khi hoàn tất việc học, ngài được thụ phong linh mục và là giáo sư thần học. Không may, vấn đề phe cánh thời ấy còn rất nặng nề nên những người ganh tị sự nổi tiếng của ngài đã lập mưu để đẩy ngài ra khỏi chức giáo sư. Ngay cả ngài không được phép lên tiếng và dẫn chứng để bào chữa. Bởi thế, vào lúc 41 tuổi, ngài bị đẩy về giáo xứ Olkusz, để học làm cha xứ.

Người dân ở Olkusz, Bohemia có đủ lý do để nghi ngờ vị cha xứ mới. Họ biết một giáo sư đại học nghĩ gì về cái thành phố quê mùa nhỏ bé của họ. Tệ hơn nữa, thành phố của họ đã từng được coi là nơi chứa chấp các linh mục bị "thất sủng."

Chắc chắn rằng nếu ngài nổi cơn thịnh nộ trước sự bất công ấy, có lẽ không một người giáo dân nào đổ lỗi cho ngài. Nhưng vì không muốn họ phải gánh chịu những hậu quả của hành động mình nên ngài đã im lặng.

Cuộc sống ở Olkusz cũng không dễ dàng gì. Ngài lo sợ trách nhiệm của một cha xứ. Bất kể ngài có cố gắng đến đâu, giáo dân vẫn giữ một thái độ lạnh lùng, xa cách. Nhưng hoạch định của Cha Gioan rất đơn giản, và hoạch định ấy xuất phát từ con tim chứ không phải trí óc. Trong bất cứ chương trình nào thực hiện, ngài đều cho họ thấy ngài thực sự lưu tâm đến người dân. Mặc dù sau nhiều năm vẫn chưa thấy dấu hiệu của sự thành công, ngài thận trọng không lộ vẻ tức giận hay thiếu kiên nhẫn. Ngài biết, người ta không thể bị ép buộc sống bác ái, bởi thế ngài đã cho họ những gì tốt đẹp nhất mà ngài hy vọng một ngày nào đó họ sẽ tìm thấy.

Sau tám năm trường, ngài được miễn tội và được trở về Krakow. Lúc ấy, ngài đã thu phục được lòng dân ở Olkusz, nên những người từng là thù nghịch trước đây đã tiễn chân ngài đến vài dặm để năn nỉ xin ngài ở lại với họ.

Trong quãng đời còn lại, ngài là giáo sư Kinh Thánh của trường đại học. Ngài được người ta mến chuộng đến nỗi thường được giới quý tộc mời ăn uống. Có lần, ngài bị người gác cửa từ chối không cho vào dự tiệc chỉ vì chiếc áo chùng thâm bạc phếch của ngài. Cha Gioan cũng không cãi lại mà trở về nhà, thay chiếc áo mới rồi trở lại. Trong bữa tiệc, người hầu bàn sơ ý làm đổ thức ăn trên chiếc áo mới của ngài. Thay vì khó chịu, ngài lại pha trò, "Không có gì. Chiếc áo của tôi cũng được ăn uống chứ. Nếu không vì lý do đó thì tôi đâu có đến đây."

Có lần Cha Gioan đang ngồi ăn và thấy người ăn xin đi qua trước cửa, ngài đứng dậy, đi theo, và cho họ tất cả những thức ăn ngài có. Không hỏi một lời, cũng không yêu cầu gì, khi nhận thấy nhu cầu của người khác ngài lập tức giúp đỡ họ với bất cứ gì ngài có.

Cha Gioan luôn lập đi lập lại cho các sinh viên về triết lý này, "Chiến đấu với mọi sai lầm, nhưng hãy thi hành với sự vui vẻ, kiên nhẫn, ân cần, và bác ái. Sự khắc nghiệt chỉ làm hại chính linh hồn bạn và phá đổ mục đích tốt đẹp nhất."

Lời Bàn

Thánh Gioan ở Kanty là một vị thánh tiêu biểu: nhân từ, khiêm tốn và độ lượng; bị chống đối và sống kham khổ để ăn năn đền tội. Hầu hết mọi Kitô Hữu trong một xã hội giầu sang có thể hiểu được tất cả những đức tính trên, ngoại trừ đức tính sau cùng: bất cứ điều gì đòi hỏi sự rèn luyện dường như người ta cho rằng chỉ dành cho các lực sĩ. Giáng Sinh là thời gian tốt để bỏ bớt những đam mê vật chất.
 

langvuon

khoai nướng
#44
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Sáu 24/12
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng
Thánh Lễ Vọng SINH NHẬT CHÚA GIÊSU
Is 62: 1-5 Tv 89: 4-5, 16-17, 27-29 Cv 13: 16-17, 22-25 Mt 1: 1-25 1: 18-25 Is 9: 1-6 Tv 96: 1-2, 2-3, 11-12, 132 Lc 2: 1-14
Trong Thánh Lễ tối nay và sáng mai, khi đọc kinh Tin Kính, phải quỳ gối ở câu:
"Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần... và đã làm người".
Các linh mục được phép dâng ba thánh lễ, nhưng phải dâng theo giờ chỉ định, không được dâng liên tiếp.
Ai chỉ cử hành một hoặc hai thánh lễ thì chọn thánh lễ theo giờ tương ứng.
Các bài đọc trong 3 thánh lễ có thể chọn để thay đổi.


Vọng MỪNG SINH NHẬT CHÚA GIÊSU

Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta đã dâng nhiều hy sinh hãm mình, cầu nguyện, lãnh phép Giải Tội để dọn tâm hồn hầu xứng đáng long trọng mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh. Ở nhiều nơi, Lễ Chúa Giáng Sinh cũng được gọi là Lễ No-en (Noel: từ tiếng Latinh: “Natalis Dies”) và mừng vào ngày 25 tháng 12 hàng năm (Về ngày “Sinh Nhật của Chúa Giêsu”, xin đọc bài “Nhân Mùa Giáng Sinh: Tìm Hiểu Ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu Kitô”).

Hôm nay, nhân loại ở khắp nơi hân hoan mừng ngày Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và ở giữa chúng ta (Emmanuel). Vâng, từ hơn hai ngàn năm trước, khi “thời gian đã viên mãn”, Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác người phàm nơi lòng Trinh Nữ Maria qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài đã sinh ra và lớn lên như một con người trần thế. Ngài đã không sinh ra trong ‘lầu cao, gác tía’, trong cảnh quyền qúy cao sang; nhưng Ngài đã sinh ra trong cảnh khó nghèo cùng cực, nơi hang bò lừa. Ngài đến để đem thình thương, hoà bình cho nhân loại.

Đại lễ Chúa Giáng Sinh được mừng qua nhiều Thánh Lễ khác nhau:

Lễ Vọng Giáng sinh được mừng vào chiều ngày 24/12. Lễ Nửa Đêm thường được cử hành vào chính nửa đêm. Lễ Rạng Đông mừng vào lúc sáng sớm ngày 25/12, và Lễ Ban Ngày.

Thánh Lễ Vọng, Bài Phúc Âm (Matthêu 1: 1-25) kể lại gia phả của Chúa Giêsu bắt đầu từ tổ phụ Abraham. Tiếp theo là câu chuyện Trinh Nữ Maria chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và Thánh Giuse, sau khi được Thiên Thần cho biết “Đức Maria mang thai là bởi quyền phép Chúa Thánh Thần”, liền vui mừng rước Maria về làm vợ theo luật pháp. Bài Đọc I (Isaia 62:1-5) nói đến Đấng Công chính xuất hiện như ánh sáng soi chiếu trần gian. Ngài đến để mang ơn cứu độ cho nhân loại”. Bài Đọc II (Công Vụ Tông Đồ 13: 16-17, 22-25) nói đến Chúa Giêsu thuộc dòng dõi Vua David, và Thánh Gioan Tiền Hô đã ban Phép Rửa Thống Hối để dọn tâm hồn dân chúng đón Ngài đến.

Lễ Nửa Đêm thường được cử hành rất long trọng vào đúng nửa đêm để kỷ niệm việc Chúa Giêsu sinh ra nghèo khó trong hang bò lừa giữa đêm khuya. Bài Phúc Âm (Luca 2: 1-14) kể rõ thời gian Chúa giáng sinh là vào đời Augusto (Hoàng Đế Rôma từ năm 29 trước Chúa giáng sinh đến năm 14 sau Chúa giáng sinh). Vì lệnh kiểm tra, thánh Guise phải đưa Đức Maria về khai sổ nơi nguyên quán là thành Vua David (Bêlem); hai ông bà đã đến nơi vào đúng lúc Đức Maria đến giờ sinh con, và vì không còn chỗ trong các nhà trọ, nên phải sinh con trong hang đá bò lừa giữa đồng trống lạnh giá. Các mục đồng là những người đã được Thiên Chúa báo tin mừng trước hết để đến kính viếng Chúa Hài Nhi được “bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”, và cả đạo binh Thiên Thần ca hát chúc mừng Chúa Hài Nhi giáng trần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương!”

Bài Đọc I (Isaia 9: 1-6) ghi lại những lời tiên tri Isaia nói trước về ngày Đấng Cứu Thế đến “như ánh sáng chiếu soi bóng tối… Ngài là Người Cha muôn thuở, là Hoàng Tử Thái Bình…” Bài Đọc II (Thư Titô 2: 11-14): Thánh Phaolô nói đến ân sủng Chúa giáng trần đem đến cho nhân loại: “Dạy chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, sống công chính và đạo đức… Vì Ngài đã hiến thân để cứu chuộc chúng ta, và quy tụ chúng ta thành một dân riêng của Ngài, một dân chỉ chăm lo làm việc thiện.”

Lễ Rạng Đông được dâng vào lúc trời bừng sáng để nói lên tư tưởng chính trong Lễ Rạng Đông: Hôm nay, sự sáng chiếu soi trên nhân loại, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Bài Phúc Âm (Luca 2: 15-20) kể lại việc các mục đồng được Thiên Thần báo tin để đến thờ lạy Chúa Hài Nhi, và họ đã thấy “Đức Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi nằm trong máng cỏ…” Sau đó, các mục đồng đi loan truyền cho mọi người biết; họ “vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa về những điều đã được mắt thấy tai nghe…” Bài Đọc I (Isaia 62: 11-12) nói về niềm vui mừng ngày Đấng Cứu Thế đến. Những ai tin và được Ngài cứu chuộc sẽ được gọi là dân thánh của Chúa. Bài Đọc II (Thư Titô 3: 4-7), Thánh Phaolô nói đến ơn cứu độ Chúa ban cho chúng ta do lòng nhân từ của Chúa, chứ không do công nghiệp của chúng ta; nhờ ơn cứu chuộc của Chúa, chúng ta “được tái sinh trong Phép Rửa và được canh tân nhờ ơn Chúa Thánh Thần.”

Lễ Ban Ngày, nhấn mạnh đến niềm vui Chúa Giáng sinh: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta… Thiên Chúa đã đến với chúng ta …” (Ca Nhập Lễ). Khắp mọi nơi trên thế giới được nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa; nên hãy “hân hoan hát lên một Bài Ca mới…” (Đáp Ca, theo Thánh Vịnh 97). Bài Phúc Âm (Gioan 1: 1-18): Thánh Gioan Thánh Sử nói đến ý nghĩa sâu xa của Mầu Nhiệm Nhập Thể; “Ngôi Hai Thiên Chúa vẫn có từ trước đời đời, đã nhập thể mặc lấy thân xác loài người để ở giữa chúng ta và ban ơn cứu độ cho chúng ta . Thánh Gioan Baotixita đã được sai đi trước dọn lòng dân chúng để đón Đấng Cứu Độ. Bài Đọc I (Isaia 52: 7-10): Tiên Tri Isaia loan báo trước về ngày Đấng Cứu Thế đến và ban ơn cứu độ cho nhận loại, và khắp mọi nơi trên mặt đất đều được hưởng ơn cứu độ của Người”. Bài Đọc II (Thư Do Thái 1: 1-6): Thánh Phaolô nói đến lịch sử ơn cứu độ qua các thời gian: từ thuở xa xưa, Thiên Chúa nói qua các tiên tri nhiều lần và dưới nhiều hình thức, và nay đã được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Ngài đã đến chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta , tẩy sách tội lỗi chúng ta. Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường giải thoát chúng ta. Vì thế, muôn loài, muôn vật đều thờ lạy Ngài trong vinh quang.

Mùng ngày Chúa giáng sinh, chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện, xin Chúa mở rộng lòng chúng ta để chúng ta luôn biết noi gương Chúa dấn thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khó, những người bị xã hội bỏ rơi. Xin Chúa ban hòa bình của Chúa cho mọi gia đình, cho thế giới chúng ta, cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Xin Chúa nhân từ chúc lành cho chúng ta cũng như cho các vị Chủ Chăn, các Linh Mục, Tu sĩ nam, nữ và toàn thể dân Chúa
 

langvuon

khoai nướng
#45
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Bảy 25/12
MỪNG SINH NHẬT CHÚA GIÊSU. Lễ Trọng
Is 62: 11-12 Tv 97: 1-6, 11-123 Lc 2: 15-20 Is 52: 7-10 Tv 98: 1, 2-3, 3-4, 5-6 Dt 1: 1-6 Ga 1: 1-18 1: 1-5, 9-14

Mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu

Hôm nay chúng ta mừng ngày sinh hạ của Chúa Giêsu. Trong rất nhiều trường hợp ngày sinh của một vĩ nhân thường chỉ được cha mẹ và những người thân chú ý tới mà thôi, chỉ sau khi nhân vật ấy nổi tiếng thì người ta mới bắt đầu xem trọng ngày sinh của họ. Ðiều này cũng xảy ra đối với chính Chúa Giêsu.

Có bao nhiêu người đã chú ý tới ngày sinh ở Bêlem, người ta cũng chẳng biết đích xác ngày tháng năm sinh của Ngài, phải gần 5 thế kỷ sau, nhân loại mới bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của ngày sinh của Ngài. Nghĩa là từ đó, từ 15 thế kỷ nay, ngày sinh của Ngài đã trở thành cột mốc để tính thời gian, mãi mãi để đánh dấu một biến cố lịch sử chúng ta nói: Trước Chúa Giáng Sinh và Sau Chúa Giáng Sinh, cho dẫu ngày nay để tránh gọi tên Ngài, người ta còn chia thời gian thành Trước và Sau Công Nguyên thì cái năm khởi đầu đó người ta hiểu là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mãi mãi Chúa Giêsu dã trở thành trọng tâm của nhân loại. Mãi mãi nhân loại (nói như Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II) không thể nào loại bỏ Chúa Giêsu ra khỏi lịch sử của mình. Tại sao thế?

Thưa là bởi vì từ 2,000 năm qua, bất cứ nơi nào cuộc sống và sứ điệp của Chúa Giêsu được quảng bá thì tư tưởng và hành động con người được thay đổi tận gốc rễ. Ngày nay muốn hay không mọi người trên thế giới đều phải nhìn nhận rằng. Chúa Giêsu chính là ánh sáng để chiếu rọi vào thế giới để cho con người thấy được ý nghĩa đích thực cuộc sống của mình.

Lễ Giáng Sinh là lễ của ánh sáng, lễ của hoa đèn. Ánh sáng từ muôn ánh đèn của Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta về ánh sáng thực đã đến trong trần thế từ 2,000 năm nay, nhiều người đã không nhận ra và đón tiếp ánh sáng ấy nhưng với tất cả những ai đón nhận nguồn ánh sáng ấy thì cuộc đời của họ thực sự thay đổi.

Thật thế, Chúa Giêsu là ánh sáng chiếu rọi vào phẩm giá cao cả của con người, chọn lựa sinh ra trong nghèo nàn và khiêm hạ Chúa Giêsu muốn nói với nhân loại rằng: Cái giá trị và phẩm giá đích thực của con người không nằm trong giàu sang quyền thế. Con người có một phẩm giá cao trọng là bởi vì đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Trong ý nghĩa ấy thì dù có nghèo hèn mạt rệp thấp bé đến đâu trong bậc thang xã hội loài người, mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều có một phẩm giá độc nhất vô nhị và bất khả xâm phạm.

Chúa Giêsu đến để tỏ bày phẩm giá ấy cho con người đồng thời cũng vạch ra một hướng đi cho lịch sử nhân loại. Ngài nói với chúng ta rằng: hận thù và chiến tranh không phải là tiếng nói cuối cùng bởi vì Ngài đã chỉ cho con người thấy được một sức mạnh vạn năng, đó là sức mạnh của tình yêu, sức mạnh ấy chính là ý nghĩa của cuộc sống con người. Cuộc sống của mỗi người chúng ta cũng thực sự có ý nghĩa khi biết dấn thân chống lại sức mạnh của sự dữ và tội ác. Mỗi người dù bất toàn và yếu đuối đến đâu đều có thể góp phần vào việc làm cho thế giới này trở thành một nơi hiện thực hơn, đáng sống hơn. Mỗi người dù nhỏ bé đến đâu cũng đều có thể mang lại tin yêu và hy vọng cho người xung quanh của mình.

Có cố gắng sống như thế, chúng ta mới cảm nhận được niềm vui và an bình đích thực mà các thiên thần loan báo cho chúng ta trong đêm Giáng Sinh.

Có cố gắng sống như thế, thì mỗi ngày sống của chúng ta cũng sẽ trở thành một lễ Giáng Sinh.

Có lễ Giáng Sinh mỗi lần chúng ta nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá của mỗi một tha nhân.

Có lễ Giáng Sinh mỗi lần chúng ta cố gắng chiến đấu chống lại những ích kỷ nhỏ nhoi trong bản thân của chúng ta.

Có lễ Giáng Sinh mỗi lần chúng ta làm một nghĩa cử yêu thương tha thứ cho tha nhân và nhất là tất cả những ai cần được sự giúp đỡ của chúng ta.

Ước gì cuộc sống của chúng ta được dệt thành bởi những lễ Giáng Sinh triền miên ấy.
nguồn FatimaCompany​
 

langvuon

khoai nướng
#46
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Chúa Nhật 26/12
Chúa Nhật sau Giáng Sinh. Thánh Vịnh Tuần I
Lễ kính Thánh Gia Thất
1Sm 1: 20-22, 24-28 Tv 84: 2-3, 5-6, 9-10 1Ga 3: 1-2, 21-24 Lc 2: 41-52

Thánh Gia Thất

Mỗi năm đến dịp lễ Thánh Gia Thất là chúng ta lại có cơ hội cùng nhau chiêm ngắm, học hỏi các nhân đức của thánh cả Giu-se, Mẹ Ma-ri-a và hài nhi Giê-su, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm thảo lại đời sống gia đình của chúng ta coi có phù hợp với Tin Mừng mà Chúa Giê-su đã dạy hay không ?

Chúa dạy chúng ta phải tôn trọng mạng sống của con người:
Đức Mẹ Maria đã vui mừng hân hoan hát lên bài ca tạ ơn Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa..."(Lc 1, 39-56) Mẹ hát khúc ca tạ ơn này khi đến thăm viếng bà chị họ là bà Ê-li-sa-bét sau khi đã cưu mang Chúa Giê-su như lời sứ thần truyền tin, Mẹ vui mừng vì ơn cứu độ đã đến, Mẹ vui mừng vì Thiên Chúa đã đoái hoài đến Mẹ, và quan trọng hơn, Mẹ vui mừng vì hài nhi mà Mẹ cưu mang trong mình chính là Đấng cứu độ mà muôn dân trông đợi, và đã được các tiên tri loan báo từ trước, Ngài chính là căn nguyên của sự sống.

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su nho nhỏ dễ thương, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến các em nhỏ trong mọi gia đình của chúng ta và của những gia đình khác, dễ thương đẹp đẽ như các thiên thần, đó chính là một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta: Hãy trân trọng và bảo vệ các thai nhi đang còn trong bụng mẹ, các thai nhi ấy cũng là con người, cũng có sự sống, sự sống này bởi Thiên Chúa ban cho và chỉ mình Ngài mới có quyền quyết định.

Ngày nay có rất nhiều người mẹ giết chết con mình khi nó còn trong bụng mình, có rất nhiều tổ chức vận động cho việc phá thai, tức là tổ chức việc giết người ngay còn trong bụng mẹ, tất cả những thai nhi ấy đều có quyền sống và có quyền làm người, vậy mà nó lại bị chính cha mẹ của nó giết chết khi còn trong dạ, tất cả cũng chỉ vì những cha mẹ này ích kỉ, muốn có một cuộc sống hưởng thụ khoái cảm nhục dục và sự vô trách nhiệm của xã hội.

Chúa dạy chúng ta phải biết vâng lời cha mẹ:

Vâng lời hơn dâng của lễ, đó là một câu nói bao gồm sự đạo đức của người Ki-tô hữu. Vâng lời này được bắt đầu từ Con Thiên Chúa làm người –Chúa Giê-su Ki-tô- chính Ngài đã vâng lời Chúa Cha xuống thế để cứu chuộc nhân loại, thánh Phao-lô tông đồ đã kinh ngạc và xác tín sâu xa về sự vâng phục của Chúa Giê-su như sau:

“Đức Giêsu Kitô

vốn dĩ là Thiên Chúa

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang

mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế..."(Pl 2, 6-7)

Nhìn vào hang đá chúng ta thấy hài nhi Giê-su đang nằm trần trụi trong máng lừa, bạn và tôi liền nghĩ ngay đến sự cùng cực của người bất hạnh, chúng ta thương tâm cho Chúa Giê-su vì Ngài đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nhưng cái quan trọng hơn hết mà bạn và tôi phải nghĩ ngay đến, đó là sự vâng phục và khiêm nhường của Ngài:

- Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vậng lời mà Ngài trở nên giống chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.

- Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì vâng phục mà Ngài đã sinh ra trong hang lừa máng cỏ.

- Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng vì khiêm nhường nên Ngài đã trở nên con cái của loài người...

Ngài dạy chúng ta một bài học sâu xa của sự vâng lời cha mẹ trong gia đình, các bậc là những người thay mặt Thiên Chúa để sinh thành dưỡng nuôi chúng ta, chúng ta vâng lời cha mẹ là vâng lời Thiên Chúa, chúng ta phục vụ chăm sóc cha mẹ là phục vụ chăm sóc Thiên Chúa, ai nói kính mến Thiên Chúa mà không kính mến cha mẹ mình, thì dứt khoát là người bất hiếu với Thiên Chúa, bởi vì cha mẹ là đấng sinh dưỡng chúng ta mà chúng ta không yêu mến thì sao lại nói yêu mến Thiên Chúa được...
 

langvuon

khoai nướng
#47
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Hai 27/12
Thứ Hai sau Giáng Sinh
Lễ kính Thánh Gioan, Tông Đồ Thánh Sử
2Pr 1: 1-4 Tv 97: 1-2, 5-6, 11-12 Ga 20: 2-8

Thánh Gioan Tông Ðồ​



Chính Thiên Chúa là người mời gọi, và nhân loại đáp lời. Trong Phúc Âm, lời mời gọi ông Gioan và ông Giacôbê (James), người anh của ông, được bắt đầu rất đơn giản, cũng như lời mời gọi ông Phêrô và Anrê: Ðức Giêsu gọi họ; và họ theo Ngài. Sự đáp ứng mau mắn được miêu tả rõ ràng. Các ông Giacôbê và Gioan "đang ở trên thuyền, cùng với người cha là ông Zêbêđê vá lưới. Ðức Kitô gọi họ, và ngay lập tức họ bỏ thuyền và từ giã người cha mà theo Ngài" (Mátthêu 4:21b-22).

Ðức tin của ba ngư dân -- Phêrô, Giacôbê và Gioan -- đã được phần thưởng, đó là được làm bạn với Ðức Giêsu. Chỉ ba vị này được đặc ân là chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của con gái ông Giairút, và sự thống khổ trong vườn Giệtsimani của Ðức Giêsu. Nhưng tình bằng hữu của ông Gioan còn đặc biệt hơn nữa. Truyền thống coi ngài là tác giả cuốn Phúc Âm Thứ Tư, dù rằng hầu hết các học giả Kinh Thánh thời nay không cho rằng vị thánh sử và tông đồ này là một.

Phúc Âm Thánh Gioan đề cập đến ngài như "người môn đệ được Ðức Giêsu yêu quý" (x. Gioan 13:23; 19:26; 20:2), là người được ngồi cạnh Ðức Giêsu trong bữa Tiệc Ly, và là người được Ðức Giêsu ban cho một vinh dự độc đáo khi đứng dưới chân thánh giá, là được chăm sóc mẹ của Ngài. "Thưa bà, đây là con bà... Ðây là mẹ con" (Gioan 19:26b, 27b).

Vì ý tưởng thâm thuý trong Phúc Âm của ngài, Thánh Gioan thường được coi như con đại bàng thần học, cất cánh bay cao trong một vùng mà các thánh sử khác không đề cập đến. Nhưng các cuốn Phúc Âm thật bộc trực ấy cũng tiết lộ một vài nét rất nhân bản. Ðức Giêsu đặt biệt hiệu cho ông Gioan và Giacôbê là "con của sấm sét." Thật khó để hiểu được ý nghĩa chính xác của biệt hiệu này, nhưng chúng ta có thể tìm thấy chút manh mối trong hai biến cố sau.
Biến cố thứ nhất, như được Thánh Mátthêu kể lại, bà mẹ của hai ông Giacôbê và Gioan xin cho hai con của bà được ngồi chỗ danh dự trong vương quốc của Ðức Giêsu -- một người bên trái, một người bên phải. Khi Ðức Giêsu hỏi họ có uống được chén mà Ngài sẽ uống và chịu thanh tẩy trong sự đau khổ mà Ngài sẽ phải chịu không, cả hai ông đều vô tư trả lời, "Thưa có!" Ðức Giêsu nói quả thật họ sẽ được chia sẻ chén của Ngài, nhưng việc ngồi bên tả hay bên hữu thì Ngài không có quyền. Ðó là chỗ của những người đã được Chúa Cha dành cho. Các tông đồ khác đã phẫn nộ trước tham vọng sai lầm của người anh em, và trong một dịp khác Ðức Giêsu đã dạy họ về bản chất thực sự của thẩm quyền: "Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người" (Mt 20:27-28).

Một dịp khác, những "người con của sấm sét" hỏi Ðức Giêsu rằng họ có thể khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt những người Samaritan lạnh nhạt không, vì họ không đón tiếp Ðức Giêsu đang trên đường đến Giêrusalem. Nhưng Ðức Giêsu đã "quay lại và khiển trách họ" (x. Luca 9:51-55).

Vào ngày đầu tiên của biến cố Phục Sinh, bà Mađalêna "chạy đến ông Simon Phêrô và người môn đệ mà Ðức Giêsu yêu dấu, và bà bảo họ, 'Người ta đã đem Chúa ra khỏi trong mộ; và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu?" (Gioan 20:2). Gioan nhớ rằng, chính ngài và Phêrô cùng đi cạnh nhau, nhưng "người môn đệ kia chạy nhanh hơn ông Phêrô nên đến mộ trước nhất" (Gioan 20:4b). Ông không bước vào mộ, nhưng đợi ông Phêrô và để ông này vào trước. "Sau đó người môn đệ kia mới bước vào, và ông đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8).

Sau biến cố Sống Lại, ông Gioan đang ở với ông Phêrô thì phép lạ đầu tiên xảy ra -- chữa một người bị tật từ bẩm sinh -- và việc đó đã khiến hai ông bị cầm tù. Cảm nghiệm kỳ diệu của biến cố Sống Lại có lẽ được diễn tả hay nhất trong sách Công Vụ Tông Ðồ: "Nhận thấy sự dũng cảm của ông Phê-rô và ông Gio-an và biết rằng hai ông là những người bình dân, không có học thức, nên họ rất ngạc nhiên, và họ nhận ra rằng hai ông là những người theo Ðức Giêsu" (CVTÐ 4:13).

Thánh Sử Gioan đã viết cuốn Phúc Âm vĩ đại, cũng như các lá thư và Sách Khải Huyền. Cuốn Phúc Âm của ngài là một công trình độc đáo. Ngài nhìn thấy sự vinh hiển và thần thánh của Ðức Giêsu ngay trong các biến cố ở trần gian. Trong bữa Tiệc Ly, ngài diễn tả Ðức Giêsu với những lời phát biểu như thể Ðức Giêsu đã ở thiên đàng. Ðó là cuốn Phúc Âm về sự vinh hiển của Ðức Giêsu.

Lời Bàn

Quả thật, đó là một hành trình thật dài để thay đổi từ một người khao khát muốn có uy quyền và muốn sai lửa từ trời xuống thiêu đốt, cho đến một người đã viết những dòng chữ sau: "Phương cách để chúng ta biết được tình yêu là Ngài đã hy sinh mạng sống vì chúng ta; do đó, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống mình vì anh em" (1 Gioan 3:16).

Lời Trích

Có câu chuyện người ta thường kể, là "các giáo dân" của Thánh Gioan quá chán chường với bài giảng của ngài vì ngài luôn luôn nhấn mạnh rằng: "Hãy yêu thương nhau." Dù câu chuyện này có thật hay không, đó là nền tảng của văn bút Thánh Gioan. Những gì ngài viết có thể được coi là tóm lược của Phúc Âm: "Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ" (1 Gioan 4:16).
 

langvuon

khoai nướng
#48
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Ba 28/12
Thứ Ba sau Giáng Sinh
Lễ kính Các Thánh Anh Hài
1Ga 1: 52 Tv 124: 2-3, 4-5, 7-8 Mt 2: 13-18

CÁC THÁNH ANH HÀI
tử đạo


Ngay ca nhập lễ của ngày lễ kính các Thánh Anh Hài, tử đạo đã có những lời:” Các hài nhi vô tội, xưa bị giết vì Đức Kitô. Nay được theo Người là Chiên con tinh tuyền. Miệng chẳng ngớt tung hô:” Lạy Chúa, vinh danh Chúa “. CÁC THÁNH ANH HÀI Hêrôđê là một ông vua độc ác, vô tài, bất tướng. Nhưng, Hêrôđê lúc nào cũng tham quyền cố vị. Ong luôn luôn sợ bị lật đổ, sợ mất quyền, mất chức. Chính vì thế, khi nghe bất cứ một tin nào mà ông cho rằng sẽ nguy hại cho ngai vàng của Ong. Hêrôđê đều kiếm cách để phá đổ, để tiêu diệt hầu có thể bảo vệ ngai vua của mình. Điều này, quả thực rất phù hợp với biến cố các Thánh Anh Hài bị tàn sát. Biến cố ấy xẩy ra thế này:” Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi:” Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người “. Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao “( Mt 2,1-3 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương 2 trong các đoạn kế tiếp thuật lại rằng vua Hêrôđê ác độc tìm cách biết nơi rõ ràng để thủ tiêu Giêsu. Nhưng, được mộng báo các nhà chiêm tinh sau khi đã gặp Hài Đồng Giêsu tại Bêlem thì họ đã không trở lại gặp Hêrôđê nữa, mà đã đi lối khác mà về lại xứ của họ ( Mt 2, 7-12 ). Tin Mừng thánh Matthêu chương hai viết tiếp:” Thánh Giuse được sứ thần Chúa hiện ra báo tin, nên Ong đang đêm đã đưa Mẹ Maria và Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập cho đến khi Hêrôđê băng hà”( Mt 2,13-15 ). Hêrôđê thấy mình bị đánh lừa, nên đùng đùng nổi giận, sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cận kẽ các nhà chiêm tinh( Mt 2, 16-17).

CÁC THÁNH ANH HÀI TỬ ĐẠO ỨNG NGHIỆM LỜI NGÔN SỨ GIÊRÊMIA

Ở Ra-ma, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ:tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và không chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa. Các thánh Anh Hài dù còn thơ bé, nhưng Chúa đã cho các Ngài góp tay vào công việc cứu thế của Ngài. Máu của các Ngài đổ ra để minh chứng cho Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội.

Lạy Chúa, các thánh Anh Hài chưa biết dùng lời nói để tuyên xưng đức tin, nhưng đã được Chúa ban tặng vinh quang nhờ Con Chúa giáng sinh làm người. Trong ngày Hội Thánh tưởng niệm các vị tử đạo đầu tiên của kitô giáo, xin cho tiệc thánh chúng con vừa chia sẻ đem lại cho chúng con ơn thánh dồi dào để chúng con can đảm làm chứng về Chúa cho anh em ( Lời nguyện hiệp lễ, lễ các thánh Anh Hài).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
 

langvuon

khoai nướng
#49
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Tư 29/12
Thứ Tư sau Giáng Sinh
Thánh Tôma Becket, Gmtđ
1Ga 2: 3-11 Tv 96: 1-2, 2-3, 5-6 Lc 2: 22-35

Thánh Tôma Becket
(1118 - 1170)

Là một người kiên quyết dù có đôi lúc giao động, nhưng sau đó biết rằng không thể hòa giải với tội lỗi, ngài trở nên một giáo sĩ hăng say, bị tử đạo và được tuyên xưng là thánh -- đó là cuộc đời Thánh Tôma Becket, Tổng Giám Mục của Canterbury, bị giết ngay trong vương cung thánh đường của ngài vào ngày 29-12-1170.


Thánh Tôma sinh ở Luân Ðôn. Ngài theo học ở cả hai trường đại học Luân Ðôn và Ba lê. Sau cái chết của người cha, ngài bị khánh tận, Ðức Tổng Giám Mục Canterbury, là người đã từng sai ngài đến Rôma một vài lần, đã cấp dưỡng và cho ngài theo học giáo luật.

Trong khi làm tổng phó tế cho giáo phận Canterbury, vào lúc 36 tuổi ngài được Vua Henry II, là bạn của ngài, chọn làm thủ tướng Anh, là nhân vật quyền thế thứ nhì trong nước, chỉ sau vua. Ngài nổi tiếng vì lối sống xa hoa và phung phí, nhưng khi Vua Henry chọn ngài làm giám mục chính tòa Canterbury thì cuộc đời ngài thay đổi hoàn toàn. Ngài được thụ phong linh mục chỉ một ngày trước khi được tấn phong giám mục. Và ngài quyết liệt thay đổi đời sống bằng sự khổ hạnh. Không bao lâu, ngài đụng độ với vua về vấn đề quyền lợi của Giáo Hội và hàng giáo sĩ.

Vua Henry nhất quyết nắm lấy quyền điều khiển Giáo Hội. Có khi, vì cố giữ hòa khí, Ðức Tổng Tôma phải nhượng bộ. Ngài tạm thời chấp nhận Hiến Chương Clarendon, không cho phép giáo sĩ được xét xử bởi một toà án của Giáo Hội và ngăn cản họ không được trực tiếp kháng án lên Rôma. Nhưng sau cùng Ðức Tổng Giám Mục Tôma tẩy chay Hiến Chương này, ngài trốn sang Pháp và sống ở đó trong bảy năm. Khi trở về Anh ngài biết mình sẽ bị chết. Vì ngài từ chối không miễn tội cho các giám mục được vua sủng ái, vua Henry đã tức giận kêu lên, "Không có ai đưa tên giáo sĩ rắc rối này khuất mắt ta hay sao!" Bốn hiệp sĩ đã thể hiện lời nguyện ước của vua, và đã hạ sát Ðức Tổng Giám Mục Tôma ngay trong vương cung thánh đường Canterbury.

Chỉ trong vòng ba năm sau, Ðức Tôma được phong thánh và ngôi mộ của ngài trở nên nơi hành hương. Chính Vua Henry II đã ăn năn sám hối tại ngôi mộ Thánh Tôma, nhưng người kế vị là Henry VIII đã chiếm đoạt ngôi mộ ấy và tẩu tán các thánh tích của ngài. Tuy nhiên, Ðức Tôma Becket vẫn là một thánh nhân anh hùng trong lịch sử Giáo Hội cho đến ngày nay.

Lời Bàn

Không ai có thể trở nên thánh mà không phải chiến đấu, nhất là với chính bản thân. Thánh Tôma biết ngài phải giữ vững lập trường khi bảo vệ đức tin và quyền lợi Giáo Hội, dù có phải hy sinh mạng sống. Chúng ta cũng phải giữ vững lập trường khi đối diện với những áp lực -- chống với sự bất lương, gian dối, hủy diệt sự sống -- mà hy sinh tham vọng muốn nổi tiếng, muốn đầy đủ tiện nghi, muốn được thăng quan tiến chức và ngay cả muốn giầu của cải.
 

langvuon

khoai nướng
#50
Ðề: Những ngày lễ Công Giáo tháng 12

Thứ Năm 30/12
Thứ Năm sau Giáng Sinh
1Ga 2: 12-17 Tv 96: 7-8, 8-9, 10 Lc 2: 36-40

Thứ Sáu 31/12 (nhằm ngày 26/11 năm Canh Dần)
Thứ Sáu sau Giáng Sinh
1Ga 2: 18-21 Tv 96: 1-2, 11-12, 13 Ga 1: 1-18
HẾT NĂM DƯƠNG LỊCH

Lời nguyện cầu cuối năm

Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con xác tín rằng Chúa đang hiện diện giữa chúng con, và chúng con tin thật lòng Chúa đang ngự giữa chúng con để lắng nghe, dạy dỗ, củng cố và tăng cường sinh lực thiêng liêng cho chúng con, để dẫn chúng con đến với Chúa Cha và nối kết chúng con nên một trong Chúa. Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy, tin tưởng và yêu mến Chúa.

Trong giờ khắc thiêng liêng của những ngày cuối năm này, với lòng tín thác và cậy trông, chúng con trông cậy vào Chúa là người Hướng Đạo và là Đấng Cứu Độ chúng con, để nhờ Chúa và cùng với Chúa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần nâng đỡ, chúng con nhìn lại những vui buồn trong năm qua và dâng lên Thiên Chúa Cha tâm tình hiếu thảo và biết ơn của chúng con.

Một năm đã qua, một chặng đời đã được hoàn tất với biết bao biến cố lớn nhỏ, vui buồn. Dẫu rằng có thể chúng con đã không hiểu hết ý nghĩa những gì đã xảy đến, và chắc là Chúa cũng không hoàn toàn hài lòng về cách chúng con đón nhận và sử dụng những ơn Chúa đã ban, nhưng chúng con vẫn tin và thật lòng muốn tin rằng Chúa yêu thuơng và chăm lo cho chúng con nhiều hơn điều chúng con đáng huởng và Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng con.

Giờ đây, xin Chúa ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa, để nhờ sự soi sáng của Ngài, chúng con khiêm tốn nhìn lại năm qua dưới ánh sáng của Lời Chúa. Xin Lời Chúa giúp chúng con hiểu rõ hơn tấm lòng Thiên Chúa Cha, để chúng con có thể thốt lên với cả tấm lòng: “Xin tạ ơn Cha, chúng con hạnh phúc vì sự dẫn dắt của Người”.
(nguồn FatimaCompany)​
 

langvuon

khoai nướng
#51
Thứ Bảy 01/01
Thứ Bảy Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ
ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA, Lễ Trọng
Ds 6: 22-27 Gl 4: 4-7 Tv 67: 2-3, 5, 6, 8 Lc 2: 16-21

THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
Ngày Thế Giới Hòa Bình


Nhân loại lại bước vào một năm mới. Trái đất, thời tiết bốn mùa cứ như xoay chuyển vần xoay, cứ như thay đổi không ngừng. Năm 2010 được đánh dấu bằng việc thánh hóa các gia đình. Nên, dõi theo gương sáng ngời của gia đình Nagiarét là việc quan trọng và khẩn thiết của mọi gia đình công giáo. Hội Thánh trong ngày đầu năm mới dương lịch đã tôn dương tước hiệu Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

MỘT TƯỚC HIỆU TRỔI VƯỢT MỌI TƯỚC HIỆU
Tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Đây là một xứng hợp hơn mọi tước hiệu khi nói về Đức Trinh Nữ Maria. Vào thế kỷ V, giáo chủ Nestôriô đã nổi lên chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria. Theo Nestôriô, chỉ nên gọi Maria là Mẹ của Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một cuộc xung đột lớn lao đã xẩy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập công đồng Ephêsô dưới sự chủ tọa của thánh Cyrillô, các nghị phụ trong công đồng này đã tuyên bố cất chức giáo chủ Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng Ephêsô đã định tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người. Bắt đầu từ công đồng Ephêsô tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức Trinh Nữ Maria. Đây là tước hiệu trổi vượt trên mọi tước hiệu mà Giáo Hội đã ca tụng và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Thánh công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh dã viết:” từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khó”. Đức Giáo hoànng Piô XI đã viết khi lập thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 11/10 nhân dịp kỷ niệm 1500 năm công đồng Ephêsô vào năm 1931:” Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”( Lux Veritatis 1931).

NHƯ MẸ MARIA…
Tin mừng Lc 2, 16- 21 như muốn thúc giục nhân loại hãy hiện diện bên Chúa Giêsu Hài Đồng như các mục đồng xưa. Đây là dấu chỉ đích thực về sự có mặt của Chúa cứu thế đang ở giữa nhân loại theo sự loan báo của các thiên thần. Các mục đồng nhanh chân, bỡ ngỡ, hốt hoảng nhưng tiếp tục ra đi tìm Chúa Giêsu theo lời loan báo của các thiên thần và họ đã tìm ra Đấng cứu thế, đây là một dấu chỉ đối với họ. Còn Maria khi thấy các mục đồng có mặt cung chiêm Chúa Giêsu, Mẹ Maria cũng coi đây là một dấu chỉ quan trọng trong cuộc đời Mẹ. Việc đản sinh Con Thiên Chúa làm người đối với Mẹ vẫn là một mầu nhiệm tàng ẩn, dù rằng hơn ai hết Mẹ là người hiểu thấu biến cố cứu độ, nhưng Tin Mừng Luca chỉ nói vỏn vẹn:” còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng”( Lc 2, 19 ). Mẹ Maria trong đêm giáng sinh với cảnh huy hoàng lộng lẫy, với tiếng hát của muôn cơ binh thiên thần, vẫn im lặng. Sự im lặng của một con người nói tiếng xin vâng tuân theo thánh ý Thiên Chúa. Sự im lặng của một con người được tràn đầy hồng phúc. Mẹ luôn sống tâm tình của một nữ tỳ khiêm tốn và như thế mọi vinh quang trần thế, Mẹ luôn dành cho những người khác. Mẹ hiểu rõ khi các mục đồng tới hang đá cung chiêm Chúa Hài Đồng Giêsu con Mẹ, Mẹ hiểu thấu căn tính của con Mẹ, Mẹ được chúc phúc, nhưng Mẹ vẫn chưa đọc ra lời chúc phúc của Thiên chúa dầu vậy Mẹ vẫn luôn tin tưởng tuyệt đối vào việc trung tín của Thiên Chúa. Mẹ đã sống đơn sơ, khiêm nhường, tín thác vào Chúa Giêsu vì thế Mẹ xứng đáng lãnh nhận tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa.

Như Maria, nhân loại đã được chúc phúc bởi vì nhân loại đã biết kính sợ Chúa:” Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người. Xin Chúa từ Xion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc. Ước chi trong suốt cả cuộc đời bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh, được sống lâu bên đàn con”( Tv 128,4-6 ) hoặc” Khách qua đường không ai chào hỏi chúng: Chúa ban phúc lành cho anh em. Chúng tôi chúc lành cho anh em nhân danh Chúa “( Tv 129, 8 ). Quả thực như một hồng ân cao quí vì nhân loại và mỗi người chúng ta đều được Chúa chúc lành. Mọi người trong năm mới này sẽ được hạnh phúc sống giây phút hồng ân là Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của mỗi người để làm cho cuộc sống ấy nên viên mãn, nên hoàn thiện hơn.

Hôm nay, Giáo Hội dành ngày đầu năm dương lịch để cầu nguyện cho thế giới hòa bình trùng vào ngày kính trọng thể Đức Maria Mẹ Thiên Chúa như lời Đức thánh cha Phaolô VI đã viết trong tông huấn Marialis Cultus, số 5b khi Người dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01/01 mỗi năm như sau:”… Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01tháng giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều người “.

Lạy Vua Hòa Bình mới sinh, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, xin ban cho nhân loại và mỗi người chúng con sự Hòa Bình đích thực và ơn an bình trong mỗi tâm hồn. Xin Hài Đồng Giêsu thánh hóa các gia đình chúng con để mọi gia đình luôn sống sự thánh thiện và công chính của gia đình Nagiarét.
 

langvuon

khoai nướng
#52
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Chúa Nhật 02/01
Chủ Nhật Lễ Hiển Linh

Lễ nhớ Thánh Cả Basil , Thánh Grêgôriô Nazianzen, Gmtsht
Is 60: 1-6 Tv 72: 1-2, 7-8, 10-11, 12-13 Ep 3: 2-3, 5-6 Mt 2: 1-12

Ba Vua


Hôm nay, Ba Vua trên đường tìm đến thờ lạy Chúa Cứu Thế giáng sinh. Ba Vua là những người phương xa, không có đạo. Các Ngài tìm đến Chúa theo ánh sáng của ngôi sao lạ. Theo ngôi sao, các Ngài đến được Giê-ru-sa-lem và được nghe giải nghĩa Thánh Kinh. Theo ngôi sao đưa đường dẫn lối các Ngài đã gặp được Chúa. Aùnh sao đã chiếu sáng bầu trời đen tối, giúp các Ngài nhận định được hướng đi. Lời Thánh Kinh là một ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp họ sáng lên niềm tin. Nhưng chính Đức Giê-su mới là ngôi sao mai dẫn họ đi vào một con đường mới, con đường chói ngời ngọn lửa đức mến.

Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối.

Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua ? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận từ nơi Thiên chúa.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng hi vọng. Niềm hi vọng vào ơn cứu độ của Chúa giúp ta vững bước trên đường lý tưởng. Niềm hi vọng vào một trời mới đất mới cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Niềm hi vọng vào hạnh phúc thiên đàng giúp ta đánh giá đúng mức của cải vật chất đời này. Hi vọng là ánh sáng làm tươi đẹp con người và cuộc đời.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng tin yêu. Tin yêu Chúa và tin yêu người. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu để tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối thù hận, chia rẽ, bất hoà. Tin yêu là làn ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi, con người trở nên thân thiện, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng mến.

Người Kitô hữu phải chiếu lên làn ánh sáng công bình, bác ái. Niềm hi vọng, niềm tin yêu được chứng minh bằng đời sống công bình, bác ái. Tin Chúa được biểu lộ qua sự công bình trong đời sống. Yêu Chúa được thể hiện qua tình bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức. Đắm chìm vào vật chất sẽ khiến con người rơi vào bóng tối tuyệt vọng, không lối thoát. Nghi ngờ con người sẽ khiến cuộc đời chìm vào bóng tối cô đơn. Thiếu công bình bác ái sẽ phủ lên thế giới một bóng tối phi nhân, tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới đủ sức phá tan những bóng tối ấy. Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới thành vui tươi hạnh phúc.

Thế giới đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chúa đang mời gọi chúng ta trở thành một ngôi sao chiếu lên làn ánh sáng đạo đức. Chính qua làn ánh sáng ấy, mọi người sẽ nhận biết và yêu mến Chúa.

FatimaCompany
 

langvuon

khoai nướng
#53
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Hai 03/01
Thứ Hai sau Lễ Hiển Linh
1Ga 2: 29–36 Tv 98: 1, 3-4, 5-6 Ga 1: 29-34

Thứ Ba 04/01
Thứ Ba sau Lễ Hiển Linh
Thánh Elizabeth Ann Seton
1Ga 3: 7-10 Tv 98: 1, 7-8, 9 Ga 1: 35-42

Thánh Elizabeth Ann Seton
(1774 - 1821)


Mẹ Seton là một trong những rường cột của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài sáng lập tu hội đầu tiên dành cho phụ nữ Hoa Kỳ, Dòng Nữ Tu Bác Ái, mở trường học đầu tiên trong giáo xứ Hoa Kỳ và thiết lập cô nhi viện đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tất cả những điều trên ngài thực hiện trong vòng 46 năm đồng thời vừa nuôi dưỡng năm người con.

Elizabeth Ann Bayley Seton quả thực là người của thế hệ Cách Mạng Hoa Kỳ, ngài sinh ngày 28 tháng Tám 1774, chỉ hai năm trước khi có bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Bởi dòng dõi và hôn nhân, ngài có liên hệ đến các thế hệ đầu tiên sống ở Nữu Ước và vui hưởng kết quả của một xã hội tiến bộ. Ðược nuôi nấng trong một gia đình nề nếp Anh Giáo, ngài biết được giá trị của sự cầu nguyện, Kinh Thánh và sự kiểm điểm lương tâm hàng đêm trước khi đi ngủ. Cha của ngài, Bác Sĩ Richard Bayley, không đóng góp nhiều cho nhà thờ nhưng ông là người rất nhân đạo, đã dạy được cho cô con gái bài học yêu thương và phục vụ tha nhân.

Sự chết sớm của người mẹ năm 1777 và của bà vú nuôi năm 1778 đã đem lại cho Elizabeth một cảm nhận về sự tạm bợ của trần gian và thúc giục ngài hướng về vĩnh cửu. Thay vì ủ rũ và chán chường, ngài đối diện với các biến cố mà ngài coi là sự "hủy hoại khủng khiếp" với một hy vọng đầy phấn khởi.

Vào năm 19 tuổi, Elizabeth là hoa khôi của Nữu Ước và kết hôn với một thương gia đẹp trai, giầu có là ông William Magee Seton. Họ được năm người con trước khi doanh nghiệp lụn bại và ông chết vì bệnh lao. Vào năm 30 tuổi, bà Elizabeth đã là một goá phụ, không một đồng xu và phải nuôi nấng năm đứa con.

Trong khi sống ở Ý, bà được chứng kiến phong trào Tông Ðồ Giáo Dân qua gia đình của những người bạn. Ba điểm căn bản sau đã đưa bà trở về đạo Công Giáo: tin tưởng sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, sùng kính Ðức Mẹ và tin rằng Giáo Hội Công Giáo là một giáo hội tông truyền do Ðức Kitô thành lập. Nhiều người trong chính gia đình bà cũng như bạn hữu đã tẩy chay bà khi trở lại Công Giáo vào tháng Ba 1805.

Ðể nuôi con, bà mở trường học ở Baltimore. Ngay từ ban đầu, nhóm giáo chức của bà đã theo khuôn khổ của một tu hội, mà sau đó được chính thức thành lập vào năm 1809.

Hàng ngàn lá thư của Mẹ Seton để lại cho thấy sự phát triển đời sống tâm linh của ngài, từ những việc tốt lành bình thường cho đến sự thánh thiện cách anh hùng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách như đau ốm, hiểu lầm, cái chết của những người thân yêu (chồng và hai con gái), cũng như sự lo lắng đến đứa con trai hoang đàng. Ngài từ trần ngày 4 tháng Giêng 1821, và vào ngày 17-3-1963, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng ngài là vị chân phước đầu tiên người Hoa Kỳ. Ngài được phong thánh ngày 24-9-1975.

Lời Bàn

Thánh Elizabeth Seton không có những khả năng phi thường. Ngài không phải là một vị thần bí hay được in năm dấu thánh. Ngài không được ơn tiên tri hay nói tiếng lạ. Ngài chỉ có hai điều thành tâm: từ bỏ ý riêng để theo thánh ý Thiên Chúa, và yêu quý Bí Tích Thánh Thể. Ngài viết thư cho người bạn là bà Julia Scott, rằng ngài muốn đổi cả thế gian để sống ẩn dật ở "trong hang hay sa mạc. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho tôi nhiều việc phải làm, và tôi hằng cầu xin và luôn luôn hy vọng được vâng theo ý Chúa hơn là ý riêng tôi." Kiểu cách nên thánh của ngài là mở lòng cho mọi sự nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành thánh ý Ngài.

Lời Trích

Thánh Elizabeth Seton nói với các nữ tu, "Tôi thiết nghĩ mục đích trước nhất trong công việc hàng ngày của chúng ta là thi hành thánh ý Thiên Chúa; thứ đến, thi hành điều ấy trong phương cách mà Ngài muốn; và thứ ba, thi hành điều ấy vì đó là ý Chúa."
 

langvuon

khoai nướng
#54
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Tư 05/01
Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh
Thánh Gioan Neumann, Gm
1Ga 3: 11-21 Tv 100: 1-2, 3, 4, 5 Ga 1: 43-51

Thánh Gioan Neumann
( 1811- 1860)

“ Sự hiểu biết làm cho ta nhìn nhận những ơn lành
của Chúa và do đó yêu mến Chúa hơn.”
(Thánh Alphonsus Liguori)

Hôm ấy, ngày 28 tháng 3 năm 1811, Cha Gioan Neumann được sinh ra tại Prachatiz , Bohemia nước Đức. Bố của Cha la ông Phillp Neumann, chuyên lo việc cứu tế xã hội trong vùng, còn Mẹ của Cha là bà Agnes Lebis, người phụ nữ hiền lành, nhân ái và đạo đức. Trong sự giáo dục yêu thương của cha mẹ, ngay từ nhỏ Cha Neumann đã ngoan hiền, thông minh và càng lớn càng học giỏi.

Năm 1831, khi Cha Neumann 20tuổi thì được nhận vào Chủng viện Budweis. Và đầu năm Thần học II Cha đã đứng trước lý tưởng thừa sai, ý định sang truyền giáo tại Châu Mỹ như một ánh sáng của Chúa đến với Cha. Nhưng Cha hiểu, muốn sang Mỹ cần phải biết nhiều ngoại ngữ. Bằng những cố gắng chăm chỉ học hành Cha đã thành thạo 5ngoại ngữ chỉ trong năm 1835 tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp không kể tiếng Đức và tiếng Moheme.

Những tháng đầu năm 1836, Cha Neumann đã di chuyển một chặng đường dài từ Bale đến Le Havre và lênh đênh trên biển suốt 40 ngày đêm để đến được New York. Trong ân huệ Chúa ban, tại New York, Cha Neumann sẽ lãnh nhận ba chức thánh.

Đến New York, một thời gian Cha dạy học cho trẻ em tại Rochester đã gặp cha Prest, Dòng Chúa Cứu Thế, trong ý nguyện muốn vào Dòng với mục đích duy nhất là tìm bầu khí yên tĩnh và vắng vẻ để sống đời sống cầu nguyện. Ngày 18 tháng 10 năm 1840 Cha được nhận vào Dòng Chúa Cứu Thế, nhà Pittsburgh. Khát vọng tìm bầu khí yên tĩnh và không gian thanh vắng để cầu nguyện khó có thể có được vì suốt năm Tập Cha đã di chuyển liên tục trên 5000 cây số qua các tiểu bang New York, Pensylvania, Maryland và Chio. Trong đức vâng lời, lòng khiêm nhường và tinh thần cầu nguyện liên lỉ đã đưa Cha qua những cơn thử thách đầy sóng gió.

Từ năm 1842 đến năm 1847 tại Baltimo Cha Neumann cùng với cha Phanxico Xavie Seelos hoạt động mục vụ với nhiều công việc như soạn bài và giảng Lễ ngày Chúa nhật, giải tội, dạy Giáo lý, đi đến với các bệnh nhân, giúp tín hữu dọn mình chết lành, thăm các trường học, lo cho các Hội đoàn trong xứ… Sau này Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã phong chân phúc cho cha Fx Seelos ngày mồng 9 tháng 4 năm 2000.

Năm năm sau, trùng với ngày kỷ niệm sinh nhật của Cha Neumann, ngày 28 tháng 3 năm 1852 Cha được phong Giám mục cai quản địa phận Philadelphia. Trong đời làm Giám mục của mình, điều Cha bận tâm lớn nhất có lẽ là việc thành lập các trường học Công giáo và một ban Giáo sư gồm các tu sĩ để linh hướng và giáo dục. Cha tin rằng đó là một đảm bảo cho công việc giữ Đạo của những người di cư. Được sự cho phép của Đức Thánh Cha Benedito XIV Cha đã xin quyền được nhận và cho khấn một số chị dòng Ba Phaxnico để các chị giúp trong các trường học. Cha đã cho xây dựng trong địa phận trên 20 nhà Thờ và trường học trong số 80 nhà Thờ của địa phận. Năm 1859, mấy tháng trước khi Cha qua đời, Tiểu Chủng viện Glen- Riddle đã mở cửa và đón nhận những chủng sinh đầu tiên.

Hôm ấy, trong những ngày đầu năm 1860 Cha Neumann đã giải tội đến khuya và sáng hôm sau dâng Lễ, sau đó vì công việc cần đi dù Cha thấy trong người rất mệt. Trên đường về, Cha bị ngã vì trúng gió và được hai người đi đường dìu vào một nhà không Công giáo gần đấy. Cha qua đời ít phút sau mà chưa kịp lãnh nhận các bí tích sau hết khi Cha 48 tuổi.

Cha Neumann được Đức Giáo Hoàng Phaolo VI phong chân phúc ngày 13 tháng 10 năm 1963 và được ghi vào sổ bộ các thánh ngày 19 tháng 6 năm 1977.

Trong một trang nhật ký của Cha Neumann đã ghi:

“ Ôi! Lạy Chúa, Chúa biết:
con đã giao phó tất cả trong tay Chúa
khi con định đoạt đời con
và con muốn mãi mãi trung thành với quyết định ấy,
dù phải được bảo toàn bằng một giá nào đi nữa,
nếu đó là Thánh ý đáng mến yêu của Chúa…”
 

langvuon

khoai nướng
#55
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Năm 06/01
Thứ Năm Đầu Tháng. Cầu cho các linh mục
Chân Phước Andrê Bessette, Tu Sĩ
1Ga 5: 5-13 Tv 147: 12-13, 14-15, 19-20 Mc 1: 7-11

Chân phước Anrê Bessette,
Vị sáng lập đền Thánh Giuse Montréal

Nói đến Đền Thánh Giuse Montreal, chúng ta không thể không nhắc đến một vị thánh đặc biệt là ‘Thày Anrê Bessette’, thường được gọi cách thân mật là “Frère Anrê’ – ‘Brother Anrê’.

Nếu việc xây dựng Đền Thánh Giuse Montreal được coi như một ‘phép lạ’, thì chính cuộc đời của Thày Anrê cũng được coi như một ‘phép lạ’ nhờ lời bầu cử của Thánh Giuse, vì Thày Anrê có lòng sùng kính đặc biệt Thánh Giuse. Suốt đời chỉ là một Thày Dòng đơn sơ, khó nghèo và khiêm tốn, chỉ biết đọc, biết viết chút ít; nhưng ảnh hưởng của Thày đã lan rộng khắp Canada và nhiều nơi trên thế giới. Khi Thày còn sống, bao người đến xin những lời khuyên bảo và xin Thày chữa lành bệnh. Cũng chỉ là một Thày Dòng nghèo khó mà Thày đã có thể khởi công xây dựng một công trình rất vĩ đại.

Thày Anrê sinh ngày 9 tháng 8 năm 1845 tại một thành phố nhỏ vùng Quebec, cách Montreal khoảng 40 cây số. Thày là người con thứ 8 trong gia đình 12 người con; hai người mất sớm, còn lại 10 người. Cha mẹ Thày là những người đạo đức, tốt lành. Cha Thày, ông Isaac Bessette, làm nghề đốn cây rừng và làm thợ mộc. Mẹ Thày, bà Clothilde Foisy Bessette, lo việc gia đình và giáo dục con cái. Cha Thày chết do một tai nạn khi đốn cây. Ít năm sau, mẹ Thày cũng chết vì bệnh lao phổi. Như vậy, Thày mồ côi cha mẹ từ lúc 12 tuổi, và phải đi làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống cùng với anh chị em trong gia đình. Suốt đời, Thày đau ốm luôn và chỉ được học để biết đọc, biết viết chút ít. Tuy nhiên, từ nhỏ Thày đã có lòng đạo đức khác thường. Tuy vẫn phải làm ăn vất vả, nhưng Thày dành những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện trước Thánh Giá Chúa, đây cũng là lý do sau này Thày xin vào Dòng Thánh Giá. Thày thích nói chuyện về Phúc Âm với các bạn bè.

Sau bao nhiêu gian truân, vất vả và thử thách trong cuộc sống, năm 1870, lúc đã 25 tuổi, Thày cảm nhận ơn gọi vào Dòng Thánh Giá, và cũng được sự khuyến khích của Cha Sở giáo xứ của Thày. Trong thư giới thiệu, Cha sở của Thày viết : “Tôi xin gửi đến Nhà Dòng một vị Thánh…!” Tuy nhiên, vì sức khỏe yếu kém và học lực quá thấp, mà các Thày Dòng Thánh Giá lại chuyên về việc dạy học; vì thế, Nhà Dòng quyết định cho Thày về.

Dầu vậy, Thày vẫn cầu khẩn với Thánh Giuse. Sau đó, nhờ sự can thiệp đặc biệt của Đức Cha Ignace Bourget, Tổng Giám Mục Montreal thời đó, Thày được nhận lại và sau thời gian Nhà Thử, Nhà Tập, Thày được khấn dòng vào năm 1874, lúc Thày đã 28 tuổi, và từ đó được gọi là ‘Thày Anrê’. Sau khi Thày khấn rồi, Bề Trên Nhà Dòng không biết phải cử Thày làm việc gì, nên cho Thày nhiệm vụ là người canh cổng trường Đức Bà (College of Notre Dame, Montreal), lo việc canh cổng và làm đủ thứ việc lặt vặt. Trong suốt 40 năm giữ nhiệm vụ khiêm nhường này, Thày luôn vui vẻ tiếp đãi và giúp đỡ mọi người đến với Thày, và vào đêm khuya, Thày vào Nhà Nguyện để cầu nguyện nhiều giờ.

Sau 40 năm giữ việc canh cổng, Nhà Dòng chuyển Thày đến coi sóc ngôi nhà nguyện Thánh Giuse nhỏ bé tại ngọn đồi ‘Mont Royal’ cũng gần Notre Dame College. Tại đây, Thày lại tiếp tục sống đời sống âm thầm cầu nguyện, và đặc biệt khấn xin Thánh Giuse. Cũng tại nơi đây, qua lời bầu cử của Thánh Giuse, Chúa đã làm những việc ‘kỳ diệu’ nơi Thày. Có hàng nhiều ngàn người thuộc các tôn giáo khác nhau, kể cả anh em Tin Lành, từ khắp nơi ở Canada đến với Thày để xin những lời khuyên bảo, an ủi. Những bệnh nhân, những người đau khổ đến xin khấn và xin chữa bệnh. Nhiều người đã được lành bệnh hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người ta gọi Thày là ‘Người Chữa Lành’, ‘Người làm phép lạ thành Montreal’.

Trong lúc đó, Thày cũng phải chịu nhiều đau khổ vì gặp những người nghi ngờ, chống đối, dèm pha; nhưng danh tiếng của Thày vẫn lan rộng, và càng ngày càng có nhiều người đến với Thày. Thày phải dành từ 8 đến 10 giờ một ngày để tiếp những người đến với Thày. Hàng năm có tới 80,000 bức thư gởi đến Thày để xin khấn và những lời khuyên bảo; phải có rất nhiều người làm thư ký để giúp Thày trả lời.

Tuy nhiên, Thày vẫn sống rất giản dị và rất khiêm tốn. Khi người ta ca tụng Thày, Thày chỉ nói “Tôi chỉ là kẻ ngu dốt. Nếu có ai ngu dốt h
ơn tôi, chắc Chúa đã chọn người đó thay tôi.” Khi những người đến xin Thày khấn và được khỏi bệnh cám ơn Thày, Thày chỉ nói: “Đó là Thánh Giuse chữa; chứ tôi chỉ là con chó nhỏ của Ngài mà thôi.” Những thời giờ ngắn ngủi còn lại, Thày cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse để làm một Nhà Thờ lớn hơn vì Nhà Nguyện đã trở nên quá nhỏ bé so với số người đến kính viếng.

Suốt nhiều năm cầu nguyện và xin khấn Thánh Giuse, và tìm hết cách để ‘gây qũy’, có khi cắt tóc cho học sinh để kiếm 5 cents mỗi em bỏ vào qũy, vào năm 1940, Thày đã làm được một nhà nguyện lớn hơn bên cạnh nhà nguyện cũ. Sau cùng, cũng là phép lạ đặc biệt của Chúa qua lời bầu cử của Thánh Giuse, bao vị hảo tâm đã đóng góp, và Thày đã xây được một Nhà Thờ lớn cũng ngay trên đồi Mont Royal, đủ chỗ ngồi cho 1 ngàn người. Năm 1917, Thày làm thêm các tầng trên và công việc kiến thiết tiếp tục, sau khi Thày đã qua đời (năm 1937). Năm 1955, Đại Thánh Đường đã được thánh hiến với danh hiệu Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse; tuy vẫn thường được gọi là Đền Thánh Giuse Mont Royal. Có lẽ đây là một Đền Thờ kính Thánh Giuse lớn nhất thế giới.

Dù suốt đời đau yếu, nhưng Chúa đã để Thày Anrê sống khá lâu để thực hiện những công việc Chúa muốn Thày làm để vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Thày mất vào ngày 6 tháng 01 năm 1937, hưởng thọ 91 tuổi. Trong đám tang của Thày đã có hơn 1 triệu người từ các nơi đến kính viếng và dự Lễ an táng. Đức Gioan Phaolô II đã suy tôn Thày lên bậc Chân Phước vào ngày 23 tháng 5 năm 1982, và hàng năm, Giáo Hội mừng Lễ vào ngày Thày qua đời (mồng 6 tháng Giêng).
 

langvuon

khoai nướng
#56
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Sáu 07/01
Thứ Sáu Đầu Tháng. Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu
Thánh Raymond đệ Penyafort, Lm
1Ga 5: 14-21 Tv 149: 1-2, 3-4, 5, 6, 9 Ga 2: 1-12
Kính thánh tử đạo Giuse Tuân, Giáo dân

Thánh Raymond ở Penafort
(1175 - 1275)

Ðược Thiên Chúa cho hưởng thọ đến 100 tuổi, Thánh Raymond có cơ hội để thực hiện được nhiều điều trong đời.

Là một phần tử của dòng dõi quý tộc Tây Ban Nha, ngài có đầy đủ tài nguyên và nền tảng giáo dục vững chắc để bước vào đời. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã yêu quý và sùng kính Ðức Mẹ. Vào lúc 20 tuổi, ngài dạy triết. Trong khoảng 30, ngài đậu bằng tiến sĩ về giáo luật và dân luật. Tuy nhiên, ngài đã từ bỏ tất cả để gia nhập Dòng Thuyết Giáo (Ða Minh) và là một linh mục năm 47 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IX gọi ngài về Rôma làm việc cho đức giáo hoàng và cũng là cha giải tội cho người. Môät trong những điều đức giáo hoàng yêu cầu ngài thi hành là thu thập tất cả các sắc lệnh của các giáo hoàng và công đồng trong 80 năm, kể từ lần sưu tập sau cùng của Gratianô. Cha Raymond biên soạn thành năm cuốn sách được gọi là "Bộ Giáo Lệnh" (Decretals). Những cuốn này được coi là bộ sưu tập giáo luật có giá trị nhất của Giáo Hội mãi cho đến năm 1917 khi giáo luật được hệ thống hóa.

Trước đó, Cha Raymond đã viết một cuốn sách dành cho các cha giải tội, được gọi là "Summa de Poenitentia et Matrimonio". Cuốn sách này không chỉ kể ra các tội và việc đền tội, mà còn thảo luận các luật lệ và học thuyết chính đáng của Giáo Hội liên hệ đến vấn đề hay trường hợp mà cha giải tội phải giải quyết.

Khi Cha Raymond được 60 tuổi, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Tarragona, thủ phủ của Aragon nằm về phía đông bắc Tây Ban Nha. Ngài không thích vinh dự này chút nào nên kết quả là ngài bị đau yếu và đã từ nhiệm sau đó hai năm.

Tuy nhiên, ngài không được hưởng sự an bình đó bao lâu, vì khi 63 tuổi ngài được anh em tu sĩ dòng chọn làm bề trên của toàn thể nhà dòng, chỉ sau Thánh Ða Minh. Cha Raymond phải vất vả trong các công việc như đi thăm các tu sĩ dòng, cải tổ lại hiến pháp dòng và cố đưa vào hiến pháp dòng điều khoản cho phép vị bề trên có thể từ chức. Khi bản hiến pháp mới được chấp nhận, Cha Raymond, lúc ấy 65 tuổi, đã xin từ nhiệm.

Nhưng ngài vẫn còn phải làm việc trong 35 năm nữa để chống với bè rối và hoán cải người Moor ở Tây Ban Nha. Và theo lời yêu cầu của ngài, Thánh Tôma Aquina đã viết cuốn "Summa Contra Gentes".

Mãi cho đến khi ngài được 100 tuổi thì Thiên Chúa mới cho ngài về hưu dưỡng. Năm 1601, Cha Raymond được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tuyên xưng là thánh.

Lời Bàn

Thánh Raymond là một luật gia và là nhà giáo luật. Thói vụ luật (legalism) là một trong những điều mà Giáo Hội cố tránh trong Công Ðồng Vatican II. Có sự khác biệt lớn lao giữa các điều khoản với tinh thần và mục đích của luật lệ. Luật lệ tự nó có thể trở thành cùng đích, do đó giá trị mà luật lệ muốn nhắm đến đã bị quên lãng. Nhưng chúng ta cũng phải thận trọng đừng ngả về thái cực bên kia, coi luật lệ như vô ích hoặc cho đó là một điều tầm thường. Một cách lý tưởng, luật lệ được đặt ra là vì lợi ích của mọi người và phải đảm bảo quyền lợi của mọi người được tôn trọng. Qua Thánh Raymond, chúng ta học được sự tôn trọng luật lệ như một phương tiện phục vụ công ích.

Lời Trích

"Ai ghét bỏ luật lệ thì không khôn ngoan, và sẽ bị nghiêng ngả như con tàu giữa cơn phong ba" (Sách Huấn Ca 33:2).

Thánh Giuse TUÂN ( HOAN)
Linh mục dòng Đaminh (1811-1861)

Chứng nhân tình thương

Thiên Chúa luôn luôn tác tạo những mùa xuân tươi đẹp. Ngài ban cho mùa màng tiếp tục sinh hoa kết trái. Cũng thế do bàn tay uy quyền và rộng rãi của Ngài Thiên Chúa sẽ gieo vãi trên mỗi thế hệ đang lên đầy đủ những đức tín dịu hiền nhân ái, để nâng đỡ những người buồn thảm, hỗ trợ những kẻ lâm nguy. Tương lai sẽ do tình thương, vì không sớm thì muộn, tình thương sẽ thắng sự oán thù". (Fx. Ronsin).

Linh mục Giuse Tuân đã sống và chết hiên ngang để làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng sáng tạo muôn loài, mà con người là thụ tạo được Ngài yêu thương hơn cả, đến nỗi ban chính con một Ngài là Đức Giêsu Kitô, để cho thế gian được ơn tái sinh vào sự sống viên mãn cùng Ngài (Ga 10,10).

Giuse Tuân chào đời vào khoảng năm 1811 tại họ Trần Xá, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên, nay là Hải Hưng. Tuy là gia đình nông dân nghèo, nhưng cha mẹ cậu là người đạo đức tận tâm giáo dục con cái. Từ cái nôi ấm cúng đó, Giuse Tuân đã lớn lên trong chân lý đức tin và tình thương của Thiên Chúa, của cha mẹ và của mọi người.

Từ thiếu niên cậu cậu Tuân đã được nhận vào nhà Đức Cúa Trời học tập và sống ting thần phúc âm. Sau đó cậu được chọn vào học chủng viện, rồi thụ phong Linh Mục, trở thành ngưới phục vụ Tin Mừng trong thời bách hại tàn khốc nhất dưới triều đại vua Tự Đức, với nhiều cuộc bắt bớ nhằm tiêu diệt các giáo sĩ và giáo dân trên đất Việt.

Để có cơ hội công tác chặt chẽ hơn với các thừa sai Đaminh trong công cuộc truyền giáo, năm 1857, cha Giuse Tuân xin vào dòng Anh em thuyết giáo (trong dòng gọi cha là Hoan). Năm 1858, cha được tuyên khấn trong dòng và trở thành một tu sĩ gương mẫu đạo đức.

Truyền bá tình thương

Trước cơn bách hại tàn bạo của vua Tự Đức, vì lo lắng cho đàn chiên bơ vơ, cha Tuân đã lẩn trốn để có thể âm thầm phục vụ cho con cái trong hoàn cảnh khó khăn. Đầu năm 1861, khi cha đang giúp ở xứ Ngọc Đồng, một bà già bị bệnh nặng sai con trai đi mời cha Tuân về ban bí tích sau cùng cho bà. Không ngờ người con ngỗ nghịch này vì ham lợi lộc đã trở thành kẻ phản bội. Hắn đi tố giác với quan huyện để lãnh thưởng. Quan liền bắt cha giải lên tỉnh Hưng Yên nộp cho quan Tổng đốc.

Tại công đường, dù cha Tuân bị hành hạ, tra tấn. Gông cùm… vẫn hiên ngang trung thành với thày chí Thánh. Cha một mực làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Giêsu dù hy sinh cả mạng sống. Hân hoan với diễm phúc tử đạo sắp được lãnh nhận, bất chấp những đau đớn và khổ hình trong tù, cha vẫn tiếp tục rao giảng tình thương vô biên của Thiên Chúa. Cha khích lệ tinh thần những anh em tín hữu đang bị giam cầm, an ủi những anh em giáo hữu đến thăm cha và ban bí tích cho họ.

Trong tình yêu Thiên Chúa

Cuối cùng người chiến sĩ anh dũng đã chạy tới đích. Sau nhiều cực hình trong mấy tháng trời, án trảm quyết cha Tuân được vua Tự Đức châu phê. Và ngày 29-04-1861, cha bị đem ra ph1p trường Hưng Yên xử chém.

Tại pháp trường một giáo hữu chứng kiến cảnh hành quyết cha, bà Anna Bình đã làm chứng trong hồ sơ phong thánh như sau :

"Tôi đã thấy người tôi tá Chúa (cha Tuân) đi lãnh án tử với thái độ nghiêm trang, dũng cảm và hân hoan. Cha phải bước đi khó khăn chậm chạp vì hai chân bị xiềng xích nặng nề. Khi tới nơi xử, cha quỳ gối xuống kêu tên cực thánh Chúa Giêsu, biểu lộ lòng tin yêu và phó thác, rồi bình thản đón chờ cái chết. Có nhiều người đã chứng kiến cái chết oai hùng của cha. Tôi đến gần và lấy vải thấm máu cha vừa đổ xuống".

Đúng 90 năm sau ngày vị anh hùng đức tin về Thiên Quốc ngày 29-04-1951. Đức Piô XII suy tôn linh mục Giuse Tuân lên bậc chân phước cùng với 24 vị thánh tử đạo khác trên đất Việt. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
 

langvuon

khoai nướng
#57
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Bảy 08/01
Thứ Bảy sau Lễ Hiển Linh
1Ga 4: 7-10 Tv 72: 1-2, 3-4, 7-8 Mc 6: 34-44
MS Word In 5/12
Chúa Nhật 09/01
Chúa Giê-su chịu phép Rửa
Thánh Julian và Basilissa
Is 42: 1-4, 6-7 Tv 29: 1-2, 3-4, 3, 9, 10 Cv 10: 34-38 Mt 3: 13-17
Thánh Vịnh Tuần 1

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
“Ðây là người Con ta sủng ái”

Cái trớ trêu của một con người lên ngôi lãnh đạo người khác lại mở đầu ngai vàng của mình một cách hết sức đơn sơ, im lặng không đèn, không loa, không lọng. Đức Giêsu Kitô đã khai mạc sứ vụ công khai của Ngài bằng câu:"Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến"( Mt 4, 17 ). Chúa mời gọi con người, nhân loại đi vào vương quốc của Ngài bằng sự khiêm nhượng và đơn sơ. Đây là mẫu gương để từng người và mỗi người noi gương bắt chước Ngài.

CHÚA MỞ ĐẦU SỨ VỤ KHÔNG KÈN LOA, LỘNG, TRỐNG:

Nếu trở về bên dòng sông Giorđan khi Chúa Giêsu đến để xin Gioan làm phép rửa con người sẽ hết sức ngạc nhiên và không khỏi khâm phục vì rằng Chúa sắp hàng cùng với lớp lớp tội nhân, chờ lượt mình được Gioan Tẩy Giả dìm vào nước làm phép rửa, cầu xin thống hối. Mở đầu một sứ mạng lớn lao, sứ vụ loan báo nước trời nhưng Chúa Giêsu không đọc diễn văn, chẳng trương cờ xí, không có rạp che, chỉ có nước chảy, ánh nắng, gió thổi và lá cây kêu xào xạc. Chúa đi vào hàng của nhiều người tội lỗi, khiến người bên cạnh không có ơn soi sáng không thể nhận ra đây là vị vua cứu Chúa, vị vua hòa bình. Chúa Giêsu có một thái độ, cung cách rất

khiêm nhượng, nên Chúa Cha yêu thương Ngài, vì thế, khi Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, Thánh Thần Chúa lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên đầu Ngài và như thế, Chúa Giêsu đã đội vương miện bằng Chúa Thánh Thần. Trong ngày đăng quang lãnh nhận sứ vụ của Ngài, Chúa Giêsu đã không cần có người xác nhận chức vị của Ngài mà chính Chúa Cha từ trời đã minh chứng rằng:" Chúa Giêsu là người con chí ái đẹp lòng Chúa Cha". Điều này cho nhân loại thấy rằng cung cách và thái độ đơn thành, khiêm cung của Chúa Giêsu đã làm Chúa Cha hài lòng về Ngài.

CHIỀU SÂU CỦA VIỆC CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA:

Với vẻ bề ngoài, Chúa Giêsu giống như mọi người và người ta đã lầm tưởng, ngộ nhận Gioan Tẩy Giả là Đấng Mêsia, còn Chúa Giêsu nhân loại vẫn chưa nhận ra Ngài. Cung cách, Chúa Giêsu xếp hành với đám tội nhân chỉ ra rằng Chúa muốn đồng hóa với những con người bị loại trừ, bị người đời cho là tội lỗi vì Ngài hoàn toàn không có tội. Chúa Giêsu muốn đồng hóa với những con người tội lỗi để cứu chuộc họ.Chịu phép rửa trong dòng sông Giorđan, Chúa Giêsu đi vào việc hoán cải của toàn dân. Chịu phép rửa, Chúa Giêsu muốn dậy nhân loại, Ngài đã chấp nhận kiếp làm người, khước từ vinh quang( Philip 2, 7 ), Ngài đã đi vào lịch sử của

dân tộc Do Thái, một dân cứng đầu cứng cổ, cần phải được cải hóa, cần phải trở về với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Ngài cũng muốn cho mọi lớp người nhận ra Ngài là Đấng đã tự đồng hóa với những con người nhỏ bé, những con người bị xã hội loại bỏ, những con người mà thiên thần đã hát vang lên trong đêm giáng sinh:"…Bình an dưới thế cho người thiện tâm". Chúa đến, Chúa đăng quang, lãnh đạo không giống con người suy tưởng, mà Ngài đã sống tự hạ, phục vụ những kẻ bé nhỏ, chính khi phục vụ, cảm thông và chia sẻ với những kẻ khó , bần cùng là lúc Ngài thiết lập vương quyền của Ngài.

Hình ảnh phép rửa của Gioan Tẩy Giả bên dòng sông Giorđan là tiên trưng cho bí tích rửa tội mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập. Ở đây ta thấy có một sự nghịch lý lớn lao, sự cúi mình của Con Thiên Chúa làm người, xin Gioan làm phép rửa tội trong nước sông Giorđan: có cả Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện cũng muốn nói cho nhân loại rằng mọi Kitô hữu khi được rửa tội, họ cũng được xóa sạch tội khiên và trở nên nghĩa thiết với Thiên Chúa vì mọi Kitô hữu sẽ được mời gọi phải sống khiêm nhu, dịu hiền, bác ái của Thầy mình( Bài đọc I ).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xin Gioan làm phép rửa trong dòng nước sông Giorđan để làm gương hoán cải cho mọi người chúng con, xin cho chúng con luôn biết sống bí tích rửa tội mà chúng con đã lãnh nhận

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT.

Thánh Julian và Thánh Basilissa

Thánh Julian và Basilissa là hai vợ chồng. Họ sống trong đầu thế kỷ thứ tư. Vì lòng yêu mến Thiên Chúa, họ trở thành các anh hùng khi biến nhà của mình trở thành bệnh viện để chăm sóc người nghèo, người đau yếu cô đơn.

Thánh Julian chăm sóc các ông còn Thánh Basilissa chăm sóc các bà. Hai vợ chồng nhìn thấy Chúa Giêsu trong những người họ phục vụ. Và họ thi hành công việc này không vì tiền bạc hay bất cứ phần thưởng nào khác.

Chúng ta không biết nhiều về cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng này. Tuy nhiên, chúng ta biết Thánh Basilissa từ trần sau khi bị tra tấn vì sự bách hại đức tin. Thánh Julian sống lâu hơn. Ngài tiếp tục công việc phục vụ tha nhân. Sau này, Thánh Julian cũng chết tử vì đạo.

Thánh Basilissa và Julian đã dành trọn cuộc đời để giúp đỡ người khác và phục vụ Thiên Chúa. Họ đã vun trồng hạt giống đức tin bằng một đời sống thánh thiện. Họ đã tưới bón hạt giống đức tin ấy để nó lớn lên bằng chính máu đào của mình đã đổ ra vì Ðức Giêsu Kitô.

Noi gương hai thánh, chúng ta cũng tử đạo hàng ngày khi cố gắng hy sinh các tiện ích của đời sống vật chất mà giúp đỡ người kém may mắn hơn chúng ta.
 

langvuon

khoai nướng
#58
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Hai 10 X
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Dt 1: 1-6 Tv 97: 1-2, 6-7, 9 Mc 1: 14-20
MS Word In 7/12
Thứ Ba 11/01
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Dt 2: 5-12 Tv 8: 2, 5, 6-7, 8-9 Mc 1: 21-28

Thứ Tư 12/01
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Dt 2: 14-18 Tv 105: 1-2, 3-4, 6-7, 8-9 Mc 1: 29-39

Thứ Năm 13/01
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Thánh Hilary, Gmtsht
Dt 3: 7-14 Tv 95: 6-7, 8-9, 10-11 Mc 1: 40-45
Kính thánh tử đạo Đaminh Ấn Khảm, Lý trưởng, Thánh Luca Thìn, Thánh Giuse Tả, cai đội

THÁNH HILARIÔ
(St.Hilary)
Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

Thánh Hilariô được đánh động bằng một lời Cựu Ước:" Ta là Đấng tự hữu ". Từ khi được Chúa Thánh Thần soi sáng và tác động mạnh mẽ, thánh nhân đã quyết tâm tìm gặp Chúa và quyết đi theo Chúa.

MỘT CUỘC ĐỜI

Thánh nhân sinh tại Aquitaine nước Pháp vào năm 315 trong một gia đình thế giá và giầu có, danh tiếng. Thánh nhân đã được hấp thụ một nền giáo dục tốt và đầy đủ. Chính vì thế, Ngài đã có một đức tính cương trực, ngay thẳng và trong sạch. Thánh nhân ham mê và thích văn chương, triết lý
ngay từ thuở thiếu thời. Mặc dầu ngoại giáo nhưng sự đắm chìm vào những suy tư sâu sắc, Hilariô đã sớm giác ngộ và tìm về chân lý. Ngài đã xin trở lại đạo và xin rửa tội làm con Chúa và con của Giáo Hội.

Trở về với Chúa, thánh nhân đã nêu gương một đời sống thánh thiện và đạo đức. Nhờ tài ăn nói lưu loát, thánh nhân đã mau chóng trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu. Vào năm 350, thánh nhân được chọn làm giám mục poitiers. Ngài nhiệt thành với sứ vụ mới Chúa trao. Ngài hăng say chống lại bọn lạc giáo Ariô. Ngài đã triệu tập công đồng các giám mục để ra vạ tuyệt thông cho Ursace và Valens vì bọn lạc giáo được hoàng đế Constance che chở. Tuy nhiên, bọn lạc giáo đã cấu kết với nhau để đầy Ngài qua đảo Phrygie. Dù tù tội, thánh nhân không nao núng, Ngài đã viết bộ tổng luận 12 cuốn trình bầy về Thiên Chúa Ba Ngôi để chống lại bè rối Ariô. Bốn năm tù đầy, thánh nhân luôn hướng về địa phận của Ngài và viết nhiều thư luân lưu, động viên giáo dân của Ngài giữ vững niềm tin. Hoàng đế Constance đã cho triệu tập công đồng tại Séleucide, tại đây thánh Hilariô cũng được mời tham dự.

Thánh nhân với tác động của Chúa Thánh Thần đã hăng say bênh vực Hội Thánh và thuyết phục được toàn bộ các giám mục tin vào Giáo Hội, tin vào giáo lý chân chính của Chúa Giêsu và các tông đồ. Tại công đồng Séleucide, bọn lạc giáo bị thất bại chua cay, nên đã bàn với hoàng đế Constance tha cho Ngài được hồi hương. Ngày trở về địa phận của thánh nhân đã làm cho mọi người hân hoan, vui mừng Chúa đã làm một phép lạ minh chứng quyền năng của Ngài qua bàn tay của thánh nhân: một em bé đã chết chưa kịp rửa tội, được Ngài làm cho sống lại.

CHÚA THƯỞNG CÔNG THÁNH NHÂN

Mặc dầu tuổi già, sức yếu, thánh Hilariô vẫn hăng say chu toàn sứ mạng mục tử và tiếp tục viết nhiều sách rất có giá trị. Thánh nhân được Chúa gọi về ngày 13/01/369. Tại Bordeaux, các giám mục đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha Piô IX ban cho thánh Hilariô tước vị tiến sĩ Hội Thánh ngày 10/01/1852.

Lạy thánh Hilariô, xin cầu thay nguyện giúp cho chúng con trước tòa Chúa để chúng con luôn hăng say nhiệt thành loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng cứu độ của Chúa.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

Thánh Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM
Quan án - (1780-1859)

Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM sinh khoảng năm 1780 trong một gia đình bảy anh em giàu có tại làng Quần Cống tại làng Xã Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc phận Bùi Chu). Thân phụ ông là cụ Phạm Tri Khiêm, một hương chức danh giá được dân làng trọng vọng. Hấp thụ được nhiều tính tốt của cha cậu Khảm nổi tiếng là người con có hiếu. Năm 18 tuổi, anh vâng lời song thân kết hôn cùng cô Anrê phượng, một thiếu nữ đạo hạnh trong làng. Hai vợ chồng sống rất thuận hòa, được dân làng tin phục mến yêu. Đặc biệt hai người biết hiệp lực giáo dục và khích lệ con cái học hành. Con trai ông là Cai Thìn cũng làm đến chức Chánh Tổng, được mọi người kính nể và kiên trung làm chứng cho đức tin đến hơi thở cuối cùng với cha của mình. Ba người con gái của ông là bà Nhiêu Côn, Nhiêu Trữ và Hậu Địch cũng được đi học như các con trai, nổi tiếng lanh lợi tháo vác.

Khi bị bắt, vợ cụ Án Khảm đã gần 80 tuổi, vừa là tiên chỉ trong làng vừa là hội viên dòng ba, kiêm chức Trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận cụ là người đạo đức, giàu lòng bác ái và lòng nhiệt tình trong những trách vụ. Các thừa sai, cả các Giám Mục cũng biết tiếng và cũng đến trọ nhà cụ trong những ngày khó khăn. Với giáo xứ cụ cộng tác đắc lực với cha sở trong việc điều hành tổ chức họ đạo. Với xóm làng cụ là một người đức độ, quan tâm đến nhu cầu mọi người cả xác lẫn hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho kẻ nghèo khó, và khích lệ mọi người can đảm trước những bách hại. Gia phả con cháu cụ đi lại rằng: “Gia nhân phải kiếm kẻ nghèo khó vào ngồi chung thì cụ mới ăn cơm.”

Vì sẵn của cải, cụ chia sẻ cho mọi người, có lần cụ kiếm cớ đãi cả làng. Cụ cho anh mõ đi rao khắp các hẻm mời mọi người ra ruộng tổ chức đua diều. Ai thắng ai thua không thành vấn đề, miễn là mọi người được một bữa no say.

Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN
Chánh tổng - (1820-1859)


Cuộc đời của hai ông Cai Tả, Cai Thìn tuy cách biệt nhau 20 tuổi đời, nhưng đã hòa lẫn với nhau trong cùng bối cảnh lịch sử thời tử đạo, một vị là cựu, một vị là Chánh Tổng làng Quần Cống. Phải làm gì bây giờ chắc chắn hai ông đã phải bàn luận với nhau rất nhiều, để cùng với sự ủy thác của đức Cha Sampecro Xuyên, giám mục giáo phận Trung khi đó, hai ông chọn giải pháp hòa bình bằng phương thế đối thoại. Một mặt với uy tín riêng, các ông trấn an các tín hữu. Mặc khác quan hệ với quan tổng đốc để gợi lên quan tấm lòng nhân ái và quãng đại. Rất tiếc, đường lối đó không đạt như sở nguyện, nên hai ông đã trả giá cho sứ mạng hòa giải bằng chính mạng sống của mình.

Luca Phạm Trọng Thìn là con trai cụ Khảm, sinh khoảng năm 1820 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. Như ta đã biết về cụ Khảm, dưới mái nhà gia giáo và khá giả này, cậu Thìn đã lớn lên trong bầu khí đạo đức, được ăn học thành người. Nhờ trí khôn thông minh nhanh nhậu và chăm chỉ chuyên cần chẳng bao lâu anh đã “công thành danh toại”. Khi bị bắt ông Cai Thìn khoảng 40 tuổi và đang là Chánh Tổng, vừa quyền thế vừa uy tín. Thực ra khi mới lên chức vụ này, vì giao tiếp với quan lại nhiều, có thời kỳ ông có vợ nhỏ là cô Trung người Trà Lũ, nên thờ ơ việc đạo nghĩa (vợ chính ông Cai Thìn là bà Maria Tâm). Nhưng sau nhờ lời khuyên của thân phụ, nhất là của cha giải tội, ông đã thành tâm sám hối. Từ đó ông trở thành một mẫu gương thánh thiện, một gia trưởng và một hội viên dòng ba Đaminh đạo đức, một thủ lảnh đáng tin cậy.

Năm 1858, tình hình bắt đạo đang gia tăng, và liên quân Pháp-Tây Ban Nha đang đe dọa dân Việt ở Đà Nẵng, vua Tự Đức thêm phẫn nộ ra lệnh cho quan quân triệt để thi hành các sắc chỉ nhắm vào đạo gia tô. Nhưng thực tế việc việc thi hành này lệ thuộc nhiều vào các quan địa phương có sốt sắng hay không. Lợi dụng điều đó, Đức Cha Sampedro Xuyên đã ủy thác cho Cai Tả và Cai Thìn trọng trách sứ giả hòa bình, vì cũng thuộc thành phần lãnh đạo, dễ dàng tiếp xúc với cấp trên.

Hiểu ý Đức Cha và nắm tình hình các tín hữu Quần Cống, hai ông đã đến gặp trực tiếp Tổng Đốc Nam Định, xin ông nương tay cho các tín hữu được bình an, và hứa kêu gọi dân chúng trung thành với đức vua. Cuộc thương thuyết sắp thành công, nhưng không ngờ lúc ấy tại Cao Xá, một người vì bất mãn chính sách của nhà vua, đã xúi dục một nhóm người nổi loạn chống lại các quan địa phương. Thế là vị Tổng Đốc liền đổi ý, ra lệnh tiếp tục truy lùng các thừa sai, các đạo trưởng và các giáo hữu có uy tín trong dân. Quan kết án Cai Tả, cai Thìn là lừa dối và tìm dịp để bắt hai ông. Chúng ta sẽ biết cơ hội để quan thực hiện ý đồ đó trong phần sau.

Ba lần ra trước tòa, cả ba lần hai ông đều cương quyết không bước qua Thập Giá, dù bị dọa nạt đánh đập. Khi quan yêu cầu hai ông viết những suy nghĩ của mình lên giấy, Cai Thìn đã viết bảng tuyên xưng Đức Tin rõ rệt và can đảm như: “Tôi là một Kitô hữu, tôi sẳn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi viết điều này Luca Thìn”.

Ông Cai Tả không cương quyết không xúc phạm Thánh Giá, ông còn khuyên bảo mọi người đừng phạm thứ tội mà ông gọi là “ghê tởm” đó .

Nếu Đức Giêsu Hoàng Tử Bình An đã dùng Thánh Giá khổ nhục để hòa giải nhân loại bạc bẻo với Chúa Cha thì cuối cùng, hai ông Cai Tả và Cai Thìn sẽ mãi mãi là sứ giả Hòa Bình bằng cái chết để chứng tỏ lòng mình luôn trung tín với Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội.

Năm 1858 khởi đầu cho giai đoạn 5 cuộc bách hại đạo gay gắt nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Nhà vua treo giải thưởng xứng đáng cho những ai tố cáo nơi trú ẩn của các vị thừa sai Âu Châu và ngược lại sẽ trừng trị đích đáng những kẻ chứa chấp họ. Thế là các Ngài phải nay đây mai đó, trốn từ làng này qua làng khác. Quần Cống là một nơi ẩn náu khá an toàn, vì các chức sắc trong làng là ngừơi Công Giáo, và chính họ sẵn sàng đón tiếp các Ngài. Đức cha Sampedro xuyên, đại diện tổng tòa giáo phận Trung dự đoán có thể bị bắt bất ngờ, đã thủ phong giám mục phó cho Đức cha Valentino Vinh ngày 14-06 tại ninh Cường, hai cha Riano Hòa và Carrerras Hiển là phụ phong. Sau đó cả bốn vị đều ẩn tại làng Quần Cống, trọ tại nhà cụ Aùn Khảm, Cai Tả và Nhiêu Côn.

Quan Aùn sát Nam Định được mật báo làng Quần Cống chứa chấp Tây dương đạo trưởng, liền huy động quân lính đến vây bắt. Nhưng cụ Aùn Khảm kịp biết tin, vội vàng tìm cách đưa các vị thừa sai trốn khỏi làng. Đức cha Vinh và hai Linh mục qua làng Trà Lũ. Đức cha Xuyên đi qua Kiên Lao (ngày 08-07 mới bị bắt). Sau khi các thừa sai đã đi xa, cụ cho mỏ làng đi trước, đích thân cầm roi đi sau, bắt mõ làng rao lớn tiếng: “Trình quan viên làng nước, có lệnh cụ Án truyền rằng: người nào quá khóa phải phạt ba roi và bị đuổi ra khỏi làng.” Rồi cụ tụ tập dân lại khích lệ họ.

Sau đó, quan quân ùa vào làng, họ bắt toàn thể dân làng tập trung lại, và rồi gọi cụ Aùn Khảm ra trình diện và nói: “Mau nộp ngay lập tức các đạo trưởng Tây dương và bản quốc, cũng như bọn thầy giảng lẩn trốn trong làng. Nếu bất tuân lão sẻ bị bắt, bị tịch thu tài sản, nhà cửa sẽ bị thiêu hủy, còn chíng lão sẽ bị kết tội chống cưỡng nhà vua.” Cụ Aùn Khảm hết sức bình tĩnh vì biết chắc các thừa sai đã trốn xa rồi, cụ mạnh bạo trả lời: “Đúng, đạo chúng tôi có các đạo trưởng nhưng các ngài ở đâu làm sao chúng tôi biết được. Xin quan cứ tự do lục soát nếu tìm thấy vị nào trong làng thì quan muốn làm gì cũng được.”

Thế là quân lính chia nhau lục soát khắp ncả nhà, dĩ nhiên là không tìm thấy một linh mục. Nhưng lính lại phát hiện được một số tượng ảnh, áo lễ nên chủ nhà bị kết tội là chứa chấp đạo trưởng. Cụ Aùn đã đứng ra nhận là mình đã mua những thứ đó. Tuy vậy quan vẫn ra lệnh bắt trói cả nhà.

Trở lại nơi tập trung dân làng, quan Aùn sát cho đặt một Thánh Giá ngay giữa sân, rồi bắt mọi ngừơi lần lượt bước qua. Nhưng quan đã thất bại dù lính có đi tới đi lui đe dọa, toàn thể dân làng không một ai bước qua Thánh Giá. Một bô lão có lẽ vì quá sợ, run rẩy tiến lên vài bước, định thi hành lệnh quan, nhưng cụ Aùn nhanh chân hơn cản lại và khiển trách. Viên quan tức giận quát lên rằng: “Ta sẽ mất chức nếu không kết tội đươc Aùn Khảm và bọn người vô phúc này.” Thế rồi quan lại bắt trói Aùn Khảm, Cai Tả và Cai Thìn và một số người khác, rồi giải về Nam Định, riêng cụ Aùn được chở đi trong thuyền của quan.


Chúng tôi được nước Thiên Đàng.

Về tới Nam Định, hai cha con cụ Aùn Khảm được gặp nhau trong những lần ra tòa, và sau này được giam chung. Hai cha con vui mừng và xúc động khuyến khích nhau chịu khổ vì lòng kính mến chúa Kitô.

Tất cả những tù nhân Quần Cống hẹn với nhau quyết tâm trung thành với đức tin, dù phải hy sinh mạng sống. Riêng cụ Aùn Khảm đã nhiều lần đại diện cả nhóm trả lời với quan, đã tìm cách giáo lý trong đạo.

Một hôm sau khi bắt được Đức Cha Xuyên, quan cho dẫn ba ông đến trước mặt Đức Cha. Các ông kính cẩn chào hỏi và không dấu được niềm vui gặp lại vị chủ chăn của mình. Thấy thế quan phỏng đoán và kết tội các ông chứa chấp vị thừa sai này. Tuy thực sự Đức Cha đã ở nhà mình, cụ Aùn Khảm tìm cách trả lời chung chung: “Là ngừơi tín hữu, chúng tôi tôn kính và yêu mến bất cứ một linh mục nào, dù chưa hề quen biết.”

Sau bốn tháng rưỡi bị giam, một hôm quan báo cho biết là cả ba vị đều bị kết án xử giảo. Ông Cai Thìn hỏi lại án đã kết tội gì, quan cho hay là tội chống lại nhà vua. Oâng Thìn cực lực phản đối. Cuối cùng theo đề nghị của ông, bản án được viết thêm bốn chữ “bất khẳng quá khóa”; nghĩa là tội không chịu bước qua Thập Giá. Các ông vui mừng hân hoan vì được chết cho Đức Kitô. Và trong những ngày còn lại, các ông chuẩn bị sốt sắng đón chờ ngày lãnh nhận hồng phúc tử đạo.

Ba vị chứng nhân đức tin đã cảm nghiệm sâu xa lời Đức Kitô chúc phúc cho những người bách hại vì danh Ngài. Đối với ba vị, bị bắt chịu khổ nhục, bị giết vì danh Đức Kitô là niềm vinh phúc lớn lao. Các vị đã hân hoan đón chờ nó, đồng thời khích lệ an ủi các tín hữu khác. Và khi nghe báo giờ xử tử đã tới, cụ Aùn Khảm vui vẻ nói với mọi người: “Cha con chúng tôi hôm nay được nước Thiên Đàng”. Cả ba vị đã sẵn sàng giả từ trần gian để về hợp đoàn với hàng ngũ các thánh Tử Đạo, và mở rộng đôi tay đón nhận phần thưởng vinh phúc Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Ngài.

Ngày 13-01-1859, ngoài ba vị Aùn Khảm, Cai Tả và Cai Thìn còn có bảy giáo hữu làng Quần Cống khác được đưa ra pháp trườngBảy Mẫu, Nam Định. Trên đường đi các vị lớn tiếng đọc kinh. Đến nơi xử các vị tiếp tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và nhiều lần kinh Ăn Năn Tội chung với nhau, rồi lớn tiếng kêu Chúa Giêsu.

Quân lính mạnh tay xô các vị té ngửa trên đất, rồi trói chân tay từng người vào cọc đã chôn sẵn. Mỗi người bị hai người lính cầm hai đầu dây thừng tròng qua cổ và kéo thật mạnh cho đến khi tắt thở. Các tín hữu làng Quần Cống rước các vị đưa về quê mình, và tổ chức an táng trọng thể.

Đức thánh cha Piô XII đã suy tôn ba anh hùng tử đạo: Đaminh Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm Trọng Tả, Luca Phạm Trọng Thìn lên bậc chân phước ngày 29-04-1951. Ngày 19-6-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển Thánh.'

Thánh Giuse PHẠM TRỌNG TẢ
(1800-1859)

Cuộc đời của hai ông Cai Tả, Cai Thìn tuy cách biệt nhau 20 tuổi đời, nhưng đã hòa lẫn với nhau trong cùng bối cảnh lịch sử thời tử đạo, một vị là cựu, một vị là Chánh Tổng làng Quần Cống. Phải làm gì bây giờ chắc chắn hai ông đã phải bàn luận với nhau rất nhiều, để cùng với sự ủy thác của đức Cha Sampecro Xuyên, giám mục giáo phận Trung khi đó, hai ông chọn giải pháp hòa bình bằng phương thế đối thoại. Một mặt với uy tín riêng, các ông trấn an các tín hữu. Mặc khác quan hệ với quan tổng đốc để gợi lên quan tấm lòng nhân ái và quãng đại. Rất tiếc, đường lối đó không đạt như sở nguyện, nên hai ông đã trả giá cho sứ mạng hòa giải bằng chính mạng sống của mình.

Giuse Phạm Trọng Tả sinh khoảng năm 1800 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân trường tỉnh Nam Định. Cai Tả là anh em thúc bá với thánh Án Khảm, là con Đaminh Phạm Thăng. Khi bị bắt ông đã 60 tuổi, là một kitô hữu đạo đức, một hội viên dòng ba Đaminh và là cựu chánh tổng đã chu toàn chức vụ của mình. Phụ lực với cháu Cai Thìn, ông tìm cách giúp mọi người sống đạo trong hoàn cảnh khó khăn. Gia phả con cháu ghi rằng: “Đầy tớ ông rất đông, chưa tết ông đã đi thăm viếng từng nhà và cho tiền mừng rất hậu. Số tiền ấy thường gấp đôi số quà cáp họ biếu xén ông trong năm. Tiền thóc gia nhân vay mượn ông thường cho một nửa, nếu túng quá thì cho luôn. Công nợ của dân trong làng cũng châm chước như thế. Khi bà cai lên tiếng cằn nhằn, ông thản nhiên trả lời 'mình quên nợ người chúa quên tội mình'“.

Luca Phạm Trọng Thìn là con trai cụ Aùn Khảm, sinh khoảng năm 1820 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định. Như ta đã biết về cụ Aùn Khảm, dưới mái nhà gia giáo và khá giả này, cậu Thìn đã lớn lên trong bầu khí đạo đức, được ăn học thành người. Nhờ trí khôn thông minh nhanh nhậu và chăm chỉ chuyên cần chẳng bao lâu anh đã “công thành danh toại”. Khi bị bắt ông Cai Thìn khoảng 40 tuổi và đang là Chánh Tổng, vừa quyền thế vừa uy tín. Thực ra khi mới lên chức vụ này, vì giao tiếp với quan lại nhiều, có thời kỳ ông có vợ nhỏ là cô Trung người Trà Lũ, nên thờ ơ việc đạo nghĩa (vợ chính ông Cai Thìn là bà Maria Tâm). Nhưng sau nhờ lời khuyên của thân phụ, nhất là của cha giải tội, ông đã thành tâm sám hối. Từ đó ông trở thành một mẫu gương thánh thiện, một gia trưởng và một hội viên dòng ba Đaminh đạo đức, một thủ lảnh đáng tin cậy.

Năm 1858, tình hình bắt đạo đang gia tăng, và liên quân Pháp-Tây Ban Nha đang đe dọa dân Việt ở Đà Nẵng, vua Tự Đức thêm phẫn nộ ra lệnh cho quan quân triệt để thi hành các sắc chỉ nhắm vào đạo gia tô. Nhưng thực tế việc việc thi hành này lệ thuộc nhiều vào các quan địa phương có sốt sắng hay không. Lợi dụng điều đó, Đức Cha Sampedro Xuyên đã ủy thác cho Cai Tả và Cai Thìn trọng trách sứ giả hòa bình, vì cũng thuộc thành phần lãnh đạo, dễ dàng tiếp xúc với cấp trên.

Hiểu ý Đức Cha và nắm tình hình các tín hữu Quần Cống, hai ông đã đến gặp trực tiếp Tổng Đốc Nam Định, xin ông nương tay cho các tín hữu được bình an, và hứa kêu gọi dân chúng trung thành với đức vua. Cuộc thương thuyết sắp thành công, nhưng không ngờ lúc ấy tại Cao Xá, một người vì bất mãn chính sách của nhà vua, đã xúi dục một nhóm người nổi loạn chống lại các quan địa phương. Thế là vị Tổng Đốc liền đổi ý, ra lệnh tiếp tục truy lùng các thừa sai, các đạo trưởng và các giáo hữu có uy tín trong dân. Quan kết án Cai Tả, cai Thìn là lừa dối và tìm dịp để bắt hai ông. Chúng ta sẽ biết cơ hội để quan thực hiện ý đồ đó trong phần sau.

Ba lần ra trước tòa, cả ba lần hai ông đều cương quyết không bước qua Thập Giá, dù bị dọa nạt đánh đập. Khi quan yêu cầu hai ông viết những suy nghĩ của mình lên giấy, Cai Thìn đã viết bảng tuyên xưng Đức Tin rõ rệt và can đảm như: “Tôi là một Kitô hữu, tôi sẳn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi viết điều này Luca Thìn”.

Ông Cai Tả không cương quyết không xúc phạm Thánh Giá, ông còn khuyên bảo mọi người đừng phạm thứ tội mà ông gọi là “ghê tởm” đó .

Nếu Đức Giêsu Hoàng Tử Bình An đã dùng Thánh Giá khổ nhục để hòa giải nhân loại bạc bẻo với Chúa Cha thì cuối cùng, hai ông Cai Tả và Cai Thìn sẽ mãi mãi là sứ giả Hòa Bình bằng cái chết để chứng tỏ lòng mình luôn trung tín với Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội.

Năm 1858 khởi đầu cho giai đoạn 5 cuộc bách hại đạo gay gắt nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Nhà vua treo giải thưởng xứng đáng cho những ai tố cáo nơi trú ẩn của các vị thừa sai Âu Châu và ngược lại sẽ trừng trị đích đáng những kẻ chứa chấp họ. Thế là các Ngài phải nay đây mai đó, trốn từ làng này qua làng khác. Quần Cống là một nơi ẩn náu khá an toàn, vì các chức sắc trong làng là ngừơi Công Giáo, và chính họ sẵn sàng đón tiếp các Ngài. Đức cha Sampedro xuyên, đại diện tổng tòa giáo phận Trung dự đoán có thể bị bắt bất ngờ, đã thủ phong giám mục phó cho Đức cha Valentino Vinh ngày 14-06 tại ninh Cường, hai cha Riano Hòa và Carrerras Hiển là phụ phong. Sau đó cả bốn vị đều ẩn tại làng Quần Cống, trọ tại nhà cụ Aùn Khảm, Cai Tả và Nhiêu Côn.

Quan Aùn sát Nam Định được mật báo làng Quần Cống chứa chấp Tây dương đạo trưởng, liền huy động quân lính đến vây bắt. Nhưng cụ Aùn Khảm kịp biết tin, vội vàng tìm cách đưa các vị thừa sai trốn khỏi làng. Đức cha Vinh và hai Linh mục qua làng Trà Lũ. Đức cha Xuyên đi qua Kiên Lao (ngày 08-07 mới bị bắt). Sau khi các thừa sai đã đi xa, cụ cho mỏ làng đi trước, đích thân cầm roi đi sau, bắt mõ làng rao lớn tiếng: “Trình quan viên làng nước, có lệnh cụ Án truyền rằng: người nào quá khóa phải phạt ba roi và bị đuổi ra khỏi làng.” Rồi cụ tụ tập dân lại khích lệ họ.

Sau đó, quan quân ùa vào làng, họ bắt toàn thể dân làng tập trung lại, và rồi gọi cụ Aùn Khảm ra trình diện và nói: “Mau nộp ngay lập tức các đạo trưởng Tây dương và bản quốc, cũng như bọn thầy giảng lẩn trốn trong làng. Nếu bất tuân lão sẻ bị bắt, bị tịch thu tài sản, nhà cửa sẽ bị thiêu hủy, còn chíng lão sẽ bị kết tội chống cưỡng nhà vua.” Cụ Aùn Khảm hết sức bình tĩnh vì biết chắc các thừa sai đã trốn xa rồi, cụ mạnh bạo trả lời: “Đúng, đạo chúng tôi có các đạo trưởng nhưng các ngài ở đâu làm sao chúng tôi biết được. Xin quan cứ tự do lục soát nếu tìm thấy vị nào trong làng thì quan muốn làm gì cũng được.”

Thế là quân lính chia nhau lục soát khắp ncả nhà, dĩ nhiên là không tìm thấy một linh mục. Nhưng lính lại phát hiện được một số tượng ảnh, áo lễ nên chủ nhà bị kết tội là chứa chấp đạo trưởng. Cụ Aùn đã đứng ra nhận là mình đã mua những thứ đó. Tuy vậy quan vẫn ra lệnh bắt trói cả nhà.

Trở lại nơi tập trung dân làng, quan Aùn sát cho đặt một Thánh Giá ngay giữa sân, rồi bắt mọi ngừơi lần lượt bước qua. Nhưng quan đã thất bại dù lính có đi tới đi lui đe dọa, toàn thể dân làng không một ai bước qua Thánh Giá. Một bô lão có lẽ vì quá sợ, run rẩy tiến lên vài bước, định thi hành lệnh quan, nhưng cụ Aùn nhanh chân hơn cản lại và khiển trách. Viên quan tức giận quát lên rằng: “Ta sẽ mất chức nếu không kết tội đươc Aùn Khảm và bọn người vô phúc này.” Thế rồi quan lại bắt trói Aùn Khảm, Cai Tả và Cai Thìn và một số người khác, rồi giải về Nam Định, riêng cụ Aùn được chở đi trong thuyền của quan.

Chúng tôi được nước Thiên Đàng.

Về tới Nam Định, hai cha con cụ Aùn Khảm được gặp nhau trong những lần ra tòa, và sau này được giam chung. Hai cha con vui mừng và xúc động khuyến khích nhau chịu khổ vì lòng kính mến chúa Kitô.

Tất cả những tù nhân Quần Cống hẹn với nhau quyết tâm trung thành với đức tin, dù phải hy sinh mạng sống. Riêng cụ Aùn Khảm đã nhiều lần đại diện cả nhóm trả lời với quan, đã tìm cách giáo lý trong đạo.

Một hôm sau khi bắt được Đức Cha Xuyên, quan cho dẫn ba ông đến trước mặt Đức Cha. Các ông kính cẩn chào hỏi và không dấu được niềm vui gặp lại vị chủ chăn của mình. Thấy thế quan phỏng đoán và kết tội các ông chứa chấp vị thừa sai này. Tuy thực sự Đức Cha đã ở nhà mình, cụ Aùn Khảm tìm cách trả lời chung chung: “Là ngừơi tín hữu, chúng tôi tôn kính và yêu mến bất cứ một linh mục nào, dù chưa hề quen biết.”

Sau bốn tháng rưỡi bị giam, một hôm quan báo cho biết là cả ba vị đều bị kết án xử giảo. Ông Cai Thìn hỏi lại án đã kết tội gì, quan cho hay là tội chống lại nhà vua. Oâng Thìn cực lực phản đối. Cuối cùng theo đề nghị của ông, bản án được viết thêm bốn chữ “bất khẳng quá khóa”; nghĩa là tội không chịu bước qua Thập Giá. Các ông vui mừng hân hoan vì được chết cho Đức Kitô. Và trong những ngày còn lại, các ông chuẩn bị sốt sắng đón chờ ngày lãnh nhận hồng phúc tử đạo.

Ba vị chứng nhân đức tin đã cảm nghiệm sâu xa lời Đức Kitô chúc phúc cho những người bách hại vì danh Ngài. Đối với ba vị, bị bắt chịu khổ nhục, bị giết vì danh Đức Kitô là niềm vinh phúc lớn lao. Các vị đã hân hoan đón chờ nó, đồng thời khích lệ an ủi các tín hữu khác. Và khi nghe báo giờ xử tử đã tới, cụ Aùn Khảm vui vẻ nói với mọi người: “Cha con chúng tôi hôm nay được nước Thiên Đàng”. Cả ba vị đã sẵn sàng giả từ trần gian để về hợp đoàn với hàng ngũ các thánh Tử Đạo, và mở rộng đôi tay đón nhận phần thưởng vinh phúc Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Ngài.

Ngày 13-01-1859, ngoài ba vị Aùn Khảm, Cai Tả và Cai Thìn còn có bảy giáo hữu làng Quần Cống khác được đưa ra pháp trườngBảy Mẫu, Nam Định. Trên đường đi các vị lớn tiếng đọc kinh. Đến nơi xử các vị tiếp tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và nhiều lần kinh Ăn Năn Tội chung với nhau, rồi lớn tiếng kêu Chúa Giêsu.

Quân lính mạnh tay xô các vị té ngửa trên đất, rồi trói chân tay từng người vào cọc đã chôn sẵn. Mỗi người bị hai người lính cầm hai đầu dây thừng tròng qua cổ và kéo thật mạnh cho đến khi tắt thở. Các tín hữu làng Quần Cống rước các vị đưa về quê mình, và tổ chức an táng trọng thể.

Đức thánh cha Piô XII đã suy tôn ba anh hùng tử đạo: Đaminh Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm Trọng Tả, Luca Phạm Trọng Thìn lên bậc chân phước ngày 29-04-1951. Ngày 19-6-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển Thánh.

Khi quân lính đến bao làng Quần Cống, cụ tập họp mọi người lại, khuyên họ bền chí. Để khích lệ những người nhát đảm, cụ nói: “Kẻ nào trong anh em đạp lên Thánh Giá khi quan về, tôi sẽ đuổi ra khỏi làng, sẽ không có chỗ mà chôn xác đâu”. Thế rồi cụ bị bắt, và trên đường áp giải những tín hữu “cố chấp” về Nam Định, cụ Án được tách riêng, nhốt ngay trong thuyền của quan để khỏi ảnh hưởng đến người khác. Nhưng suốt thời gian tù, cụ vẫn là chỗ dựa là nguồn an ủi, là người khích lệ và chia sẻ tinh thần cũng như vật chất cho các bạn tù.
 

langvuon

khoai nướng
#59
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Sáu 14/01
Thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Dt 4: 1-5, 11 Tv 78: 3, 4, 6-7, 8 Mc 2: 1-12

Thứ Bảy 15/01
Thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ I Mùa Thường Niên
Dt 4: 12-16 Tv 19: 8, 9, 10, 15 Mc 2: 13-17

Chúa Nhật 16/01
Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Is 49: 3, 5-6 Tv 40: 2, 4, 7-8, 89, 10 1Cor 1: 1-3 Ga 1: 29-34
Thánh Vịnh Tuần 2

Thứ Hai 17/01
Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Dt 5: 1-10 Tv 110: 1, 2, 3, 4 Mc 2: 18-22

Thứ Ba 18 /01
Thứ Ba sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Dt 6: 10-20 Tv 111: 1-2, 4-5, 9-10 Mc 2: 23-28

Thứ Tư 19 /01
Thứ Tư sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Dt 7: 1-3, 15-17 Tv 110: 1, 2, 3, 4 Mc 3: 1-6
 

langvuon

khoai nướng
#60
Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 1/2011

Thứ Năm 20/01
Thứ Năm sau Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên
Thánh Fabian, Ghtđ, Thánh Sebastian, Tđ
Dt 7: 25 hoặc 8: 6 Tv 40: 7-8, 8-9, 10, 17 Mc 3: 7-12

Thánh Sebastian
(257? - 288?)

Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.

Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletian đi sang miền Ðông thì Hoàng Ðế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximian và được giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết.
nguồn: FatimaCompany​